1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đê.doc

6 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Chuyên đề "Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử - Địa lí . CHUYÊN ĐỀ VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: hực hiện chủ đề năm học 2012 – 2013 “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”do Bộ giáo dục triển khai, đây làvấn đề được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng hết sức quan tâm. Chiến lược phát triển giáo dục đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới và việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Trên cơ sở đó nhà trường có chủ trương mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới phương pháp phù hợp với bộ môn nhằm đẩy mạnh chất lượng giảng dạy. Trên thực tế, một trong những biện pháp để thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả có tính khả thi là ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Đội ngũ giáo viên được tập huấn các chương trình phục vụ cho khâu soạn giảng, các trường học được đầu tư máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại, đầy đủ. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp mới này còn là một vấn đề nan giải. (Xét về khả năng thực hiện đại trà của toàn thể giáo viên. Xét về tính ưu điểm và hạn chế của phương pháp mới.) Theo nhận định của tôi, việc sử dụng phương pháp sao cho nhuần nhuyễn, thuận lợi đối với mọi giáo viên và thực sự phù hợp với nội dung bài dạy cũng chính là thực hiện đổi mới phương pháp rồi. Nhưng qua ba năm thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học và qua quá trình nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, chuyên môn, thì chúng tôi nhận thấy có nhiều vần đề và cũng qua đó chúng tôi đã rút được những điểm chung, nét tương đồng và sự thống nhất trong phương pháp mới này ở môn lịch sử và địa lý: Vấn đề ở chỗ cũng là áp dụng công nghệ thông tin nhưng việc áp dụng được xem là một phương tiện dạy học chứ không thực hiện bài giảng điện tử. II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Từ khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy thì gắn liền với thuật ngữ Giáo án điện tử, Bài giảng điện tử, phương tiện kỷ thuật…những thuật ngữ này có nhiều cách hiểu khác nhau và thực tế vẫn lẫn lộn trong cách gọi, nhiều giáo viên không phân biệt được các thuật ngữ trên, thậm chí có ý kiến cho rằng các thuật ngữ trên gần như là một. Trên cơ sở giảng dạy thực tế cũng như quá trình nghiên cứu tài liệu ta có thể hiểu các thuật ngữ trên như sau: - BGĐT: là sản phẩm điện tử được thiết kế theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định. Là hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển trong môi trường máy tính. Sản phẩm này có thể dùng một cách độc lập hoặc tích hợp với các bài giảng truyền thống hiện nay. - GA ĐT: là bản thiết kế của bài giảng điện tử. - Phương tiện điện tử là các thiết bị kỷ thuật hiện đại như máy chiếu, ti vi, video, công nghệ thông tin và truyền thông. Sử dụng phương tiện điện tử trong dạy học không chỉ để minh họa sự việc, hiện tượng mà còn là nguồn thông tin làm cho bài học phong phú, đó là công cụ để giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác, tiến hành giờ học một cách hiệu quả. 2. Thực trạng của vấn đề: Qua các năm thực hiện, thực tế cho thấy việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thực sự là một phương pháp tích cực gây hứng thú cho học sinh có nhiều ưu điểm, và tôi không nhắc lại các ưu điểm đó nữa, song nó cũng không ít hạn chế. Nó làm cho ta dể ngộ nhận rằng nó có thể thay thế hoàn toàn giáo án truyền thống, thậm chí thay cả phấn trắng, bảng đen và cả vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh vì mọi thứ đã được trình chiếu sẳn trên màn hình. Nếu ứng dụng CNTT không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung, cách thức hoặc ứng dụng CNTT một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click chuột và …click chuột thì sẽ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, Như vậy, hiệu quả sẽ không như mong muốn. Những năm qua chúng tôi đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy giáo viên còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao. Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao. Tôi cảm nhận các giờ dạy bằng bài giảng điện tử nó trôi đi mà không lắng động lại trong học sinh, bài học không hệ thống, tệ hơn giáo viên chỉ đứng một chổ điều khiển máy, mất đi cái tác phong của người giáo viên, sự thân thiện của giáo viên đối với học sinh. Các trang trình chiếu được lật ra một cách cứng nhắc thiếu linh động, giáo viên khó điều tiết tiết dạy của mình vì buộc phải trình chiếu hết các trang. Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí cả tháng trời, rồi máy hư, phần mềm bị lỗi …tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên, nhất là rất khó khăn với một số giáo viên lớn tuổi, cứ nghe nói phải soạn giáo án điện tử thì cảm thấy nặng nề….chính vì thế mà làm giảm đi sự hứng thú của giáo viên đối với CNTT. Trong môn LS, ĐL yêu cầu về phương tiện dạy học rất cao bởi vì Lịch sử cũng như địa lý đều gắn liền với nhân danh, địa danh, bài dạy nào cũng có xác định vị trí địa lý, nơi diễn ra, xảy ra hiện tượng, sự kiện, vùng kinh tế…. điều này đòi hỏi hầu như tiết dạy nào cũng phải có phương tiện dạy học. Vậy chúng tôi phải làm như thế nào để khắc phục được những hạn chế nêu trên mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị và lên lớp của một giờ dạy. Trong năm học này chúng tôi đã thực hiện điều này và cho rằng tiết dạy hiệu quả hơn, thuận lợi hơn, dể soạn hơn, không riêng gì LS, ĐL mà các bộ môn khác như Văn, GDCD, …cũng có thể thực hiện như vậy, đó là vẫn sử dụng phương pháp lên lớp truyền thống và có sử dụng phương tiện điện tử. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này ở chổ nó không làm mất đi tính mô phạm, vai trò của giáo viên, tính hệ thống bài học cao, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, học sinh lại dể ghi bài vào vở của mình, giáo viên có thể điều khiển học sinh một cách tích cực chủ động, sáng tạo thông qua thiết bị điện tử. Phương tiện kỷ thuật không giữ ưu thế tuyệt đối như trước đây nữa mà chỉ giữ vai trò hổ trợ cho bài giảng về hệ thống bản đồ, kênh hình, đoạn phim,bài tập, tài liệu tham khảo…. 3. Một số biện pháp ứng dụng CNTT góp phần đổi mới PPDH: 3.1. Xây dựng thư viện tư liệu: Bằng việc khai thác thông tin trên mạng INTERNET, ta có thể tải về những tư liệu như tranh ảnh, bản đồ, đoạn phim, …liên quan đến bài học. Sau khi nghiên cứu từng bài, thấy cần những tư liệu nào, giáo viên lên mạng vào trang GOOGLE gõ từ khóa cần tìm tư liệu rồi tải vè máy tính. Mỗi bài như vậy cần lập một tập tin mới và đặt tên cho tập tin đó. Ví dụ khi dạy bài 6 – Lịch sử 9: Châu phi. Tư liệu cần cho bài dạy là: - Bản đồ thế giới - Bản đồ Châu Phi - Một số hình ảnh đặc trưng để giới thiệu về tổng quan của Châu Phi - Một số hình ảnh biểu hiện sự đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, lạc hậu của Châu Phi. - Đoạn phim về sự đói nghèo của Châu phi. - Hình chân dung Nen-xơn-man-đê-la. - Tiểu sử tổng thống Nen-xơn-man-đê-la. Tất cả những tư liệu này đều cho vào một tập tin có tên gọi là: bài 6 –Châu phi. Tương tự như thế ta lần lược tải tư liệu cho từng bài. 3.2 Thiết kế hệ thống bản đồ, kênh hình, phim ảnh, bài tập, tài liệu tham khảo trên các phần mềm phù hợp với nội dung từng bài. Sau khi đã có tư liệu ta tiến hành thiết kế trên các phần mềm soạn BGĐT như POWERPOINT, VIOLET, Lecture MAKER 2.0 Trên phần thiết kế chỉ có tranh ảnh, bản đồ, các hiệu ứng chứ không có nội dung bài học. Phần này đ/c Giáp đã tập huấn cách thức thực hiện. 3.3 Đa dạng hóa các phương pháp dạy học trên phương tiện kỷ thuật. - Dùng phương tiện để giới thiệu bài mới. VD: Xem đoạn Video cip rrooif nêu vấn đề - Dùng phương tiện để xác định vị trí địa lý trên bản đồ. - Dùng phương tiện để giới thiệu tranh ảnh, đoạn phim, bài hát… liên quan đến nội dung bài học. - Dùng phương tiện để giới thiệu tài liệu tham khảo. ( Bài thơ, văn, đoạn tư liệu…liên quan đến nội dung bài học. - Dùng phương tiện để đặt vấn đề thảo luận nhóm. Nhằm phóng to câu hỏi nêu vấn đề cho cả lớp tập trung, sau đó tổ chức thảo luận theo nhóm. - Dùng phương tiện để lập bảng biểu, thống kê số liệu, so sánh… - Dùng phương tiện để tổ chức cho học sinh làm bài tập, tạo nhiều hình thức bài tập đa dạng phong phú, thu hút học sinh như trắc nghiệm chọn một phương án đúng, kéo thả điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi ( Có thể nhúng phần mềm Violet…) 3.4 Một số phím tắt hổ trợ giờ dạy trên lớp. a/ Tắt tạm thời màn hình: Khi tiến hành một bài dạy ta phai khởi động máy và mở bài cần trình chiếu lên. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng để màn hình như thế và nó sẽ không còn phù hợp khi ta chuyển nội dung khác hoặc làm phân tán suy nghĩ của học sinh. Lúc đó ta sử dụng phím chữ B thì màn hình sẽ tạm tắt.Sau đó muốn sử dụng lại phương tiện, ta lại nhấn phím bất kỳ thì màn hình sẽ hiện ra trở lại. b/ Dùng phím vẽ trực tiếp vào bài giảng: Khi ta đang trình chiếu một bản đồ hay một bảng biểu nào đó mà cần rèn luyện kỷ năng hoạt làm bài tập thực hành của học sinh và cho phép học sinh tham gia vào bài giảng của giáo viên : - Phím nóng Ctr + P: Cho phép giáo viên và học sinh sử dụng rê chuột như ngòi bút màu để vẽ hay đáng dấu trực tiếp lên các nội dung đang trình chiếu ( đánh dấu vào đáp án đúng, nối bài tập trắc nghiệm ghép đôi, gạch chân, khoanh tròn các ý trọng tâm, vẽ đường đi của các cuộc hành trình. - Phím nóng Ctr + E để xóa nét vẽ sai. - Phím E để xóa toàn bộ nội dung vừa vẽ. - Phím nóng Ctr + A để trở lại chế độ trình chiếu bình thường. IV. KẾT LUẬN: Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học: - Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. - Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. - Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. - Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây, ), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện. - Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao. Nói tóm lại việc áp dụng công nghệ thông là điều hết sức cần thiết, tuy nhiên chúng ta phải áp dụng sao cho phù hợp mà phát huy được tính ưu việc của nó. Trên cơ sở vừa thực hiện một tiết dạy truyền thống có vận dụng CNTT như một phương tiện thì ở các môn học khác như Văn, GDCD, Công nghệ, âm nhạc….cũng có thể thực hiện một cách dể dàng. Trên đây là chuyên đề thực hiện một tiết dạy có áp dụng CNTT như một phương tiện, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghệp để việc áp dụng phương pháp mới ngày càng hoàn thiện hơn. Người thực hiện CAO QUỐC ĐẠT . Chuyên đề "Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử - Địa lí . CHUYÊN ĐỀ VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH. Phi. - Đoạn phim về sự đói nghèo của Châu phi. - Hình chân dung Nen-xơn-man -đê- la. - Tiểu sử tổng thống Nen-xơn-man -đê- la. Tất cả những tư liệu này đều cho vào một tập tin có tên gọi là: bài 6. nghệ thông tin trong dạy học và qua quá trình nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, chuyên môn, thì chúng tôi nhận thấy có nhiều vần đề và cũng qua đó chúng tôi đã rút được những

Ngày đăng: 13/02/2015, 19:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w