Tiểu sử: NGÔ QUYỀNNgô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ 897 ở ấp Đường Lâm nay là thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây là con cụ Ngô Mân.. Tháng 3 năm Đinh Dậu 93
Trang 1Tiểu sử: NGÔ QUYỀN
Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897) ở ấp Đường Lâm (nay
là thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) là con cụ Ngô Mân
Ông được Dương Đình Nghệ tin yêu, nhận làm con nuôi và gả con gái cho ông là Dương Thị Như Ngọc và giao cho ông coi giữ vùng đất Ái Châu – Thanh Hóa
Tháng 3 năm Đinh Dậu (937) sau khi Kiều Công Tiễn đem lòng phản nghịch giết chết ông Dương Đình Nghệ để đoạt chức tiết độ sứ, nên khắp nơi lòng người đều oán ghét Ngô Quyền vô cùng căm giận, liền bí mật kéo quân từ Ái Châu ra đóng ở vùng Hải Phòng chiêu mộ thêm binh lực, lập đại bản doanh ở vùng Lương Sâm, ra công bố trí thành lũy luyện tập binh sĩ chờ ngày ra quân diệt trừ quân tham bạo
Mùa thu năm Mậu Tuất (938), trước khí thế của ba quân và lòng mong đợi của nhân dân, Ngô Quyền cùng người em vợ là Dương Tam Kha đem 5 vạn quân
đi đánh Kiều Công Tiễn ở Giao Châu Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn
đã bí mật hèn nhát cho tay sai đem vàng bạc châu báu sang đút lót vua Nam Hán xin cứu viện
Nắm vững âm mưu của quân giặc, Ngô Quyền bí mật sai người đi giết Kiều Công Tiễn, một mặt ông bí mật hạ lệnh cho quân sĩ cùng với nhân dân địa phương vùng Thủy Nguyên – Yên Hưng chặt gỗ đẽo nhọn rồi đóng vào nơi cửa song Bạch Đằng hiểm yếu chảy ra biển Đây là một trận địa hết sức hiểm trở, một mặt ông sai các tướng lĩnh đem quân bố trí trận địa ở hai bên bờ song, còn mặt khác ông cho chuẩn bị 200 chiến thuyền nhẹ tới chỗ giặc đóng quân để khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy lừa chiến thuyền của giặc lọt vào trận địa mai phục để phản công
Sau đại thắng trận Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền bãi bỏ chức tiết độ sứ,
tự xưng vương lấy hiệu là Tiền Ngô Vương, xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội - là kinh đô cũ của nước
Âu Lạc thời An Dương Vương), chấm dứt trên 1000 năm nước ta bị đô hộ, mở đầu cho thời kỳ phục hưng đất nước Năm Giáp Thân (944) ông lâm bệnh rồi mất, làm vua được 6 năm, hưởng thọ 47 tuổi
Sau khi ông mất, bản ấp lập miếu để thờ phụng và ghi nhớ công ơn của Người Ngày nay, cứ đến ngày 14/08 âm lịch Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong xã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc đã có công với dân với nước và ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta