BÀI THU HOẠCH NĂM 2013 Câu hỏi: Qua học tập các Nghị quyết và kết luận Hội nghị lần VI, VII BCHTW Đảng khóa XI trong đó có: -Kết luận về đề án “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đáp ứng
Trang 1BÀI THU HOẠCH NĂM 2013 Câu hỏi:
Qua học tập các Nghị quyết và kết luận Hội nghị lần VI, VII BCHTW Đảng khóa
XI trong đó có:
-Kết luận về đề án “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu CN hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế (KL số 51-KL/TW ngày 29-10-2012)
-NQ số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 về”Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT”
Anh/chị hãy trình bày những nhận thức sâu sắc nhất đ/v các ND trên và vận dụng vào thực tiễn công tác, cuộc sống như thế nào ?
-Kết luận về đề án “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu CN hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế (KL số 51-KL/TW ngày 29-10-2012)
Ban Chấp hành TW đã thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều ý kiến về Đề án "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"
Trung ương đã chỉ ra sau 16 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương XI, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực có hạn, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là của đội ngũ nhà giáo, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đã thu được những thành tựu rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài
Tuy nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về chất lượng giáo dục - đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo nguồn lực, động lực cho phát triển
Để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, nước ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh dựa nhiều hơn vào yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) và kinh tế tri thức Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại toàn cầu hoá, phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đòi hỏi và cũng tạo điều kiện để nước
ta đẩy mạnh toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
Những kết quả, thành tựu đã đạt được về quy mô, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có cũng cho phép chúng ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới, cao hơn về chất
Đó chính là lý do giải thích vì sao Đại hội XI của Đảng đề ra chủ trương phải đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo
Trung ương chỉ ra phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề
Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc một cách thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp Trước mắt, cần tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX và các kết luận, quyết định của Bộ Chính trị, chỉ đạo triển khai thực hiện thật tốt Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 theo Kết luận của Hội nghị lần này
-Những nhận thức sâu sắc nhất của bản thân:
Trang 2- Theo tôi, trước hết, mỗi cán bộ, Đảng viên phải tự nghiêm khắc với bản thân, tự kiểm điểm hoạt động cá nhân mỗi ngày, để nhìn nhận lại việc tốt xấu , từ đó nâng cao phẩm chất con người
- Trong Chi bộ Đảng cần phải rà soát lại việc thực hiện các phương thức, nguyên tắc của Đảng như: Phê bình và tự phê bình, cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo, đoàn kết trong Đảng Đồng thời cần phát huy cao hơn nữa vai trò làm chủ và trách nhiệm của Đảng viên; tăng cường chất vấn trong Đảng Luôn lấy việc phê bình và tự phê bình để góp phần xây dựng Chi bộ thật sự “Trong sạch, vững mạnh”
- Phải phát huy được vai trò của nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng chứ không chỉ
là giám sát Cần coi tiếng nói của nhân dân, của giáo viên, của phụ huynh học sinh và học sinh là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ Nếu chúng ta không có cơ chế, không tạo điều kiện để nhân dân, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh có tiếng nói tham gia xây dựng Đảng của mình thì làm sao Đảng mạnh được Chính vì vậy, Đảng phải tạo điều kiện, khuyến khích nhân dân, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh tham gia
- Phải gắn Nghị quyết với sinh hoạt của chi bộ, căn cứ vào quan điểm chỉ đạo, nội dung, nhiệm vụ, phương châm, giải pháp của Nghị quyết mà chi bộ xây dựng nội dung hoạt động của mình như thế nào cho phù hợp
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các kỳ họp do Đảng Uỷ, UBND Phường tổ chức Thẳng thắn đóng góp với tinh thần góp ý xây dựng để cùng tiến bộ
- Thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cụ thể như việc chi tiêu tiết kiệm, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh Thực hiện tốt đoàn kết nội bộ vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Luôn là tấm gương sáng cho các bạn đồng nghiệp và học sinh noi theo
- Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình
- Tích cực thực hiện cải cách lế lối làm việc Đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể, vừa phải phát huy vai trò cá nhân người đứng đầu; khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng
Tôi tin tưởng, với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh đồng tình, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết này, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh
-NQ số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 về”Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT”.Nhận thức và suy nghĩ của bản thân:
Mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường Đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu
về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực
Về ứng phó với BĐKH: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát
BĐKH của các cơ quan chuyên môn Hình thành ý thức xã hội chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010
Về quản lý tài nguyên: Đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên
quan trọng trên đất liền Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền
Trang 3vững các nguồn tài nguyên quốc gia Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt và tài nguyên rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên một đơn vị GDP Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha đất chuyên trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật Hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp; giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP
Về bảo vệ môi trường: Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu huỷ, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh Nâng cao chất lượng môi trường không khí đô thị, khu đông dân cư Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết cũng đưa ra các nhóm giải pháp chủ
yếu: Một là, tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình
thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Ba là, tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường Bốn là, đổi mới, hoàn thiện cơ
chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Đến năm 2020 xoá bỏ các cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hoá thạch; thực hiện bù giá 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ chất
thải Năm là, coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường
Hồng Châu, ngày 2 tháng 8 năm 2013
Người viết
Vũ Ngọc Nam