MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Sinh Học 11 Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Chuyển hóa VC và NL ở TV 14 tiết 5. Trình bày nguồn nitơ cho cây và sự đồng hoá nitơ khoáng và nitơ tự do (N 2 ) trong khí quyển. 2. Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm… 4. Giải thích hiện tượng trong thí nghiệm về ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp. 50 % = 100đ 40% = 40đ 40% = 40đ 20% = 20đ 2. Chuyển hóa VC và NL ở ĐV 06 tiết 1. Trình bày được chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn(**) 7. Giải thích được vì sao hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao 20%= 40đ 100% = 40đ 3. Cảm ứng ở TV 03 tiết 6. Giải thích cơ chế hiệ tượng hướng đất ở thân 10%= 20 đ 100% = 20đ 3. Cảm ứng ở ĐV 07 tiết 3. - Nêu khái niệm cảm ứng ở động vật. - Phân biệt cảm ứng và phản xạ, cho ví dụ. 8. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được(**) 20%= 40 đ 100% = 40đ -Tổng số câu: 6 -Tổng số điểm 100 % = 200 điểm 3 câu 50% = 100đ 2 câu 40% = 80đ 1 câu 10% = 20đ Lưu ý: Ma trận chỉ tính điểm từ câu 1 đến câu 6 1 SỞ GD VÀ ĐT HẬU GIANG TRƯỜNG THPT LONG MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 11 THỜI GIAN: 60 PHÚT A) Phần chung: 7 điểm Câu 1: Hãy trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn (2,0đ) Câu 2: Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? (2,0đ) Câu 3: a. Nêu khái niệm cảm ứng ở động vật. (0,5đ) b. Cho các ví dụ: 1. Cơ đùi ếch tách rời khỏi cơ thể co khi bị kích thích. 2. Trùng roi di chuyển về phía có ánh sáng. 3. Khi bị kim châm thì tay rút lại. Ví dụ nào là phản xạ? Phân tích các thành phần của một cung phản xạ nêu trên. (1,5đ) Câu 4: Khi chiếu sáng qua lăng kính (tán sắc ánh sáng tạo dãy ánh sáng 7 màu) vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát kính hiển vi nhận thấy: a. Vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này. (0,5đ) b. Số lượng vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao. (0,5đ) B) Phần Riêng: 3 điểm Thí sinh chọn một trong hai phần sau: Phần I: Câu 5: a. Nitơ cung cấp cho cây từ những nguồn nào? (1,0đ) b. Điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển? (1,0đ) Câu 6: Giải thích vì sao khi đặt cây đậu nằm ngang sau vài ngày ngọn cây lại mọc hướng lên. (1,0đ) Phần II: Câu 7: a. Cho biết bề mặt trao đổi khí ở cá là gì?. (0,5đ) b. Vì sao hoạt động hô hấp ở cá xương đạt hiệu quả cao? (1,5đ) Câu 8: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là tập tính bẩm sinh, ví dụ nào là tập tính học được (1,0đ) 1. Thú con sinh ra đã biết bú mẹ. 2. Gà con thấy nguy hiểm chạy vào cánh mẹ để trốn 3. Gõ kẻng và cho ăn → chó tiết nước bọt. Nhiều lần gõ kẻng không cho ăn chó vẫn tiết nước bọt. nhưng nếu lặp lại nhiều lần không cho ăn, chó không tiết nước bọt khi có tiếng gõ. 4. Tinh tinh biết chất các thùng gỗ để lấy thức ăn treo trên cao. HẾT 2 ĐÁP ÁN SINH HỌC 11 A) Phần chung: 7,0 Câu 1: Hãy trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn 2,0 - Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn. 0,5 - Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín. 0,5 - Từ tuần hoàn đơn → tuần hoàn kép. 0,5 - Tuần hoàn kép từ tim ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn trong 0,5 tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim bốn ngăn máu không pha trộn). Lưu y: Chỉ tính điểm khi học sinh nêu đúng cả trước và sau mũi tên . Câu 2: Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm phải khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu? 2,0 Vì hô hấp gây ra những hậu quả đối với quá trình bảo quản nông sản: - Làm tiêu hao chất hữu cơ của nông sản. 0.5 - Làm tăng nhiệt độ môi trường bảo quản → tăng cường độ hô hấp 0.5 - Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản → ảnh hưởng chất lượng sản phẩm 0.5 - Làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản → tăng cường độ hô hấp. 0.5 Câu 3: 2,0 a. Nêu khái niệm cảm ứng ở động vật. 0,5 - Là phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống 0,25 - Để tồn tại và phát triển. 0,25 b. Khi nào thì cảm ứng được gọi là phản xạ? 1,5 - Ví dụ 3 là phản xạ. 0,25 Không cần ghi đầy đủ 5 bộ phận, Chỉ cần ghi 3 bộ phận dưới đây là đủ điểm + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ quan ở da) 0,5 + Bộ phận tiếp nhận và trả lời kích thích (tủy sống) 0,25 + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ ở các ngón tay) 0,5 Lưu ý: Chỉ tính điểm khi học sinh trả lời theo thứ tự đủ các bộ phận của 1 cung phản xạ Câu 4: Khi chiếu sáng qua lăng kính (tán sắc ánh sáng tạo dãy ánh sáng 7 màu) vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát kính hiển vi nhận thấy: a. Vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này. 0,5 - Hai đầu sợi tảo 1 đầu hấp thụ ánh sáng đỏ đầu kia hấp thụ ánh sáng xanh tím. 0,25 - Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở 2 đầu nên thải nhiều oxi và vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đây. 0,25 b. Số lượng vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao. 0,5 - Ánh sáng đỏ cho hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng màu xanh tím 0,25 - Nên vi khuẩn tập trung nhiều ở đầu sợi tảo hấp thụ ánh sáng đỏ. 0,25 (Câu b nếu HS chỉ trả lời được 1 y vẫn được 0,5đ) B) Phần Riêng: 3,0 Phần I: Câu 5: a. Nitơ cung cấp cho cây từ những nguồn nào? 1,0 - Nguồn vật lí hóa học: Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hóa N 2 thành nitrat. 0.25 - Quá trình cố định nitơ thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh. 0.25 - Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn trong đất. 0.25 - Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ bằng phân bón. 0.25 b. Điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển? 1,0 - Có lực khử mạnh. 0.25 - Được cung cấp năng lượng ATP. 0.25 - Có sự tham gia của enzim Nitrôgenaza. 0.25 - Điều kiện kỵ khí. 0.25 Câu 6: Giải thích vì sao khi đặt cây đậu nằm ngang sau vài ngày ngọn cây lại mọc hướng lên 1,0 - Khi đặt cây đậu nằm ngang thì lượng auxin tập trung nhiều ở mặt dưới. 0,5 - Ở thân: Mặt dưới có lượng auxin nhiều hơn mặt trên nên kích thích tế bào phân chia lớn lên và kéo dài, nên chồi ngọn quay lên trên. 0,5 Phần II: 3 Câu 7: a. Cho biết bề mặt trao đổi khí ở cá. 0,5 - Các phiến mang (tế bào biểu mô của các phiến mang) (Nếu chỉ ghi “mang” được 0,25đ) b. Vì sao hoạt động hô hấp ở cá xương đạt hiệu quả cao? 1,5 - Dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục. 0,5 - Các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quản dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí. 0,5 - Máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang. 0,5 Câu 8: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là tập tính bẩm sinh, ví dụ nào là tập tính học được 1,0 1. Thú con sinh ra đã biết bú mẹ. (tập tính bẩm sinh) 0,25 2. Gà con thấy nguy hiểm chạy vào cánh mẹ để trốn (tập tính bẩm sinh) 0,25 3. Gõ kẻng và cho ăn → chó tiết nước bọt. Nhiều lần gõ kẻng không cho ăn chó vẫn tiết nước bọt. nhưng nếu lặp lại nhiều lần không cho ăn, chó không tiết nước bọt khi có tiếng gõ. (tập tính học được) 0,25 4. Tinh tinh biết chất các thùng gỗ để lấy thức ăn treo trên cao. tập tính học được) 0,25 4 . MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Sinh Học 11 Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Chuyển hóa VC và NL ở TV 14 tiết 5. Trình bày nguồn nitơ cho cây và sự đồng. thành phần của một cung phản xạ nêu trên. (1,5đ) Câu 4: Khi chiếu sáng qua lăng kính (tán sắc ánh sáng tạo dãy ánh sáng 7 màu) vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan. lời theo thứ tự đủ các bộ phận của 1 cung phản xạ Câu 4: Khi chiếu sáng qua lăng kính (tán sắc ánh sáng tạo dãy ánh sáng 7 màu) vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan