1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QUY CHẾ CM NĂM HỌC 2012-2013

10 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 139 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THCS XÃ MƯỜNG PHĂNG Số: 03/QCCM-THCSMP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – hạnh phúc Mường Phăng, ngày 08 tháng 9 năm 2012 QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS XÃ MƯỜNG PHĂNG (Áp dụng từ năm học 2012-2013) I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG: 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường. 2. Mục đích yêu cầu Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng Nhà trường, Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT. Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này. 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn - Điều lệ trường THCS - Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Công văn số 1348/PGDĐT-THCS ngày 11/7/2012 v/v hướng dẫn thực hiện hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn cấp THCS; công văn số 1535/PGD ĐT-KT&KĐCLGD, ngày 10/9/2012 v/v HD nhiệm vụ KT&KĐCLGD năm học 2012-2013. - Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, phòng GD&ĐT huyện Điện Biên. II. NỘI DUNG QUY CHẾ 1. Tổ chuyên môn 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 16 - Điều lệ trường trung học của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Toàn trường được bố trí thành 03 tổ chuyên môn. 1.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: 1.2.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn; kiểm tra đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo Phân phối chương trình; thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của giáo viên. 1 1.2.2 Xây dựng Kế hoạch giảng dạy bộ môn, dạy học tự chọn, kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo học kì và năm học. 1.2.3. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém. 1.2.4. Thảo luận về các biện pháp lâng cao chất lượng giảm thiểu tối đa số học sinh lưu ban, bỏ học, lười học, có thái độ học tập không đúng. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng khối lớp, được nhận xét đánh giá hàng tháng, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau. 1.2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá giáo viên, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy các bài khó, chương khó, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy theo hướng dẫn 10227 của Bộ GD & ĐT ngày 11/09/2001. 1.2.6. Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế hoạch và công khai. Hàng tuần báo cáo Ban giám hiệu tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, của Tổ CM vào buổi họp giao ban hàng tuần. Nội dung đánh giá gồm: ưu điểm, khuyết điểm, những việc đã làm, đang làm, kết quả, hiệu qủa và kiến nghị. 2.7. Đánh giá, xếp loại CBGV hàng kì và hàng năm. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên. 1.3. Chế độ kiểm tra, hội họp: 3.1. Kiểm tra giáo án, việc thực hiện chương trình của giáo viên: 2 tuần/lần (Vào thứ 2 tuần thứ 3 và thứ 2 tuần thứ 4 trong tháng) 3.2. Tổ chuyên môn mỗi tháng họp 2 lần sau khi tổ trưởng đã kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên họp vào tuần 3,4 của tháng. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần đánh giá ngắn gọn, kế hoạch cụ thể và bàn bạc thống nhất đúng nội dung, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệu quả không cao. 1.4. Quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn: 1.4.1. Thực hiện theo đúng quy định tại công văn số 1348, ngày 11/7/2012 của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên về v/v hướng dẫn thực hiện hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn cấp THCS. 1.4.2. Sổ bàn giao chuyên môn và phân công dạy thay, dạy bù tiết của cá nhân trong tổ chuyên môn, ghi chép những lần kiểm tra đột xuất chuyên môn của giáo viên. 1.4.3. Sổ biên bản kiểm tra và đánh giá hồ sơ kiểm tra chuyên môn giáo viên và Biên bản tự kiểm tra của tổ chuyên môn. Biên bản các buổi rút kinh nghiệm dự giờ giáo viên. 1.4.4. Các loại văn bản, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. 2. Đối với giáo viên. 2.1. Nhiệm vụ chung của giáo viên: 2.1.1. Giáo viên bộ môn: - Thực hiện đảm bảo đúng theo quy định tại điều lệ trường THCS. 2 - Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo đúng PPCT. Chuẩn bị và soạn bài theo quy định trước khi lên lớp. Chuẩn bị thí nghiệm (nếu có ). Cuối tuần thực hiện tốt việc báo giảng tuần tới để BGH kiểm tra và kí duyệt. Kiểm tra và chấm bài theo đúng quy định, đảm bảo đúng và kịp tiến độ. Thực hiện tốt việc ghi, nhận xét và đánh giá giờ dạy. Ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm, thực hiện việc ghi điểm học bạ. Lên lớp đúng giờ, không tự tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy. Dạy thay khi được phân công. Chủ động đề xuất phương án dạy bù tiết (nếu có). Tham gia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo có đủ hồ sơ giáo án theo yêu cầu. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và nhà trường. - Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt để nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trường hoặc ngành tổ chức. Tham gia tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm. - Thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chịu sự điều hành về chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn và các cấp quản lý giáo dục. - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình và các đoàn thể trong trường trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công và các hoạt động khác trong Nhà trường. Thực hiện tốt các công việc khác do Hiệu trưởng phân công. - Kiến nghị kịp thời với nhà trường, tổ chuyên môn những giải pháp, hỗ trợ để nâng cao chất lượng học sinh. 2.1.2. Giáo viên chủ nhiệm: - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo đúng hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và của Trường. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác kết hợp giáo dục học sinh. Chủ động phối hợp với Đoàn Thanh Niên, Đội TN trường, giáo viên bộ môn, các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Tổ chức và điều hành tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ của lớp. Làm tốt công tác của giáo viên trực tuần. Tổ chức điều hành nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp tại buổi chào cờ đầu tuần, đầu và giữa giờ, cuối tuần phải kết hợp với Đội cờ đỏ để đánh giá, xếp loại thi đua theo tuần, đảm nhận việc nhận xét hoạt động nền nếp của Nhà trường vào chào cờ thứ 2 ( nếu lớp mình được phân công trực tuần ). - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiện hành của Bộ GD & ĐT. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện 3 thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn thành việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh. - Thường kì báo cáo hoặc đột xuất ( nếu có ) tình hình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của học sinh lớp mình với Ban giám hiệu nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp hiệu trưởng đề ra các biện pháp nhằm kết hợp tốt giữa Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. - Những quy định về hồ sơ: Ngoài hồ sơ quy định đối với giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm có thêm các loại hồ sơ sổ ghi đầu bài, sổ chủ nhiệm, sổ học bạ, sổ gọi tên ghi điểm của lớp chủ nhiệm. 2.2. Giáo án: 2.2.1. Soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình, chất lượng bài soạn cao. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo hướng dẫn chung của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và của trường . Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. 2.2.2. Các phân môn phải có giáo án riêng. Không soạn gộp. Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, lớp. 2.2.3. Giáo án phải soạn trước 1 tiết (trừ trường hợp được quy định đặc biệt theo môn). 2.2.4. Số lần kiểm tra tối thiểu: 2 tuần/1lần. Có chữ ký của Tổ trưởng chuyên môn và BGH. Ngoài ra, ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất giáo án của bất kỳ giáo viên nào. 2.2.5. Soạn đảm bảo nội dung tích hợp môi trường theo quy định từng môn. 2.3. Lịch báo giảng - Lên đầy đủ lịch báo giảng theo quy định chung. Ghi đầy đủ thứ tự của tuần học, thời gian của từng tuần từ ngày …đến ngày…Đầy đủ thông tin các cọc trong lịch báo giảng theo mẫu. - Lên lịch báo giảng được lên vào thứ 7 hàng tuần. - Được Tổ trường chuyên môn kiểm tra trước khi BGH ký duyệt(sáng thứ 2 tuần tiếp theo). 2.4. Sổ ghi điểm cá nhân: - Ghi đầy đủ Lớp, môn, họ và tên của học sinh ở trang học kỳ I và học kỳ II. Nghiêm cấm việc viết tắt họ tên học sinh. Có tổng hợp kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ: Số lượng và tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém vào phần cuối trang. - Điểm học sinh được cập nhật hàng ngày trên sổ cá nhân: điểm ghi chép sạch sẽ, rõ ràng, dùng một loại mực bút bi đen, không dùng bút đỏ, không tẩy xóa tùy tiện. Sửa điểm đảm bảo đúng quy chế. - Sổ điểm phải được đóng dấu giáp lai của trường và ký nháy các trang của BGH. - Cuối năm học giáo viên nộp về BGH để lưu hồ sơ. 2.5. Kế hoạch dạy học: 4 - Ghi đầy đủ nội dung các cột mục theo mẫu chung hoàn thiện đúng thời gian quy định. - Số lần kiểm tra tối thiểu: 1lần/1học kỳ. Có nhận xét, kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn và BGH vào trang cuối. 2.6. Kế hoạch sử dụng thiết bị: - Kế hoạch sử dụng thiết bị lên theo tuần (Lên trước 1 tuần như lịch báo giảng). Mỗi một trang sử dụng cho từng môn, từng lớp riêng. Không ghi chung các lớp, các môn trên một trang. Mục lớp, tiết theo PPCT phải khớp với lịch báo giảng. - Yêu cầu giáo viên lên cụ thể, đầy đủ kế hoạch sử dụng thiết bị. Nếu là đồ dùng mượn tại thư viện phải trùng thời gian sử dụng trong kế hoạch với sổ mượn thiết bị của thư viện nhà trường - Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tuần. Có nhận xét, kiểm tra của BGH. 2.7. Sổ dự giờ: - Sử dụng mẫu chung do Sở GD&ĐT ban hành (công văn số 1348). - Ghi chép, chấm điểm và xếp loại đầy đủ, cụ thể phần đánh giá xếp loại và tiến trình giờ dạy trong sổ dự giờ. - Trang cuối có phần đánh giá nhận xét của tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng vào thời điểm cuối kỳ I, cuối kỳ II. Dự tuần nào dứt điểm tuần đó. - Số lần kiểm tra tối thiểu: 1lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của Tổ trưởng CM và BGH. 2.8. Sổ ghi chép của giáo viên: - Là sổ tay của giáo viên ghi chép các nội dung cuộc họp của hội đồng, họp chuyên môn trường, tổ chuyên môn và nội dung các buổi hội ý trong nhà trường. - Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/tháng. Có nhận xét, kiểm tra của BGH. 2.9. Các loại hồ sơ lớp học: Do giáo viên chủ nhiệm bảo quản lưu giữ, cuối năm nộp cho hiệu trưởng lưu giữ. Các loại hồ sơ lớp học kiểm tra định kỳ 1 lần/1tháng 2.9.1. Sổ gọi tên ghi điểm: - Yêu cầu giữ gìn sạch sẽ. Trang sơ yếu lí lịch học sinh, ghi đầy đủ các thông tin các cột mục như trong sổ. Ghi trùng khớp các thông tin với sổ học bạ và giấy khai sinh của học sinh. - Họ tên học sinh không được viết tắt. Danh sách học sinh sắp xếp đúng thứ tự A ,B, C… - Phần kiểm diện học sinh theo từng tháng: phải được ghi chép từng ngày và tổng hợp số ngày nghỉ đầy đủ vào 28 hàng tháng (nếu ngày đó là chủ nhật thì tổng hợp sau 1 ngày). - Phần ghi điểm mỗi môn do giáo viên trực tiếp giảng dạy tự ghi. Thống nhất dùng bút bi mực đen ghi sổ gọi tên và ghi điểm. Vào điểm sai phải được sửa chữa đúng quy chế như hướng dẫn của sổ cá nhân. Cuối kỳ học giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng hợp phần sửa chữa điểm ở cuối trang và ký xác nhận. - Hạn chế đến mức tối đa các lỗi sai sót, nếu do sai sót nhiều mà hiệu trưởng nhà trường quyết định phải thay mới thì ai làm sai người đó chịu trách nhiệm chép lại sổ và xin chữ ký nháy của Trưởng phòng GD&ĐT. 5 2.9.2. Sổ đầu bài: - GVCN phải có trách nhiệm cao trong việc lựa chọn học sinh ghi chép, hàng ngày. Trong trường hợp không lựa chọn được học sinh ghi chép thì giáo viên chủ nhiệm phải ghi chép sổ đầu bài. - Cách sử dụng sổ đầu bài theo đúng hướng dẫn phần cuối sổ. - Hàng tuần GVCN phải ký khoá sổ, đánh giá trong tuần, tổng hợp số tiết nghỉ, nộp sổ về phòng Đội sau tiết SHL để Ban giám hiệu kiểm tra, nhận xét, tổng hợp và khoá cuối tuần. - Giáo viên lên lớp mà không ghi, ký sổ coi như vi phạm quy chế chuyên môn: không lên lớp tiết học đó. 2.9.3. Sổ chủ nhiệm: - Hoàn thành các nội dung theo mẫu chung. - Hàng tháng phải lên kế hoạch hoạt động sau khi họp hội đồng sư phạm nhà trường 4 ngày và nộp về để ký duyệt của Tổ trưởng và BGH. - Sơ kết hàng tuần theo biểu mẫu, kiểm diện phụ huynh, ghi nội dung họp phụ huynh theo yêu cầu của sổ. - Trang đầu phần ghi quy định về phong cách học sinh: “Ghi nội dung trong bảng nội quy học sinh của nhà trường”. Phần theo dõi chất lượng học sinh theo 3 giai đoạn: ghi KQ HKI, HKII, CN 2.9.4. Sổ học bạ: - Kiểm tra định kỳ 3 lần/năm học (Sau khi vào học một tháng đối với lớp 6 và sau học kỳ I, sau học kỳ II) - Thực hiện việc ghi chép đúng hướng dẫn. Phần xác nhận khi vào điểm của GVBM phải ký và ghi rõ họ tên. - Chữ số phải rõ như ghi sổ gọi tên, ghi điểm. Thống nhất dùng bút bi mực đen vào sổ học bạ. - Phần lý lịch học sinh phải ghi đúng và đủ tất cả các thông tin theo khai sinh hợp lệ, chữ viết phải rõ và đẹp. - Nếu là học sinh khuyết tật thì pơhải có hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của học sinh kèm theo với học bạ. * Do đặc thù của tiến trình thực hiện, nên những trường hợp học bạ có sai sót mà đến năm học sau mới phát hiện, thì các cá nhân liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm và tính trừ điểm thi đua theo qui định của năm học mới. Sổ học bạ phải được giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ. Không được hư hỏng, mất mát, tẩy xóa không đúng quy định. Học bạ được lưu giữ tại hồ sơ nhà trường. Sau mỗi kỳ giáo viên chủ nhiệm sẽ được nhận để vào sổ. Riêng lớp 6 sau khi hoàn thành trang đầu và giao trả lại cho Ban giám hiệu nhà trường. 3. Lên lớp. 3.1. Chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp. 3.2. Ra vào lớp đúng giờ. 3.3. Trước mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra số lượng, trực nhật, vệ sinh và các quy định khác của nhà trường. 3.4. Cuối mỗi tiết học dành thời gian hợp lý để củng cố bài và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 6 3.5. Tư thế, trang phục chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự; xưng hô mô phạm, không đút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoại di động; hạn chế tối đa việc giáo viên ngồi giảng bài; không hút thuốc, không có ảnh hưởng của rượu, bia, không tự ý bỏ ra khỏi lớp khi đang trong giờ dạy. 3.6. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh. 3.7. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên HS vắng từng tiết học vào sổ đầu bài. Nhận xét đánh giá xếp loại tiết học theo đúng quy định. 4. Kiểm tra chấm bài cho điểm: 4.1. Số lần kiểm tra ít nhất cho từng môn học theo thông tư 58/2011/TT- BGDĐT, ngày 12/12/2011; công văn số 8382/ BGDĐT-GDTrH, ngày 14/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra định kì theo PPCT. * Kiểm tra miệng (tính trong một tiết) : - Là điểm nguyên. - Các môn từ 1 tiết/tuần trở xuống bảo đảm mỗi tiết kiểm tra ít nhất 3 em. - Các môn từ trên 1tiết đến dưới 3 tiết/tuần bảo đảm mỗi tiết kiểm tra ít nhất 2 em. - Các môn từ 3tiết/tuần trở lên bảo đảm mỗi tiết kiểm tra ít nhất 1 em. * Kiểm tra thường xuyên (tính trong một học kỳ) : - Số lần kiểm tra ở các môn lớp cùng khối phải cùng số lần điểm (VD môn Toàn khối 6: đều lấy 5 lần điểm thường xuyên(cả điểm miệng và điểm 15’)). - Môn Âm nhạc, Mĩ thuật quy định lấy đảm bảo 4 lần điểm (gồm điểm miệng và 15’). 4.2. Đề kiểm tra và điểm bài kiểm tra: - Thực hiện theo quy định của từng bộ môn. 4.3. Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên trả sau 1 tuần, bài kiểm tra định kì trả sau 10 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo phân phối của chương trình. 4.4. Kết quả học tập của học sinh được giáo viên bộ môn trực tiếp vào sổ điểm chính ngay sau khi trả bài cho học sinh. 4.5. Học sinh nào không dự được kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù ngay đảm bảo tiến độ. Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh. 4.6. Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của học sinh. 4.7. Bài kiểm tra của học sinh phải được nộp và lưu tại trường ngay sau khi trả và thu lại từ học sinh (bài kiểm tra lưu 1 năm). 5 . Dự giờ: - Số tiết phải dự hoặc được dự thực hiện theo công văn số 1348/PGDĐT-THCS ngày 11/7/2012 v/v hướng dẫn thực hiện hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn cấp THCS; - Lịch dự giờ theo kế hoạch của nhà trường. Hoạt động thăm lớp dự giờ có thể thực hiện theo định kì hoặc đột xuất. - Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy. Có biên bản của tổ chuyên môn kèm theo. 6. Sáng kiến kinh nghiệm 7 - Mỗi người đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác. - Trong một năm học mỗi giáo viên có một sáng kiến nhà giáo, đề tài SKKN (nếu có yêu cầu) được đăng ký với tổ, BGH vào đầu năm học. - Đánh giá SKKN phải theo đúng hướng dẫn của các cấp và nộp đúng thời gian quy định. 7. Thực hành, thí nghiệm và sử dụng TBDH. - Hồ sơ thực hiện theo mẫu ban hành của Sở GD&ĐT. - Thực hiện nghiêm túc theo PPCT và điều kiện cụ thể của nhà trường, kế hoạch thực hiện phải lên vào cuối tuần trước để thực hiện cho tuần kế tiếp; khi thực hiện phải phản ánh đầy đủ vào sổ theo dõi. - Đảm bảo tất cả giáo viên đứng lớp phải nắm được danh mục và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện có của bộ môn. - GV giảng dạy phải chịu trách nhiệm về an toàn thiết bị TN,TBDH trong và sau tiết dạy, nếu mất mát hư hỏng phải lập biên bản tại chỗ và báo cáo với GV phụ trách và BGH xin hướng xử lý. - Hàng tháng BGH phụ trách kiểm tra đánh giá và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đây là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ tiêu thi đua cá nhân. - GV phụ trách các phòng học bộ môn, thư viện phải thể hiện được rõ danh mục các thiết bị, đồ dùng hiện có của nhà trường để giáo viên theo dõi và thực hiện. 8. Công nghệ thông tin - Tham gia học để đảm bảo trình độ tin học theo yêu cầu, có kĩ năng soạn giáo án, soạn thảo văn bản… - Thành lập đội ngũ cốt cán tin học của trường: quản trị trang Web, hỗ trợ giáo viên trong công tác soạn giảng trên PowerPoint. - Mỗi giáo viên có 1 tiết dạy/tuần có ứng dụng công nghệ thông tin thể hiện rõ trên lịch báo giảng. - Tất cả các giáo án tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên sẽ đưa lên trang Web ngay trong tuần. - Mỗi tổ chuyên môn mỗi kỳ học có ít nhất 3 sản phẩm(phần mềm, video, hình ảnh…) đưa lên trang Web. + Học kỳ I đưa lên trước ngày 25/10/2012. + Học kỳ II đưa lên trước ngày 20/1/2013. 9. Các hoạt động và quy định khác: 9.1. Hoạt động sân trường: -Trong các buổi hoạt động của học sinh bắt buộc các giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để theo dõi đôn đốc giáo dục học sinh, không làm việc riêng. 9.2. Giáo dục học sinh: - Trách nhiệm của toàn thể CB,GV, NV trong nhà trường. - Đối với giáo viên chủ nhiệm và GVBM cần thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: + Giáo dục học sinh đi học chuyên cần. + Thực hiện tốt các phong trào thi đua, công tác giữ gìn vệ sinh trường lớp, giữ gìn và bảo vệ tài sản chung. 8 + Khi lên lớp phải kiểm tra nền nếp của lớp: vệ sinh, kê bàn ghế, sự chuẩn bị bài của học sinh, trang trí lớp… - Những kết quả thực hiện nền nếp sau đây của học sinh sẽ đánh giá vào công tác giáo dục của giáo viên: trừ điểm thi đua trong thời điểm vi phạm. Đối với giáo viên chủ nhiệm: + Một buổi học nghỉ từ 3 học sinh trở lên mà không có lý do (có giấy xin phép của gia đình). Nếu trường hợp học sinh của lớp nghỉ học quá nhiều (số lượng vượt quá mức quy định) nhà trường sẽ bố trí cho giáo viên nghỉ giảng dạy để làm công tác huy động học sinh. + Học sinh trốn tham gia hoạt động đầu và giữa giờ. Đối với giáo viên bộ môn: + Đề học sinh mất trật tự trong giờ học, học sinh trốn tiết, nếu số lượng học sinh trốn trong một tiết học vượt mức quy định (từ 3 HS trở lên)thì tiết học đó sẽ bị đình chỉ và bố trí dạy bù vào buổi khác. 9.3. Công tác lao động: - Thời gian lao động: buổi sáng từ 7giờ 20 phút đến 9h20’; buổi chiều từ 14 giờ đến 16h 40 phút. Nghỉ giải lao 1 lần 15phút vào giữa buổi lao động - Trước giờ lao động 15 phút GVCN tập chung học sinh tại sân trường để kiểm tra dụng cụ, sĩ số, nhận công việc, sau khi kết thúc công việc phải báo cáo kết quả lao động để nhà trường nghiệm thu. Nếu là lao động nộp sản phẩm thì thực hiện theo thời gian quy định cho mỗi lần lao động của ban lao động. - Trong thời gian học sinh lao động bắt buộc giáo viên phải có mặt để chỉ đạo, không làm việc riêng. - Nếu công việc không hoàn thành trong buổi(nếu là lý do khách quan) sẽ bố trí lao động bù ngay sau buôỉ lao động đó, khi đã bố trí lao động bù mà vẫn không hoàn thành nhà trường xử lý theo đúng như thống nhất trong nghị quyết. 9.4 Hoạt động phong trào của giáo viên: - Khi giáo viên được phân công trong đội tuyển thực hiện nghiêm túc theo quy định. 10. Quản lý hành chính 10.1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào chậm ra sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình. Không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ người dạy thay (kể cả dạy thêm). 10.2. CBGV nghỉ phải xin phép Hiệu trưởng, khi được Hiệu trưởng đồng ý thì giáo viên phải báo về PHT và tổ chuyên môn cụ thể: thời gian nghỉ, các tiết cần dạy thay, giáo án và công tác khác (người nghỉ phải đề xuất trước ít nhất 01 ngày trước khi nghỉ trừ trường hợp đột xuất). Tổ chuyên môn lên lịch dạy thay trình BGH ký duyệt và niêm iết lên bảng tin để GV được phân dạy thay theo dõi thực hiện. Chấm công đầy đủ các hoạt động tập thể như hội họp, chào cờ, mít tinh , các hoạt động tập thể. Nếu CBGV được Phòng GD&ĐT điều động đi công tác phải nhận công lệnh trực tiếp từ Hiệu trưởng và báo cáo việc thực hiện quy trình bố trí dạy thay trong thời gian đi công tác(như những người xin nghỉ). 10.3. Giáo viên không nộp giáo án, hồ sơ ; không đảm bảo những quy định khi lên lớp lần thứ nhất: Nhắc nhở. Lần thứ 2 lập biên bản, cắt thi đua khen thưởng hạ bậc xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. 9 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi có văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, của Sở điều chỉnh kịp thời để quy chế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường. 2. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong quá trình thực có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để Hiệu trưởng xem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên. Hàng kỳ xét thi đua cần phải căn cứ vào các kết quả thực hiện quy chế và sự tiên bội của giáo viên. Nếu tổ chuyên môn mà có nhiều hạn chế sẽ trừ điểm thi đua của tổ đồng thời trừ điểm thi đua của Tổ trưởng tổ chuyên môn. 3. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này. 4. Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế. PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thành Trung 10 . PHĂNG Số: 03/QCCM-THCSMP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do – hạnh phúc Mường Phăng, ngày 08 tháng 9 năm 2012 QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS XÃ MƯỜNG PHĂNG (Áp dụng từ năm học 2012-2013) I giá và xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiện hành của Bộ GD & ĐT. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề xuất danh sách học sinh được lên. đầy đủ Lớp, môn, họ và tên của học sinh ở trang học kỳ I và học kỳ II. Nghiêm cấm việc viết tắt họ tên học sinh. Có tổng hợp kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ: Số lượng và tỷ lệ giỏi,

Ngày đăng: 06/02/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w