Tháng 11 NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN Thưa quý Thầy, Cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Chúng ta có thể tự hào rằng :"Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Nhà giáo ta có nhiều người tâm huyết với nghề đã cống hiến suốt đời cho sự nghiệp giáo dục. Luôn học tập rèn luyện để có đạo đức, kỹ năng sư phạm cao, tìm cách giúp học trò mình học tập đạt kết quả tốt nhất, cao nhất. Họ phải đương đầu muôn vàn khó khăn gian khổ, phức tạp để dẫn dắt học trò mình đền bến thành công. Các nhà giáo luôn là nhân tố tích cực, là trung tâm hấp dẫn trong công việc giáo dục. Họ luôn khơi gợi cảm xúc, tạo sự tập trung thu hút cho đàn em thân yêu của mình. Đồng thời, học trò cũng chính là đối tượng, nguồn cảm hứng, kích thích, động viên người thầy thêm gắn bó với nghề của mình nhiều hơn Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2013, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11. Thư viện trường THCS Hiệp An, giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của các tác giả nổi tiếng thế giới: Iuri Naghibin, do Nguyễn Ngọc Bằng dịch. Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Ky gy Tan. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An Tư Nai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Ku Ku Rêu, chẳng được học hành, và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Thầy Đuy Sen được Đoàn Thanh Niên Cộng Sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho An Tư Nai đến trường học. Sau này An Tư Nai trở thành nữ viện sĩ An Tư Nai Xu lai ma nô na, còn thầy Đuy sen về già đi đưa thư (bưu tá) Địa vị và danh vị rõ ràng khác nhau, nhưng tấm lòng quý trọng, biết ơn của trò đối với thầy thì không khác, vẫn như xưa. “Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ của người Việt xưa giúp lý giải câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn ở vùng đất cách xa về địa lý mà tương đồng về đạo lý. Xuyên suốt tác phẩm là lời kể gián tiếp của người hoạ sĩ xen lẫn với lời kể của nhân vật An Tư Nai về hồi ức cuộc đời Bà trong những năm sau Cách Mạng Tháng Mười Nga. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau này bí mật về hai cây phong mới được hé lộ, khi Antưnai trở về làng quê Ku ku rêu mừng khánh thành ngôi trường trung học, nơi mà An Tư Nai đã từng trải qua thời thơ ấu đắng cay nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm, Bà đã thật sự xúc động về những ký ức xa xưa. Khi đó, An Tư Nai đã may mắn gặp và nhận được sự dạy dỗ của thầy Đuy sen… Câu chuyện là một nỗi hàm ơn của người học trò nhỏ đối với người thầy giáo trẻ và lồng vào đó là những tình cảm mới chớm của một trái tim yêu bé bỏng. Nhưng tất cả làm người ta gợi nhớ đến những tình cảm thiêng liêng của người thầy giáo cao thượng nhân từ. Đối với cả hai thầy trò, hai cây phong như tấm “bùa hộ mệnh” đã giúp cho họ vượt qua tất cả. Thật vậy, thầy đã từng nói với cô bé mồ côi này những lời động viên tinh thần thiêng liêng nhất: “An Tư Nai, bây giờ thầy với em cùng làm chung một việc. Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái” (trang 67). Xuất hiện trong tác phẩm là hình ảnh hai cây phong trên ngọn đồi của ngôi làng, đây là biểu tượng thể hiện sự mạnh mẽ kiên trì của dân tộc Nga, một dân tộc không “khom lưng khuất phục”. Câu chuyện "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Nga Ai T Ma Tốp là một câu chuyện tình buồn và cảm động của những con người đã sống hết mình, đã yêu hết mình và cũng đã cống hiến hết mình. Người thầy đầu tiên, chàng thanh niên Đuy sen đọc chưa hết mặt chữ cái. Cô học trò nhỏ An Tư Nai, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống giữa một ngôi làng trên thảo nguyên. Điều gì đã gắn kết hai người với nhau… Ngọn gió nào đã làm thổi bùng lên ngọn lửa trong lòng họ - ngọn lửa đốt tan lớp băng tuyết ngàn đời bao phủ mảnh đất thảo nguyên này… Đây là đoạn trích trong "Người thầy đầu tiên" do chính cô bé An Tu Nai ngày xưa viết, kể về người thầy giáo đầu tiên đã gieo những hồi ức đẹp đẽ nhất, vui vẻ nhất trong cuộc đời ấu thơ đau khổ của cô. Đối với cô và rất nhiều học sinh khác, Đuy Sen không chỉ là một người thầy mà còn là một người cha, một người anh. Lần đầu tiên AN Tư Nai được người khác quan tâm đến mình, kể cho cô nghe những chuyện cô chưa từng biết, đối xử rất dịu dàng với cô - khác hẳn với những gì cô gặp trước kia. Có thể nói chính điều đó đã thay đổi cuộc đời cô bé. Nhưng Đuy Sen không chỉ làm thay đổi cuộc đời của An Tư Nai mà còn nhiều cô bé, cậu bé khác giống cô trên các miền nông thôn nước Nga thời đó. Đuy Sen tình nguyện về các vùng quê, mở lớp dạy học. Ở vùng quê của Altưnai, anh bị coi như một trò cười. Ở đây người ta coi thường chuyện học hành, con cái họ cần phải làm việc giúp đỡ gia đình - việc đó có ý nghĩa hơn nhiều so với việc đến lớp hàng ngày. Những suy nghĩ xưa cộng với thói quen cũ ở các làng quê đã cản trở rất nhiều công việc cao đẹp ấy. Thầy Đuy- sen và Antưnai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẫn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím An Tư Nai đã bắt gả cô làm vợ lẽ cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ A An Tư Nai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với An Tư Nai rằng giờ đây Antưnai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, Antưnai chắc chắn sẽ thành công. Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An Tư Nai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, Antưnai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của Antưnai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần Antưnai nhìn lầm người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích Năm 1946, Antưnai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là: "Trường Đuysen" - ngôi trường mang tên người thầy- người cộng sản đầu tiên. Tiếng gọi của người thầy yêu quí Đuy sen trong lần gặp gỡ cuối cùng với Altưnai đã vọng mãi theo đoàn tàu, theo mãi hành trình cuộc đời của Altưnai, một viện sĩ Xô Viết, một cô học trò bé bỏng, một ngọn lửa nhỏ trong lòng Đuysen. Hình ảnh người thầy (thầy Đuy sen) đã được khắc họa đậm nét hết lòng thương yêu học trò của mình, gần như quên đi bản thân mình, lúc nào cũng chỉ muốn cho học trò của mình được tiến bộ, được thành đạt; và bàng bạc trong truyện ngắn này là những tình cảm cao thượng, lòng nhân ái, khát vọng vươn tới những giá trị chân thiện mỹ cao đẹp nhất. Cho dù ngày nay, mỗi người trong chúng ta có thể đã thành đạt về một phương diện nào đó, có những địa vị nào đó trong xã hội, song dù ở bất cứ nơi nào, trong sâu thẳm tâm hồn ta đã sáng chói hình ảnh của những người thầy đã từng dạy dỗ, dìu dắt ta trong mỗi chặng đường. Qua tác phẩm, chúng ta có thể thấy đâu đó bóng dáng một người Thầy, người Cô tương tự như những người đã dạy dỗ mình, thấy đâu đó một chút mình trong đó, có những tình huống sao mà giống ta đến thế, có cả những lời ta đã nói hay những lời ta muốn nói, muốn gởi đến quý Thầy Cô. Không phải chỉ riêng ngày 20-11, mà có thể bất kỳ ngày nào trong năm chúng ta vẫn có thể gởi đến quý Thầy Cô của mình những lời tri ân, những dòng tâm sự, những lời xin lỗi; thầy, cô luôn mở rộng vòng tay yêu thương để đón nhận, cho dù ta thành công hay thất bại trên đường đời. Qua tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, các bạn hãy học tập tốt hơn nữa, làm được nhiều việc tốt hơn nữa, đó là tấm lòng tri ân mà các em gửi đến Thầy Cô nhân ngày 20/11. . nhà giáo Việt nam 20/11. Thư viện trường THCS Hiệp An, giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của các tác giả nổi tiếng thế giới: Iuri Naghibin, do Nguyễn Ngọc Bằng dịch. Nội dung. với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là: "Trường Đuysen" - ngôi trường mang tên người thầy- người cộng sản đầu tiên. Tiếng gọi của người thầy yêu quí. nô na, còn thầy Đuy sen về già đi đưa thư (bưu tá) Địa vị và danh vị rõ ràng khác nhau, nhưng tấm lòng quý trọng, biết ơn của trò đối với thầy thì không khác, vẫn như xưa. “Không thầy đố mày