BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BẢO CÁO TOAN DIEN
KET QUA DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC DOC LAP CAP NHÀ NƯỚC:
MO HINH VA GIAI PHAP QUY HOACH -
KIEN TRUC CAC VUNG SINH THAI
DAC TRUNG Ở VIỆT NAM
(Phan 1)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIEN TRUC HA NOI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS TS KTS DO HAU
Trang 2BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Đề tài Nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước:
MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ~ KIẾN TRÚC CAC VUNG SINH THAI DAC TRUNG Ở VIỆT NAM
Mã số:
Chủ trì Đề tài: PGS.TS KTS Đỗ Hậu
Ban chủ nhiệm Đề tài:
PGS.TS Nguyễn Quốc Thông (Phó chủ trì Đề tài)
PGS TS Tôn Đại, TS Trần Trọng Chi, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Ban Thư ký Đề tài:
TS Lương Tú Quyên, TS Vũ An Khánh, Th.S Dương Đỗ Hồng Mai
Chủ nhiệm các Đề tài nhánh:
PGS.TS Trần Trọng Hanh GS.TS Nguyễn Việt Châu
PGS.TS Đặng Đức Quang GS.TS Nguyễn Bá Đang
PGS.TS Nguyễn Hồng Thục KTS Trần Ngọc Chính
TS Nguyễn Tố Lăng PGS.TS Trần Việt Liễn
TS Ngô Thám TS Vũ Quế Hương TS Vũ An Khánh ` KTS Vũ Thúy Hằng
Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2004 KRƯỞNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
SHIỆN ĐỀ TÀI
tIỂU T RUỖNG We
“ POS.TSKIS Lalu Btong Stans
Trang 3MỤC LỤC
e
PHAN MO BAU
Tinh cấp thiết của đề tài
Mục tiêu nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ tổ chức nghiên cứu
CHƯƠNG 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI VỚI QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
1.1 Tổng quan
1.2 Môi trường sống và sự phát triển bên vững
ˆ 1.3 Mối quan hệ giữa hệ sinh thái với Quy hoạch — Kiến trúc
1.3.1 Những khái niệm và định nghĩa có liên quan đến đề tài 1.3.2 Mối quan hệ giữa hệ sinh thái với Quy hoạch - Kiến trúc
1.4 Tình hình nghiên cứu vấn để ở các nước và ở Việt Nam
t CHƯƠNG 2
PHAN VUNG SINH THAI DAC TRUNG
PHUC VU CHO CONG TAC QUY HOACH - KIEN TRUC 2.1 Vùng và phân vùng
2.2 Tham khảo phân vùng của một số ngành liên quan
2.2.1 Phân vùng địa lý 2.2.2 Phân vùng khí hau
Trang 42.2.5 Phân vùng kinh tế 64
2.2.6 Phan ving văn hoá 68
2.2.7 Phân vùng khí hậu xây dung 71
2.2.8 Phân vùng đô thị hoá 71
2.2.9 Phân vùng một số ngành khác 79 2.3 Cơ sở phân vùng sinh thái đặc trưng phục vụ cho công tác Quy 82
hoạch — Kiến trúc
2.3.1 Các quan điểm khoa học 82
2.3.2 Những cơ sở và nguyên tắc phân vùng Quy hoạch - Kiến trúc 83 2.3.3 Tiêu chí phân vùng sinh thái Quy hoạch — Kiến trúc 90 2.3.4 Cơ sở phân vùng sinh thái đặc trưng phục vụ cho công tác quy 91
hoạch- kiến trúc
2.4 Phương pháp phân vùng sinh thái Quy hoạch-Kiến trúc 92 2.4.1 Phương pháp so sánh bản đồ 92
2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 93
2.4.3 Phương pháp tiếp cận hệ thống và phân tích tổng hợp 94
2.4.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 94 2.5 Cac ving sinh thái Quy hoạch - Kiến trúc 97
2.5.1 Tám vùng và 23 tiểu vùng 97
2.5.2 Ranh giới các vùng và tiểu vùng 99
2.5.3 Vùng và các đô thị trong vùng 110
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH -~ KIẾN TRÚC
CỦA CÁC VÙNG SINH THÁI ĐẶC TRƯNG
3.1 Khái quát về quá trình và phương pháp điêu tra khảo sát các 113
vùng
3.2 Đặc điểm Quy hoạch - Kiến trúc của 8 vùng sinh thái đặc trưng 121
3.2.1 Vùng sinh thái Tây bắc 122
3.2.2 Vùng sinh thái Đông bắc và Trung du Bắc bộ 156
3.2.3 Vùng sinh thái Đồng bằng Bắc bộ 200
Trang 53.2.5 Vùng sinh thái Trung và Nam Trung bộ 264 3.2.6 Vùng sinh thái Tây Nguyên 277
3.2.7 Vùng sinh thái Đông Nam bộ 309
3.2.8 Vùng sinh thái Tây Nam bộ 330
3.3 Bảng tổng hợp 15 yếu tố đặc trưng của 8 vùng sinh thái QH-KT 3.4 Bảng đối chiếu đặc thù Quy hoạch - Kiến trúc các vùng
Ỳ CHƯƠNG 4
MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
CHO 8 VÙNG SINH THÁI ĐẶC TRƯNG
4.1 Những nguyên tắc chung trong thiết kế Quy hoạch - Kiến trúc 360 phù hợp sinh thái
4.1.1 Những nguyên tắc chung trong thiết kế quy hoạch 360
_ 4.1.2 Những nguyên tắc chung trong thiết kế kiến trúc 362
~ 4.2 Mô hình và giải pháp Quy hoạch - Kiến trúc các vùng sinh thái 365 đặc trưng
4.2.1 Vùng sinh thái Tây bắc 365
4.2.2 Vùng sinh thái Đông bắc - Việt Bắc 382
4.2.3 Vùng sinh thái Đồng bằng Bắc bộ 400
4.2.4 Vùng sinh thái Bắc Trung bộ 415
4.2.5 Vùng sinh thái Trung và Nam Trung bộ 443
5 4.2.6 Vùng sinh thái Tây Nguyên 466
4.2.7 Vùng sinh thái Đông Nam bộ 492 4.2.8 Vùng sinh thái Tây Nam bộ 502
4.3 Thiết kế xây dựng thực nghiệm làng sinh thái Nghỉ Thu, thị xã 525
Trang 6CHƯƠNG 5 ĐỂ XUẤT MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ 5.1 5.2 5.3
QUY HOACH KIEN TRUC CAC VUNG SINH THAI DAC TRUNG
Cac qui dinh chung
Những hướng dẫn quy hoạch xây dựng điểm dan cu
Hướng dẫn thiết kế kiến trúc trong khuôn viên nhà tại các vùng
Trang 7DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Các văn bản pháp lý về tổ chức nghiên cứu đề tài Báo cáo chung về quá trình triển khai thực hiện đề tài
Báo cáo: Phân vùng khí hậu phục vụ việc xác định các vùng sinh thái kiến
trúc đặc trưng ở Việt nam Chủ trì: PGS.TS Trần Việt Liễn
._ Báo cáo: Tổng quan nhà dân gian nông thôn theo các vùng sinh thái Chủ tri:
GS.TS Nguyễn Bá Đang
Báo cáo: Sinh thái nhân văn và sự hình thành đặc trưng vùng của kiến trúc nhà ở Việt nam Chủ trì: TS Vũ Quế Hương
_ Báo cáo và phụ lục: Phương pháp thống kê, phân tích, các kết quả sử lý và khai thác dữ liệu điều tra khảo sát đặc điểm Quy hoạch — Kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng — Chủ trì: TS Vũ An Khánh
Báo cáo điều tra điển dã các vùng sinh thái đặc trưng phục vụ phân vùng
sinh thái QH-KT của chủ nhiệm các đề tài nhánh: TS Nguyễn Tố Lăng, TS Ngô Thám, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, PGS.TS Đặng Đức Quang, KTS Trần Ngọc Chính, GS.TS Nguyễn Việt Châu, KTS Vũ Thuý Hàng, PGS.TS Trần Trọng Hanh
Các ý kiến chuyên gia
Trang 8ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC:
MƠ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUI HOẠCH — KIẾN TRÚC CAC VUNG SINH THAI DAC TRUNG Ở VIỆT NAM
PHAN MG DAU
TINH CAP THIET CUA DE TAI
Đất nước chúng ta đang bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều cơ hội và thử thách Mợi ngành, mọi giới đều cần có những đóng góp hiệu quả bằng công
sức và trí tuệ của mình để đưa cơ hội thành thực tế, đẩy lùi thách thức
Sau chiến thắng 1975, nhất là từ 1986, cả nước ta đã trở thành một công trường lớn Dầu khí, thuỷ điện, các khu công nghiệp tập trung, hơn 600 đô thị mở mang và xây mới, cầu đường, nhà ở Từ thành phố đến nông thôn, ở đâu
cũng có những bãi vật tư xây dựng khổng lồ Khối lượng xây lắp trong hơn 25
năm qua có lẽ tương đương với lượng đầu tư của cả mấy trăm năm trước cộng
lại Các điểm dân cư bên cạnh những khu chế xuất, các khu tái định cư, các khu kinh tế mới, các cảng biển, các làng nghề, các vùng địa dư khí hậu khác nhau như vùng gió Lào, vùng đầm, phá miền Trung, vùng ngập lụt Tây Nam bộ đang đặt ra những câu hỏi cấp bách về cách thức xây dựng quần cư và nhà ở
mà các nhà Quy hoạch — Kiến trúc (QH-KT) phải có câu trả lời
Có một thực tế là cho tới nay, chưa mấy ai có thể hài lòng với chất lượng tổ chức cảnh quan và bộ mặt phố phường, đường xá, với chất lượng ngôi nhà ở
tại các vùng khác nhau trên cả nước, cả ở đô thị lẫn nông thôn
Tình trạng xây cất tự phát, tuỳ tiện, thiếu quản lý, thiếu hướng dẫn,
không những gây nên nhiều lãng phí tiền của, vật tư, công sức, gây ô nhiễm
môi trường, mà trước hết làm cho bộ mặt nhiều nơi trở nên lộn xộn, nhếch
nhác, với những kiểu kiến trúc nhà cửa đơn điệu, lai tạp, không bản sắc Tình
trạng này có một phần trách nhiệm của các nhà chuyên môn và quản lý
Quá trình đơ thị hố nhanh chóng đã có những tác động mạnh mẽ, anh
Trang 9hưởng tiêu cực đến bộ mặt kiến trúc các đô thị, đặc biệt là đến các khu vực nông thôn, làm phai nhạt dần hoặc thậm chí mất hẳn vốn kiến trúc truyền thống có nhiều giá trị của dân tộc
Một số nhà nghiên cứu đã có nhận xét rất đúng rằng nếu mất tiền của, có
thể bù lại, nếu môi trường ô nhiễm, có thể đầu tư tập trung để khắc phục, nhưng
nếu đường phố nhà cửa là thứ vĩnh cửu mà bị xây dựng tuỳ tiện, mất bản sắc thì hàng bao đời sau cũng không cách gì khắc phục được
Trong thời gian tới chúng ta sẽ cố gắng để tình trạng xây dựng lộn xộn,
vô tổ chức không còn xảy ra nữa
Sở đĩ có tình trạng này là do trước nay các cơ quan nghiên cứu và đào tạo
chưa được đầu tư nhiều cho sự tìm tòi về cội nguồn để khai thác những nét tỉnh
hoa, những kinh nghiệm ứng phó lâu đời với địa hình khí hậu trong tổ chức quần cư và xây dựng nhà cửa của các dân tộc tại các vùng miền khác nhau
Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ mới đang đặt ra những
yêu cầu cao hơn đối với sự phát triển QH-KT Đó là sự phát triển có kế hoạch, có cơ sở khoa học và có bản sắc Biểu hiện quan trọng của bản sắc Việt nam
trong QH-KT chính là sự phù hợp, thích ứng của các giải pháp QH-KT với các yếu tố tự nhiên-khí hậu, con người và kinh tế-xã hội của đất nước
Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và xã hội đặc trưng của các vùng sinh thái trong cả nước, để từ đó định hướng mô hình và giải pháp QH-KT sao cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái của Việt nam là một đẻ
tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã
hội và môi trường một cách bền vững
Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (khoá VIID đã xác định phương châm cho xây dựng nền văn hoá nước nhà trong giai đoạn hiện nay là tiên tiến và có bản sắc Nói một cách khác, đó cũng là nội dung hiện đại (tiên tiến) và dân tộc (bản sắc)
Kiến trúc có vai trò vật chất và tỉnh thần quan trọng góp phần tạo dựng mơi trường văn hố trong suốt quá trình dài kiến tạo đầt nước Vì vậy kiến trúc sẽ phải phát triển theo phương châm nói trên Định hướng này cũng hoàn toàn
phù hợp với xu thế chung của thế giới về tồn cầu hố kinh tế — khoa học và địa
phương hoá văn hoá (sẽ được nói rõ ở chương tổng quan)
Trong bối cảnh của QH-KT như vừa nêu trên, đề tài “ Mô hình và giải
Trang 10trúc Hà Nội thực hiện nhằm tìm hiểu và đúc kết vốn kiến thức tổ chức quần cư
và xây dựng nhà cửa tiểm ẩn trong nhân dân, bước đầu đề xuất những định hướng cơ bản trên con đường đi tìm bản sắc QH-KT các vùng miền Việt nam
Đề tài này xem xét và lý giải một cách khoa học các tác động của hệ sinh thái (con người, địa dư, cảnh quan, khí hậu, kinh tế-xã hội) đến công tác QH-KT, nhằm xây dựng các mô hình, các giải pháp QH-KT phù hợp với đặc điểm của các vùng sinh thái đặc trưng ở nước ta, hướng tới một đất nước có
cảnh quan, có tổ chức quần cư đa dạng, với một nền kiến trúc giàu tính đân
tộc, giàu tính địa phương, cùng song song tồn tại và phát triển Điều đó không
chỉ hỗ trợ cho sự tồn tại và khai thác của riêng bản thân công trình, mà còn
bảo đảm cho sự hài hoà giữa công trình kiến trúc với sinh thái khu vực, góp
phần tích cực vào việc duy trì va phát triển bền vững môi trường của vùng
cũng như của cả nước *
Với để tài này, lần đầu tiên các nhà QH-KT, các nhà khoa học liên
ngành cùng tập hợp để nghiên cứu một cách cơ bản về những nội dung cốt lõi nhất của công tác QH-KT nói riêng, công việc kiến tạo đất nước nói chung Đề tài khởi đầu cho công việc lập ngân hàng dữ liệu QH-KT các vùng miền nước ta Có thể coi đây là một cách làm, một bước đi đúng hướng trên con
đường tìm kiếm và xác định bản sắc QH-KT Việt Nam, góp phần thúc đẩy những sáng tác thành công của nền nghệ thuật QH-KT nước nhà trong tương
lai
Vì những lẽ đó, đề tài Mô hình và giải pháp quy hoạch - kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng của Việt Nam là một đề tài nghiên cứu khoa học được tiến hành đúng lúc, rất cần cho việc hoạch định phương hướng, việc chỉ
đạo, xét duyệt các bản thiết kế cũng như cho công tác thiết kế cụ thể ở các địa
phương Với cách đặt vấn đề như vậy, đề tài có thể được coi là có đủ tính cấp
*Tổ chức Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển ( WCED ) định nghĩa:
“ Phat triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó sự khai thác tài nguyên, phương hướng đầu tư, định hướng phát triển kĩ thuật và sự thay đổi về luật pháp đều làm hài hoà và gia tăng khả năng dáp ứng nhu cầu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện tại và tương lai”
* là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến khả năng
Trang 11bách, đáp ứng đúng những đòi hỏi của thực tiễn xây dựng đất nước hiện nay, đồng hời mở ra triển vọng rộng lớn cho những nghiên cứu sâu hơn với những
phân nhánh cụ thể hơn về sau này
MỤC TIEU NHIEM VU VA GIGI HAN PHAM VI NGHIEN CUCU
Mục tiêu tổng quát của đê tài là xây dựng nhận thức và những kiến
thức đúng đắn, cơ bản, chuẩn xác về mối quan hệ giữa QH-KT với hệ sinh
thái, cung cấp những thông tin trung thực về diện mạo và đặc thù QH-KT của từng vùng sinh thái đặc trưng trên phạm vi cả nước, nhằm ngăn chặn việc tiếp
tục huỷ hoại môi trường và hỗ trợ các chuyên gia khi sáng tạo các phong cách
kiến trúc và cảnh quan đa dạng trong sự hài hoà với tự nhiên
Mục tiêu cụ thể của đề tài là đê xuất những nguyên tắc cơ bản để xây
dựng mô hình quy hoạch điểm dân cư (trọng tâm là thị tứ và làng xã) và kiến
trúc (chủ yếu là kiến trúc nhà ở nông thôn) đặc thù cho mỗi vùng (được minh hoạ bằng các giải pháp cho một số trọng điểm của số tiểu vùng tiêu biểu), và kiến nghị các chỉ dẫn về quy hoạch và thiết kế kiến trúc phù hợp với các điều
kiện sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn của vùng đó
Thông qua việc điều tra hiện trường tại các vùng trong cả nước và qua
việc tham khảo hàng loạt bản đồ phân vùng của các ngành khác, đề tài sẽ thiết lập bẩn đồ phán vùng sinh thái đối với công tác QH-KT Việt Nam dùng làm cơ sở để tiến tới tạo lập phong cách và bản sắc quy hoạch - kiến trúc vùng ở
Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là nguồn tư liệu tốt hỗ trợ các
nhà quản lý, các nhà thiết kế ở trung ương và địa phương trong xét duyệt và
tìm kiếm, đề xuất các giải pháp kiến trúc — quy hoạch cho mỗi vùng, và là tài
liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo kiến trúc sư Nhiệm vụ của đề tài :
- Xác định phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở khoa học phân vùng sinh thái đặc trưng - Xác định các vùng sinh thái đặc trưng
- Xác định các giá trị quy hoạch - kiến trúc truyền thống của các vùng,
Trang 12co
nước nhà - một trong những vấn đề lý luận của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam
đang được quan tâm nghiên cứu
- Bước đầu xây dựng ngân hàng dữ liệu các kiểu nhà truyền thống - Đề xuất các mô hình và giải pháp QH-KT cho mỗi vùng sinh thái - Gợi ý các tài liệu hướng dẫn quản lý và thiết kế QH-KT
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khái niệm QH-KT bao gồm những phạm trù rộng lớn trong ngành xây
dựng, bắt đầu từ quy hoạch vùng lãnh thổ và kết thúc bằng những chỉ tiết nhỏ
nhất trong từng ngôi nhà Mối quan hệ hữu cơ giữa QH-KT và hệ sinh thái cũng rất đa dạng và phức tạp, không thể thâu tóm trong bất cứ một đề tài nghiên cứu khoa học riêng lẻ nào
Chủ đề Quy hoạch - Kiến trúc các vùng sinh thái đặc trưng của Việt
Nam có độ bao quát khá rộng, có nội dung và quy mô khá lớn mà phạm vi nghiên cứu của đề tài này chưa thể đề cập hết được Ví dụ nghiên cứu QH-KT cho các vùng sinh thái đặc thù, các khu đô thị cá biệt, đô thị lớn, các vùng đảo và hải đảo, cũng như tất cả các dạng loại công trình kiến trúc khá đa dạng ngoài kiến trúc nhà ở (cửa hàng, trụ sở, trường học, .)
Nằm trong số những nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực sinh thái đối với QH-KT, nội dung của đề tài hiện đang được tiến hành chỉ có thể giới hạn
trong phạm vi các thị tứ, thị trấn nhỏ, các điểm dân cư nông thôn và trong lĩnh vực nhà ở truyền thống tại các vùng sinh thái đặc trưng Đây hiện đang là địa bàn sinh sống rộng lớn của đại đa số nhân dân nước ta, những nơi mà các giải pháp QH-KT sẽ góp phần quyết định vào việc hình thành diện mạo đất nước những năm tới Vì vậy, ý nghĩa chiến lược của phạm vi đã được lựa chọn để nghiên cứu là có sự hợp lý và thoả đáng
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là kiến trúc ngôi nhà ở và
Trang 13PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được nhưng mục tiêu nghiên cứu đã để ra, dé tài có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa , thống kê và chọn mẫu - Phương pháp phân tích trên cơ sở các tiêu chí chủ yếu
- Phương pháp tổng hợp so sánh các bản đồ
- Phương pháp ma trận (xác định các yếu tố, trọng số, cho điểm ) - Phương pháp hội thảo lấy ý kiến chuyên gia
Để đưa ra được những mô hình QH-KT phù hợp với các vùng sinh thái
đặc trưng của Việt Nam, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp trên: tiếp cận hệ thống nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa hệ sinh thái với QH - KT; điều tra hiện trường giúp xây dựng ngân hàng số liệu; phương pháp ma trận và
hội thảo chuyên gia điều chỉnh và hoàn thiện các kết quả nghiên cứu; phương
pháp phân tích so sánh để tìm ra yếu tố đại diện của hệ sinh thái ảnh hưởng đến mô hình và giải pháp QH — KT Các phương pháp này dựa trên hai nhóm:
- Nhóm các yếu tố sinh thái tự nhiên bao gồm địa hình, cảnh quan, khí
hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật
- Nhóm các yếu tố sinh thái nhân văn bao gồm dân tộc, văn hoá,
phương thức sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội
- Từ hàng loạt những yếu tố thuộc hai nhóm trên, đề tài sẽ tổng hợp và
tìm ra những yếu tố có tính đại điện để xây dựng thành hệ thống các tiêu chí
phân vùng sinh thái đặc trưng
Mỗi vùng sinh thái đặc trưng được điều tra, khảo sát theo các phương
pháp thống nhất như lấy phiếu, phỏng vấn, chụp ảnh, vẽ ghi, thu thập số liệu, tài liệu Qua đó, rút ra những đặc trưng về sinh thái cũng như những đặc
điểm về QH - KT truyền thống, quá trình chuyển hoá của các QH-KT đó, có
Trang 14Cùng với việc tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước, các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng là cơ sở để để tài xây dựng mô hình và giải pháp QH - KT cho từng vùng sinh thái đặc trưng Những mô hình và giải
pháp này được biểu như những chỉ dẫn mang tính gợi ý cho công tác thiết kế
sáng tác QH - KT của vùng Đối với từng tiểu vùng trong mỗi vùng sẽ phải có
thêm những nghiên cứu chỉ tiết hơn trong các đề tài tiếp theo
Vì được xây đựng trên quan điểm tổng hợp nên trong nội dung các giải
pháp sẽ có một khung cứng, những øguyên tắc cơ bản ít thay đổi và những nguyên tắc có tính cơ động, thay đổi được, để có thể vận dụng một cách linh
hoạt cho từng vùng
Do tính chất đa dạng của thành phần các dân tộc cùng cư trú trên địa
bàn một vùng, mỗi vùng được chia thành nhiều tiểu vùng khác nhau Trong mỗi tiểu vùng lại có những mô hình đặc trưng riêng Ví dụ, kiến trúc nhà ở
của người Thái khác người Mường Vì vậy trong vùng hỗn cư Thái - Mường cũng sẽ có những mô hình nhà ở đặc trưng cho người Thái riêng, cho người Mường riêng, hoặc có khi là chung cho cả hai ở những nơi thích hợp
Tương tự như vậy, mặc dù có sự đồng nhất về tộc người, nhưng trong mỗi tiểu vùng lại có sự phân hoá khác nhau giữa khu vực đô thị, thị tứ và khu
Trang 15SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Co quan quan lý đề tài :
Bộ Khoa học-Công nghệ — Bộ Xây dựng €ơ quan thực hiện để tài Trường ĐH Kiến trúc HN
Cơ quan quản lý Ban chủ nhiệm Ban cố vấn
và các cơ quan phối hợp và Ban thư ký đề tài và các chuyên gia a3 Chú nhiệm các đề tài nhánh ‹Q- “= a 2&< a ‹°- - = * 5 ° 3 a m = a = ~=z 5 = > 8 <6 a D = 2 E a Bo g ” ° oo a D> < Lm 5 a E ss « > 2 > s = ty < > 5 Dp 28 2 Cc = = = bả E & Da z = 2 s nD > © oO = o = := oO ° z ec > Ss ˆ ¬ a ¬ = 5 => iE no b © + > ils a a < = - 3 a H4 EF 2s cs = = Ss 2 a a b = ” Đ “ Zs & ¬ 5 B = b = = 2 2 25 =< S a n D> < > = _~ 3 2 FS ilellei Files isis igs z 5 > S > = 3 > es
Điều tra điền dã, sưu tập tư liệu, tài liệu Ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo
Ý kiến chuyên gia Hội thảo KH Tổng hợp ý kiến Báo cáo để tài Hội nghị nghiệm thu Tổng kết để tài
Thiết kế xây dựng thực nghiệm
Công bố kết quả để tài dưới dạng sách tham khảo
Trang 16
CHUONG 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI
VỚI QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
1.1 TONG QUAN
Trải qua mấy thế kỉ phát triển công nghiệp, qua các thời kỳ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới với hai cuộc chiến tranh thế giới để phân chia quyền lợi, bành trướng rồi lụi tàn, rồi chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, chiến tranh
sắc tộc , đến những năm cuối thế kỉ 20, loài người đã rút ra những nhận định
có tính bước ngoặt liên quan đến ngôi nhà chung của mình là Trái Đất Sự khai thác thiên nhiên một cách quá mức đã bộc lộ nguy cơ phá vỡ sự cân bằng vốn có của hệ sinh thái (tự nhiên và xã hội) trên phạm vi toàn cầu Phát triển bền vững vì vậy đã trở thành định hướng của thời đại, trong đó có nội dung tồn cầu hố và địa phương hoá
Có thể nói, đồn cầu hố và địa phương hoá là hai đặc trưng cơ bản của giai đoạn phát triển nhân loại hiện nay Nó xác định cách ứng xử của các Quốc gia và của Loài người trong quan hệ với sự vận động của tự nhiên và xã
hội
Trong một bản Tuyên ngôn quốc tế (1999), các nhà trí thức đã có nhận xét rằng: Trong thế kỉ tới, việc cộng sinh giữa tồn cầu hố và tính đa nguyên
sẽ mang lại trước tiên những xung đột và mâu thuẫn, và chính điều đó sẽ qui định đặc điểm của thời đại chúng ta [11]
Qua đây có thể thấy thế giới đã đặt nội dung dia phương lên ngang
Trang 17Hiểu theo nghĩa phát triển kinh tế - khoa học, Tồn cầu hố là q trình chuyển giao và phổ cập các thành tựu về khoa học - công nghệ đến mọi
vùng, mọi dân tộc, kể cả những nơi lạc hậu nhất Nếu cách đây 60 năm, một
nước mạnh đã từng tự hào vì “có những mục đồng biết xem bản đồ thế giới", thì ngày nay, ai ai cũng có thể bước lên chiếc Boing 767 để bay đi bất cứ nơi nào trên tấm bản đồ đó, hoặc họ có thể ngồi trong một túp lều cỏ ven rừng để
nghe và nhìn thấy người đang nói chuyện với mình từ xa hàng vạn dặm Những phát minh của quốc gia này có thể nhanh chóng được sử dụng ở các quốc gia khác Ngày nay, khó có một nơi nào lại có thể từ chối dùng máy bay,
ôtô, tivi, tủ lạnh, máy vi tính chỉ vì họ không phải là tác giả của những phát
minh đó
Dưới góc nhìn văn hoá - xã hội, Địa phương hóa hiện là một trào lưu
đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong sự phát triển của thế giới Ở một giới hạn nhất định, địa phương hoá đồng nghĩa với việc để cao và nhấn mạnh bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân cư Trên đà phát triển thần kì của kinh
tế - khoa học kỹ thuật hiện đại, xu thế địa phương hoá không dẫn đến đối kháng hoặc cản trở lẫn nhau với tồn cầu hố, mà phải trở thành cách lựa chọn khôn khéo và tỉnh táo cho việc cộng sinh Chỉ với cách đó, các quốc gia, nhất là các quốc gia chậm phát triển, mới có thể mau chóng vươn lên, thông qua sự
kết hợp giữa việc điếp thu thành tựu trí tuệ của nhân loại với khai thác cội
nguồn, làm sống dậy, phát triển và tôn vinh những tỉnh hoa được hun đúc từ lâu đời của dân tộc mình, địa phương mình
Nếu toàn cầu hoá chủ yếu là thành tựu của văn minh kinh tế — khoa học kỹ thuật, thì địa phương hoá chủ yếu là sự làm giàu thế giới về mat tinh than Tuy nhiên, xu thế vĩ mô ngày nay đang áp đảo vi mô Quan niệm về không gian và giới hạn dã khác trước Không thể phủ nhận rằng trong kiến trúc hiện đại, vai trò của kỹ thuật, công nghệ và trang thiết bị có ảnh hưởng lớn, đôi khi có tính quyết định đối với các giải pháp không gian hình khối Còn trong kiến
Trang 18lượng và tiện nghi của công trình Cho nên, thực hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học-côngnghệ mới không hề là một việc làm dễ dàng và đã được thuần thục, mà là một công việc rất mới
mẻ, tỉnh tế, đòi hỏi nhiều trí tuệ, với những nguyên lý, nguyên tắc (conceptions) chưa có tiền tệ, chưa có nhiều mô hình ổn định và thống nhất để
noi theo
Những tập tục, những thói quen, những truyền thống tốt đẹp và lạc hậu,
những tỉnh hoa độc đáo được chất lọc, và những điều tự phát thiếu khoa học
luôn đan xen nhau, làm cho sự lựa chọn nhiều khi trở nên thực sự khó khăn Chẳng hạn sự chọn lựa giữa các tục lệ ma chay, chôn cất, tế lễ mê tín đị đoan, các tục sơn đầu, xăm mặt rất phiền phức, đau đớn, gây ô nhiễm môi trường, với các cách thức xử lý hiện đại, hợp vệ sinh như điện táng, hoả táng, các mỹ phẩm dưỡng da Hoặc những cách làm nhà ở không có cây vườn (do quan niệm đó là nơi trú ẩn của các loại tà ma), liệu có còn phù hợp với lợi ích phát triển kinh tế gia đình và cải thiện môi trường hay không?
Bên cạnh đó lại có nhiều vốn truyền thống quý giá, có giá trị khoa học
và văn hoá nghệ thuật cao rất đáng khai thác Ví dụ các không gian nội ngoại
thất, các hình tượng, màu sắc, chi tiết trang trí mái, cột, thang, lan can, cầu
thang trong các ngôi nhà sàn, nhà rông, các tượng gỗ đầy tính ngẫu hứng
trong các nhà mồ Tây Nguyên, các loại hoa văn thổ cẩm phong phú, rực rỡ,
các nhac cụ cồng chiêng, đàn đá, đàn ống trúc, các loại thơ văn, dân ca, sử thi,
hết sức độc đáo của các dân tộc Chỉ cần nhìn hình dáng hoặc cách bố trí
của một ngôi nhà nào đó, ta có thể nhận biết được nó thuộc dân tộc nào
Trang 19máy tự động đo huyết áp và thử nước tiểu, có bộ phận tự phả mùi thơm hay phát các bản nhạc trong các biệt thự tân kỳ, thì sẽ thấy sự lựa chọn cộng sinh
không hề là một việc làm đơn giản
Theo những quy luật khách quan, các phương tiện tổ chức cuộc sống sẽ
ngày càng hoàn thiện hơn Ngôi nhà của người dân, trong đó có ngôi nhà nông
thôn, không thể sẽ mãi mãi là sườn tre, mái lá Con đường làng không thể mãi
mãi là đất nện Song cái hồn phóng khoáng, cái chất gần gũi với thiên nhiên của ngôi nhà và khung cảnh làng thì không nên, không cần thiết và không
được để mất đi
Địa phương hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc có thể là sự đối kháng ở một số mặt nhất định với toàn cầu hố, nhưng cũng khơng thể có sự loại bỏ lẫn nhau Sự cộng sinh chính là phương thức hữu hiệu để cho các dân tộc, các cộng đồng dân cư khác nhau tự khẳng định mình, thông qua sự đa dạng bức
tranh văn hoá trong phát triển
Cũng như nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và nghệ thuật khác, Quy
boạch và Kiến trúc luôn luôn vận động theo sự phát triển đỉnh cao của trí tuệ loài người Dù với truyền thống nào, với trình độ văn minh nào thì các dân tộc
khác nhau trên thế giới cũng đều không từ chối những tiện nghỉ do những
thành tựu kỹ thuật hiện đại nhất mang lại, mà chỉ có thể tiếp nhận và thích ứng với các thành tựu đó Quá trình đơ thị hố tại các nước chậm phát triển chính là quá trình lựa chọn sự cộng sinh giữa một bên là đỉnh cao của trí tuệ hiện
đại, với bên kia là sự giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống Đối với toàn
quốc gia là như vậy, đối với từng điểm dân cư và từng ngôi nhà cũng như vậy
Ở thế kỷ 21 này, có thể nói, tồn cầu hố trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật là một quá trình vận động tất yếu, đông thời địa phương hoá văn hoá
Trang 20Phải mất nhiều thời gian, phải trả giá bằng các cuộc chiến tranh sắc tộc tàn khốc xảy ra triển miên trên thế giới, con người mới nhận thức được tầm
quan trọng của việc phát huy tỉnh hoa của từng địa phương, từng dân tộc, nếu muốn xây dựng một trật tự thế giới mới Mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều có lịch sử rất lâu đời của mình, do môi trường sống của riêng mình đẻ ra, và đã
được trải nghiệm, hoàn thiện trong suốt cả chiều đài lịch sử hàng trăm, hàng
ngàn năm Lịch sử phát triển các nên văn minh Nam Mỹ, Châu Phi, Chau A da chứng tỏ điều đó Ngày nay, không lẽ gì chúng ta lại đem xoá nó đi để thay thế bằng một khuôn mẫu chung nào đó cho tất cả mọi dân tộc, ở tất cả mọi nơi Phải chăng chính người Mỹ - một hợp chủng quốc vẫn thường tự hào là nước giàu mạnh nhất thế giới - đã phải hiểu ra rằng những gì họ đạt được sau hơn hai trăm năm tồn tại tuy có lớn, những vẫn còn có những nền văn minh mà các dân tộc khác từng xây dựng được từ cách đây mấy ngàn năm cũng
không hề kém phần vĩ đại
Xu thế tìm về khai thác thế mạnh riêng đang tiểm ẩn ở mỗi vùng, mỗi đân tộc lâu nay bị xem nhẹ hoặc lãng quên, để những điển hình đặc thù đó có
thể đóng góp vào bộ mặt rất đa dạng của nền văn minh chung là rất đúng đấn,
rất thức thời và đang chi phối các nhà nghiên cứu văn hoá, các nhà hoạch
định chính sách trên khắp hành tính
Lam nên sự đa dạng và tính đặc thù này có sự đóng góp của nhiều yếu
tố, trong đó địa dư, khí hậu và con người là những yếu tố nổi bật mà để tài sẽ
đi sâu làm rõ hơn trong các chương sau
1⁄2_ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Kỷ ngun cơng nghiệp hố kéo dài suốt mấy trăm năm tuy có đưa lại
những thành tựu phi thường, song sự chiến thắng thiên nhiên đã phải trả bằng một giá quá đối [1 !]
Việc xây dung 6 at cdc d6 thị, các khu công nghiệp, các điểm dân cư
trong thé ky qua đã làm xâm hại đất nông nghiệp và rừng nguyên sinh, pha
Trang 21nước, dẫn tới sự khủng hoảng môi trường nghiêm trọng, có ảnh hưởng tới sự
tồn tại của loài người
Con người càng ngày càng cảm thấy áp lực của sự ô nhiễm môi trường đè nặng lên chính mình Đó là hậu quả của những hành động thiếu hiểu biết và xem thường vai trò môi sinh của cả cộng đồng, đến nay đang trở thành vấn
đề lớn thách thức mọi quốc gia
Tại thời điểm này, khi đã nhận thức được rằng sự huỷ hoại môi trường
có nguy cơ gia tăng, cũng chưa là quá muộn để cùng hướng trí tuệ vào việc điều khiển và tổ chức môi sinh một cách chủ động, có kiến thức, có cơ sở khoa học Đó là một công việc mà cả thế giới đang làm, các nước phát triển
đang làm Các nước mới phát triển và chậm phát triển cũng làm và rất cần
>
làm
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Chiến lược
Phát triển toàn cầu đo Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Rio de Janero với sự tham dự của hầu hết các nguyên thủ quốc gia đã ra một Tuyên bố 27 điểm về Môi
trường và phát triển, trong đó riêu 1:
- _ Con người là trung tâm của vấn đề phát triển bền vững
- _ Phát triển phải cân đối giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại với nhu cần của các thế hệ tương lai
- _ Bảo vệ môi trường phải là một bộ phận không tách rời với quá trình
phát triển
- _ Vấn đề tiết kiệm năng lượng phải được đành sự quan tâm thích đáng 13 MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI VỚI QUY HOẠCH -
KIẾN TRÚC
Sự quan tam của các nhà khoa học tới thực trạng sản xuất, xây dựng,
sinh hoạt thiếu tổ chức, khí hậu toàn cầu thay đổi, tầng ozon suy giảm, hiệu
ứng nhà kính, nạn cháy rừng ngày càng tăng, nhiều loài động thực vật có
Trang 22một nghiêm trọng Cùng lúc đó, việc gia tăng dân số, cạn kiệt năng lượng và tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi con người phải có lời giải đáp
1.3.1 Những khái niệm và định nghĩa có liên quan đến đề tài Xuất phát từ đây, một số khái niệm mới, một số nghành khoa học mới có tính liên ngành đã ra đời như sinh thái học, hệ sinh thái
Cùng với các khái niệm đã quen thuộc như khí hậu, kiến trúc, khí hậu
kiến trúc , mấy thập niên gần đây, khái niệm về sinh thái đã được phát triển
trong ngôn ngữ tiếng Việt và được kết nối dân với một số từ khác tạo ra những khái niệm mới
Vậy Sinh thái và Sinh thái học là gì?
Đại từ điển tiếng Việt: Sinh thái - quan hệ giữa sinh vật và môi trường nói chung
Từ điển Longman: Sỉzb thái — mối quan hệ giữa cây cối, động vật và con người với nhau và với những gì bao quanh chúng
Sinh thái là mối quan hệ của vật sống với hoàn cảnh sống của chúng
(GS Đào Thế Tuấn)
Theo Giáo trình Sinh thái học và môi trường (ÑXB Giáo dục-1999) thì Sinh thái bọc là môn khoa học nghiên cứu về tất cả các quan hệ giữa sinh vật và môi trường và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của chúng
Các mối quan hệ đó, một mặt bao gồm ảnh hưởng của toàn bộ hoặc
từng yếu tố môi trường đối với sinh vật, mặt khác là sự phụ thuộc của các đặc
điểm hình thái, sinh lý cũng như những biến đổi về số lượng của sinh vật vào
các điều kiện về môi trường Mối quan hệ này có thể là thuận lợi, khó khăn,
có thể phát triển hay suy thoái tuỳ theo vị trí, hoàn cảnh tự nhiên cũng như
trình độ nhận thức và cách ứng xử của con người
Sinh thái học là cơ sở cho công tác nghiên cứu các biện pháp ngăn
Trang 23Xem như vậy thì Sinh thái học vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa
học xã hội Tính chất hai mặt này có thể là tương đồng với tính chất đặc thù của công tác Qui hoạch — Kiến trúc: vừa đáp ứng những nhu cầu tinh thần,
tình cảm của xã hội vừa dựa trên những kiến thức về khoa học — kĩ thuật
Một ý kiến khá sâu sắc sau đây có thể giúp chúng ta hiểu thêm giá trị tồn diện của mơn sinh thái học: “ Sinh học và sự phát triển bền vững - đó không chỉ là môn học Đó là :hế giới quan Khía cạnh sinh thái cần được mọi
người nhìn nhận ở bất cứ lĩnh vực nào trong hoạt dộng của con người - cả kỹ
thuật lẫn nhân văn Cần phải thay đổi thế giới quan và thái độ của chúng ta đối
với thiên nhiên (GS TSKH G.A.lagôdin —- nguyên Hiệu trưởng Trường Hố Cơng nghệ Menđeleev, ngun Bộ trưởng Bộ ĐH&THCN Liên Xô)
Một tập hợp nhiều sinh vật thuộc các dạng khác nhau ở cùng một khu
vực nhất định trên hành tịnh, nơi tổn tại cả một vòng tuần hoàn vat chất và dòng năng lượng được gọi là Hệ sinh thái [4]* Cũng theo Giáo trình Sinh
thái học nêu trên “ Quần xã sinh sống trong một khoảng không gian nhất định (sinh cảnh) trong đó có các nhân tố vô sinh Tập hợp quần xã và sinh cảnh tạo
nên một Hệ sinh thái `
* Tham khảo một vài định nghĩa tương tự cuả thuật ngữ Hệ sinh thái:
- Gọi chung địa bàn sinh sống của tất cả các loài sinh vật (thực, động, vi sinh vât) sống trên đó với mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và sự tác động qua lại thường xuyên giữa địa
bàn với sinh vật Ở đây “địa bàn” có nghĩa là môi trường tự nhiên xung quanh
- Là một hệ thống bao gồm các quần xã (cơ thể sống) và các môi trường của chúng (Các thành
phần vô sinh) Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, thành phố: gồm các sinh vật và môi trường sống của chúng được coi là hệ sinh thái
- Là một quần thể toàn vẹn và bền vững của các thể sống (vi sinh vật, cây cỏ, động vật) hoạt động bên trong ranh giới của một môi trường vật lí xác định
- Là một đơn vị bao gồm các vật sống và ngoại cảnh không sống của chúng
- Là thể tổng hợp vận động thống nhất giữa sinh vật và mới trường, có sự tác động qua lại phụ
Trang 24Từ những khái niệm vẻ sinh thái học và hệ sinh thái trên, người ta đã
tạo ra các từ ghép ngày càng đa dạng để diễn đạt những đặc tính khác nhau có liên quan đến sinh thái học như nhân tố sinh thái (ecological factors), cân bằng sinh thái (ecological balance), biên độ sinh thái (ecological emplitude), t6i wu sinh thai (ecological optimum),
Việc ghép các khái niệm sinh thái với các chuyên nghành khoa học
khác để thể hiện mối liên kết đa tạp giữa chúng cũng đã được thực hiện với
nhiều đối tượng: sinh thái địa lí (ecogeography), sinh thái khí hậu ecoclimat), khi hau hoc sinh thai (ecoclimatology), sinh thai x4 héi (social ecology), sinh thái nhân văn (human ecology)
Để có khái niệm rõ hơn về hệ sinh thái có thể tham khảo các sơ đồ sau đây (Hình 11-16): AP LUC TRANG THAI Ap luc Hoạt động - của con người Hiện trạng môi trường
Sản xuất-Thương mại-Tiêu thụ Môi trường Không khí
Năng lượng Tai nguyên Nước Giao thông vận tải Đất
Côi hiệ Tài nguyên thiên nhiên
Nông nghiệp Lâm nghiệp Đô thị và Nông thôn Các hệ sinh thái Ngành khác Đáp ứng xã hội vs Luật pháp t es Chiến lược, chính sách gs % Công nghệ mới cvằ & Kiểm sốt ơ nhiễm Thay đổi tiêu thụ ở
Các công ước quốc tế
Nội dung khác
ĐÁP ỨNG
Hình 1.1 Mô hình áp lực — Trạng thái - Đáp ứng (môi trường) dua trên khái niệm
“Nhân — Quả” trong môi trường (Nguồn: Cục môi trường Oxtralia, 1994
Trang 25Không khí Hoạt động của fomevs\ con người Đất \ Nước Z Động vật Thảm thực vật Thổ nhưỡng
Hình 1.2 Cấu trúc ba yếu tố Không khí - Nước - Đất và sự ảnh hưởng qua lại của các yếu tố sinh thái (Theo K.Yeang Designing with Nature) Cộng đồng cây cỏ, thực vật Tập hợp cộng Các bộ đồng | Cộng đồng phận cấu (Communities) id súc vật thành J cây cỏ, súc vật - sinh hoc Cộng đồng các Hệ sinh thái vi sinh động, (Ecosystem) thực vật Địa cư được xác
Trang 26
Hình 1.5 Mô hình sinh thái nhân văn dựa vào khái niệm sinh thái
Nguồn: A Terry Rambo, Conceptual Approaches to Human Ecology, Research Report No
Trang 27Nằm trong nội dung sinh thái học, Sinh thái nhân văn nghiên cứu riêng mối quan hệ qua lại giữa loài người và môi trường (trong đó bao gồm cả tài nguyên) nơi con người sinh sống Nói một cách khác, sinh thái nhân văn nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa hệ xã hội người (kinh tế xã hội) và hệ
sinh thái tự nhiên, nhằm tới tính bền vững (tính cơ bản) cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại
Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài tác
động lên cá thể Khí quyền, thuỷ quyền, thạch quyển tồn tại trước khi sự sống
xuất hiện trên hành tỉnh chúng ta, nhưng chỉ khi các cơ thể sống xuất hiện, chúng mới được gọi là môi trường, nghĩa là chỉ đến khi có cơ thể sống mới có
môi trường Môi trường không chỉ gồm các điều kiện vật lý mà còn bao gồm
cả các sinh vật cùng chung sống Môi trường chứa các cơ thể sống tạo thành trái đất - Cơ thể sống là thành phần sinh vật, Môi trường sống là thành phần vô sinh
1.3.2 Mi quan hệ giữa Hệ sinh thái với Qui hoạch- Kiến trúc
Kiến trúc (bao hàm cả quy hoạch) là nghệ thuật tổ chức không gian, tổ
chức môi trường sống cho con người, dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn nhất định
Chức năng đặc thù của công tác Qui hoạch-Kiến trúc là kiến tạo môi trường sinh sống cho con người, thoả mãn đồng thời hai nhu cầu vật chất và
tỉnh thần, thông qua phương tiện tổ chức quần cư, nhà cửa, phố xá, làng xóm,
đường đi, cây xanh và các hình ảnh đô thị khác Đây thực chất là một ngành khoa học — nghệ thuật về cảnh quan
Công việc kiến tạo này tất yếu sẽ can thiệp vào môi trường tự nhiên, làm biến đổi cảnh quan theo hướng tốt lên hoặc xấu đi Cũng đã có khá nhiều thực tế về sự xâm hại môi trường do quá trình xây dựng đem lại Ngày nay,
trong xu thế phát triển bền vững của toàn hành tinh, vấn để môi trường đang
Trang 28Rõ ràng là trong thực tế đang tồn tại mối quan hệ giữa hệ sinh thái tự nhiên và xã hội với chuyên ngành Qui hoạch —- Kiến trúc và mối quan hệ này đang ngày càng được quan tâm trong nghiên cứu phát triển bển vững ở nước
ta
Mỗi khi xuất hiện trên một khu vực nào đó, mọi công trình xây đựng
đều chịu sự tác động của môi trường xung quanh và có quan hệ mật thiết với thế giới sinh vật trong môi trường đó Xây dựng công trình, mở mang đô thị,
phát triển công nghiệp tất yếu sẽ dẫn tới những thay đổi điều kiện của mặt
đệm phá vỡ sự cân bằng vốn có của cả môi trường tự nhiên lẫn thế giới sinh
vật trên khu vực Công trình càng mở rộng và phát triển thì những tác động
trên, bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực càng trở nên mạnh mẽ, phức tạp Mặt khác, chính công trình sẽ có tác động ngược lại đến môi trường và sinh vật xung quanh, nhiều khi rất mạnh mẽ, làm cho tình trạng sinh thái vốn ổn định bị xáo trộn và biến đổi (ủi đất, chặt cây, bạt đổi, lấp ao hồ, san nền, lát đường,
"`
Công trình xây dựng phải gắn vào những hoàn cảnh tự nhiên-xã hội cụ
thể Nói cách khác là Qui hoạch-Kiến trúc phải hoà nhập với hệ sinh thái thành
một thể thống nhất Nguyên tắc đơn giản và chính xác này của người xưa nhiều
khi bị coi nhẹ hoặc quên lãng
Thực tế xây đựng nhiều năm qua ở trong nước và trên thế giới đã giúp chúng ta hiểu được rằng, những công trình xây dựng thiếu sự hài hoà với tự
nhiên sẽ không thể cải thiện được bằng bất cứ thứ thiết bị máy móc nhân tạo
`
nao
Cần lưu ý rằng trong mối quan hệ sinh thái — kiến trúc thì con người là
Trang 29nghiệp, một cụm dân cư khi đi vào hoạt đông sẽ tác động mạnh mẽ hơn rất
nhiều đến môi trường cũng như các quần thể sinh vật xung quanh nói chung,
con người nói riêng, so với khi nó chưa được sử dụng khai thác Rõ ràng ở đây những giải pháp, những mô hình khác nhau trong quy hoạch và xây dựng sẽ có những tác động khác nhau đến mối quan hệ sinh thái kiến trúc nêu trên
Cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số thì sự gia tăng các
công trình, các khu dân cư, các đô thị là quy luật không tránh khỏi Vậy có
cách gì để hạn chế những tác động tiêu cực do quá trình phát triển này gây ra? Câu trả lời trước hết nằm ở các giải pháp quy hoạch, các phương án
kiến trúc Trong thực tế, một giải pháp Qui hoạch — Kiến trúc ưu việt có thể
đảm bảo sự cân bằng và phát triển tốt đẹp của sinh thái khu vực và ngược lại
Trong quá trình phát triển ngành xây đựng, các lĩnh vực khoa học về địa
lý tự nhiên, về văn hoá, về kinh tế xã hội, về khoa học - công nghệ và về tổ
chức cộng đồng luôn luôn đi liền với công tác quy hoạch lãnh thổ của quốc gia, với quy hoạch vùng, quy hoạch điểm dân cư Mục đích của việc quy
hoạch này là tạo lập và bảo đảm sự cân bằng, hài hoà, sự phát triển bền vững
của hệ sinh thái tổng hợp, mà trong đó thực chất là mối quan hệ và liên kết chặt chẽ với hai hệ sinh thái cơ bản: Hệ sinh thái xã hội nhân văn và Hệ sinh thái tự nhiên
Mối liên quan giữa hai hệ sinh thái cơ bản này với công tác qui hoạch - kiến trúc được xem như một thứ chìa khoá vàng để giải mã những bí quyết về phương pháp trong tư duy thiết kế và là kho tư liệu phục vụ cho thực tiễn xây dựng Điều đáng lưu ý là mối liên quan đó cho đến nay còn chưa được nghiên
cứu đầy đủ
Mỗi cách tổ chức quần cư đúng đắn tại một vị trí nhất định phải được coi là con đẻ, là sản phẩm của ngữ cảnh của vị trí đó Nó là đáp số cho các tập hợp của hàng chuỗi thông số phức tạp thuộc hai hệ sinh thái tự nhiên và nhân
Trang 30cây trồng khác nhau sẽ đặt ra cho người làm qui hoạch những kiểu mạng đường xá cong thẳng, mật độ nhà cửa thưa dày, cao thấp khác nhau
Cảnh quan khác biệt của mỗi vị trí, số dân tộc sinh sống tại đó, phương
thức và tính chất sản xuất, canh tác, truyền thống văn hoá và kiến trúc địa
phương phải trở thành những nhân tố chính giúp cho việc tạo nên bản sắc qui hoạch - kiến trúc của một địa danh cụ thể
Để tạo được sự hài hoà giữa công năng và bản sắc, giảm được tối đa những tác động xấu của công trình lên môi trường, để góp phần phục hồi,
tôn tạo và tô điểm cảnh quan thì rất cần sự nghiên cứu toàn diện mối quan hệ đa chiều, khai thác những tỉnh hoa kiến trúc truyền thống của đất nước để thiết lập được những mô hình và giải pháp Qui hoạch — Kiến trúc tối ưu Ở đây, bức
tranh địa hình thái được nhân văn hoá, phản ánh trong cấu trúc quy hoạch và
trong nội dung ngôi nhà sẽ tạo nên đặc thù kiến trúc riêng của địa bàn xây
dựng Đó chính là yêu cầu phát triển bền vững trong Quy hoạch - Kiến trúc Chính từ nội dưng phát triển này đã xuất hiện nhu cầu xây dựng một
khái niệm nhằm liên kết và biểu đạt mối quan hệ giữa QH - KT với sinh thái hay giữa QH - KT với môi trường và thế giới sinh vật xung quanh Khái niệm đó là thuật ngữ sinh thái đối với QH - KT
Sinh thái trong Qui hoạch - Kiến trúc là khái niệm để chỉ mối quan bệ giữa cảnh quan - môi trường tự nhiên và xã hội - nhân văn với các quần
thể và công trình xây dựng mà con người, thông qua các hoạt động Qui
hoạch — Kiến trúc, tạo dựng lên, nhằm kết hợp với môi trường thành một thể thống nhá†
” Chúng tôi có tham khảo một số định nghĩa của các tác giả khác
PGS.TS Trần Việt Liễn:
Sinh thái Kiến trúc là khái niệm dùng để chỉ quan hệ giữa sinh thái và KT tức là giữa mối quan hệ sinh vật - môi trường với các phương thức quy hoạch và xây đựng công trình
PGS.TS Nguyễn Hồng Thục:
Sinh thái Kiến trúc là mối quan hệ giữa môi trường khung cảnh sống (trong đó có quần cư, kiến
Trang 31Ở đây cần phân biệt rõ 2 khái niệm Sinh thái Kiến trúc và Kiến trúc sinh thái
“Trong khái niệm Sinh thái kiến tric (architectural ecology), sinh thái không chỉ là đanh từ mà còn được coi là chủ thể của mối quan hệ
Khi đặt vấn đề nghiên cứu Sinh thái kiến trúc thì cũng có nghĩa là ta coi sinh
thái là chủ thể cần được nghiên cứu, xem xét; cần duy trì, bảo vệ khi đặt công
trình vào đó Lúc này kiến trúc là thành phần phụ thuộc cần điều chỉnh để đảm bảo cho mục tiêu duy trì và phát triển bền vững của sinh thái khu vực
Để giảm thiểu những tác động xấu do các công trình xây dựng gây ra cho cảnh quan — môi trường, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững các khu
vực, cần thiết phải nghiên cứu các mô hình và phương án Qui hoạch - Kiến trúc sao cho những tác động tiêu cực là tối thiểu Trong điều kiện đó, hệ sinh thái phải được coi là chủ thể cần bảo vệ, kiến trúc là đối tượng phụ thuộc cần
được điều chỉnh thay đổi và khái niệm để phản ảnh quan hệ giữa sinh thái và
kiến trúc sẽ phải là Sinh thái kiến trúc
Còn khi nói đến kiến trúc sinh thái (ecological architecture hay ecologic architecture nhu một số tác giả đã dùng) thì kiến trúc sẽ là danh từ, là chủ thể, còn sinh thái là tính từ đóng vai trò bổ trợ Có thể hiểu đó là những
giải pháp về sinh thái trong kiến trúc nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, bảo
đảm hoặc nâng cao hiệu ích, tuổi thọ công trình
Khi một mô hình kiến trúc đã được định hình, cần nghiên cứu những giải pháp liên quan đến sinh thái để đảm bảo cho công trình được sử dụng tốt
hơn, tuổi thọ cao hơn hay kiểu dáng đẹp hơn (thế đất, thế núi sông, mặt nước,
cây xanh, đường xá, cảnh quan, vật liệu, chất liệu ) Ở đây, kiến trúc là chủ thể và sinh thái là giải pháp hỗ trợ có thể thay đổi để giúp cho mô hình kiến trúc có hiệu quả cao nhất Lúc này mối quan hệ cần được xem xét, biểu đạt sẽ
là Kiến trúc sinh thái
Đương nhiên, mỗi khái niệm hay định nghĩa đều có sự bắt đầu của nó
Trang 32trúc cũng như khí hậu - sinh thái - kiến trúc là những khái niệm hầu như
chưa thấy trong các tư liệu hiện hành cũng như trong các từ điển, song khái niệm này lại là cần thiết cho sự thể hiện mối quan hệ mới mà ta đang nghiên cứu Vậy tại sao nó lại không thể được bắt đầu ngay từ đề tài quan trọng này, nếu sự ra đời của nó quả là cần thiết và chưa có khái niệm nào thể hiện được đây đủ nội dung đang đề cập? Xây dựng những phương pháp, những mô hình, những khái niệm mới vốn là một mục tiêu của các đề tài nghiên cứu, nhất là của những đề tài nghiên cứu lớn cấp Nhà nước Những khái niệm được đặt ra trong dé tai này cũng là một yêu cầu tất yếu và là điểm xuất phát cần thiết
Theo yêu cầu chung của đề tài, phần tổng quan này bao gồm cả việc giới thiệu
một số khái niệm có liên quan chính nhằm góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ chung đó Song, sự bắt đầu của một khái niệm khoa học thường khơng đồng hành với sự hồn thiện mà đồi hỏi cả một quá trình điều chỉnh và bổ xung dần, và nếu không có sự bất đầu thì sẽ không bao giờ có sự hoàn thiện”
(PGS.TS.Trần Việt Liễn)
Với đề tài “ Mô hình và Giải pháp Quy hoạch — Kiến trúc các vùng sinh
thái đặc trưng ở Việt Nam” thì khái niệm Sinh thái kiến trúc (hay Sinh thái
đối với Qui hoạch-Kiến trúc) được sử dụng là phù hợp với nội dung nghiên cứu Các vùng sinh thái đặc trưng ở đây chính là các vùng sinh thái tự nhiên
tồn tại khách quan cần được bảo đảm phát triển bền vững khi đưa công trình vào trong mỗi vùng Mục tiêu của đề tài như đã nêu chính là nghiên cứu để tạo
ra các mô hình kiến trúc, các giải pháp quy hoạch thích hợp với các vùng để
không gây ra những xáo động mạnh làm mất cân bằng sinh thái vùng và khu
vực Muốn vậy phải xác định các vùng sinh thái đặc trưng theo nghĩa sinh thái kiến trúc, cùng với những đặc tính của nó để làm cơ sở cho việc tạo ra các mô
Trang 3314 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM
Trên thế giới, chuyên đề sinh thái học và sự hình thành các bản đồ sinh thái quốc gia, cũng như việc nghiên cứu mối tương quan giữa sinh thái với qui hoạch và công trình kiến trúc đã được đề cập từ cách đây khá lâu
Có thể nói kể từ khi con người biết làm nhà và tổ chức nơi cư trú cho mình thì họ cũng đã biết tận dụng mọi lợi thế của tự nhiên với nhu cầu cuộc
sống cộng đồng Càng về sau này, những nguyên tắc xây dựng phù hợp tự nhiên càng được củng cố và phát triển thành các nguyên lý, lý thuyết chính thống, đã được soạn thành các văn bản để áp dụng và lưu truyền lại mai sau, thể hiện qua các tác phẩm của các tấc gia kinh điển như Hippodamus,
Vitruvius, Alberti, Leonardo de Vinci
Do những đặc điểm có tính giới hạn về tài nguyên - môi trường và tốc
độ, nhu cầu khai thác nhanh của thế giới hiện đại mà vấn đề xây dựng công
trình phù hợp tự nhiên ngày càng trở nên quan trọng và đang thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả đương thời thuộc nhiều nước khác nhau
Chẳng hạn ở Nga, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, việc xây
dựng bản đồ sinh thái và Phân vùng Xây dựng cho tồn Liên bang Xơ Viết đã
được thực hiện trong khuôn khổ của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (Hình 1.7.) Các nhà khoa học nước này đã tiến hành những khối lượng công tác rất
lớn để có thể đánh giá toàn điện sự diễn biến của tiểm năng thiên nhiên trên
những vùng đất rộng qua thời gian 20 năm (1960 - 1980)
Người Mỹ và người Nga đều đã nghiên cứu khá sâu về sinh thái nói chung, sinh thái kiến trúc và xây dựng đô thị nói riêng Giáo sư Mỹ Eugene
P Odum khẳng định: “Hiện nay, mọi người đều hiểu sâu sắc tầm quan trọng
của khoa học về môi trường đối với sự nghiệp duy trì và nâng cao trình độ nền văn minh hiện đại Sinh thái học là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của thiên nhiên mà trong đó loài người được xem là một phần
Trang 34các cơ thể sinh vật với môi sinh Sinh thái học nhanh chóng trở thành lĩnh vực khoa học có quan hệ mật thiết với đời sống của mọi người, bất luận là đàn
Ao
ong, dan ba hay con tre” [8]
Khi đề cập đến vấn đề phân vùng, các tác giả Nga cho rằng: “Việc phan vùng lãnh thổ trong kiến trúc xây dựng đô thị được hiểu theo nghĩa rộng và
được tiến hành trên cơ sở sinh thái là một trong những hướng quan trọng nhằm
giải quyết tình trạng sống ngày càng bất lợi đối với con người tại các thành
phố lớn J4]
Các học giả Tây Âu cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng khoa học
sinh thái vào việc phát triển đô thị (Hình 1.8, 1.9)
Sớm nhất là việc khai thác các điều kiện cảnh quan tự nhiên và giá trị văn hoá dân gian địa phương trong các đô thị thời trung cổ Sau đó có thể là
các nghiên cứu ứng dụng của các nhà kiến trúc và đô thị Pháp thời thực dân ở thuộc địa Bắc Phi mà tên gọi của trào lưu này là “Đô thị văn hoá” (tên gọi được đặt sau này trong những năm 70) Đó là các ví dụ quy hoạch và xây dựng
các Thành phố Tưnis (Tunisie) và Cassablanca (Maroc) dựa trên nguyên tắc
thích ứng với điều kiện tự nhiên và văn hoá lịch sử của địa phương Bắc Phi, tác giả là KTS H.Prost Cùng xu hướng này nhưng trong một giới hạn nhất định, KTS Pháp E Hebrard đã có những thành công ở Đông Dương trong
những năm 1925 - 1930
Những năm 1960, nhiều đô thị mới ở châu Âu được thiết kế và xây dựng có chú ý đến các điều kiện tự nhiên và xã hội địa phương, như London
(Anh), Vaudreuil, Marne la Valée, Mirabeau (Pháp), đặc biệt là thành phố
Vaudreuli phía Bắc Pháp được thiết kế và xây dựng như là một ví dụ về đô thị sinh thái hoàn chỉnh
Những nghiên cứu ứng dụng khác do các cơ quan nghiên cứu của Pháp
như ADEME (chuyên nghiên cứu về năng lượng và môi trường xây dựng), GRECO (chuyên nghiên cứu về kiến trúc và khí hậu, môi trường), thành
Trang 35Các nước Asean đã có những nghiên cứu ứng dụng để bảo tồn hệ sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là vấn đề tiết kiệm năng lượng
trong thiết kế - vận hành công trình và quy hoạch các khu dân cư Kế đến là sự quan tâm đến những nét đặc thù kiến trúc đô thị của riêng châu Á Chương trình chỉnh trang lang dé thi (KIP — Kumpung Improvement Program) khdéi đầu ở Jakarta — Indonesia (1960-1970) là một ví dụ điển hình theo hướng bảo tồn, cải tạo và phát triển làng trong đô thị thành làng đô thị — một thành phần
đặc trưng của cấu trúc không gian đô thị của nhiều nước ở Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam
Mặc dù vậy, cho đến nay còn chưa có nhiều sự đầu tư suy nghĩ cho kiến
trúc của khu vực nhiệt đới Đông nam Á này Rất nhiều các công trình được
xây dựng tại đây chỉ đơn giản là sự tái tạo hoặc sao chép các hình mẫu của kiến trúc đương đại phương Tây Người ta muốn sáng tạo theo những hình mẫu đã có từ ngàn xưa, nhưng những hình mẫu đó lại chưa đủ cung cấp cho nhu cầu mới Hậu quả là một số thành phố châu Á ngày nay đã trở nên quốc tế hoá một cách quá đơn điệu Họ đã đánh mất phần lớn các nét đặc thù tạo nên
“ tính Châu Á”, đánh mất sự độc đáo và tính bản địa của địa điểm
Kiến trúc thế kỷ 20 chủ yếu là chủ nghĩa công năng, chủ nghĩa hợp lý,
tiêu chuẩn hoá và kinh tế, dựa vào ưu thế của kỹ thuật Tất cả những điều này đã làm cho cuộc sống trở nên mệt mỏi, nhàm chán và nặng nề Các Kiến trúc sư Châu Á ngày càng nhận thức tầm quan trọng về một nên kiến trúc của riêng
họ, có thể phản ánh trung thực các mục đích và các nét đặc trưng của địa
phương mình Vì vậy đã có rất nhiều nỗ lực tìm kiếm một nền kiến trúc phù
hợp bối cảnh cụ thể và thích hợp với từng địa phương
Trang 37tegen, ad tet come — sin ston 2 sae stew Ss
Raglonal Cemate Lunas of the United Stites
Trang 38Ở Việt nam, chỉ mới gần đây, khi sự mất cân bằng sinh thái và suy
thoái môi trường điễn ra trên phạm vi cả nước đã lên tới mức báo động, khi những trận cháy lớn đã thiêu huỷ hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh có cả triệu năm tuổi, cùng với hàng ngàn loài vật quý hiếm không bao giờ còn trở lại, như ở rừng tràm U Minh năm ngoái (2001), khi các trận lụt thế kỷ đã cuốn trôi hàng vạn ngôi nhà, hàng chục vạn sinh mạng người và động vật, như đã
xây ra ở Tây Bắc, ở Thừa Thiên Huế, ở đồng bằng Nam Bộ mấy năm qua, khi hàng chục bản trường ca đặc sắc đang lần lượt theo hồn các già làng vĩnh viễn
ra đi, hàng ngàn mẫu thêu rực rỡ và hết sức độc đáo, hàng trăm điệu múa đã và đang mai một theo thời gian, khi có khá nhiều đô thị và điểm dân cư đã và
đang xâm hại núi đổi và cảnh quan, khi rất nhiều nhà cửa được xây dựng bị
sao chép, lai tạp, thiếu bản sắc, thì khi đó, một số cơ quan khoa học của chúng
ta mới bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu sinh thái nhân văn
Là một nước nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích (phân đất
liền) là 330.991 km}, trong đó đổi núi chiếm tới ba phần tư lãnh thổ, Việt Nam
có khuôn hình hẹp (nơi rộng nhất khoảng 500km chạy qua Điện Biên - Móng Cái, nơi hẹp nhất đưới 50km cắt ngang Đồng Hới), chạy dài từ khoảng vĩ tuyến 8°30' (nếu tính cả Trường Sa là 7°) đến khoảng vĩ tuyến 23° (gần 16 vĩ độ), cách đường xích đạo không xa và có tới gần một nửa khoảng cách đường biên được bao bọc bởi Biển Đông (3260/8807km) Sự đa đạng về địa hình như vậy đã tạo nên sự đa dạng các vùng khí hậu, các vùng cảnh quan và hệ sinh
thái
Việt nam là đất nước có nhiều phong cảnh tự nhiên thơ mộng và đa dang, được cả người nước ngoài lẫn các thế hệ người Việt nam hết lời ca ngợi Đó là những cánh rừng hùng vĩ Trường Sơn, Tây Nguyên Là những thác đẹp Cao Bàng, Đà Lạt, là những động Phong Nha, Hương Sơn, là những ruộng bậc thang trên biên giới phía Bắc hay những rừng đước dọc sông nước Hậu Giang,
Cà Mau, là những cồn cát Miền Trung hay những bãi biển từ Hạ Long, Sâm