1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án bài 19 sinh 10

7 4,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Tuần: 03 Ngày dạy: 21/01/2013 Lớp dạy: 10C 8 Tiết PPCT: 21 Ngày soạn: 18/01/2013 GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Tên bài dạy Bài 19. Giảm phân Họ tên SV: Trần Ánh Loan MSSV: DSB091064 Ngành: Sư phạm Sinh học Trường TTSP: THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lớp TTSP: 10C 8 GVHD: Võ Thị Kim Loan BÀI 19. GIẢM PHÂN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, HS phải 1. Kiến thức - Mô tả được đặc điểm của các kì trong quá trình giảm phân I và giảm phân II - Trình bày được diễn biến chính ở kì đầu của giảm phân I - Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân - Giải thích được tại sao quá trình giảm phân tạo ra được nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST. - So sánh được giảm phân với nguyên phân Trọng tâm - Trình bày được diễn biến và đặc điểm chính lần phân bào I của giảm phân 2. Kỹ năng - KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - KN lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng. - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động chính diễn ra trong các kì của quá trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình giảm phân đối với sinh vật. - KN quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Nhận thức đúng những trường hợp con khác bố mẹ - Nhận thức được việc tạo các giao tử để duy trì nòi giống trong quá trình sinh sản ở vật nuôi cũng như ở người. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: thụ phấn chéo cho cây, giải thích những hiện tượng về cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Máy chiếu - Tranh vẽ minh họa các kì của quá trình giảm phân như hình 19.1 và 19.2 SGK - Phiếu học tập + PHT số 01. Tìm hiểu Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của quá trình giảm phân Các kì Những diễn biến cơ bản SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 1 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối + PHT số 02. So sánh nguyên phân và giảm phân Điểm phân biệt Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào tham gia Số lần phân bào Hoạt động NST Kết quả 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài 19 sách giáo khoa - GSK và dụng cụ học tập - Xem trước bài mới, tìm hiểu đặc điểm của quá trình giảm phân, so sánh nguyên phân và giảm phân. - Phiếu học tập của nhóm và hoàn thành phiếu học tập về nhà. - GSK và dụng cụ học tập III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Trực quan – tìm tòi. - Vấn đáp – tìm tòi. - Thảo luận nhóm - Diễn giảng nêu vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (4p) - Chu kỳ tế bào gồm những giai đoạn nào? Đặc điểm của mỗi giai đoạn - Nguyên phân trải qua mấy kỳ? Trình bày đặc điểm của các kỳ. 3. Giảng bài mới (35p) Mở bài: Ở loài giao phối, thông qua sinh sản làm xuất hiện thế hệ con mang nhiều đặc điểm khác bố mẹ gọi là biến dị tổ hợp. Theo em, trường hợp này xảy ra ở hình thức nào của phân bào? Hoạt động 1: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của giảm phân (28p) Mục tiêu - Biết được các thuật ngữ NST kép, cặp NST kép tương đồng - Mô tả được đặc điểm của các kì trong quá trình giảm phân I và giảm phân II - Trình bày được diễn biến chính ở kì đầu của giảm phân I - Biết được hiện tượng thế nào là hiện tượng trao đổi chéo - Giải thích được tại sao giảm phân lại tạo ra được các tế bào con với số lượng NST giảm đi ½ Cách tiến hành TỔ CHỨC GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG GV: Em hiểu như thế nào là (sự HS: Suy nghĩ và trả lời I. QUÁ TRÌNH GIẢM SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 2 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB phân bào giảm nhiễm) giảm phân? (Giảm phân là sự phân chia tế bào, 1 tế bào mẹ 2n → 4 tế bào n NST) GV: hỏi - Giảm phân xảy ra ở loại TB nào? - GP gồm mấy lần phân bào? Mỗi lần phân bào gồm mấy kì, là những kì nào? GV: Nhận xét và giúp HS biết được các thuật ngữ: NST kép, cặp NST kép tương đồng Tranh hình 19.1 – SGK GV: Em hãy nêu đặc điểm các kỳ của giảm phân I? GV: Phát phiếu học tập cho HS thảo luận. (PHT số 01 – Nội dung phần GP I) GV: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Sau đó GV hướng dẫn từng kỳ trong quá trình giảm phân I. Trong đó giáo viên làm rõ hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu giảm phân I GV: Kết thúc giảm phân I tạo được bao nhiêu tế bào và bộ NST của tế bào là như thế nào? (tạo được 2 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa và ở dạng kép) GV: Nhận xét Chuyển sang Tìm hiểu giảm phân 2. Tranh hình 19.1, 19.2 – SGK GV: Quá trình giảm phân II diễn ra như thế nào? (đặc điểm của quá trình giảm phân II trải qua các kỳ giống như quá trình nguyên phân) GV: Nhận xét và y/ c: Em hãy nêu kết quả của quá trình giảm phân? (từ 1 tế bào có 2n NST qua phân chia giảm phân cho ra 4 tế bào có n NST) GV: Cho HS trao đổi và trả lời câu hỏi lệnh trang 78 – SGK? (kỳ giữa của GP1 các NST kép không HS: Suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Quan sát, lắng nghe, ghi chú HS: Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập HS: Lắng nghe, quan sát và ghi nhận HS: Đọc thông tin SGK suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Trao đổi và trả lời HS: Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời HS: Suy nghĩ và trả lời PHÂN: Nội dung phiếu học tập số 01 * Kết quả của quá trình giảm phân 1 TB mẹ (2n) 4 TB con (n) * Sự hình thành giao tử - Ở Động vật + Quá trình phát sinh giao tử đực 4 tế bào con (n)  4 tinh trùng (n) + Quá trình phát sinh giao tử cái 4 tế bào con (n)  1 tế bào trứng (n) và 3 thể định hướng (n) (không tham gia vào quá trình sinh sản) - Ở thực vật Các tế bào con trải qua một số lần phân bào hình thành hạt phấn và túi phôi SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 3 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB tách mà trượt về mỗi cực nên cuối GP1 tế bào chứa bộ NST đơn kép và kỳ trung gian GP2 các NST không nhân đôi và tách nhau thành NST đơn về mỗi tế bào) GV: Giảng cho HS hiểu được quá trình tạo giao tử đực, cái trong quá trình giảm phân diễn ra như thế nào và có vai trò gì. - 1TB sinh dục đực (2n) → GP → 4 tinh tử → 4 tinh trùng (n – thụ tinh). - 1TB sinh dục cái (2n) → GP → 1 trứng (n – thụ tinh) + 3 thể định hướng (n – tiêu biến). GV: Cho hs thảo luận nhanh hoàn thành PHT số 02. So sánh nguyên phân và giảm phân trong 2 phút Điểm phân biệt Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào tham gia Số lần phân bào Hoạt động NST Kết quả GV: Có thể nêu 1 số câu hỏi cho HS trả lời 1/. Tại sao sau khi nhân đôi các NST lại dính nhau ở tâm động không tách nhau? (giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho tế bào con) 2/. Tại sao các NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia? ( để cho NST dễ phân ly và không bị rối) GV: Nhận xét và khái quát lại nội dung HS: Lắng nghe, ghi chú HS: Thảo luận nhanh và hoàn thành PHT HS: Suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu những diễn biến của quá trình giảm phân. Vậy, quá trình giảm phân có ý nghĩa gì đối với những loài sinh sản hữu tính? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần II. Ý nghĩa củ quá trình giảm phân Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân (7p) SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 4 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Mục tiêu - Nếu được ý nghĩa của quá trình giảm phân - Cho được ví dụ thực tế Cách tiến hành TỔ CHỨC GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG GV: Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: 1/. Nếu không có quá trình giảm phân thì bộ NST của mỗi loài sau mỗi thế hệ sẽ như thế nào? (bộ NST tăng lên về số lượng sao mỗi lần thụ tinh) 2/. Tại sao nói giảm phân là hình thức phân bào tiến hoá nhất? (cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc) 3/. Trong sản xuất con người đã ứng dụng điều này như thế nào? GV: nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS GV: Vậy, quá trình giảm phân có ý nghĩa gì cho sinh vật và cho sinh giới? GV: Nhận xét giúp HS hoàn thiện kiến thức GV: Khái quát lại kiến thức. HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Suy nghĩ và trả lời HS: Lắng nghe và ghi chú HS: Lắng nghe II. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN * Về mặt sinh học + Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục. + Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế đảm bảo duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài SSHT. * Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống. 4. Củng cố (4p) Câu 1: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng xảy ra ở A. kì đầu giảm phân I B. kì giữa giảm phân I C. kì cuối giảm phân I D. kì đầu giảm phân II Câu 2: Kế quả lần phân bào I tạo ra 2 tế bào trong đó mỗi tế bào con chứa A. n NST đơn B. n NST kép C. 2n NST đơn D. 2n NST kép Câu 3: Kế quả sau 2 lần phân bào của giảm phân từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo nên A. 2 tế bào con B. 4 tế bào con C. 6 tế bào con D. 8 tế bào con Câu 4: Cơ chế duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính là A. quá trình nguyên phân SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 5 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB B. quá trình giảm phân C. quá trình thụ tinh D. cả A, B và C Câu 5: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng B. đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín C. đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể D. cả A, B và C Câu 6: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là A. không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể B. các nhiếm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ C. các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi kì D. có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể Đáp án: 1A 2B 3A 4D 5C 6A 5. Dặn dò (1p) - Hoàn chỉnh lại phiếu học tập: phân biệt nguyên phân và giảm phân. - Học thuộc bài - Trả lời các câu hỏi cuối bài SGK trang 80 - Đọc mục em có biết SGK trang 80 - Xem trước bài mới, tìm hiểu kỹ qui trình thực hiện tiêu bản rễ hành để quan sát trên kính hiển vi. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP PHT số 01 Các kì Những diễn biến cơ bản Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu - Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra sự trao đổi đoạn các NST - Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại - Màng nhân và nhân con dần tiêu biến - Thoi vô sắc hình thành - Không xảy ra tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng. - NST ở trạng thái co xoắn - Màng nhân và nhân con dần tiêu biến - Thoi vô sắc hình thành Kì giữa - NST kép co xoắn cực đại - Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. - NST co xoắn cực đại - Các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo Kì sau - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào. - Mỗi NST tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào Kì - Các NST kép dãn xoắn. - Màng nhân và nhân con dần xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến - NST dãn xoắn - Màng nhân và nhân con dần xuất hiện - Thoi phân bào tiêu biến SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 6 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB cuối Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa Tế bào chất phân chia tạo 4 tế bào con có bộ NST bằng 1 nửa tế bào mẹ PHT số 02 Điểm phân biệt Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào tham gia TB sinh dưỡng TB sinh dục chín Số lần phân bào 1 lần phân bào 2 lần phân bào liên tiếp Hoạt động NST - Không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo NST - NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo NST trong kì đầu GP I - NST kép trong kì giữa I tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kết quả 1 TB mẹ 2n -> 2 TB con 2n 1 TB mẹ 2n -> 4 TB con n GVHD giảng dạy duyệt Người soạn Võ Thị Kim Loan Trần Ánh Loan SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 7 . Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Tuần: 03 Ngày dạy: 21/01/2013 Lớp dạy: 10C 8 Tiết PPCT: 21 Ngày soạn: 18/01/2013 GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY Tên bài dạy Bài 19. Giảm phân Họ tên SV: Trần Ánh Loan. biến cơ bản SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 1 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối + PHT số 02. So sánh nguyên phân và giảm. 4: Cơ chế duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính là A. quá trình nguyên phân SVTT: Trần Ánh Loan. Lớp: DH10B 5 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Giáo án sinh học 10CB B. quá trình giảm phân C. quá

Ngày đăng: 08/02/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w