bộ công cụ mầm non

9 399 1
bộ công cụ mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG CỤ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THUỘC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm. Đạt Chưa đạt - Bật bằng hai chân - Tiếp xúc đất thăng bằng, hoặc có loạng choạng rồi lấy được thăng bằng. - Bật xa 50 cm - Bật xa chưa đạt 50 cm Hoặc - Không bật bằng hai chân Hoặc - Tiếp xúc đất không giữ được thăng bằng * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt sàn bằng phẳng, rộng rãi (sân chơi, lớp học). + Trên mặt sàn kẻ hai đường thẳng song song cách nhau 50cm - Tiến hành: + Trẻ đứng ở vạch xuất phát, đầu ngón chân để sát vạch + Theo hiệu lệnh của cô trẻ bật bằng cả hai chân về phía trước. * Quan sát: Thông qua chơi, đi tham quan dã ngoại. Chỉ số 2: Nhảy xuống từ độ cao 40cm Đạt Chưa đạt - Nhảy được ở độ cao 40cm - Hai bàn chân/ hai đầu bàn chân chạm đất/ nhẹ nhàng. - Người thăng bằng/ loạng choạng rồi lấy được thăng bằng. - Chưa đạt được độ cao 40cm Hoặc - Hai bàn chân chạm đất, người không giữ được thăng bằng. * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt sàn bằng phẳng, rộng rãi (sân chơi, lớp học). + Một bục cao hơn mặt đất 40 cm. - Tiến hành: + Trẻ đứng sát mép bục, tay thả xuôi, đầu không cúi. + Theo hiệu lệnh của cô trẻ bật bằng cả hai chân về phía trước. * Quan sát: Thông qua chơi, đi tham quan dã ngoại. Chỉ số 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m Đạt Chưa đạt - Ném/ bắt bóng bằng hai tay. - Không ném, bắt bóng bằng hai tay Hoặc - Luôn ôm bóng vào ngực * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt sàn bằng phẳng, rộng rãi (sân chơi, lớp học). + Vẽ 2 vạch song song cách nhau 4m trên sàn. + Bóng cỡ vừa (15 cm, chất liệu bằng cao su) - Tiến hành: + Cô và trẻ đứng đối diện nhau trong khoảng cách là 4m. + Trẻ đứng tự nhiên, hai bàn chân mở rộng bằng vai, đứng sát một đầu vạch. + Cô ném bóng cho trẻ bắt và đổi lại trẻ ném bóng cô bắt. Cho trẻ làm 3-4 lần. * Quan sát: trong khi trẻ chơi, trong giờ phát triển thể chất. Chỉ số 4: Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất: Đạt Chưa đạt - Trèo lên xuống thang hầu như hoặc luôn đổi chân, phối hợp chân nọ tay kia. - Trèo lên thang ít nhất được 1,5 mét. - Trèo lên, xuống thang không đổi chân hoặc - Trèo lên, xuống thang không phối hợp chân nọ tay kia. * Bài tập: - Chuẩn bị: Thang gỗ hoặc sắt. - Tiến hành: Trẻ đứng trước thang, hai tay cầm dóng (bậc thang) thang ngang ngực, trèo lên/ xuống từng chân luân phiên nhau, trẻ trèo lên khoảng 1,5m rồi bức xuống lần lượt từng gióng thang luân phiên từng chân. * Quan sát: khi chơi, trong cuộc sống hằng ngày khi trẻ trèo lên, xuống cầu thang Chỉ số 5: Tự mặc và cởi được quần áo Đạt Chưa đạt - Cài và mở hết cúc, hai tà áo không bị lệch. - Thường xuyên tự mặc và cởi được quần áo đúng cách, đôi lúc phải có người giúp đỡ. Không cài mở được cúc. Hoặc Không tự mặc và cởi được quần áo * Bài tập: - Chuẩn bị: + Áo cài cúc có ít nhất 4 cúc, quần cài cúc. - Tiến hành: + Cô yêu cầu trẻ mặc áo/ quần và cởi áo/ quần. * Quan sát: trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà và ở trường, trong các góc chơi: gia đình, bế em Chỉ số 6: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ: Đạt Chưa đạt - Thường xuyên cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. - Tự tô màu đều, không chờm ra ngoài không có người giúp đỡ. - Cầm bút không đúng. Hoặc - Tô màu không đều, chờm ra ngoài * Bài tập: - Chuẩn bị: + Giấy khổ A4 có in hình vẽ, bút chì màu hoặc bút sáp. - Tiến hành: + Phát giấy, bút màu. + Trẻ tô trong một khoảng thời gian 5-7 phút (tùy theo kích thước của hình vẽ) * Quan sát: qua hoạt động tạo hình, góc chơi: vẽ, tô màu Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản Đạt Chưa đạt - Thường xuyên đường cắt lượng sát nét vẽ và hầu như không bị rách. - Đường cắt không lượng sát nét vẽ Hoặc - Hình cắt bị rách * Bài tập: - Chuẩn bị: 2 + 1 kéo nhỏ, giấy khổ A4 có in các hình vuông, tròn, tam giác. - Tiến hành: + Trẻ dùng kéo cắt rời các hình vẽ. * Quan sát: qua hoạt động tạo hình, góc chơi: cắt, xé Chỉ số 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn Đạt Chưa đạt - Tự làm không cần người giúp đỡ. - Bôi hồ đều - Các chi tiết không chồng lên nhau. - Dán các hình vào bức tranh phẳng phiu. - Bôi hồ không đều - Các chi tiết dán chồng lên nhau Hoặc - Bức tranh không phẳng phiu * Bài tập: - Chuẩn bị: + 1 tờ giấy trắng để dán, hồ dán. Một số hình cắt sẵn, có thể sử dụng các hình trẻ đã cắt khi thực hiện chỉ số 7. - Tiến hành: + Trẻ bôi hồ và dán các hình vẽ lên tờ giấy. * Quan sát: qua hoạt động tạo hình, chơi Chỉ số 9: Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu Đạt Chưa đạt - Biết đổi chân (đổi chân không phải dừng lại, không cần sự giúp đỡ) khi nhảy 5 bước liên tục. - Đổi chân theo hiệu lệnh - Nhảy lò cò 5-7 bước liên tục về phía trước. - Không biết đổi chân - Không nhảy lò cog 5-7 bước liên tục về phía trước. * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt bằng rộng rãi (sân chơi, lớp học). + Kẽ 1 vạch xuất phát. - Tiến hành: + Cho trẻ đứng trước vạch xuất phát. Cô ra hiệu lệnh để trẻ nhảy, khi trẻ nhảy được 4-5 bước hô ra hiệu lệnh đổi chân. * Quan sát: khi trẻ chơi, trong hoạt động thể chất Chỉ số 10: Đập và bắp được bóng bằng hai tay Đạt Chưa đạt - Đập và bắt được bóng bằng hai tay. - Không ôm bóng vào người - Không đập và bắt được bóng Hoặc - Ôm bóng vào người * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt bằng rộng rãi (sân chơi, lớp học). + Bóng có kích thước 15cm bằng cao su. - Tiến hành: 3 + Trẻ đập bóng xuống sàn, phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nảy lên. + Trẻ vừa đi vừa đập bóng và bắt bóng bằng hai tay. * Quan sát: khi trẻ chơi với bóng Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) Đạt Chưa đạt - Thường xuyên đi trên ghế giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế. - Khi đi mắt nhìn phía trước - Không giữ được thăng bằng khi đi. Mắt không nhìn trước. * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt bằng rộng rãi (sân chơi, lớp học). + Ghế thể dục có kích thước D=2M x R=0,25M x C=0,35m. - Tiến hành: + Trẻ lần lượt đi trên ghế. * Quan sát: khi chơi, khi đi tham quan qua cầu Chỉ số 12: Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây Đạt Chưa đạt - Thường xuyên chạy được đến đích trong khoảng từ 5-7 giây. - Phối hợp chân tay nhịp nhàng - Thường xuyên chạy không đến đích trong khoảng 5-7 giây Hoặc - Khi chạy chân tay không phối hợp chân tay nhịp nhàng. * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt bằng rộng rãi. + Vạch xuất phát và vạch đích, khoảng cách giữa hai vạch là 18m. + Đồng hồ bấm giờ. - Tiến hành: + Cô bấm đồng hồ khi trẻ xuất phát và khi về đến đích. * Quan sát: khi chơi, khi đi tham quan Chỉ số 13: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian Đạt Chưa đạt - Chạy được 150m liên tục - Phối hợp chân tay nhịp nhàng - Chạy với tốc độ chậm, đều - Không chạy được đến đích Hoặc - Khi chạy chân tay không phối hợp nhịp nhàng * Bài tập: - Chuẩn bị: + Mặt bằng rộng rãi. + Vạch xuất phát và vạch đích, khoảng cách giữa hai vạch là 150m. Nếu mặt bằng không cho phép, có thể cho trẻ chạy 2 vòng để đạt được khoảng cách là 150m. 4 - Tiến hành: + Số trẻ tham gia 4-5 trẻ. + Trẻ chạy chậm đến chỗ vạch đích. * Quan sát: khi chơi, khi đi tham quan Chỉ số 14: Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. Chỉ số này không tính kết quả học tập của trẻ Đạt Chưa đạt - Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật…trong khoảng 30 phút. - Thường xuyên giữ được tập trung chú ý và tham gia hoạt động tích cực. - Thường xuyên ngáp vặt, ngủ gật, nằm ra lớp. Hoặc - Thường xuyên làm việc riêng: nói chuyện với bạn, nhìn ra ngoài, nghịch đồ chơi, quay lưng lại cô Hoặc - Không tham gia vào các hoạt động * Bài tập: - Chuẩn bị: + Một câu chuyện, 1 trò chơi. - Tiến hành: + Cô đọc truyện hoặc hướng dẫn trẻ chơi trò chơi. + Trẻ chạy châm đến chỗ vạch đích. * Quan sát: hoạt động học, chơi trong góc xây dựng, tạo hình Chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Đạt Chưa đạt - Thường xuyên tự rửa tay bằng xà phòng hoặc thỉnh thoảng phải cô giáo phải hướng dẫn. - Tay rửa sạch: tay rửa sạch xà phòng. - Chưa tự rửa tay cô giáo phải hướng dẫn. Hoặc - Tay rửa vẫn còn xà phòng * Quan sát: trẻ trước, sau khi ăn, quan sát khi thấy tay trẻ bẩn…trẻ có rửa tay không? Khi rửa trẻ có biết rửa tay không? * Trao đổi với phụ huynh Chỉ số 16: Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày Đạt Chưa đạt - Thường xuyên tự chải răng, rửa mặt hoặc thỉnh thoảng cô giáo phải hướng dẫn. - Không còn xà phòng - Chưa tự rửa tay, rửa mặt Hoặc - Mặt rửa chưa sạch/ còn xà phòng đánh răng * Quan sát: khi trẻ rửa mặt, chải răng hàng ngày * Trao đổi với phụ huynh 5 Chỉ số 17: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp Đạt Chưa đạt - Thường xuyên biết che miệng khi ho, khi ngáp. - Không che miệng khi ho, khi ngáp. * Quan sát: Trẻ hàng ngày * Trao đổi với phụ huynh: Chỉ số 18: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng Đạt Chưa đạt - Tự chải đầu khi bị rối bù không phải để cô giáo nhắc. - Tự chỉnh lại quần, áo khi bị xô, lệch không phải để cô giáo nhắc. - Cô giáo phải nhắc hoặc phải làm giúp khi đầu bị rối bù. Hoặc - Cô giáo phải nhắc hoặc phải làm giúp khi quần áo xô, lệch, tuột cúc. * Quan sát: khi trẻ hàng ngày: sau khi chơi, khi ngủ dậy, trước khi ra về. * Trao đổi với phụ huynh Chỉ số 19: Kể được tên một số thức ăn thường có trong bữa ăn Đạt Chưa đạt - Nói được tên thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. - Biết được thực phẩm đó thuộc nhóm thực phẩm nào (nhóm bột đường, nhóm đạm, béo, vitamin) - Thường xuyên không kể được tên thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Hoặc - Không nói được thực phẩm này thuộc nhóm nào? * Trò chuyện với trẻ trước và sau bữa ăn * Quan sát: qua HĐ học, qua chơi: chơi lô tô dinh dưỡng, chơi nấu ăn, bán hàng * Trao đổi với phụ huynh Chỉ số 20: Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe Đạt Chưa đạt - Tự nhận ra thức ăn có mùi không thơm, có màu lạ biết không ăn được và không ăn. Ví dụ: mùi chua, mùi thiu, mùi tanh, nước canh màu xanh đen. - Không uống nước lã, bia, rượu. - Không nhận ra thức ăn ôi thiu, một số nước uống có hại cho sức khỏe. Hoặc - Ăn thức ăn bị ôi thiu/thức ăn lạ Hoặc - Uống nước lã. * Trò chuyện với trẻ: cô hỏi trẻ hoặc đưa một vài loại thức ăn, nước uống… hỏi trẻ thức ăn nào không ăn được, không uống được? Vì sao? * Quan sát: trong sinh hoạt hàng ngày xem trẻ có không ăn các thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch…không? * Trao đổi với phụ huynh: Cô có thể hỏi cha mẹ trẻ xem ở nhà trẻ có ăn, uống các thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch…không? Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm: Đạt Chưa đạt - Nói được tên một số đồ vật gây nguy - Không gọi được tên đồ vật gây nguy hiểm 6 hiểm (dao nhọn, vật sắc nhọn, chai lọ bằng thủy tinh…) - Tự hoặc có lần người lớn nhắc thì không chơi đồ vật đó. Hoặc - Chơi với đồ vật gây nguy hiểm * Trò chuyện với trẻ: + Cô trò chuyện với trẻ, yêu cầu trẻ kể tên một số đồ vật gây nguy hiểm cho sức khỏe. + Hoặc cô đưa hình vẽ/vật thật trẻ chỉ ra được 3 đồ vật không chơi được và nói được tại sao? * Quan sát: trong sinh hoạt hàng ngày xem trẻ có chơi với những vật gây nguy hiểm không? * Trò chuyện với phụ huynh: Cô có thể hỏi cha mẹ trẻ xem ở nhà trẻ có chơi, nghịch các vật gây nguy hiểm không Chỉ số 22: Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm Đạt Chưa đạt - Hầu như tự nhận ra 3-5 việc làm có thể gây nguy hiểm (chơi với lửa, xăng, điện, vật sắc nhọn…) - Không tham gia vào việc làm gây nguy hiểm - Không nhận ra được việc làm gây nguy hiểm. - Tham gia vào các những việc làm gây nguy hiểm. * Trò chuyện với trẻ: + Cô trò chuyện với trẻ, yêu cầu trẻ kể tên một số việc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. + Cho trẻ xem tranh trẻ chỉ ra việc làm gây nguy hiểm? giải thích vì sao? * Quan sát: trong sinh hoạt hàng ngày xem trẻ biết và không làm những việc nguy hiểm * Trao đổi với phụ huynh: Cô có thể hỏi cha mẹ trẻ xem ở nhà trẻ có biết và không làm những việc nguy hiểm? Chỉ số 23: Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm Đạt Chưa đạt - Tự nhận ra được nơi bẩn, nơi sạch, nơi nguy hiểm (gần ao, hồ, suối, gần bốt điện, gần đường quốc lộ, đường tàu, bãi rác, vũng bùn). - Không chơi ở nơi nguy hiểm. - Không tự nhận ra nơi nguy hiểm, mất vệ sinh. - Chơi ở nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. * Trò chuyện với trẻ: - Chuẩn bị: Tranh ảnh về một số nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. - Trẻ xem tranh, cô có thể hỏi trẻ những chỗ nào không chơi được? Vì sao? * Quan sát: sinh hoạt hàng ngày xem trẻ có chơi ở những nơi bẩn, nguy hiểm không? * Trao đổi với phụ huynh Cô có thể hỏi cha mẹ trẻ xem ở nhà trẻ có ở những nơi bẩn, nguy hiểm không? Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. Đạt Chưa đạt 7 - Không theo khi người lạ rủ. - Không nhận quà của người lạ khi người thân không có mặt. Đi theo khi người lạ rủ Hoặc Nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. Hoặc Che dấu việc nhận quà của người lạ * Tạo tình huống: + Cô đưa ra tình huống với trẻ ví dụ: “Con đang chơi ở sân, có 1 người con chưa quen biết lại gần và cho con 1 gói kẹo. Con sẽ phải làm gì?” hoặc “Con đang chơi ở sân, có một người con chưa quen biết đến rủ con đi chơi? Con có đồng ý đi cùng không?”. * Trao đổi với phụ huynh Cô có thể hỏi cha mẹ trẻ xem ở nhà trẻ có biết không nhận quà và không đi cùng những người lạ khi chưa được người thân cho phép không? Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm Đạt Chưa đạt Biết kêu cứu, gọi người giúp đỡ khi gặp nguy hiểm. Cố gắng thoát khỏi nơi nguy hiểm. Sợ hãi nhưng không biết kêu cứu Hoặc Không cố gắng tìm cách thoát khỏi nơi nguy hiểm. * Trò chuyện với trẻ: + Cô giáo hỏi trẻ xem trẻ sẽ làm gì khi bị một con chó tấn công/hoặc có một người nào đó dọa nạt. * Trao đổi với phụ huynh Cô giáo hỏi bố/mẹ/người thân của trẻ xem: khi con/cháu anh/chị bị ai đó bắt nạt (dọa đánh/lấy đồ cá nhân…) hay bị con chó nhà hàng xóm bất ngờ nhảy sổ ra sủa dữ dội khi cháu đến gần thì lúc đó cháu phản ứng như thế nào?” * Quan sát: QS trẻ trong khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, đi tham quan xem nếu có người trêu chọc, dọa nạt hay bị con vật (chó, ong…) đuổi, tấn công thì trẻ xử trí thế nào. Chỉ số 26: Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc Đạt Chưa đạt - Không đồng tình khi nhìn thấy người nào đó đang hút thuốc lá. Không có phản ứng gì khi lại gần người đang hút thuốc. Hoặc Không có phản ứng gì khi người đang hút thuốc đến gần. * Trò chuyện với trẻ: + Cô giáo hỏi trẻ xem trẻ xem nếu trẻ nhìn thấy bố/chú/ông/người hàng xóm… đang hút thuốc lá thì trẻ sẽ làm gì. * Trao đổi với phụ huynh Cô giáo hỏi phụ huynh xem con/cháu của anh/chị phản ứng như thế nào khi thấy bố/chú/ông/người hàng xóm…đang hút thuốc lá 8 * Quan sát: Trong các dịp tổ chức ngày hội, ngày lễ hoặc sự kiện của nhà trường, của lớp có mời khách tới dự, hoặc khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp, đón trẻ về: Quan sát xem trẻ có phản ứng như thế nào khi thấy người lớn hút thuốc lá. 9 . BỘ CÔNG CỤ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ THUỘC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu. phẩm có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. - Biết được thực phẩm đó thuộc nhóm thực phẩm nào (nhóm bột đường, nhóm đạm, béo, vitamin) - Thường xuyên không kể được tên thực phẩm có trong bữa ăn hàng. nơi nguy hiểm. * Trò chuyện với trẻ: + Cô giáo hỏi trẻ xem trẻ sẽ làm gì khi bị một con chó tấn công/ hoặc có một người nào đó dọa nạt. * Trao đổi với phụ huynh Cô giáo hỏi bố/mẹ/người thân của

Ngày đăng: 09/02/2015, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan