Vẻ đẹp thơ Hai-cư

5 1.1K 13
Vẻ đẹp thơ Hai-cư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khoảng trống trong thơ Hai-cư của Ba-sô Người Nhật thường tự hào bởi nền thơ ca ví đại của đất nước mình . Với hai thể thơ dân tộc là Tan-ka và Hai-cư Nhật bản được mệnh danh là “ Thi quốc”. Nhưng có lẽ, viên ngọc quý của thơ ca Nhật, linh hồn văn hoá xứ Phù Tang chính là ở Hai-cư. Thơ Hai-cư dung hợp và kết tinh nhiều giá trị văn hoá tinh thần của người Nhật nói riêng và người Phương đông nói chung. Chính vì thế, Hai-cư không còn của riêng dân tộc Nhật mà đã trở thành thể thơ quốc tế Điều thú vị ở Hai-cư là càng đọc, càng ngẫm ta càng nhận ra Hai-cư không đơn giản chỉ là một bài thơ. Chỉ với mười bảy âm tiết hai-cư đưa ta đến với một thiên nhiên vừa kì vĩ vừa đơn sơ, một nền văn hoá giàu bản sắc và cả một tôn giáo đậm chất Thiền. Riêng tôi, muốn lưu giữ mãi những khoảng trống mà Hai-cư mang lại, mỗi bài thơ là một bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng vô cùng sinh động và giàu ý nghĩa. Với thứ ngôn ngữ gợi chứ không tả, Hai-cư để dành một khoảng trống to lớn cho trí tưởng tượng của người đọc. Mỗi người đọc tuỳ theo kinh nghiệm, mà có cách cảm nhận khác nhau về Hai-cư miễn là có lí. Đó chính là khoảng trống, là cái thú vị nhất mà Hai- cư mang lại. Um-béc-tô-Ê-cô viết : “ Tính chất mở là điều kiện của mọi sự thưởng thức thẩm mĩ, và tất cả mọi hình thức thưởng thức, nếu mang giá trị thẩm mĩ đều mở. Hay nhật Chiêu cũng khẳng định “ Một bài thơ hai-cư có thể chứa ba chiều của vũ trụ. Còn chiều thứ tư để dành cho người đọc” Vậy xin mời thầy cô và các bạn cùng tôi khám phá khoảng trống trong Hai- cư của Ba-sô. Trước khi đến với Hai-cư ta cùng tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Ba-sô. Ông tên thật là Ma-su-ô-Ba-sô, sinh ngày 15-11-1644 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở U-nê xứ I-ga. Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài, và trên những bước đường gió bụi đó, Hai-cư ra đời Ông là hình bóng vĩ đại của văn hoá Nhật Bản. Như R.H.Blyth tán thưởng ông “ Nước Nhật sinh ra cùng với Ba-sô năm 1644, ông chính là người sáng tạo ra linh hồn Nhật Bản”. Quả vậy những dòng thi ca bất tận của Ba-sô đa thắp sáng và thăng hoa Hai- cư lên tột đỉnh biên cương của cái đẹp. Trên bước đường gió bụi, Ba-sô đã qua nhiều nơi nhưng không nơi đâu thân thiết bằng ngay chính quê hương mình “ Chim đỗ quyên hót ở kinh đô mà nhớ kinh đô” Chim đỗ quyên hót báo hiệu hè về. Nghe tiếng chim mà nhà thơ không khỏi bùi ngùi nhớ về một cái gì xa xôi trong thăm thẳm tâm hồn. Ở kinh đô mà lại nhớ kinh đô xưa! Tiếng chim đỗ quyên như hót vào vành tai ông những dư âm kỉ niệm, đọng lại trong ông bao nỗi nhớ. Vì sao lại như vậy ? Ba-sô không nói rõ vì sao nhưng ta cảm nhận được bởi sau hai mươi năm Ki-ô-tô giờ đã nhộn nhịp, phồn hoa, những giá trị văn hoá cổ xưa dần mất đi. Kinh đô quá khứ lạc lõng giữa kinh đô hiện tại. Nhà thơ như lạc lõng giữa dòng đời. Đó là tiếng chim hay tiếng của lòng người ? Điều ấy mơ hồ không biết được! Đó phải chăng là khoảng trống mà hai-cư mang lại. Bài thơ không chỉ là nhớ, là tiếc mà cả cái xót xa, ngậm ngùi của con người cảm thấy bơ vơ trên chính mảnh đất một thời dấu yêu của mình. Không phải đến Hai –cư, mà những dòng tứ tuyệt của Đường thi chúng ta cũng bắt gặp những khoảng trống này “ Nhân nhàn hoa quế lạc Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh tại giản trung ” Chỉ gợi chứ không tả, dùng động để tả tĩnh, chỉ vài câu thơ nhưng Vương Duy đã gợi cho ta một không gian mênh mông nhưng vô cùng tĩnh lặng. Cùng với sự tĩnh lặng của đêm là sự yên tĩnh của tâm hồn con người. Như thế đã là cô đọng, đã dành cho người đọc khoảng trống đủ để suy tưởng. Tuy nhiên so với Hai-cư Đường thi vẫn còn thừa thãi nhiều. Nếu xét theo âm tiết tiếng Việt, bài thơ hai-cư trên chỉ vỏn vẹn có chín âm tiết nhưng đã gợi lên cà quá khứ, hiện tại và tương lai của một dải đất và tâm trạng bùi ngùi, nhớ tiếc của con người. Người mẹ là đề tài lớn trong thi ca của nhân loại. Mẹ là thơ. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả những vần thơ hai cư đơn sơ nhưng thâm thuý “ Lệ trào nóng hổi tan trên tay tóc mẹ làn sương thu” Về thăm thì mẹ đã qua đời, Ba-sô đã khóc, gió bụi như ngừng thổi trong ông. Những giọt lệ nóng hổi mang theo cả nỗi dằn vặt của đứa con tha phưong đã rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc bạc - kỉ vật thiêng liêng của mẹ- đọng lại thành những giọt sương thu Hình ảnh giọt sương xưa nay vẫn đi vào thơ ca nhưng chỉ đựoc dùng với cách hiểu đơn giản “ Mẹ già phơ phất mái sương Con thơ măng sữa vả đang bù trì ” ( Chinh phụ ngâm - dịch giả Đoàn Thị Điểm) “ Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan ” ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến ) Còn “làn sương thu” của Ba-sô , hình ảnh mơ hồ thật khó xác định. Đó là giọt lệ như sương hay mái tóc bạc của mẹ như sương hay là chính cuộc đời mẹ như giọt sương thu sớm tan trong nắng gió cuộc đời. Hình ảnh những giọt sương rời rạc, ngắn ngủi cứ day dứt trong lòng nhà thơ về một nỗi cô đơn. Sương cô đơn vì sớm tan vào đất trời còn con người, cô đơn vì mồ côi Lại tiếp tục cuộc hành trình phiêu lãng, Ba-sô đã đi qua nhiều nơi, từ những đô thị ồn ào, náo nhiệt, phồn thịnh đến những miềm quê nghèo xơ xác. Ông tận mắt thấy mọi thảm cảnh của cuộc đời “ Tiếng vượn hú não nề hay tiếng trẻ em bị bỏ rơi than khóc gió mùa thu tái tê ” Tiếng vượn hú não nề gợi lên một không gian vắng lặng, u tịch. Với Ba-sô tiếng vượn không phải gợi lên nối buồn mơ hồ trống rỗng như Lí Bạch “ Lưỡng ngạn viên thanh đề bất tận” (Tiếng vượn đôi bờ kêu chẳng dứt) mà gợi cho nhà thơ nhớ đến tiếng khóc thê lương, não lòng của những em bé bị bỏ rơi trong rừng Ngày xưa, Nhật Bản trong những năm đói khổ, mất mùa những gia đình nông dân nghèo đông con thường không nuôi nổi tất cả nên đành bỏ con vào rừng. Có khi người ta còn giết cả những đứa trẻ sơ sinh. Vậy thật ra, Ba-sô đã nghe thấy những âm sắc nào ? Tiếng vượn hú ? Tiếng trẻ nhỏ khóc ? Hay những âm thanh vi vút của từng đợt gió mùa thu đang than khóc cho nỗi đau của con người . Có lẽ, ba âm sắc đó hoà vào nhau để rồi đọng lại thành nỗi đau đến tê tái trong lòng người. Bài thơ còn mãi ở mỗi chúng ta hai chữ “tái tê” đến xót xa, buốt giá. Văn học nhật Bản thấm đẫm tinh thần Thiền tông nên rất khó đối với người cảm nhận, nó đòi hỏi người cảm thụ đôi lúc phải vượt khỏi bản ngã của mình, thoát khỏi tư duy lí tính, tiếp nhân bằng cái tâm cảm hoá tinh tế và lòng rộng lượng. Người Nhật quan niệm về Thiền đó là cái “ hư không ”, tức không có gì mà có tất cả, có tất cả cũng có nghĩa không có gì. Thiền là cảm nhận bằng tâm linh và truyền đạt nó bằng tâm linh không lí giải. Đó là sự yên lặng tĩnh tâm. Khoảng trống trong Hai-cư của Ba-sô là khoảng trống của Thiền “ Từ bốn phương trời xa cánh hoa đào lả tả gợn sóng hồ Bi-oa” Mùa xuân đến , gió xuân nhè nhẹ làm hoa đào quanh hồ Bi-oa cánh rơi lả tả như mây. Cảnh tượng đơn giản nhưng lại mang một triết lí sâu sắc . điều đáng bàn ở đây là hai từ “ gợn sóng ”Một cánh hoa đào mỏng manh thôi cũng đủ làm mặt hồ lăn tăn gợn sóng ! Xưa nay, hoa đào thường tượng trưng cho sức sống tiềm tàng của người Nhật. Vậy ra, bài thơ là lời khẳng định về sự tồn tại có ý nghiã của mỗi cá nhân trên đời Cánh hoa đào đầy sức sống của Ba-sô khiến ta nhớ đến cành mai bất diệt trong Cáo tật thị chúng - một bài thơ cũng mang đậm mùi Thiền của Thiền sư Mãn Giác “ Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai ( Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai ) Hai câu thơ thể hiện quan niệm triết lí nhà Phật. Hình ảnh nhành mai không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt mà còn là lời khẳng định sức sống bất diệt của những tinh hoa cuộc đời Trở lại với thơ Hai-cư của ba-sô, ta càng nhận ra, thơ ông thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khắng khít với một cái nhìn nhất thể hoá. Hãy hoà mình vào thề giới tĩnh tại mà nghe “ Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm ” Trong một lần lên thăm chùa Riu-sa-ku-ji trong một cảnh sắc tuyệt vời, tịch mịch nhà thơ nghe tiếng ve như thấm xuyên vào đá. Đó là tiếng ve như xuyên thủng mọi lớp thời gian để thấm vào đá hay chính ma lực của tiếng ve làm cho đá cũng phải nhũn ra để tan vào những âm sắc của tiếng đàn ve. Ve là thanh, đá là vật. Vậy mà trong cái nhìn của Ba-sô hai vạt thể ấy có thể hoà và tan vào nhau. Một cách cảm nhận thật độc đáo! Cách cảm nhận này có lẽ là cảm hứng để sau này Xuân Diệu đã tạo nên những vần thơ thật tuyệt mĩ “ Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn Như hương thấm tận qua xương tuỷ Âm điệu thần tiên thấm tận hồn ” Thế mới biết sức mạnh siêu phàm của thơ ca có thể cảm hoá và đồng cảm con người xuyên cả không gian lẫn thời gian. Có lẽ nhà văn bậc thầy Tagor (Ấn Độ) nói đúng, trong thơ Hai-cư, “ Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài rồi lướt nhanh sang một bên” và “ lí do khiến nhà thơ rút nhanh chóng như thế vì người đọc Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng tượng là rất lớn”. Quả thật, Hai-cư đã tặng cho mỗi chúng ta cái quyền được sáng tạo. Đó chính là điều thú vị nhất mà ta nhận được và đó cũng là cách giúp mõi người đọc, người học thơ Hai-cư được phát huy tất cả tiềm năng tưởng tượng của mình. Cảm ơn Hai-cư, cảm ơn Ba-sô đã cho ta những phút giây được thanh lọc tâm hồn trong cái đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, của tình đời và tình người bao la. . Khoảng trống trong thơ Hai-cư của Ba-sô Người Nhật thường tự hào bởi nền thơ ca ví đại của đất nước mình . Với hai thể thơ dân tộc là Tan-ka và Hai-cư Nhật bản được mệnh danh là. chung. Chính vì thế, Hai-cư không còn của riêng dân tộc Nhật mà đã trở thành thể thơ quốc tế Điều thú vị ở Hai-cư là càng đọc, càng ngẫm ta càng nhận ra Hai-cư không đơn giản chỉ là một bài thơ. Chỉ với. bản được mệnh danh là “ Thi quốc”. Nhưng có lẽ, viên ngọc quý của thơ ca Nhật, linh hồn văn hoá xứ Phù Tang chính là ở Hai-cư. Thơ Hai-cư dung hợp và kết tinh nhiều giá trị văn hoá tinh thần của

Ngày đăng: 06/02/2015, 17:00