1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

toan giao lưu HS giỏi L5

4 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

ĐÁP ÁN THI HSG LỚP 5 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút( kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ) Ngày thi: 5/4/2013 Câu 1: (2 điểm). Dựa vào nghĩa(hoặc cấu tạo) hãy xếp các từ ngữ sau thành 2 nhóm và cho biết lý do vì sao em xếp như vậy ? Mưa phùn, mưa ào ào, mưa ngâu, mưa xối xả, mưa nguồn, mưa dầm dề, mưa bóng mây, mưa đá, mưa tầm tã, mưa rả rích. + Nhóm 1: Mưa phùn, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa đá, mưa nguồn Lý do: Đều gồm các từ chỉ tên gọi của mưa/ Hoặc đều có cấu tạo : mưa + danh từ + Nhóm 2: mưa ào ào, mưa xối xả, mưa dầm dề, mưa tầm tã, mưa rả rích. Lý do: Đều gồm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của mưa/ Hoặc đều có cấu tạo: mưa + tính từ Câu 2: ( 2điểm). Chữa lại mỗi câu mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách khác nhau: - Sửa cách nối câu ghép bằng quan hệ từ. - Sửa nội dung câu ghép. Với điều kiện chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu. a/ Vì bão to nên cây không bị đổ. b/ Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. Câu a: + Cách 1: Tuy bão to nhưng cây không bị đổ. (Thay cặp quan hệ từ Vì…nên …bằng cặp quan hệ từ Tuy….nhưng…./Hoặc Mặc dù (dù) ….nhưng…cho phù hợp nội dung – quan hệ tương phản.) + Cách 2: Vì bão to nên cây bị đổ. (Giữ nguyên cặp quan hệ từ Vì…nên…, bỏ từ “không” để thay đổi nội dung.) Câu b: + Cách 1: Tuy xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. (Sửa lại cho đúng cặp quan hệ từ Tuy …nhưng…/ hoặc Dù (mặc dù)….nhưng…: thể hiện cặp quan hệ tương phản) + Cách 2: Nếu xe hỏng thì em không đến lớp đúng giờ. (Thay từ “nhưng” bằng từ “thì”, thay từ “vẫn” bằng từ “không” để chỉnh lại nội dung: quan hệ giả thiết- kết quả) Câu 3: (2 điểm). Trong bài Đất và cây, nhà thơ Ý Nhi có viết: Đất thương cây non trẻ Nuôi cây dần lớn khôn Cây thương mẹ vất vả Tỏa một màu mát êm. Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ trên. Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ trong cuộc sống của chúng ta ? - Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ trên là biện pháp nghệ thuật Nhân hóa (Đất – Cây) (tác giả đã dùng những từ thường để tả người: thương, nuôi, lớn khôn, vất vả) - Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả giúp em cảm nhận được tình cảm yêu thương, đẹp đẽ của cha mẹ và những người nuôi dưỡng em khôn lớn. Đồng thời cũng thấy được tấm lòng đẹp đẽ của con cái: luôn ghi nhớ và biết đền đáp công ơn của cha mẹ…đã vất vả suốt đời vì con cái. Câu 4: (1 điểm). Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau: a/ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. a/ Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép TN1 TN2 CN miệng / bắt đầu kết trái. VN b/ Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên/ những chùm thảo quả đỏ TN1 TN2 VN CN chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Câu 5: (3 điểm) Em có cảm nghĩ gì nếu em đạt giải cao trong kỳ giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh lần này ? Bài viết chủ yếu bộc lộ (kể hay thuật lại) những cảm nghĩ giả định của bản thân nếu em đạt giải cao trong kỳ thi Giao lưu HSG lần này. Có thể nêu những ý sau đây: - Được tin đạt giải cao, tâm trạng em lúc đó thế nào???Em có những cử chỉ, hành động gì biểu lộ niềm vui đó… - Bạn bè và những người thân của em có những biểu hiện gì thể hiện sự khen ngợi và chia vui với thành tích của em… - Em đạt giải cao như vậy là do những nguyên nhân nào (hoặc khiến em nghĩ đến những ai, nghĩ đến những điều gì tốt đẹp…) ĐÁP ÁN THI HSG LỚP 5 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Toán Thời gian: 90 phút( kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ) Ngày thi: 5/4/2013 Bài 1: (4,5 điểm) 1.Tính giá trị của: A=(1+ 1 2 ) x (1- 1 3 ) x (1+ 1 4 ) x (1- 1 5 ) x (1+ 1 6 ). A = 6 7 6 7 5 4 4 5 3 2 2 3 =×××× 2. Để cưa đứt tấm gỗ đó thành 10 đoạn ta cần số lần cưa là: 10 – 1 = 9(lần) Mỗi lần cưa và nghỉ cần số thời gian là: 6 + 2 = 8 (phút) Vì lần cưa thứ 9 thì xong nên không tính thời gian nghỉ, bác An cần số thời gian để cưa xong tấm gỗ là: 8 x 9 – 2 = 70( phút) Đáp số: 70 phút 3. Một số được viết theo quy luật sau: 979779777… a. 5 chữ số tiếp theo. 97977977797777 b. Số chữ số trước chữ số 9 thứ 100: 1+2+3+4+5+…98+99+100 – 1 = (2 100) 99 2 x+ = 5049 Bài 2 (2 điểm): a. Ta thấy: 141 : 4 = 35 dư 1 141: 5 = 28 dư 1 Nhận xét: Số học sinh của lớp được chia làm 4 tổ trong mỗi tổ đều bằng nhau nên số học sinh của lớp là số chia hết cho 4 mà lớp hơn 28 và nhỏ hơn 36. Số học sinh của lớp là 32 học sinh. b. Giả sử 32 học sinh đều trồng 4 cây thì tổng số cây trồng được: 4 x 32 = 128 (cây). Số cây hụt đi: 141 – 128 = 13(cây) Sở dĩ số cây hụt đi là do số học sinh trồng 5 cây bị hụt đi 5 – 4 = 1 cây, do đó số học sinh trồng 5 cây là: 13 : 1 = 13 (học sinh) Số học sinh trồng 4 cây là: 32 – 13 = 19 (học sinh). Đáp số: a. 32 học sinh b.Học sinh trồng 4 cây: 19 học sinh. Học sinh trồng 5 cây: 13 học sinh. Bài 3(1,5 điểm): a. S AID = 1 1 0,5 2 2 ADxDC x = = (cm 2 ) S AKD = 1 2 1 2 2 ADxMD x = = (cm 2 ) S DIK = S AKD – S AID =1 – 0,5 = 0,5 (cm 2 ) a. S ADQ = 1 3 1,5 2 2 ADxDQ x = = (cm 2 ) S DKQ =S ADQ – S AKD = 1,5 – 1 = 0.5(cm 2 ) Vậy S AID =S DIK =S DKQ Mặt khác ba tam giác AID, DIK và DKQ chung chiều cao hạ từ đỉnh D tới cạnh AQ và S AID =S DIK =S DKQ nên AI=IK=KQ. Bài 4(1 điểm): Tuấn thực hiện phép tính: 89 + 16 + 69 + 61 + 8 + 88 ( là ký hiệu 1 chữ số) Ta thấy phép tính Tuấn tính được là: 89 + 16 + 69 + 61+ 8 + 88 = 331+ 0 Toàn tính được là: 88+ 8 + 19 +69 + 91 + 68 = 415 + Ta thấy vì kết quả của Tuấn và Toàn bằng nhau nên: 331 + 0 = 415 + Suy ra 0 = 90 Kết quả phép tính là: 331 + 90 = 421. Bài 5 (1 điểm): 200 con cừu ăn hết đồng cỏ trong 100 ngày, ăn hết số xuất ăn là: 200 x 100 = 20.000(xuất ăn) 150 con cừu ăn hết đồng cỏ trong 150 ngày, ăn hết số xuất ăn là: 150 x 150 = 22.500(xuất ăn) Mỗi ngày cỏ mọc đều là: (22.500 – 20000): ( 200 – 150) = 50 (xuất ăn). Trước khi ăn đồng cỏ có số xuất ăn là: 20.000 – (100 x 50) = 15.000(xuất ăn) 100 con cừu ăn hết đồng cỏ trong số ngày là: 15.000 : 50 = 300 (ngày) Đáp số: 300 ngày. A B N P QMD I K C . cao trong kỳ giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh lần này ? Bài viết chủ yếu bộc lộ (kể hay thuật lại) những cảm nghĩ giả định của bản thân nếu em đạt giải cao trong kỳ thi Giao lưu HSG lần này. Có. ĐÁP ÁN THI HSG LỚP 5 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút( kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ) Ngày thi: 5/4/2013 Câu 1: (2 điểm). Dựa vào. đến những ai, nghĩ đến những điều gì tốt đẹp…) ĐÁP ÁN THI HSG LỚP 5 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Toán Thời gian: 90 phút( kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ) Ngày thi: 5/4/2013 Bài 1: (4,5 điểm) 1.Tính giá

Ngày đăng: 06/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w