nguyễn khuyến

23 204 0
nguyễn khuyến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- NGUYỄN KHUYẾN – MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM ƯU TÚ Quý vị đang nghe Hương Xưa và Hoài Cảm của nhạc sĩ Cung Tiến Nguyễn Khuyến (1835–1909), nhà thơ quê gốc làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, từng đỗ đầu cả ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình nên thường được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến là một con người, một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Chính vì thế, thơ ông cùng với thơ Hồ Xuân Hương trước kia, thơ Nguyễn Bính và một số nhà thơ khác sau này, đã tạo thành một xu hướng thi ca vô cùng độc đáo và đặc sắc, chuyên đặc tả bản sắc Việt Nam trên hai phương diện bản sắc quê hương đất nuớc Việt Nam vàbản sắc tâm hồn Việt Nam. Bản sắc tâm hồn Việt Nam! Cái đặc tính dịu dàng, kín đáo, hóm hỉnh, sâu sắc, tế nhị, chắc chắn là sản phẩm tinh thần đặc trưng của xứ sở văn minh lúa nước với những đồng ruộng thanh bình, những làng quê xanh ngát có lũy tre bao bọc xung quanh, với nhịp sống êm đềm, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Mặc dù đã dự phần “bảng vàng bia đá”, uyên thâm tất cả điển chương Hán học nhưng Nguyễn Khuyến có khuynh hướng muốn giữ nguyên vẹn tâm hồn, phong cách của một con người, một ông già của xứ làng quê Việt Nam ấy, trọn đời sống chan hoà với những người “chân quê” giữa đồng đất, làng xóm quê hương. Cảnh “bạn đến chơi nhà” trước hết là một bức tranh sinh hoạt nông thôn tiêu biểu và đằm thắm tình người: Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà… Đầu trò tiếp khách trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta… Bài thơ tưởng chừng vô cùng mộc mạc này đâu phải chỉ miêu tả một cảnh sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam xưa mà thôi! Dưới cái vỏ “chân quê”, bài thơ chứa đựng một triết lí đặc sắc của Phương Đông, và đó mới là phát hiện sâu sắc nhất, là điều mà một thi nhân vĩ đại như cụ Tam nguyên Yên Đổ muốn khẳng định, muốn gửi gắm đến tất cả mọi người: cho dù vật chất của chúng ta có thiếu thốn, đạm bạc đến mấy, nhưng chúng ta biết sống trong tình yêu thương, quí trọng nhau, biết cách hưởng thụ những lạc thú tinh thần, chúng ta vẫn có thể cảm thấy hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn hạnh phúc! Cái triết lí “ta với ta – nghĩa là con người cao quý với con người cao quý – thế là đủ” có thể coi là một triết lí cao vời về bản chất của hạnh phúc mà Nguyễn Khuyến đóng góp cho kho tàng tư tưởng của nhân loại. Triết lí ấy càng cần hơn bao giờ hết cho những đất nước còn nghèo nàn về kinh tế, cho những dân tộc, những địa phương, những gia đình đang còn phải chịu đựng nhiều khốn khó và tai ách. Và triết lí ấy cũng không thừa một chút nào cho ngay cả những nước, những dân tộc, những gia đình giàu có, văn minh! Nhân tố đúng đắn của chân lí ấy được chứng minh ở hiện thực này: có những người tuy nghèo vật chất nhưng giàu tâm hồn, tình cảm, đạo đức và trí tuệ, họ vẫn có được hạnh phúc đích thực, ngược lại nhiều kẻ rất mực giàu sang lại không hề có hạnh phúc, thậm chí còn là những kẻ bất hạnh nhất trên đời! Ở bất kì bài thơ nào của thi nhân Nguyễn Khuyến cũng đều có cái “lõi” thánh nhân như trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. Vì vậy muốn “thẩm” thơ Nguyễn Khuyến, nhất thiết phải “lặn” xuống tận đáy tâm hồn, trí tuệ và bản chất con người ông. Yêu con người, nhất là người dân quê Việt Nam, ngòi bút của Nguyễn Khuyến đã miêu tả hình ảnh của họ thật là sinh động, thân thương và đôi khi kèm theo nụ cười kín đáo: Hàng quán người về nghe xao xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung… (Chợ Đồng) Vải chín, bà hàng bưng quả biếu, Cá tươi, lão giậm nhắc nơm chào. (Ngày hè) Và có lẽ thú vị hơn cả chính là hình ảnh của “ông già Việt Nam” Nguyễn Khuyến đầy cá tính đã trở nên bất hủ: Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn Bát Sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang… (Tự trào) Hình ảnh quê hương đất nước đã in đậm dấu vào thơ Nguyễn Khuyến. Cảnh nông thôn Việt Nam trong thơ ông là những tác phẩm thơ – hoạ tuyệt diệu và hữu tình, làm rung động mọi tâm hồn Việt Nam: Cá vượt khóm rau lên mặt nước, Bướm len lá trúc lượn rèm thưa. (Vịnh mùa hè) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Thu điếu) Yến anh chào khách nhà mây toả, Hoa quả bày hàng điếm cỏ che… (Chơi chợ trời Hương Tích) Nhưng ngoài cảnh thanh bình, thơ Nguyễn Khuyến còn ghi lại những cảnh thiên tai địa ách, đói rét, ngoại xâm… Giọng thơ ông những lúc đó trở nên bi thiết như thể ông đang nhỏ lệ trước số phận của cộng đồng mà ông là một thành viên không tách rời: Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi! Gạo dăm ba bát cơ còn kém Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi… Đi đâu cũng thấy người ta nói: Mười chín năm nay lại cát bồi! (Nước lụt Hà Nam) Là người có tinh thần dân tộc cực kì sâu nặng, Nguyễn Khuyến đã theo gót những bậc tiền bối vĩ đại như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Du, Phạm Thái… ra sức vun đắp nền văn chương của dân tộc mình. Là bậc túc nho, từng đỗ tam nguyên, tất nhiên ông có nhiều trước tác Hán văn uyên thâm, điêu luyện. Nhưng khác với nhiều nhà thơ sáng tác bằng Hán văn khác, ông có một chủ trương hết sức thâm thuý: dùng Hán văn làm một phương tiện để miêu tả sinh hoạt, phong cảnh và con người Việt Nam. Có thể nói ông đã làm một việc mà trước ông hầu như chưa ai làm: tìm cách Việt hoá nội dung thơ chữ Hán! Thật kì thú khi đọc những câu thơ của ông được dịch từ Hán văn mà mang đậm phong vị Việt Nam đến thế: - Cóc vồ con kiến tha mồi Chim rình bọ ngựa đang ngồi bắt ve. - Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ, Giò tiên trong chậu chửa bung hoa. - Ngang trời một tiếng chim ca, Nhà bên con trẻ nghê nga học bài. - Vải chín, bà hàng bưng quả biếu, Cá tươi, lão giậm nhắc nơm chào… - Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần; Cầm tay hỏi hết xa gần… Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa… Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương… Trong những câu thơ như vậy, tuyệt nhiên không thấy chút bóng dáng chất bác học, cung đình của văn chương chữ Hán đâu cả, bởi vì Nguyễn Khuyến đã cố ý “khử” cái chất đó đi để đưa thật nhiều chất liệu thuần túy dân dã Việt Nam vào! Thậm chí có nhiều giai thoại kể rằng ông thường “chơi chữ” Hán – Nôm một cách tài tình: khi đọc lên, những âm của chữ Hán trùng với những âm “Nôm” khiến người ta nhận rõ rành rành cái nghĩa tiếng Việt của chúng và cảm thấy rất thú vị. Ví dụ đôi câu đối sau đây ông viết tặng một goá phụ còn trẻ làm nghề bán thịt lợn ngoài chợ khi chị đem biếu ông một bát tiết canh và mộtđôi bồ dục: Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ; Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang. Theo chữ Hán thì đôi câu đối này có một ý nghĩa rất sâu xa, nói lên khát vọng tình yêu còn mơn mởn trong lòng người đàn bà trẻ: Bốn mùa tám tiết hằng luân chuyển; Liễu cỏ bên bờ muốn điểm trang. Thế nhưng người phụ nữ trẻ chẳng may goá chồng sớm, nghe thấy rõ mồn một những tiếng “bát tiết canh” và “đôi bồ dục” – những thức quà của chị biếu cụ Yên Đổ và được cụ thần tình đưa vào văn chương – chị cảm động biết nhường nào! Cái “ý đồ chiến lược” Việt hoá văn chương chữ Hán ấy của Nguyễn Khuyến còn thể hiện ở một hành động độc đáo: nhiều bài thơ nguyên ông đã sáng tác bằng Hán văn rồi, nhưng sau đó chính ông lại nẩy ra ý định phải dịch chúng thành thơ Nôm! Đủ thấy tiếng mẹ đẻ đã cuốn hút ông mãnh liệt như thế nào! Rõ ràng sau nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm, so sánh, ông đã nhận ra rằng chỉ có tiếng Việt mới có khả năng diễn đạt đầy đủ nhất, thấm thía nhất những tâm tư sâu kín, những cảm xúc da diết của người Việt mà thôi. Sự minh triết ấy của ông đã được thực tiễn chứng minh: tất cả những bài thơ chữ Hán mà ông tự dịch sang tiếng mẹ đẻ ấy đã tỏ ra có sức sống vĩnh cửu, trong khi nguyên bản Hán văn của chúng đã hầu như rơi vào quên lãng. Bài Khóc Dương Khuê là một ví dụ điển hình, trong đó có những câu thơ “máu thịt” với tâm hồn người Việt mà Hán ngữ hay bất kì một một ngôn ngữ nào khác không thể thay thế chúng được: Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta! … Làm sao bác vội về ngay, Thoạt nghe tôi đã chân tay rụng rời… Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua Chính vì con người và thơ Nguyễn Khuyến đạt tới mức điển hình cho con người Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, tiếng nói và văn chương Việt Nam – nói cách khác, chobản sắc Việt Nam – mà trong số rất nhiều nhà thơ Việt Nam thuộc mọi thời đại, chỉ có ông và một số ít nhà thơ khác được tôn xưng bằng danh hiệu nhà thơ dân tộc. * * * Không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu, Nguyễn Khuyến còn là một con người ưu tú, một nhân cách Việt Nam tiêu biểu ở thời đại bấy giờ. Đó là thời đại dân tộc ta rơi vào thảm hoạ mất nước. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn suy tàn không còn khả năng lãnh đạo nhân dân chống lại cuộc xâm lược của ngoại bang. Không ít kẻ xuất thân “sĩ phu” đã cam tâm làm tay sai cho giặc như Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, Nguyẽn Thân, Tôn Thọ Tường… Bản thân Nguyễn Khuyến cũng đã trót một lần dấn thân vào con đường hoạn lộ. Nhưng rồi với nhãn quan chính trị sắc bén của một bậc hiền triết, ông đã nhìn rõ chân tướng của thời đại ông. Giữ vững phẩm cách của một sĩ phu biết liêm sỉ và của một người yêu nước chân chính, ông đã dứt khoát vứt bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý, treo ấn từ quan, giả đui giả điếc, quay trở về nơi thôn dã sống với nhân dân. Ông đã hành động theo gương Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp thuở trước, và ông khẳng định mình đúng: Bôn ba vừa chục năm tròn, Trở về may mắn ta còn là ta! Đủ thấy đối với Nguyễn Khuyến, nhân cách là vấn đề cực kì lớn lao, việc “ta còn là ta” hay “ta không còn là ta” là vấn đề tối quan trọng. Tư tưởng ấy của ông đã gặp gỡ tư tưởng của nhiều danh nhân Thương Tây: “Quy tắc số một của tôi là kính trọng chính bản thân tôi” (Pythagore);“Tách rời danh dự ra khỏi tôi thì đời tôi như bỏ đi”(Shakespeare); “Tôi là tôi, tôi không thể và không muốn là cái gì khác” (E. Quinet)… Nhưng để giữ được nhân cách, Nguyễn Khuyến đã phải chấp nhận sống bần bách suốt đời: Quản chi công nợ có là bao Nay đã nên to đến thế nào! Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi, Chục năm chục bảy tính nhiều sao! Ít người hình dung được một con người danh giá như cụ Tam nguyên Yên Đổ đã từng phải nếm mùi đói rét: Thương ta đau ốm nghèo nàn Phong trần lại quá ươn hèn hơn ai. Tuổi già mình chẳng có tài Lấy gì chống đỡ những ngày gieo neo? Không ăn cái bụng đói meo, Ăn vào cái nhục mang theo bên người. (Có người cho thịt) Thế nhưng không có gì day dứt ác liệt bằng nỗi đau của một đấng “hiền tài quốc gia” suốt đời nặng lòng đau nước đau nòi như Nguyễn Khuyến: Bạn già lớp trước nay còn mấy? Chuyện cũ mười phần chín chẳng như. (Đại lão) Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm [...]... được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo (Thu điếu) Con người Nguyễn Khuyến thật là… lắm vẻ phong lưu! Ông có một thứ hạng khá cao trong Làng say kim cổ Ông viết: Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ Có người say rượu tiếng còn nay Cho nên say, say khướt cả ngày Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng! (Uống rượu ở vườn Bùi) Cũng y hệt như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến là một con người nhân bản chủ nghĩa đích thực!... váy xắn ngang… (Lấy Tây) Và bên cạnh việc chế giễu bọn “me Tây”, Nguyễn Khuyến không quên khắc hoạ hình tượng cảm động của một người “đàn bà danh tiết” có thật lúc bấy giờ: mẹ Mốc … Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm Giữ son sắt êm đềm một tiết Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ… Nguyễn Khuyến cũng cảnh tỉnh tất cả đám “dân ngu” không nhận ra cái nhục... khoăn lo lắng nhất của Nguyễn Khuyến là tình trạng đánh mất lương tri và nhân phẩm của con người thời đại ông Và vì vậy ông đã làm hết sức mình để chống lại thảm hoạ đó, để kìm giữ con người trên bờ vực thẳm của sự sa đoạ Thơ ông khác nào một ngọn đuốc soi đường cho lương tri của dân tộc ta trong một thời đêm tối Hành động của ông chẳng khác gì hành động của Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…... giậu Hạ di rồi! (Hoài cổ) Năm trăm năm cũ nơi văn vật Còn sót hòn non một nắm trơ! (Hồ Hoàn Kiếm) Thế nhưng một con người ưu tú, một nhân cách lớn như Nguyễn Khuyến không lẽ lại hoàn toàn chịu khoanh tay bó gối trước cảnh đời ngang trái? Vậy Nguyễn Khuyến đã xử thế cách nào cho xứng với tầm vóc lớn lao của ông? Biết mình không có khả năng làm chính trị và kinh tế, ông quay sang làm văn hoá! Ông làm... bất viễn nhân Nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo) Nguyễn Khuyến không chỉ là một “hiền tài quốc gia”, một cây đại thụ văn chương, một gương sáng về đạo đức, ông còn là một người thầy, người bạn, người chồng, người cha, là “nóc” của một gia đình tiêu biểu ở nông thôn Việt Nam xưa Điều đó giải thích vì sao khi nhắc đến Nguyễn Khuyến, người Việt Nam cảm thấy thân thương, gần gũi như nhắc đến... treo ấn từ quan, Nguyễn Khuyến trở về sống trong lòng nhân dân, ông đã tìm được nguồn vui chan chưá trong quan hệ với xóm giềng, với những người dân lao động xung quanh ông: Cách giậu mời ông hàng xóm chén, Chuyện tràn thóc lúa với tằm tơ… (Giải buồn) Vải chín, bà hàng bưng quả biếu, Cá tươi lão giậm nhắc nơm chào… (Ngày hè) Nhờ lối sống đúng đắn, “hợp với đạo trời” mà cuối cùng Nguyễn Khuyến đã tìm được... thầy một ít rượu be, Đề vào mấy chữ trong bia Rằng “quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” Nếu xét về chủng loại thơ bình dân mang đậm bản sắc của người Việt, tuy hết sức mộc mạc nhưng chân thực, cảm động và chứa đựng những suy nghĩ thâm thuý đến khó lường (như hai câu thơ cuối bài), thì bài thơ này có thể sẽ “treo giải nhất chi nhường cho ai”! Nguyễn Khuyến quả đã đạt tới chân lí “sự giản dị là kết quả của tư... chí cha nên biết: Nghiên bút, đừng quên lúa, đậu, cà! (Ngày xuân dặn các con) Khi con trai ông là Nguyễn Hoan đi nhậm chức, ông đã đưa tiễn con bằng những lời tha thiết của một người từ phụ: Con đi mượn gió xuân này tiễn, Làm thuốc ôn hoà để tặng con… Sâu sắc và cảm động lạ thường là những lời Nguyễn Khuyến viết trong bài thơ Di chúc, có thể coi là một di sản đặc sắc về phong tục của dân tộc ta: Sống... Cũng gọi “ông nghè” có kém ai?… Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi! (Vịnh tiến sĩ giấy) Một hiện tượng khiến Nguyễn Khuyến (cũng như Tú Xương, Tản Đà…) vô cùng nhức nhối, đau xót, căm giận, đó là tình trạng con gái Việt Nam lấy Tây, thực chất là vì miếng cơm manh áo mà bán mình (hay nói chính xác hơn:bán trôn) cho... trong” và từng viết những câu thơ ứa máu: Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói, Nén chí xưa, cam nỗi xót xa, Thánh hiền xưa cũng như ta: Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong! (Li tao) – Nhượng Tống dịch Sau Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng tự chất vấn nhưng thực chất là để tự khẳng định bản lĩnh của mình: Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Việc gì mà thức một mình ta? hoặc: Danh giá nhường này không nhẽ bán? Những . tinh thần dân tộc cực kì sâu nặng, Nguyễn Khuyến đã theo gót những bậc tiền bối vĩ đại như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Du, Phạm Thái… ra sức vun đắp. đời! Ở bất kì bài thơ nào của thi nhân Nguyễn Khuyến cũng đều có cái “lõi” thánh nhân như trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. Vì vậy muốn “thẩm” thơ Nguyễn Khuyến, nhất thiết phải “lặn” xuống tận. - NGUYỄN KHUYẾN – MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM ƯU TÚ Quý vị đang nghe Hương Xưa và Hoài Cảm của nhạc sĩ Cung Tiến Nguyễn Khuyến (1835–1909), nhà thơ quê

Ngày đăng: 06/02/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - NGUYỄN KHUYẾN –  MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM ƯU TÚ

    • Quý vị đang nghe Hương Xưa và Hoài Cảm của nhạc sĩ Cung Tiến

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan