1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BƯA ĂN

18 466 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 9,72 MB

Nội dung

BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT” I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội Do đó giáo dục thể chất là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất vì sức khỏe là vốn quí nhất và có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặt biệt với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần và cũng rất dễ bị phát triễn lệch lạc, mất cân đối Vì thế trẻ chỉ có thể phát triển mạnh hoàn thiện tốt khi được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý và khoa học Để làm được điều trên thì giáo dục thể chất trong trường mầm non cần thực hiện những nội dung sau: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, giáo dục cho trẻ những thói quen vệ sinh, tổ chức cho trẻ ăn ngủ phù hợp, tổ chức chế độ sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi mà một trong những nội dung giáo dục thể chất cho trẻ đó là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ thể trẻ lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh, đòi hỏi khẩu phần ăn đầy đủ về chất lượng và số lượng. Ở trường mầm non mẫu giáo trẻ thường được ăn 2 bữa là bữa trưa và bữa xế, trong đó bữa trưa là quan trọng nhất. Thông qua bữa ăn trưa trẻ được bù đắp những năng lượng đã bị tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia các hoạt động tiếp theo. Vì vậy tổ chứa bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Trên thực tế việc chăm sóc bữa ăn trưa cho trẻ ở các trường mầm non còn rất nhiều vấn đề tranh cãi. Vì ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. Vậy mà nhiều ông bố, bà mẹ vẫn phàn nàn rằng “Không hiểu sao con mình vẫn được ăn uống nhiều của ngon, vật lạ mà bé vẫn gầy yếu hoặc biếng ăn, kén ăn….” Chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là hợp lý là khoa học tôi chắc rằng nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn chưa hiểu hết Trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất đa dạng. Do đó nếu giáo viên mẫu giáo không nắm bắt tốt các nội dung giáo dục dinh dưỡng như: Nhu cầu dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chăm sóc trẻ và nắm được những nguyên nhân gây nên sự biến ăn, chán ăn, sợ ăn, ăn không thích thú của trẻ để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục cho bữa ăn có kết quả: Trẻ hứng thú ăn, ăn ngon miệng, ăn được tất cả các món ăn bổ dưỡng ở trường, ăn uống hợp vệ sinh đúng giờ giấc Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải làm sao để có được những phương pháp và hình thức tổ chức mới nào để kích thích sự hứng thú, hào hứng nhằm nâng cao hiệu quả bữa ăn, góp phần giúp trẻ ăn ngon miệng hấp thụ đầy đủ hết Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 1 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT các chất dinh dưỡng trong bữa ăn có sức khỏe thật tốt Không gì khác hơn là “Tạo hứng thú trong các bữa ăn cho các cháu”. Từ đó tôi đã mạnh dạn đầu tư và chọn nghiên cứu viết về đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi ăn ngon miệng, hết suất” cho các cháu lớp tôi II.THỰC TRANG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi : - Tôi được dạy ở trường Mẫu giáo An Bình có môi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia đủ điều kiện về yêu cầu cơ sở vật chất môi trường cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh…. - Trường trang bị thiết bị hiện đại: bếp một chiều, nhà bếp rộng rãi thoáng mát có đầy đủ tiện nghi vệ sinh an toàn thực phẩm, lò hấp cơm, tủ lạnh đựng thức ăn sống, chín riêng…Lớp học có chổ ăn ngủ riêng thuận tiện cho sinh hoạt của các cháu , đội ngũ cấp dưỡng có kiến thức, tay nghề kinh nghiệm về dinh dưỡng chế biến các món ăn - Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy chăm sóc cháu nhiều năm có kinh nghiệm về giảng dạy chăm sóc cháu, bên cạnh đó được sự quan tâm giúp đỡ từ Ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp khi thực hiện đề tài này. - Giáo viên lớp Đại học mầm non được Ban giám hiệu tạo điều kiện học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn: Nghiệp vụ hè hàng năm, học các lớp về dinh dưỡng an toàn thực phẩm, chuyên đề chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, môi trường cho trẻ từ 0 – 6 tuổi…. - Nhà trường đã phân trẻ theo đúng độ tuổi nên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đứng lớp trong quá trình giảng dạy chăm sóc 2. Khó khăn : - Số cháu 48 hơi đông so với diện tích lớp học, bàn ăn cháu bố trí hơi chật và cô đi lại bao quát trong giờ ăn của trẻ còn hạn chế - Còn một số cháu không qua lớp mầm nên nề nếp ăn uống vệ sinh còn hạn chế, giờ ăn nói chuyện, chưa có ý thức trong khi ăn, chưa biết tự phục vụ bản thân, chưa tự xúc ăn - Nhận thức của cha mẹ các cháu không đồng đều, một số cha mẹ ít quan tâm đến việc ăn uống vệ sinh của con cái, họ nghĩ “Con đòi ăn gì thì cho ăn không cần giờ giấc” Họ ít quan tâm đến chế độ ăn, dinh dưỡng trong các món ăn. Do đó số trẻ biếng ăn, ăn ngậm cơm, suy dinh dưỡng, béo phì vẫn còn… Nên có trẻ chưa hứng thú trong bữa ăn, ăn không ngon miệng. Dẫn đến sự hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể trong các bữa ăn cho trẻ hạn chế. Do đó vẫn còn trẻ nhẹ cân hơn tuổi Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 2 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT Bữa ăn trưa của trẻ chồi 1 trường Mẫu giáo An Bình 3. Số liệu thống kê: - Số liệu thống kê này được thực hiện trên 48 cháu lớp Chồi 1. Trường mẫu giáo An Bình Thị xã Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai trước khi thực hiện “Một số biện pháp tạo hứng thú trong bữa ăn cho trẻ” NỘI DUNG SỐ LIỆU TRƯỚC KHI TẠO HỨNG THÚ BỮA ĂN CHO TRẺ Số trẻ Tỉ lệ 1. Trẻ biết tham gia phụ cô chuẩn bị bữa ăn 22/48 45,83% 2. Trẻ có những thói quen tốt trong bữa ăn, biết tự mút ăn gọn gàng 30/48 62,50% 3. Trẻ hào hứng vào bữa ăn, ăn ngon miệng không kén chọn 25/48 52,08% 4. Thời gian trẻ ăn hết khẩu phần ăn từ 20 – 30 phút 28/48 58,33% 5. Trẻ ăn hết khẩu phần ăn 38/48 79,17% Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 3 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta biết “Ăn uống là một trong các bản năng quan trọng nhất của con người và các loài động vật khác”. Ăn uống cần thiết cho sức khỏe của con người. Nhờ các phát hiện của dinh dưỡng học, người ta biết trong các thức ăn có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể con người đó là protein, lopit, gluxit, vitamin, chất khoáng và nước sự thiếu hụt một trong các chất khoáng này có thể gây nên bệnh tật thậm chí chết người - “Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người”. Bởi thế trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức chế độ ăn uống hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, nó còn đảm bảo sự sống, sự phát triển của tất cả các tế bào trong cơ thể trẻ Vì thế chẳng có một tế bào nào trong cơ thể dám từ chối thức ăn. Không những thế thức ăn còn cung cấp những chất cần thiết để cơ thể lớn lên và phát triển. Từ bào thai lớn lên thành em bé rồi thành người lớn, không thể trông cậy gì khác ngoài thức ăn. Nói chung tất cả các cơ quan trong cơ thể đều nhờ đến thức ăn để tồn tại và phát triển Hoạt động của cơ quan tiêu hóa phụ thuộc vào sự muốn ăn của cơ thể. Cảm giác muốn ăn có liên quan đến sự hưng phấn của các trung khu thần kinh diều khiển ăn uống của não bộ, từ đó có liên quan đến sự tăng cường các phản xạ ăn uống. Vì vậy nếu ta không muốn ăn thì dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít, thức ăn sẽ tiêu hóa chậm hơn và ít hiệu quả hơn Để trẻ có cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng thì điều trước tiên của chúng ta là thành lập cho trẻ phản xạ ăn uống có điều kiện, phụ thuộc vào sự ngon miệng của trẻ, nghĩa là phụ thuộc vào sự hưng phấn của trung khu thần kinh ăn uống. (Ví dụ: Cho trẻ ăn kẹo trước bữa ăn thì sự ngon miệng bị hạ thấp theo cơ chế phản xạ). Như vậy muốn tạo cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng của trẻ thì cần phải hình thành những thói quen ăn uống và đặc biệt cần hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giấc theo chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non. Khi thói quen đã có thì chỉ cần đến giờ ăn quen thuộc các cơ quan tiêu hóa bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. Khi đó trẻ có cảm giác muốn ăn và khi được ăn sẽ ngon miệng, đồng thời thức ăn sẽ được tiêu hóa nhanh hấp thu tốt. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào: Phòng ăn sạch sẽ, cách bố trí trên bàn ăn cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra cảm giác muốn ăn của cơ thể ( Khi vào một phòng ăn thoáng mát, sạch sẽ, được ngồi ăn trên bàn ghế sạch đẹp người ta sẽ có cảm giác muốn ăn và khi ăn rất ngon miệng ). Ngoài ra các dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa sạch sẽ, vệ sinh cũng giúp ta ăn uống ngon miệng hơn Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 4 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT Mặt khác cách chế biến các món ăn, mùi thơm, màu sắc của thức ăn sẽ kích thích dịch tiêu hóa. Ví dụ: Cũng là tô canh súp được nấu rất thơm ngon, khi ta múc ra tô nhìn thấy rõ các màu sắc bên trong của tô súp nào là màu cảm của cà rốt, màu vàng của khoai tây, màu xanh của đậu ve, màu đỏ của củ dzền và màu nâu thịt bầm làm cho tô súp thêm hấp dẫn, cộng với lời giới thiệu món ăn đầy thu hút của cô làm cho trẻ hay ngay bản thân chúng ta cũng sẽ muốn ăn ngay. Nhưng nếu chúng ta múc canh ra không chú ý đến màu sắc, cách giới thiệu thì cảm giác muốn ăn sẽ giảm đi và ăn không thấy ngon miệng bằng Nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo nên Tôi đi sâu vào nghiên cứu kỹ đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi ăn ngon miệng, hết suất” của lớp tôi vào chương trình giảng dạy chăm sóc trẻ. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Để giúp trẻ hứng thú trong bữa ăn, có cảm giác ăn ngon miệng, hết suất. Tôi đã suy “Phải làm sao để tạo cho trẻ lớp tôi có thói quen ăn uống giờ giấc để đến giờ ăn là các cháu có ý thức ăn tốt, hứng thú ăn và ăn ngon miệng” và tôi đã tìm ra một số nội dung như: - Nắm bắt những kiến thức trong việc chăm sóc bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ và dạy trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe - Dạy trẻ biết thực hiện tốt kỹ năng sống trong ăn uống như: Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt (Tự rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, tự xúc ăn gọn gàng và tự đánh răng sau khi ăn xong ), có hành vi thói quen tốt ( Mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn uống vệ sinh ho ngáp hắc hơi biết lấy tay che miệng ) - Lòng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động trong ngày của trẻ - Thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày ở lớp “Giờ nào việc nấy”: Tập cho trẻ vệ sinh, ăn uống, ngủ đúng giờ giấc - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý: Chuẩn bị giờ ăn, bố trí chổ ăn cho trẻ - Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn kích thích sự thèm ăn của trẻ. - Công tác tuyên truyền với phụ huynh: * Biện pháp 1 : Bổ sung kiến thức về dinh dưỡng cho cô và trẻ * Đối với cô: - Tham gia đầy đủ các đợt học bồi dưỡng nghiệp vụ hè hàng năm về công tác chăm sóc giáo dục trong chương trình mầm non mới theo khoa học, chú ý các chuyên đề dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của trẻ. Xác định Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 5 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy chăm sóc về dinh dưỡng cho các cháu là nhiệm vụ của giáo viên - Tự tìm hiểu, nghiên cứu để biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi, biết một khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ và hợp lý, biết các nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn, biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương để có những kiến nghị phù hợp với Ban giám hiệu nhà trường trong chế độ ăn của trẻ - Biết cách chăm sóc những trẻ biếng ăn, ăn yếu không ép dọa trẻ làm cho trẻ sợ mà bằng tình thương, lời nói động viên để trẻ thích ăn, ăn hết suất - Giáo viên phải hiểu biết rõ những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm để dạy và hướng dẫn cho trẻ thực hiện tốt - Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trọng, hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trọng - Bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi cách trang trí bàn ăn, tên gọi của các món ăn, các chất, lợi ích của bữa ăn, món ăn để giới thiệu sao cho hấp dẫn tạo cảm giác muốn ăn của trẻ khi nghe cô nói * Đối với trẻ: - Dạy cho trẻ biết các nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn, biết các thực phẩm trong món ăn, bữa ăn trẻ thường được ăn để trẻ biết được 4 nhóm thực phẩm chính cần cho cơ thể (đạm, béo, bột đường, vitamin và chất khoáng), biết cần phải ăn uống những thực phẩm tươi sạch mới tốt cho sức khỏe Thông qua các chủ đề học ( bản thân, gia đình, thực vật, động vật ) và qua những giờ học dinh dưỡng, giờ chơi góc, phụ mẹ nấu ăn ở nhà, trẻ hiểu biết được các nhóm thực phẩm nấu ăn hàng ngày - Dạy cho trẻ hiểu được “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” biết được cần được ăn uống để sống, để phát triển, để làm việc, học tập và vui chơi hiểu biết tốt về dinh dưỡng trẻ biết ăn uống vệ sinh, ăn đầy đủ chất, ăn nhiều loại thức ăn, không kén chọn thức ăn, ăn hết suất Ví dụ: Cô cho trẻ xem những hình ảnh quá trình lớn lên của bé (bé mới đẻ, bé mới biết ngồi, bé biết đi, bé lớn trò chuyện với trẻ về những thức ăn của bé Nhờ được chăm sóc ăn uống đầy đủ các chất mà bé lớn lên và khỏe mạnh Từ những hiểu biết kiến thức về dinh dưỡng trẻ có ý thức đến việc ăn uống của mình trẻ ăn uống không còn kén chọn, không còn kén ăn, ăn chậm hoặc bỏ thừa * Biện pháp 2: Lòng ghép giáo dục dinh dưỡng (ăn uống) vào các hoạt động trong ngày của trẻ a. Trò chuyện với trẻ: Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 6 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT Để giúp trẻ hiểu biết nhiều về dinh dưỡng (ăn uống) chúng ta không những giáo dục dạy cho trẻ biết trong giờ ăn, giờ học mà còn trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi trong giờ đón, giờ chơi, giờ về hay lúc ngồi chơi với trẻ Ví dụ: Trong giờ hoạt trò chuyện đón trẻ cô hỏi sáng mẹ cho con ăn món gì? Kể cô nghe? Món đó có những gì? Con ăn hết không? b. Trong giờ học (Chủ đề bản thân, gia đình, thực vật, động vật) - Qua học tập chủ đề bản thân “ Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” trẻ biết được cần được ăn uống để sống, để phát triển, để làm việc, học tập và vui chơi hiểu biết tốt về dinh dưỡng trẻ biết ăn uống vệ sinh, ăn đầy đủ chất, ăn nhiều loại thức ăn, ăn hết suất, không kén chọn thức ăn Ví dụ1: Lồng ghép dinh dưỡng trong tiết khám phá chủ đề “Bé cần gì để lớn lên khỏe mạnh qua trò chơi “Chọn thực phẩm cho bé” – Qua các hình ảnh lớn lên của bé trẻ biết gọi tên thực phẩm cần cho bé, tên nhóm thực phẩm Sữa Bột Cháo Cơm Ví dụ 2: Trong trò chơi dinh dưỡng trên máy tính cô cho trẻ lên lick chọn những thực phẩm theo đúng nhóm hay lick chọn những thực phẩm cần cho món “Canh súp mẹ nấu” trẻ nhìn các rau củ thịch trong tô canh để lick chọn những thực phẩm ở ngoài lên cho đúng Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 7 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT Hình bài tập Hình bài tập bé làm c. Dạo chơi ngoài trời: Ví dụ: Trong hoạt động ngoài trời trẻ được cô dẫn đi tham quan khu vực bếp xem các bác cấp dưỡng vệ sinh thực phẩm, chế biến thực phẩm và ngửi được những mùì thơm món ăn mình sắp ăn, các thực phẩm nấu món ăn hôm nay mình sẽ được ăn Cảnh tham quan nhà bếp d. Trong vui chơi của trẻ: - Chơi là hoạt động trẻ được thể hiện hết khả năng, kiến thức hiểu biết của mình vào trò chơi, vai chơi và chơi cũng thể hiện hết kết quả hiểu biết của trẻ * Chơi phân vai “ Nấu ăn – Cửa hàng ăn uống” - Trong trò chơi này trẻ đóng vai người lớn đi chợ mua thức ăn cần nấu, biết cách sơ chế thức ăn, nấu ăn và chuẩn bị, tổ chức bữa ăn cho gia đình Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 8 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT (cảnh góc chơi gia đình) Qua vui chơi các cháu có ý thức hơn về ăn uống, hào hứng trong giờ ăn, ăn hết các món ăn mình vừa nấu không kén chọn, có những hiểu biết kiến thức dinh dưỡng về các món ăn từ đó cháu không còn kén chọn món ăn, không bỏ thừa khi ăn trong giờ ăn thật sự của mình * Chơi vận động: Bằng nhiều hình thức tổ chứ chơi cô có thể cho cháu chơi nhiều trò chơi vận động thì đua nhau chọn mua thực phẩm nấu món ăn, mua thực phẩm mẹ cần, chuyển thực phẩm xếp đúng chổ (theo nhóm) - Trò chơi “Đi chợ giúp mẹ” + Chuẩn bị: Các nhóm thực phẩm từ đồ chơi nhựa, tự tạo: Tôm thịt cá, rau củ, bún, gạo, bánh, dầu ăn, bơ, phomai + Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 4 nhóm cho trẻ thi đua đi mua thực phẩm giúp mẹ nấu ăn hay mua thực phẩm theo yêu cầu của mẹ (mua theo nhóm ). Nhóm gia đình nào mua nhanh, nhiều và mua đúng sẽ thắng cuộc Ví dụ 1: Hãy mua giúp mẹ thực phẩm nấu gà nấu la gu: Các nhóm sẽ lần lược chạy lên chọn nào là nấm, cà rốt, khoai tây, hành, dầu ăn, gà và gia vị để nấu món gà nấu lagu mà trẻ thường được ăn và nghe cô và mẹ giới thiệu trong gà nấu lagu có gì trong đó Ví dụ 2: Đi chợ mua giúp mẹ những thực phẩm nhiều chất đạm để nấu ăn: các cháu sẽ lần lược chạy lên chọn nào là thịt heo, bò, gà, tôm, cua, cá, đậu hủ, nấm -Trò chơi “Thi xem ai giỏi” + Chuẩn bị: Các nhóm thực phẩm từ đồ chơi nhựa, tự tạo: Tôm thịt cá, rau củ, bún, gạo, bánh, dầu ăn, bơ, phomai + Cách chơi: Cô cũng chia lớp ra làm 4 nhóm cho trẻ thi đua chọn xếp nhanh thực phẩm mẹ mua về theo nhóm vào từng rổ giúp mẹ. Nhóm nào xếp nhanh, gọn và đúng sẽ thắng cuộc * Biện pháp 3: Rèn trẻ các thói quen, nề nếp vệ sinh trong ăn uống - Nếu trước đây các giáo viên mầm non phải rất vất vả làm hết tất cả công việc chuẩn bị bữa ăn, nhắc nhở trẻ vệ sinh ăn uống, xúc cho trẻ ăn thì giờ đây cô tập cho trẻ thành các thói quen vệ sinh ăn uống tự phục vụ thường xuyên, đến giờ biết đi rữa tay mặt sạch sẽ đúng cách trước khi ăn, và biết tự giác phụ cô chuẩn bị giờ ăn theo lịch phân công của tổ nhóm và có thói quen văn minh trong ăn uống biết tự xúc cơm ăn gọn gàng, ăn nhai kỹ không đùa giỡn, ăn ho ngáp hắc hơi biết lấy tay che miệng Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 9 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT + Trước hết cô dạy cho trẻ biết thực hiện các thao tác vệ sinh như rửa tay, lau mặt đúng cách và thường xuyên cho trẻ thực hiện hàng ngày đúng giờ và theo dõi kiểm tra trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh sẽ tạo cho trẻ thành những thói quen vệ sinh tốt “Rữa tay, mặt bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh xong và rữa khi tay mặt bẩn ” Làm vệ sinh trước giờ ăn của trẻ + Tập cho trẻ biết cùng bạn phụ cô chuẩn bị bữa ăn của lớp dưới hình thức tổ (nhóm) trực nhật giờ ăn như cách trãi khăn bàn, xếp khăn ăn từng bàn, chia muỗng, dĩa, chén đựng thức ăn thừa đến các bàn ăn Tập cho từng nhóm trẻ phụ cô như vậy tạo cho trẻ có ý thức tự phục vụ, thích lao động, trẻ sẽ phấn khởi trong các giờ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và về nhà cũng biết phụ mẹ chuẩn bị bữa ăn gia đình Phụ cô chuẩn bị giờ ăn + Giờ ăn cô dạy trẻ nề nếp ăn biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn nói chuyện nhiều trong khi ăn, ho ngáp hắc hơi biết lấy tay che miệng, ăn tay phải cầm muỗng xúc ăn, tay trái giữ chén tránh đỗ cơm, rơi cơm ra ngoài Những nề nếp này được cô nhắc nhỡ rèn cho trẻ thường Giáo viên: Hoàng Nh An ư Trang 10 [...]... ngồi ăn trong bàn ăn: Trẻ ngồi với các bạn có tinh thần ăn uống trẻ sẽ ăn uống vui vẻ theo, chính vì lẽ đó tôi bố trí những cháu ăn chậm ngậm cơm xen kẻ chung với các bạn ăn nhanh, ăn giỏi, các trẻ này có thể nhắc nhở động viên bạn ăn, cùng thi ăn với nhau hay trẻ ăn xong có thể xúc cho bạn ăn các trẻ sẽ thích hơn là cô xúc, tránh tình trạng cho trẻ biến ăn kén ăn ngồi chung nguyên bàn, nhìn bạn ăn uể... ăn cho trẻ Bố trí chổ ăn cũng rất quan trọng trong ăn uống ngon miệng ở trẻ, trẻ ăn phải được ngồi ăn thoải mái, mát mẻ, các bàn ăn cách nhau một khoảng trống để có lối đi để trẻ dễ di chuyển đi lại + Mỗi bàn ăn có 6 trẻ, trên mỗi bàn ăn có một dĩa để muỗng (6 cái), dĩa đựng khăn ăn (6 cái khăn ), 2 chén nhỏ đựng thức ăn thừa và dĩa đựng muỗng (6 cái muỗng) + Xếp ghế cho mỗi bàn ăn: Mỗi bàn xếp 6 ghế,... hứng vào bữa ăn, ăn ngon miệng không kén chọn 4 Thời gian trẻ ăn hết khẩu phần ăn từ 20 – 30 phút 5 Trẻ ăn hết khẩu phần ăn 30/48 62,50% 46/48 95,83% 33,33% 25/48 52,08% 46/48 95,83% 43,75% 28/48 58,33% 44/48 91,67% 33,34% 38/48 79,17% 48/48 100% 20,83% - Qua bản thống kê so với ban đầu trẻ có nề nếp hành vi ăn uống văn văn minh, hứng thú trong giờ ăn, ăn ngon miệng, hết suất và hiệu quả bữa ăn của các... trộn giờ giấc ăn uống của trẻ Giáo viên: Hoàng Như An Trang 11 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT + Đúng 10g là trẻ cùng cô chuẩn bị giờ ăn, rồi đi làm vệ sinh trước khi ăn cùng các bạn + Đúng 10g20 là trẻ được ăn cơm trưa, trẻ ra bàn ngồi ngay ngắn vào bàn ăn tự xúc ăn cùng các bạn Để trẻ có thói quen ăn uống, cảm giác ăn ngon miệng trong bữa ăn, ăn hết suất được... nào mình xúc ăn - ngon không? Các món ăn con ăn rất ngon và bổ vì có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, bột đường, béo, vitamin ) - Trẻ xúc ăn: dùng muỗng vừa miệng trẻ, nhắc trẻ xúc ăn với lượng thức ăn vừa phải, nhai nuốt hết thức ăn rồi mới xúc tiếp - Đối với trẻ chưa chú ý ăn và trẻ biếng ăn cô động viên, khuyến khích trẻ bằng nhiều hình thức Ví dụ: Thấy trẻ ngồi nhìn chén cơm không muốn ăn, cô nói “Các... cho trẻ ăn gì trước giờ ăn như bánh kẹo, uống nước ngọt để cho giờ ăn trẻ ăn ngon miệng, hết suất * Biện pháp 6: Tạo môi trường, không khí, tâm trạng ăn ngon miệng Cách tổ chức bữa ăn cho trẻ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết suất ở trường lớp Điều này đôi khi chúng ta chưa thật chú ý tới Nhưng lại rất cần thiết trong quá trình tạo cảm giác trong bữa ăn, giúp trẻ ăn ngon... ăn hỏi mình các em ngon không vậy? Nào nào mình xúc ăn đi rồi nói với mấy Giáo viên: Hoàng Như An Trang 12 BM03-TMSKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT em thức ăn là các em ngon lắm ” hay bằng trò chơi thi đua “Thức ăn vào bụng bạn nào nhanh nhất” Qua những câu nói của cô trẻ cảm thấy hào hứng thích ăn không còn cảm giác chán ăn nữa - Nếu bé ăn chậm, nuốt không hết thức ăn. .. thói quen hành vi ăn uống tốt thêm ở nhà Gia đình và nhà trường cùng nhau giúp rèn trẻ có phản xạ ăn uống tốt thật bền vững giúp trẻ ăn uống ngon miệng, có sức khỏe tốt hơn IV KẾT QUẢ : Dựa vào những biện pháp trên tôi tổ chức rèn luyện giáo dục kỹ năng sống, hành vi văn minh trong ăn uống cho trẻ có những phản xạ trong ăn uống, giúp cho cháu ăn ngon miệng, hết suất trong các bữa ăn ở lớp Sau một thời... ĂN NGON MIỆNG, HẾT SUẤT xuyên hàng ngày để trở thành thói quen nề nếp ăn uống cho trẻ không cần nhắc trẻ cũng thực hiện tốt Từ những công việc cụ thể trên tạo cho trẻ một ý thức, kỹ năng sống vệ sinh ăn uống tốt dẫn đến kết quả bữa ăn của trẻ cũng được nâng cao, trẻ hào hứng chào đón bữa ăn đến và cảm thấy ăn ngon miệng với những món ăn trong ngày ở trường cũng như ở nhà * Biện pháp 4: Bố trí chổ ăn. .. hơn - Để tổ chức bữa ăn cho trẻ thật hứng thú, đạt hiệu quả cao trong bữa ăn thì các cô phải nắm bắt kiến thức ăn uống, nhận thức được tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ, giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn cháu hứng thú ăn, ăn ngon miệng thì tiêu hóa tốt để từ đó vận dụng các biện pháp tổ chức bữa ăn cho trẻ sao cho phù hợp bên cạnh đó việc tạo cho trẻ thói quen nề nếp trong giờ ăn cũng rất quan trọng . biến ăn, chán ăn, sợ ăn, ăn không thích thú của trẻ để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục cho bữa ăn có kết quả: Trẻ hứng thú ăn, ăn ngon miệng, ăn được tất cả các món ăn bổ dưỡng ở trường, ăn. bông trước khi ăn, tự xúc ăn gọn gàng và tự đánh răng sau khi ăn xong ), có hành vi thói quen tốt ( Mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn uống vệ sinh. trước khi ăn cùng các bạn + Đúng 10g20 là trẻ được ăn cơm trưa, trẻ ra bàn ngồi ngay ngắn vào bàn ăn tự xúc ăn cùng các bạn Để trẻ có thói quen ăn uống, cảm giác ăn ngon miệng trong bữa ăn, ăn hết suất

Ngày đăng: 08/02/2015, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w