1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài 7: bộ xương

7 585 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN: SOẠN GIÁO ÁN Họ và tên: Lưu Thị Thanh Thư Lớp: Liên thông Sinh –k2b Trường: Đại Học Sư Phạm Hà Nội CHƯƠNG II : VẬN ĐỘNG Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 7 BÀI 7 BỘ XƯƠNG I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. Chỉ ra được một số đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú. - Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo. - Phân biệt được các loại khớp xương. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát tranh(bộ xương người) kênh hình (H7.17.4 SGK tr 24,26), tìm tòi kiến thức (các thành phần chính và vai trò của bộ xương, phân biệt được các loại xương và các loại khớp xương). - phát triển kỹ năng phân tích (thông tin trong SGK kết hợp với thông tin GV cung cấp trả lời các câu hỏi liên hệ thực tế do GV đưa ra), kĩ năng so sánh (bộ xương người với bộ xương thú ), kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ ( thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của GV rút ra kiến thức cho chính mình ). - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực trong thảo luận. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh bộ xương. II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP - Trực quan – Tìm tòi. - Vấn đáp – tìm tòi. - Phương pháp dùng lời. - Thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ: - GV: - Tranh mô hình bộ xương người. - Mô hình, tranh cấu tạo một đốt sống điển hình - HS: đọc trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy cho VD một phản xạ và phân tích phản xạ đó? 3. Bài mới: * Mở bài: -GV: ? Sự vận động ( đi lại, đứng, ngồi, cười, nhai…) của cơ thể có được là nhờ đâu? -HS: trình bày ý kiến. -GV: Sự vận động của cơ thể có được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Nhà cao tầng cần có giá thép đỡ, thân người cùng cần phải nhờ bộ xương làm nòng cốt. Trong cơ thể ta có tất cả 206 xương to nhỏ, hình dạng khác nhau, nhưng khéo léo kết hợp với nhau làm thành hệ thống giá đỡ kiên cố và hoàn chỉnh. Vậy, 206 xương to nhỏ đó được phân biệt với nhau ra sao, nhờ đâu mà có thể khéo léo kết hợp với nhau để tạo thành một bộ xương hoàn chỉnh và bộ xương hoàn chỉnh đó được chia thành mấy phần chính? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bộ xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội Dung - Yêu cầu HS thảo luận nhóm(3’) trả lời câu hỏi: (?) Bộ xương có vai trò gì? - GV nhận xét và chốt kiến thức và mở rộng thêm: Ngoài ra bộ xương còn là nơi dự trữ canxi và các chất khoáng khác. Khung xương không những có tác dụng nâng đỡ mà còn gánh chịu sứ mệnh tạo huyết (từ tủy trong xương). - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Nhóm 1: Bộ xương gồm mấy phần chính? Nêu đặc điểm của mỗi phần? - HS nghiên cứu SGK tr.25 và quan sát hình 7.1 kết hợp với kiến thức đã học ở lớp dưới, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. -Đại diện 1 nhóm trình bày đáp án → nhóm khác nhận xét → HS kết luận - HS tiếp tục nghiên cứu SGK/25. Quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 và mô hình → Thảo luận để trả lời các câu hỏi - Yêu cầu: - Bộ xương có 3 phần chính I. CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG a) Vai trò chính của bộ xương - Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định - Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động - Bảo vệ các nội quan b)Thành phần bộ xương - Bộ xương gồm 3 phần: + Xương đầu: Hộp sọ phát triển Xương mặt nhỏ có lồi cằm + Xương thân: Cột Nhóm 2: Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Sự khác nhau đó là do đâu? Nhóm 3: Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động ở người. Nhóm 4: ?Tại sao xương sống lại toàn những đốt, uốn cong mà không phải là một đoạn dài thẳng như xương ống chân? -Nhận xét tóm tắt kiến thức chuẩn + xương sọ gồm 8 xương ghép lại với nhau tạo hôp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô do ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Lồi cằm liên quan tới các cơ vận động ngôn ngữ. + Xương sống là cột trụ của thân mình, là cột cái của bộ khung xương. Các xương sườn tạo thành lồng ngực, các bắp thịt ngực và bụng đều bám vào xương sống. Tay chân, qua các xương đòn, xương chậu, đều tựa vào cột sống. Cột trụ đó vững vàng và uyển chuyển, nhờ một chồng 33 đốt sống, được đệm giữa bằng những đĩa sống có tính đàn hổi. Các đĩa đệm này có tác dụng chống ma sát và giảm xóc khi đi lại, chạy nhảy… Các dây - +Giống: các thành phần tương ứng với nhau. +khác: về kích thước cấu tạo đại vai đai hông, xương cổ tay, bàn tay, bàn chân +Sự khác nhau đó là do tay thích nghi với quá trình lao động, chân thích nghi với dáng đứng thẳng. -Cột sống cong hình chữ S - Xương tay và chân có các phần tương ứng nhau nhưng phân hoá khác nhau => Phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động - Cột sống mềm dẻo, cử động dễ dàng, duy trì thăng bằng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. sống: có 4 chỗ cong.4 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng. Lồng ngực rộng 2 bên (xương sườn, xương ức) + Xương chi: Đai vai → đai hông Xương tay chân (cánh, ống, bàn, ngón tay; đùi, ống, bàn, ngón chân) chằng và bắp thịt nhỏ bện cho cột sống thêm bền. Cột sống là trung tâm phát đi mọi cử động của thân thể. Nhờ cột sống uốn dẻo mà cơ thể kịp thời duy trì được thế thăng bằng. Cũng như hộp sọ bảo vệ bộ não, cột sống là cái ống xương rắn chắc bảo vệ tuỷ sống từ não nối xuống. Qua các lỗ giữa các đốt sống, tua tủa những hệ thần kinh từ não tuỷ toả ra toàn thân. Hệ thần kinh như một mạng dây điện, đảm bảo thông tin thông suốt, chỉ huy bộ máy cơ thể hoạt động điều hoà. Tuỷ sống là gốc mang bộ rễ thần kinh, phát ra các phản xạ. Vì thế bấm nắn sống lưng gây ra các phản xạ làm giảm đau mãi tận các phủ tạng trong sâu. Và tổn thương cột sống sẽ làm căng cứng bắp thịt, mặt khác một điểm đau ở xa cũng ảnh hưởng đến tư thế cột sống. Ở người khỏe mạnh, sức nặng của thân hình ở tư thế đứng thẳng uốn cột sống thành hình chữ S. Nhưng điều này chỉ thấy khi nhìn nghiêng, còn nếu nhìn trước mặt ta sẽ tưởng như cột sống thẳng băng. Nhờ uống khúc rồng rắn như thế, cột sống trở nên mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu nổi trọng tải lớn, khối lượng vận động nặng.  Hỏi : vì sao trong một ngày chiều cao của cơ thể có thể thay đổi?  Chỉ ra một số đặc điểm - Dựa vào thông tin trong SGK và thông tin GV cung cấp phân tích thảo luận trả lời câu hỏi. tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú? Hoạt động 2: Phân biệt các loại xương - Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK mục II/25, quan sát mô hình bộ xương (?) Có mấy loại xương? Xác định các loại xương đó trên mô hình bộ xương? GV nhận xét và chốt kiến thức: (?) Dựa vào đâu để phân biệt thành 3 loại xương? - HS đọc thông tin SGK, quan sát mô hình sau đó xác định vị trí các loại xương trên mô hình - Đại diện 1 HS lên trình bày đáp án, cả lớp theo dõi và nhận xét - Dựa vào hình dạng, cấu tạo của các xương II. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI XƯƠNG có 3 loại xương: + Xương dài: Hình ống, giữa rỗng chứa tuỷ. VD: xương ống chân…. + Xương ngắn: Ngắn, nhỏ. VD: xương đốt sống …. + Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng. VD: xương bả vai… HOẠT ĐỘNG 3: Các khớp xương Nhờ có khớp xương mà các đầu xương mới có thể tiếp hợp với nhau một cách hoàn hảo, tư chí và thân người mới có thể vận động cong gập lên xuống, vặn sang trái, sang phải…. Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình 7.4 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: (?) khớp xương là gì? (?) Có mấy loại khớp, dựa vào đâu để phân loại khớp xương, nêu đặc điểm của từng loại khớp đó? (?) Vì sao cử động của khớp động và khớp bán động lại khác nhau? - Cá nhân nghiên cứu T.T SGK tr.25, quan sát tranh vẽ - Trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi - Đại diện 1 số nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét - bổ sung → HS nêu kết luận - HS thảo luận để trả lời Yêu cầu chỉ được vị trí 3 loại khớp trên cơ thể, dựa vào mức độ vận động để phân loại khớp, chỉ ra vai III.CÁC KHỚP XƯƠNG - Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. - Có 3 loại khớp: + Khớp động: Cử động dễ dàng (do hai đầu xương có lớp sụn, giữa có dịch khớp, bên ngoài có dây chằng). + Khớp bán động: hạn chế cử động (giữa hai đầu xương có đĩa sụn) + Khớp bất động: không cử động (Các xương gắn chặt = khớp răng cưa) - GV chốt kiến thức: Khớp động: là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp bán động: là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên trò của khớp động và bán động giúp người vận động và lao động khi cơ co không làm khớp cử động. (?) Hãy chỉ trên cơ thể người loại khớp có ở vị trí nào? (?) Ở người loại khớp nào chiếm nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa ntn với hoạt động sống của con người? Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng? Tại sao ở trẻ em dễ uốn lưng, xoạc chân hơn ở người trưởng thành? HS thảo luận theo nhóm  đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác lắng nghe nhận xét. Yêu cầu nêu được: +khớp động:khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi +Khớp bán động: khớp đốt sống, khớp háng… +khớp bất động: xương hộp sọ và một số xương mặt. + Khớp động và bán động nhiều hơn vì chúng giúp ích nhiều cho con người vận động và lao động. Ở trẻ em, các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn 4. Củng cố và đánh giá: GV gọi 2- 3 HS chỉ trên mô hình các phần của bộ xương, các loại xương, các loại khớp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị mỗi nhóm 1 xương đùi ếch (hay x. sườn gà), bao diêm . quan b)Thành phần bộ xương - Bộ xương gồm 3 phần: + Xương đầu: Hộp sọ phát triển Xương mặt nhỏ có lồi cằm + Xương thân: Cột Nhóm 2: Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân?. của bộ xương người so với bộ xương thú? Hoạt động 2: Phân biệt các loại xương - Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK mục II/25, quan sát mô hình bộ xương (?) Có mấy loại xương? Xác định các loại xương. đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú. - Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo. - Phân biệt được các loại khớp xương. 2. Kỹ năng -

Ngày đăng: 09/02/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w