Trường Quốc tế Á Châu Gv: Phan Thị Xuân GIÁO ÁN LỚP 7 Phần 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG BÀI 1: DÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh cần nắm được: Những kiến thức cơ bản về dân số, tháp tuổi và nguồn lao động của một địa phương. - Kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ dân số - Sự gia tăng nhanh của dân số thế giới trong hai thế kỉ XIX và XX nhờ những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, y tế. - Sự bùng nổ dân số thế giới và những hậu quả của nó. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh vẽ các tháp tuổi cơ bản - Biểu đồ dân số từ đầu công nguyên và dự báo đến năm 2050 - Biều đồ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Vào bài: Dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay vì nó có ảnh hưởng to lớn tới nguồn lao động và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ cho sản xuất phát triển. Sự gia tăng dân số ở mức quá cao hoặc quá thấp đều có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Để hiểu thêm những vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: bài 1 :dân số. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dân số, nguồn lao động. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, giảng giải. GV: Mời 1 HS đọc phần 1 trong sách giáo khoa. GV: Qua theo dõi bạn đọc SGK và theo hiểu biết của mình em hiểu thế nào về khái niệm “dân số”? HSTL: I. DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG: 1. Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một quốc gia, một địa phương. 2. Đặc điểm tháp tuổi cho biết: GVCX: Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể. GV: Để nắm được tình hình dân số người ta phải tiến hành điều tra dân số. Vậy theo em công tác điều tra dân số cho ta biết điều gì? HSTL: GVCX: Công tác điều tra dân số cho ta biết được số dân, số người trong độ tuổi lao động, cơ cấu dân số theo giới tính, theo độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp… Như vậy, dân số là nguồn lao động quí báu cho sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, để nắm được tình hình dân số người ta tiến hành điều tra dân số. GV: Theo các em, để thể hiện cụ thể tình hình dân số của một địa phương người ta dùng phương tiện gì? HSTL: GVCX: Người ta dùng tháp dân số để biểu hiện (tháp tuổi) Gv giới thiệu hình 1.1 SGK/4 cho HS quan sát tháp tuổi. Để đọc được tháp tuổi chúng ta phải biết được các nhà khoa học đã thể hiện giới tính và dân số trên tháp tuổi như sau: - Bên trái tháp tuổi thể hiện giới tính nam, bên phải tháp tuổi thể hiện giới tính nữ. - Thang độ tuổi ở giữa tháp tuổi thể hiện độ tuổi và mỗi băng thể hiện một độ tuổi. vd: 0 – 4 tuổi, 5-9 tuổi… độ dài của mỗi băng cho biết số người trong từng độ tuổi. - Trên tháp tuổi, người ta tô màu cho 3 lứa tuổi là trẻ em, số người trong độ tuổi lao động và số người trên độ tuổi lao động. ( Ở Việt Nam độ tuổi lao động được qui định: nữ từ 16 – 55 tuổi, nam từ 16 – 60 tuổi). GV: Quan sát hai tháp tuổi hình 1.1 sgk/4 cho biết: - Trên mỗi tháp tuổi có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu - Kết cấu dân số theo độ tuổi, giới tính. - Nguồn lao động hiện tại và tương lai. - Hình dạng tháp tuổi cho biết dân số già hay dân số trẻ. bé gái ở lứa tuổi mới sinh cho đến 4 tuổi? HSTL: GVCX: Tháp A ( bên trái): có khoảng 5,4 triệu bé trai và khoảng 5,6 triệu bé gái. Tháp B ( bên phải): có khoảng 4,4 triệu bé trai và khoảng 4,6 triệu bé gái. GV: Quan sát hai tháp tuổi và cho biết hình dạng của hai tháp khác nhau như thế nào? HSTL: GVCX: - Tháp A có đáy mở rộng, lên cao thu hẹp nhanh, đỉnh nhọn, thuộc dạng tháp tuổi trẻ. - Tháp B có đáy bớt mở rộng, lên cao thu hẹp chậm hơn, đỉnh bớt nhọn hơn, so với tháp A thì tháp B có dân số già hơn. Hay nói cách khác: tháp tuổi A có đáy rộng, thân tháp thon dần, tháp tuổi B có đáy thu hẹp lại, thân tháp phình rộng ra. GV: Dựa vào việc quan sát và phân tích hai tháp tuổi A và B hãy cho biết, ở tháp tuổi già hay tháp tuổi trẻ có tỉ lệ người trong tuổi lao động cao hơn? HSTL: GVCX: Tháp tuổi già có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn. GV: Theo các em, nhìn vào tháp tuổi người ta biết được điều gì? HSTL: GVCX: - Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể dân số của từng địa phương. - Nhìn vào tháp tuổi chúng ta biết được số nam, số nữ phân theo độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động và số người trên độ tuổi lao động. - Tháp tuổi cho biết nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương. - Hình dạng của tháp tuổi cho ta biết dân số trẻ hay dân số già. Chúng ta đã biết dân số thế giới đang không ngừng tăng lên, sự gia tăng nhanh hay chậm của thế giới đều có những tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, vậy sự gia tăng dân số thế giới trong hai thế kỉ XIX và XX diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần II. Hoạt động 2: Nghiên cứu về sự gia tăng dân số thế giới trong thế kỉ XIX và XX: Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giảng gải, GV: Y.C HS đọc đọc các thuật ngữ “ tỉ lệ sinh”, “tỉ lệ tử”, “gia tăng dân số” trong phần thuật ngữ trang 187, 188 SGK. Trong gia tăng dân số có gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới. GTDSTN: sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người được sinh ra và số người chết đi. GTDSCG: sự gia tăng dân số do có sự chênh lệch giữa người chuyển đi và người chuyển đến. GV: Qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài…em biết gì về sự gia tăng dân số hiện nay trên thế giới? HSTL: GVCX: Dân số thế giới ngày càng gia tăng, sự tăng nhanh hay chậm của dân số tùy thuộc vào sự phát triển KT – XH của mỗi quốc gia và chính sách dân số của quốc gia đó. GV: Quan sát hình 1.2 SGK/4 hãy nhận xét về tình hình dân số thế giới giữa hai giai đoạn : trước thế kỉ XIX và từ đầu thế kỉ XIX đến cuối TK XX? HSTL: GVCX: Trước thế kỉ XIX dân số tăng chậm. Cụ thể: đầu công nguyên dân số thế giới có 0,3 tỉ người, đến năm 1804 dân số tg là 1 tỉ người. Trải qua hơn 1800 năm dân số thế giới tăng khoảng 700 triệu người. Từ đầu thế kỉ XIX đến cuối tk XX dân số tăng vọt. Cụ thể: từ năm 1804 – 1927 dân số thế giới tăng lên 2 II. DÂN SỐ THẾ GIỚI TĂNG NHANH TRONG THẾ KỈ XIX VÀ XX: Dân số thế giới tăng nhanh từ thế kỉ 19-20 do những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế. tỉ người chỉ trong vòng 123 năm. Từ năm 1927 – 1960 dân số thế giới tăng lên 3 tỉ người, tức dân số tăng thêm 1 tỉ nữa chỉ mất khoảng 33 năm. Năm 1999 dân số thế giới đạt 6 tỉ người. Như vậy trong khoảng gần 200 năm từ năm 1804 – 1999 dân số thế giới đã tăng lên 6 lần, từ 1 tỉ lên 6 tỉ người. GV: y.c HS hoạt động theo cặp, thảo luận và trả lời: Nguyên nhân vì sao trước tk XIX dân số thế giới tăng chậm? tại sao từ tk XIX trở đi dân số thế giới lại tăng vọt như vậy? HSTL: GVCX: - Trước tk XIX: Do dịch bệnh và chiến tranh. Hiện nay, các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, đậu mùa… có thể được điều trị dễ dàng nhưng trước đây, khi KHKT và y tế chưa phát triển đây chính là những căn bệnh chết người. Những cuộc chiến tranh liên tiếp xẩy ra đặc biệt là hai cuộc chiến tranh thế giới lần 1 ( 1914 – 1918) và chiến tranh tg lần 2 ( 1939 – 1941) đã giết chết không biết bao nhiêu con người trên thế giới này. Chính những căn bệnh lây nhiễm và những cuộc chiến tranh này đã làm dân số thế giới trong giai đoạn này tăng chậm. - Sau tk XIX: nhờ những tiến bộ trong KT – XH và y tế con người đã chiến thắng các bệnh dịch, đời sống được nâng cao góp phần làm tăng tuổi thọ và tăng dân số thế giới. GV: hãy cho biết dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nước nào có dân số đông nhất thế giới? HSTL: GVCX: > 7,1 tỉ người ( theo thống kê của cục thống kê Hoa Kì) 10 Quốc gia có dân số đông nhất thế giới : Trung Quốc :1.343.239.923, Ấn Độ :1.205.073.612; Hoa Kỳ :313.847.465, In-đô-nê-xi a : 248.645.008, Brazil : 199.321.413, Pakistan : 190.291.129, Nigeria : 170.123.740, Bangladesh : 161.083.804, Nga : 142.517.670 ; Nhật Bản : 127.368.088 (tháng 7 năm 2012) Việt Nam có dân số đứng thứ 13 thế giới. Dân số thế giới tăng nhanh đã dẫn tới sự bùng nổ dân số, vậy bùng nổ dân số là gì và nó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội chúng ta qua phần III. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số thế giới. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, giảng giải. GV: Dựa vào nội dung sgk hãy cho biết bùng nổ dân số xảy ra khi nào và gây nên hậu quả tiêu cực gì? HSTL: GVCX: BNDS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm của thế giới là 2,1%. Hậu quả: khó đáp ứng mọi nhu cầu ăn, ở, mặc, học hành, việc làm GV: Quan sát biểu đồ hình 1.3 và hình 1.4 cho biết trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao? HSTL: GVCX: Nhóm nước ĐPT có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn. Tỉ lệ sinh giảm ít trong khi tỉ lệ tử giảm nhiều nên dân số vẫn tăng cao. GV: Nguyên nhân nào đã dẫn tới tình trạng bùng nổ dân số trong thời kì từ thế kỉ XIX – XX? HSTL: GVCX: Các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh giành được độc lập. Đời sống được cải thiện, những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. GV: Bằng cách nào chúng ta có thể hạn chế được sự gia tăng dân số? HSTL: GVCX: Bằng cách chính sách dân số và phát triển kinh tế xã III. SỰ BÙNG NỔ DÂN SỐ: - BNDS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm của thế giới đạt 2,1%. - Hậu quả: khó đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành, việc làm… - Cần phải kiểm soát sự gian tăng dân số bằng các chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội. hội… IV. CỦNG CỐ: Câu 1. Dựa vào tháp tuổi ta có thể biết được những đặc điểm gì của dân số? Câu 2: Thế nào là “gia tăng dân số tự nhiên”, “gia tăng dân số cơ giới”? Câu 3: Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Nguyên nhân, hậu quả và phương pháp giải quyết tình trạng bùng nổ dân số? V. DẶN DÒ - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới bài 2, sự phân bố dân cư, các chủng tộc trên thế giới. . “gia tăng dân số trong phần thuật ngữ trang 18 7, 18 8 SGK. Trong gia tăng dân số có gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới. GTDSTN: sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người. dân số đông nhất thế giới : Trung Quốc :1. 343.239.923, Ấn Độ :1. 205.073. 612 ; Hoa Kỳ : 313 .847.465, In-đô-nê-xi a : 248.645.008, Brazil : 19 9.3 21. 413 , Pakistan : 19 0.2 91. 129, Nigeria : 17 0 .12 3.740,. 17 0 .12 3.740, Bangladesh : 16 1.083.804, Nga : 14 2. 517 .670 ; Nhật Bản : 12 7.368.088 (tháng 7 năm 2 012 ) Việt Nam có dân số đứng thứ 13 thế giới. Dân số thế giới tăng nhanh đã dẫn tới sự bùng nổ dân