Lúc này, tổng số học sinh toàn trường là 224 em, chất lượng dạy và học dần dần được nâng cao hơn, đây là năm đầu tiên trường có giải học sinh giỏi cấp huyện: đạt 5 giải.. Năm học này số
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
Nằm dọc hai bên tỉnh lộ 71, với vị trí địa lý phía đông giáp xã Cam Thanh, phía tây giáp xã Cam Hiếu, phía nam giáp thành phố Đông Hà, phía bắc giáp xã Cam Tuyền và xã Hải Thái huyện Gio Linh Phía Tây – nam trải dài dọc theo sông Hiếu trong xanh là nguồn sống cho cánh đồng lúa Lâm Lang, Tam Hiệp, Nhật Lệ, Cam Vũ mùa vàng bội thu với nguồn phù sa phì nhiêu Trải qua bao biến
cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất và con người Cam Lộ nói chung và xã Cam Thủy nói riêng đã để lại biết bao kỳ tích về những tên đất, tên làng như Miếu Cây xoài Tam Hiệp, nơi ghi dấu cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của chi
bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của Cam Lộ và nhiều địa danh khác như vv
Có thể nói, đến những nơi này làm chúng ta như sống lại một thời hào hùng của dân tộc và nhân dân Cam Lộ nói chung và Cam Thủy nói riêng
Cùng với sự biến thiên của lịch sử, giáo dục xã nhà cũng trải qua những bước thăng trầm; cho đến ngày 25 tháng 01 năm 2005 theo quyết định của UBND huyện Cam Lộ trường THCS Cam Thủy (nguyên là trường PTCS) được đổi tên là trường THCS Lê Lợi Chúng ta tự hào khi trường được mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê,
mở ra một thời kỳ thịnh vượng cho đất nước
Qua hơn 35 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành trải qua bao khó khăn thử thách trường THCS Lê Lợi ngày càng khang trang, đổi mới Có thể nói hiện tại trường THCS Lê Lợi là một trong những trường trong toàn tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, khuôn viên khang trang sạch đẹp Đó là những điều kiện thiết thực giúp đỡ và động viên thầy trò cùng vững bước tiến lên Để xứng đáng với công lao và tiếp nối truyền thống các thế hệ thầy và trò đi trước, ngày nay thầy trò chúng ta cần phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đẩy mạnh chất lượng dạy và học, đặc biệt chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi đồng thời tăng chất lượng giáo dục đại trà, xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích
Trang 2cực” một cách thực chất có chiều sâu, từng bước khẳng định vị thế của nhà trường trong nền giáo dục huyện nhà
Đồng thời, nhà trường đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu,
đó là nguồn sức mạnh tổng hợp, tạo động lực cho cán bộ giáo viên và học sinh ôn lại quá khứ và hướng tới tương lai và phấn đấu giữ gìn nét đẹp truyền thống của trường
Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ học sinh hôm nay
và mai sau, theo chủ trương của Sở GD&ĐT Quảng Trị; được sự nhất trí của Đảng uỷ, UBND xã, theo chỉ đạo của phòng GD&ĐT Cam Lộ, Trường THCS Lê Lợi- xã Cam Thủy xin trân trọng giới thiệu với quý thầy cô giáo, các em học sinh, cán bộ, nhân dân xã nhà và các bạn đọc xa gần cuốn “Lịch sử Trường THCS Lê Lợi giai đoạn 1975 - 2013” Hy vọng rằng đây là món quà có ý nghĩa đối với các thế hệ học sinh và thầy cô giáo, sau này tiếp tục viết tiếp thêm trang sử vàng của trường THCS Lê Lợi thân yêu
Cam Thủy, tháng 05 năm 2013
Ban biên tập
Trang 3PHẦN THỨ NHẤT MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CAM THỦY
A- MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI CAM THỦY I- Lịch sử hình thành:
Từ xưa, Cam Thủy thuộc phần đất Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang Đến thế kỷ II trước công nguyên, nhà Hán xâm chiếm nước ta, trên lãnh thổ Văn Lang cũ nhà Hán đặt thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam Vùng đất Cam Thủy thuộc quận Nhật Nam
Năm 192, Khu Liên (Lãnh tụ bộ tộc Chàm) nỗi dậy đánh đuổi nhà Hán khỏi đất Nhật Nam và dựng nước Chăm Pa (hay Lập Ấn) độc lập từ Đèo Ngang đến Thuận Hải Nhật Nam thuộc nước Chăm Pa Vùng đất từ Quảng Trị đến đèo Hải Vân được chia thành 2 châu: Châu Ô và Châu Lý
Năm 1306 sau đám cưới giữa Huyền Trân công chúa với Chế Mân, nhà vua Chăm Pa dâng 2 châu: châu Ô và châu Lý làm vật sính lễ cho Đại Việt Theo chân Huyền Trân công chúa cư dân Đại Việt đến vùng đất mới định cư, khai khẩn, lập làng
Cho đến thời Lê, đất Cam Thủy thuộc huyện Vũ Xương của phủ Triệu Phong, lúc này huyện Vũ Xương có đến 59 xã
Thời chúa Nguyễn đất Cam Thủy thuộc huyện Đăng Xương của phủ Triệu Phong Năm 1802, vua Gia Long cho lập “Quảng Trị doanh, Cam Lộ đạo” bao gồm 3 huyện: Đăng Xương, Hải Lăng, Minh Linh
Đến thời Tự Đức, năm 1849 đổi phủ Cam Lộ ra bảo Cam Lộ và về sau thành huyện Cam Lộ
Đến thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc, Cam Thủy thuộc tổng Cam Vũ (trước gọi là Cam Đường), huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 xã Cam Thủy gồm 4 xã nhỏ là:
- Xã Cam Lộ gồm 3 thôn: Cam Vũ, Nhật Lệ, Phú Ngạn, và xóm Thọ Xuân;
Trang 4- Xã Cam Định gồm 4 thôn: Trương Xá, Định Xá, Mộc Đức, Lâm Lang;
- Xã Tam Hiệp gồm 3 thôn: Tân Đình, Tân Độ, Đại Độ (xã Tam Hiệp tách
ra từ xã Kiến Tân gồm Tam Hiệp, An Mỹ, An Thái);
- Xã Nhật Tân gồm 3 thôn: Bích Giang, Thạch Đâu, Vĩnh Đại
Năm 1946, bốn xã này tiến hành hợp nhất lấy tên là Cam Thủy, riêng Phú Ngạn thuộc về xã Cam Thanh Năm 1950 Cam Thủy nhập với Cam Mỹ (bao gồm Cam Hiếu và Cam Tuyền) thành xã Thủy Mỹ trụ sở đóng tại Cam Thủy
Năm 1952 tách thành 2 xã có tên gọi như trước Sau ngày giải phóng 1972 thôn Thiện Chánh (Cam Mỹ) lại thuộc về Cam Thủy
Năm 1976 đất Cam Mỹ chia thành 2 xã là Cam Thành và Cam Tuyền cùng thời gian này Cam Hiếu hợp nhất với Cam Thủy thành một xã lớn vẫn gọi là xã Cam Thủy
Đến năm 1978 do yêu cầu mới 2 xã lại tách ra thành Cam Thủy và Cam Hiếu, lấy sông Hiếu làm ranh giới và mỗi xã có địa giới hành chính như hiện nay
II- Điều kiện tự nhiên:
Cam Thủy ngày nay thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nằm dọc hai bên đường xuyên Á (trước đây là đường 71) Phía đông giáp xã Cam Thanh, phía tây giáp xã Cam Tuyền, phía nam giáp xã Cam Hiếu và phía bắc giáp xã Linh Hải (huyện Gio Linh) Chiều dài từ đông sang tây khoảng 4 km, từ bắc xuống nam khoảng 6 km (tính theo đường chim bay)
Trang 5Bản đồ địa chính xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Tổng diện tích của xã hiện nay là: 2069 ha, trong đó đất rừng, đất trồng rừng chiếm 1340 ha, đất nông nghiệp 729 ha Dân số của xã có 1291 hộ gồm
5066 nhân khẩu
Cam Thủy hiện có 11 thôn: Lâm Lang 1, Lâm Lang 2, Lâm Lang 3, Cam
Vũ 1, Cam Vũ 2, Cam Vũ 3, Nhật Lệ, Thọ Xuân, Thiện Chánh, Tam Hiệp và vùng kinh tế mới Tân Xuân thành lập năm 1976 Xã Cam Thủy có 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là Thủy Đông và Thủy Tây
Cam Thủy là vùng bán sơn địa, có địa hình tương đối đa dạng vừa có đồi,
có rừng, vừa có đồng bằng Diện tích đất đồi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, địa
Trang 6hình của xã nghiêng về phía tây bắc – đông nam Trong đó vùng cao thuộc về các thôn: Thiện Chánh, Thọ Xuân, Tân Xuân; vùng tương đối bằng phẳng là các thôn Lâm Lang, Nhật Lệ, Cam Vũ và Tam Hiệp Xen kẻ với vùng rừng núi, gò đồi là những dãy đồng bằng xanh thẳm chủ yếu để trồng lúa, trồng lạc Nhìn về tương lai trong một thời gian không xa thế mạnh Cam Thủy là kinh tế nông lâm nghiệp, cây công nghiệp nếu được đầu tư đúng hướng
III- Truyền thống đấu tranh cách mạng:
Cam Thủy có truyền thống yêu nước nồng nàn, bắt nguồn từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, thể hiện qua các cuộc đấu tranh đánh giặc, giữ nước, qua nhiều chiến công của những ngày đầu chống Pháp
Mặc dầu đã đặt ách thống trị lên đất nước ta nhưng thực dân Pháp không đè bẹp nổi ý chí phản kháng của dân ta Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam, nhiều phong trào cách mạng liên tiếp dâng cao ở xã Cam Thủy góp phần vào thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng tám năm 1945, mở ra cho nhân dân ta một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp của Mỹ, nhân dân Cam Thủy đã cùng cả nước trải qua 9 năm gian khổ, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang, đầu rơi máu chảy khắp nơi nhưng nhân dân Cam Thủy vẫn một lòng theo Đảng quyết giành lại độc lập, tự do, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc
Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp và phát xít Nhật, dân tộc ta lại phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới là đế quốc
Mỹ Trong cuộc đối đầu lịch sử với siêu cường quốc này, Quảng Trị là một địa đầu giới tuyến mà Cam Thủy là một trong những trọng điểm đánh phá của địch Phong trào cách mạng Cam Thủy bước vào gian đoạn mới: từ chỗ vùng tự do trở thành vùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy, từ hoạt động công khai chuyển sang hoạt động bí mật Dù trong mọi hoàn cảnh, Đảng vẫn bám dân, dân không hề nao núng, quyết một lòng theo Đảng, đạp bằng mọi gian khổ, hy sinh, vẫn chịu đựng những đợt “tố cộng”, “thanh lọc” và khủng bố đẫm máu Người dân Cam Thủy
Trang 7cùng với Đảng, với “bộ đội Cụ Hồ” làm nên những chiến công vang dội trên quê hương điển hình như trận càn Rẫy Dương (ở thôn Lâm Lang, xã Cam Thuỷ) xảy
ra vào đầu năm 1967: một tiểu đoàn Mỹ đã tổ chức một trận càn vào khu vực Rẫy Dương, đơn vị chủ lực Sư đoàn 324 kết hợp với bộ đội địa phương Cam Lộ tổ chức chống càn tại Rẫy Dương Sau 1 ngày chiến đấu anh dũng, ta đã tiêu diệt được một đại đội, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh Trận chống càn Rẫy Dương là một trận thắng lớn của quân và dân Cam Lộ, góp phần làm thất bại
"Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ
Ngoài ra còn một số trận đánh lớn khác như: Trận đánh máy nước Lâm Lang thắng trung đội Xì chuồn, trận đánh ở Khe Lòn, Thiện Chánh, Đá Mài,… góp phần đấu tranh đánh bại mọi chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi vĩ đại mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Cam Thủy có địa danh: miếu An Mỹ ở thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền (hiện
nay) cách đường 15 đi Cồn Tiên khoảng 150 m Ngày 22/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa của huyện Cam Lộ đã tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch khởi nghĩa cướp
chính quyền vào ngày 23/8 trên địa bàn huyện Đình làng Cam Vũ ở thôn Cam
Vũ, xã Cam Thủy Năm 1939, nơi đây Chi bộ xã Cam Thuỷ đã ra đời gồm 4 đồng chí, là một trong những Chi bộ mạnh của huyện Gio Cam trong giai đoạn 1936 -
1945 Hiện nay, Đình làng Cam Vũ chỉ còn lại nền đình, có diện tích chừng 40
m2
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong suốt 30 năm chiến đấu liên tục đương đầu với bọn thực dân, đế quốc, nhân dân Cam Thủy luôn chiến đấu vì tình yêu quê hương và ý thức độc lập dân tộc Vượt qua bao thiên tai khắc nghiệt và đấu tranh chống ngoại xâm đã rèn luyện cho nhân dân bản lĩnh dân tộc hun đúc nên nhiều phẩm chất cao đẹp Nhân dân ta không những chiến đấu bảo vệ non sông mà còn đấu tranh bài trừ văn hóa lai căng, đồi bại, trụy lạc,… chiến đấu
để tô thắm truyền thống vẽ vang, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chiến đấu để thể hiện sức sống dồi dào, tinh thần chiến đấu anh dũng và tính lạc quan của nhân dân Cam Thủy
Trang 8Sau 35 năm kháng chiến, cán bộ và nhân dân Cam Thủy đã chịu nhiều hy sinh, mất mát, xương máu của hàng trăm người đã thấm đẫm mãnh đất này Đến nay, Đảng và Nhà nước đã truy tặng 1 anh hùng lực lượng vũ trang, 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 144 liệt sĩ, 41 thương bệnh binh, 53 gia đình có công với nước
Xã được phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” năm
1994
Kể từ ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân Cam Thủy lại bước vào trận tuyến mới không kém phần gian khổ, với hai bàn tay trắng, thiếu thốn mọi bề, vừa bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa xây dựng cuộc sống mới
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cán bộ và nhân dân xã Cam Thủy không ngại hy sinh gian khổ, luôn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng Nhân dân Cam Thủy đã cùng đã cùng nhau tháo gỡ bom mìn, san lấp hố bom, dựng lại nhà cửa, đắp lại đường sá, đào mương, đắp đê dẫn thủy, khai hoang, phục hóa, xây dựng trường lớp để con em được đến trường Mồ hôi và cả máu đã đổ, bà con ta dồn hết sức lực, tâm trí tổ chức tập đoàn sản xuất, dần dần xây dựng hợp tác xã và hoạt động tích cực, từng bước phát triển nông nghiệp toàn diện
Sau công cuộc đổi mới cho đến nay, xã Cam Thủy đã đạt được một số thành tích đáng kể, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen như: đạt danh hiệu
“Đơn vị thi đua xuất sắc cấp tỉnh” năm 2009 và năm 2010; được công nhận xã điển hình văn hóa năm 2009 Năm 2010 xã Cam Thủy bắt đầu thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới Đến nay bộ mặt nông thôn xã đã và đang ngày càng khởi sắc
IV- Truyền thống giáo dục của địa phương:
Xã Cam Thủy là một xã thuần nông đời sống kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ còn ít Chính vì vậy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn nhiều Tuy vậy, phát huy truyền thống hiếu học trong các năm qua Đảng và chính quyền địa phương
Trang 9mức nhất là việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia Do đó chỉ trong một thời gian ngắn nền giáo dục xã nhà phát triển vượt bậc Đến nay ba trường trong địa bàn xã đều được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 Hiện nay trường THCS Lê Lợi đang từng bước củng cố cơ sở vật chất chuẩn bị đăng ký thẩm định công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 năm 2014
và trường đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục vào tháng 5 năm
2013 Từ một xã nghèo trước đây, hiện nay Cam Thủy đang trên đà đổi mới và phát triển về kinh tế Đời sống nhân dân ngày càng ổn định,văn hóa xã hội, giáo dục phát triển Phong trào khuyến học ở các thôn, các dòng họ ngày càng khơi dậy Hằng năm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng so với các năm trước Đó là một phần công lao không nhỏ của công tác hoạt động hội Khuyến học xã tác động đến thôn xóm, dòng họ và từng gia đình
Trong mấy năm qua, hội Khuyến học đã phát triển theo đường lối giáo dục của Đảng Hội khuyến học đã trở thành một tổ chức xã hội phát triển nhanh chóng
ở tất cả các thôn xóm Hoạt động của hội và các chi hội đã đóng góp quan trọng
có hiệu quả cho sự phát triển trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của xã nhà Đội ngũ cán bộ từ xã đến các thôn xóm, các đồng chí đã nghỉ hưu, các đồng chí đang công tác hầu hết là các đồng chí cán bộ chủ chốt hoạt động trên các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một lực lượng hết sức nhạy bén về chính trị
và nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, có kinh nghiệm hoạt động bắt tay vào hoạt động khuyến học tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, không vì danh vọng tiền tài đang ngày đêm chăm lo cho sự nghiệp khuyến học và giáo dục đào tạo
Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học nhằm động viên khuyến khích các gia đình, dòng họ, các con cháu thi đua học tập, tu dưỡng đạo đức, phát huy truyền thống hiếu học trong gia đình và dòng họ Kết quả toàn
xã có 16 dòng họ hàng năm tổ chức động viên các gia đình, học sinh học tập tốt Trong đó có 9 dòng họ đã xây dựng quỹ khuyến học, tiêu biểu: như họ Nguyễn,
họ Lê Thôn Cam Vũ, họ Đào thôn Tam Hiệp, và một số dòng họ khác
Trang 10Những gương điển hình trong phong trào khuyến học đã được biểu dương khen thưởng trong năm 2011 như Chi Hội khuyến học Thôn Tam Hiệp, dòng họ
Lê Phước làng Lâm Lang, gia đình ông Lê Văn Hiệu thôn Cam Vũ 1 Bà Lê Thị Nguyệt Chủ tịch UBMT xã
Tiếp tục phát huy kết quả tốt đẹp, những thành tích đạt được trong phong trào khuyến học, khuyến tài rất đáng trân trọng Khuyến học, khuyến tài trong những năm qua đã trở thành phong trào của quần chúng sâu rộng, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo Tạo ra nhiều cơ hội để mọi người tham gia góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quê hương, đất nước
B- SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CAM THỦY SAU CÁCH MẠNG
Năm 1952, xã Cam Thủy cũng được phép tổ chức mở một lớp 5 (cấp II) do anh Bái, anh Chí (người Nghệ Tỉnh) vào giảng dạy và thầy Nguyễn Thanh (người Cam Mỹ) làm Hiệu trưởng Khi trường lớp được mở thêm, theo đề nghị của huyện, Ty Giáo dục đã tuyển thêm một số giáo viên để dạy trong huyện và và bổ sung 9 giáo viên cho huyện Gio Linh, Vĩnh Linh Lúc này giáo viên cũ gồm có các thầy Hồ Sĩ Phan, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Trầm, Hoàng Sung, Nguyễn Trinh, Phan Hữu Mãn, Nguyễn Thanh, Hoàng Văn Phố, Hoàng Văn Quế Số giáo viên
Trang 11Hoàng Đức Triều, Phan Xuân Lan, Lê Phước Nghiệm, Võ Thanh Cảnh, Nguyễn Văn Vân, Trần Đức Cử
Năm học 1951–1952, Sở Giáo dục Liên khu 4 đã điều động thêm một số giáo viên từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh và các giáo sinh tốt nghiệp sơ cấp sư phạm của khu chi viện cho Quảng Trị (khoảng 30 người) và sau đó hàng năm tiếp tục bổ sung thêm giáo viên cấp II theo nhu cầu Các trường của huyện Cam Lộ như trường Lê Thế Hiếu, trường Cam Thủy, Cam Thanh được tiếp nhận thêm mỗi trường một người, số này được đào tạo dạy cả hai cấp I và II
Có thể nói trong điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai hết sức khó khăn, phức tạp, đời sống cán bộ và nhân dân hết sức gian khổ, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung toàn bộ nhân tài vật lực để phục vụ công cuộc kháng chiến, ngành giáo dục trong đó có giáo dục xã Cam Thủy cũng
đã góp một phần công sức không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng của huyện nhà, và
là một ngành được xếp vào loại khá của tỉnh
Năm 1952–1953, trong lúc các lớp cấp I được tổ chức trên khắp các xã Các thôn có cơ quan huyện đóng, một số cán bộ cơ quan cũng tham gia dạy các lớp bình dân học vụ Trong thời kỳ này còn có mở lớp dự bị bình dân để nâng trình độ lên tương đương cấp I phổ thông Lúc đó, tỉnh thấy lớp học có hiệu quả thiết thực nên quyết định chuyển thành trường của tỉnh và giao cho ty Bình dân học vụ quản lý và biên chế hẳn một số cán bộ và giáo viên Chương trình học sau này chuyển theo đúng nội dung bình dân học vụ Xã Cam Thủy, Cam Thanh chỉ
có ở các thôn tương đối an toàn tổ chức học nhưng thường hay gián đoạn vì giặc hay càn quét Xã Cam Giang khó khăn hơn nên phong trào bình dân học vụ không hoạt động được
Trong tình hình khó khăn, gian khổ ấy, lãnh đạo Đảng chính quyền từ huyện đến xã thôn luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên Lúc này nhân dân và các bậc cha mẹ học sinh cũng là lực lượng quan trọng của ngành giáo dục Mọi cơ sở vật chất phục vụ trường học (trừ thiết
bị thí nghiệm chưa có) như phòng học, bàn ghế,… đều do phụ huynh và nhân dân
Trang 12đóng góp, giặc càn giặc đốt, nhân dân lại cho mượn nhà hoặc kịp thời đóng gỗ, lạt, tranh tre, nứa lá xây dựng lại phòng học không có tư tưởng ngồi chờ ỷ lại cấp trên, ỷ lại nhà nước
Một số giáo viên, thoát ly gia đình ở xa đến giảng dạy gặp khó khăn, phụ huynh nhận về nuôi và chỉ nhận 1/2 số tiền ăn trong tháng Lương giáo viên lúc bấy giờ chỉ có 36 kg thóc kể cả tiền dầu đèn, giấy bút soạn giảng bài dạy Hiệu trưởng chỉ hơn giáo viên cái chức Tất cả anh em đều đoàn kết hăng say trong công tác
Năm 1952–1953, tập trung tất cả cho chiến trường, vì thế giáo viên cấp I phải hưởng chế độ dân lập, cụ thể là tiền lương do nhân dân đóng góp Mỗi giáo viên được nhận tối thiểu 40 kg thóc Nơi nào có điều kiện thì mức lương giáo viên
có khá hơn
Về việc học tập của học sinh, mặc dầu kháng chiến gian khổ, hy sinh nhưng hầu hết học sinh đều hăng say vượt khó học tập Đi học ban ngày, các em mang vòng ngụy trang, khi có máy bay đến đánh phá các em phải xuống hầm cá nhân
mà các em tự đào Khi có giặc đến càn, thầy trò phải chạy vào rừng để lẩn tránh Hết giặc càn, thầy trò quay về giảng dạy và học tập
Cam Thủy nằm dọc theo đường quốc lộ 71, ven bờ dòng sông Hiếu nơi có rất nhiều đồn bốt giặc Pháp đóng chốt với lực lượng quân địch khá đông Chúng thường xuyên lùng sục, vây quét xóm làng liên miên Tuy thế giáo dục Cam Thủy dưới sự lãnh đạo của Đảng được nhân dân hết lòng ủng hộ nên đã vượt qua những khó khăn thử thách liên tục phát triển mang lại những kết quả đáng khích lệ Nhiều học sinh của trường đã trưởng thành trở thành cán bộ quản lý và lãnh đạo các cấp, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, những kỹ sư, những nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, nhiều thầy giáo tiểu học, trung học và đại học, nhiều
sỹ quan quân đội, Xin kể ra một số cán bộ tiêu biểu: tiến sỹ thủy lợi Nguyễn Văn Trường (Định Xá, Cam Hiếu), Ông Đào Tín thôn Tân Hiệp sau này là Thứ trưởng bộ nông nghiệp
Trang 13PHẦN THỨ HAI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ
Chương I
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH
Sơ lược về quá trình hình thành nhà trường
Ngày 2/4/1972 hai huyện Gio – Cam được hoàn toàn giải phóng Lúc này các trường học của chế độ ngụy quyền cũng ngừng giảng dạy Đến ngày 1/5/1972 Quảng Trị cũng được hoàn toàn giải phóng lần thứ nhất Ngành giáo dục Cách mạng trở lại hoạt động Ty giáo dục Quảng Trị được thành lập do ông Lê Trọng
Từ làm trưởng ty, ông Nguyễn Kham làm phó trưởng ty Lúc này ngành giáo dục Cam Lộ cũng được tổ chức trở lại Ông Hoàng Văn Thông được cử làm trưởng phòng, Ông Lê Xuân An phó trưởng phòng và một số cán bộ nhân viên điều hành công việc
Sau giải phóng, năm học 1973–1974, các xã trong huyện đều tổ chức khai giảng cho các trường phổ thông cấp I trong đó có cấp I Cam Thủy mặc dầu ít lớp
và ít học sinh vì một số dân đi sơ tán xa chưa về lại được
Năm 1974 trường cấp I Cam Thủy được Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 của
Lê Mã Lương (khi đó ông mới 24 tuổi, mang quân hàm đại úy với chức vụ Chủ nhiệm chính trị của trung đoàn) đã giúp đỡ, xây dựng khu lớp học tại nền nhà bà Túy đội 4, thôn Lâm Lang 2, xã Cam Thủy hiện nay Người lính ấy bây giờ là Anh hùng LLVTND – Nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam - Thiếu tướng Lê Mã Lương
Những ngày đầu Quảng Trị vừa mới giải phóng mặc dù công việc thật bộn
bề nhưng Lê Mã Lương cùng đồng đội vừa sẵn sàng chiến đấu vừa cùng các thầy,
cô giáo miền Bắc chi viện vào thu dọn từng mảnh bom, trái pháo để lấy chỗ dựng lên ngôi trường cho con em xã nhà học tập
Trên trận địa chưa hết khói bom và tiếng súng ấy, cuộc sống bắt đầu hồi sinh Tuy ban đầu trường chỉ là mái tranh vách đất, nhưng nơi đây đã tập trung
Trang 14con em 4 xã: Cam Thanh, Cam An, Cam Thủy, Cam Hiếu tham gia học tập trong những ngày đầu quê hương giải phóng
Anh hùng Lê Mã Lương
Hội đồng sư phạm lúc đó chỉ có 16 – 17 cán bộ giáo viên do thầy Nguyễn Thoại làm hiệu trưởng Số học sinh cấp II phải lên học ở trường cấp II Cam Thành (địa điểm tại trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) Giáo viên phần lớn
do bộ giáo dục điều động chi viện từ ngoài bắc vào, sau này được Ty giáo dục Vĩnh Linh chi viện vào thêm trong đó có 4 thầy cô giáo đã tình nguyện đến Cam
Lộ giảng dạy từ năm 1972
- Thầy giáo Đoàn Đình Nhuận (Hà Nội)
- Thầy giáo Cấn Kinh Môn (Hà Tây)
- Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng (Nghệ An)
- Cô giáo Lê Thị Bích Đào (Vợ Anh hùng Lê Mã Lương - Lúc đó là người yêu, dạy tại xã Cam Thành )
Các thầy cô giáo là người các vùng quê xa xôi đến đây công tác, điều kiện
ăn ở chủ yếu nhờ vào nhà dân Điều kiện của trường hết sức khó khăn, vì quê hương mới được giải phóng (1972) lại là một vùng quê nghèo, tuy nhiên thầy trò
đã cùng nhau vượt qua những khó khăn thiếu thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
Trang 15Cuộc tổng tiến công nổi dậy đồng loạt toàn miền Nam vào mùa Xuân 1975
đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tổ quốc Việt Nam được thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau và cũng đi lên chủ nghĩa xã hội Cuộc chiến tranh ác liệt đã kéo dài, để lại những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh, gây cho nhân dân ta những khó khăn phức tạp, đòi hỏi Đảng, toàn dân ta và
ở Quảng Trị phải khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng lại cuộc sống hòa bình hạnh phúc cho nhân dân
Năm học 1977-1978 dân sơ tán về, tình hình dân cư ổn định, số lượng học sinh đông, theo nguyện vọng của nhân dân và nhu cầu về giáo dục, trường phổ thông cấp 1/2 Cam Thủy được thành lập
Năm 1977 trường được tiếp quản một số phòng học của khu trường Đảng làm phòng học và nhà ở cho CBGV (nay là trường MN Hoa Sen và TH Nguyễn
Bá Ngọc và khu tập thể cũ giáo viên ngày nay) Điều kiện về phòng học có khá hơn, số lượng phòng học tăng lên và điều kiện sinh hoạt của giáo viên có phần thuận lợi hơn, nhưng vẫn chỉ là những phòng học tạm, các lớp được chia theo ca
để học Lúc này thầy Hà Văn Viên làm hiệu trưởng và Hội đồng sư phạm gồm 35 cán bộ giáo viên
Năm 1978 được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trường được đầu tư xây dựng một dãy nhà 5 phòng học cho khối cấp 2 tại địa điểm trường bây giờ
Từ năm học này trường được chuyển sang địa điểm mới, là khu trường hiện nay,
Trang 16gồm một dãy nhà ngói có năm phòng học dành cho khối cấp 2 và một dãy nhà vách đất có 2 phòng học cho cấp I Mọi hoạt động, sinh hoạt của hội đồng sư phạm phải dựa vào các phòng học, chưa có phòng riêng cho ban giám hiệu mà chỉ ngăn một phòng nhỏ của phòng họp để làm phòng hiệu trưởng
Kết thúc năm học 1978-1979, thầy Hà Văn Viên chuyển công tác, thầy Phùng Đức Chính chuyển về làm hiệu trưởng từ năm học 1979-1980, thầy Trần Văn Vi quê ở Vĩ Dạ - Huế được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng phụ trách cấp 2,
Cô Nguyễn Thị Minh làm phó hiệu trưởng cấp I
Năm học 1979-1980 theo quyết định của Bộ Giáo dục việc tổ chức trường lớp phổ thông ở các tỉnh phía Nam sông Bến Hải trở vảo có sự thay đổi Hai cấp I
và II sát nhập lại thành trường phổ thông cơ sở 9 năm (từ lớp 1 đến lớp 9) Cam
Lộ lúc này có 8 trường phổ thông cơ sở của 8 xã (Cam Giang, Cam Thanh, Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Thành, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa)
Ngày 11-1-1979, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, theo đó, những định hướng có tính nguyên tắc cho cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba này là:
Về mục tiêu giáo dục: Chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành nhằm tạo cơ sở ban đầu cho con người phát triển toàn diện; thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân nhằm tạo điều kiện thực hiện 3 cuộc cách mạng (về quan hệ sản xuất, về khoa học - kỹ thuật và về văn hoá - tư tưởng); đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động phù hợp yêu cầu phân công lao động xã hội
Về nội dung giáo dục: Hướng vào việc “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ), tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể,
đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân…”
Về nguyên lý giáo dục: yêu cầu học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội
Trang 17Về hệ thống giáo dục: Thay thế hệ thống phổ thông 12 năm ở miền Nam
và hệ thống 10 năm ở miền Bắc bằng một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm mới, trong đó, trường cấp I và trường cấp II được sáp nhập thành trường phổ thông cơ sở (chín năm), đồng thời chuẩn bị phân ban ở trung học phổ thông Nhiều trường đại học chuyên ngành được xây dựng và phát triển
Từ năm học 1982, 8 thầy cô giáo người ở Huế chuyển về Huế công tác, thầy Nguyễn Đình Thẳn ở trường PTCS Cam Hiếu chuyển đến làm phó hiệu trưởng (1982-1983) phụ trách cấp 2 Kết thúc năm học, cô Nguyễn Thị Minh chuyển lên trường Cam Thành, Thầy Nguyễn Hữu Sang trường Phổ thông lao động huyện về làm phó hiệu trưởng cấp I
Cuối năm học 1983-1984, thầy Phùng Đức Chính chuyển về làm chuyên viên PGD-ĐT Đông Hà phụ trách Tổ chức cán bộ, thầy Trần Đức Hữu (nay phó giám đốc đài phát thanh truyền hình Quảng Trị) làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn Hữu Sang làm hiệu phó phụ trách cấp 1, (hiện nay đang nghỉ hưu tại Cam Vũ, Cam Thủy), thầy Nguyễn Đức Cảnh làm hiệu phó phụ trách cấp 2 (1984-1985)
Năm 1984-1989 thầy giáo Nguyễn Quy (nay là trưởng phòng Lao động, thương binh, xã hội huyện) ở trường PTCS Cam Thành về làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn Huynh (nguyên là phó chủ tịch UBND huyện) ở trường Triệu Lễ chuyển đến làm hiệu phó cấp 1 Trong giai đoạn này phó hiệu trưởng cấp II có các thầy giáo sau:
- Thầy Mai Quý Dương phó hiệu trưởng phụ trách cấp 2 (1985-1987);
- Thầy Phạm Bá Phước phó hiệu trưởng (1987-1989);
- Thầy Trương Hữu Bích làm hiệu phó từ 11/1989
Trong một thời gian dài cở sở vật chất trường lớp vẫn còn tạm bợ chủ yếu những dãy nhà cấp 4 dựa trên cơ sở của trường Đảng cũ và khu vực mới xây dựng của trường hiện nay
Trang 18Chương II NHÀ TRƯỜNG NHỮNG NĂM ĐẦU CHIA TÁCH (1990-1995) Thực hiện chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục ở các cấp nhằm tăng cường công tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục có hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường THCS Vì vậy đến tháng 8/1990 theo Quyết định của UBND thị xã Đông Hà trường tách riêng khối cấp I, cấp II và đây là một trong bốn trường cấp
I, II đầu tiên được tách riêng của phòng giáo dục Đông Hà, lúc này trường đổi tên thành trường THCS Cam Thủy do thầy Nguyễn Quy làm hiệu trưởng, thầy Trương Hữu Bích phó hiệu trưởng Tuy điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa
có gì thay đổi chỉ một dãy nhà cấp 4 gồm 5 phòng học đơn sơ, nhưng thầy trò vẫn phấn đấu với mục tiêu dạy thật tốt, học thật tốt Thời gian này điều kiện đất nước nói chung cũng như địa phương xã Cam Thủy còn gặp nhiều khó khăn nên công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế Mặc dù vậy cán bộ, giáo viên và học sinh khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trường THCS Cam Thủy tháng 8/1990
Trang 19Năm học 1990-1991, năm đầu tiên tách trường với tổng số 7 lớp, gồm 218 học sinh, tuy học sinh giỏi các cấp chưa có nhưng học sinh giỏi trường đạt 3% học sinh khá đạt 24,1% Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 87,5% Đội ngũ giáo viên đầy tâm huyết, nhiệt tình đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh và học sinh để cùng khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt công tác dạy và học Cuối năm học có 2 chiến sĩ thi đua và 7 giáo viên tiên tiến xuất sắc Tiêu biểu có các thầy cô giáo như thầy giáo Nguyễn Quy, Phan Ngọc Trinh, Trương Hữu Bích, Nguyễn Văn Phát, Từ Công Triết, Ngô Thị Huế, Lê Thị Kim Liên và Cao Thị Hoài Phương
Năm học 1991-1992 thầy giáo Nguyễn Quy được điều động về làm cán bộ của Phòng giáo dục đào tạo huyện Cam Lộ, thầy giáo Trương Hữu Bích được bổ nhiệm hiệu trưởng Lúc này, tổng số học sinh toàn trường là 224 em, chất lượng dạy và học dần dần được nâng cao hơn, đây là năm đầu tiên trường có giải học sinh giỏi cấp huyện: đạt 5 giải Số cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua
và lao động tiên tiến 7 Tiêu biểu như thầy giáo Phan Ngọc Trinh, Trương Hữu Bích, Nguyễn Văn Phát, Từ Công Triết, Ngô Thị Huế, Lê Thị Kim Liên và Cao Thị Hoài Phương Cuối năm trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, công đoàn
cơ sở vững mạnh Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 87,5%
Năm học này số lượng giáo viên rất thiếu, phòng GD Cam Lộ phải điều động thầy Trần Đình Trung phó hiệu trưởng trường PTCS Tân Lâm tăng cường
về dạy môn Vật lý, Thầy Nguyễn Văn Tú trường thực nghiệm Cam Lộ về dạy môn Toán
Năm học 1992-1993 tổng số học sinh 222, số lớp 8, cuối năm có 3 chiến sĩ thi đua và tiên tiến xuất sắc như thầy giáo Nguyễn Văn Phát, cô giáo Lê Thị Kim Liên và Đinh Thị Thủy Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 70,3%
Năm học 1993-1994 tổng số học sinh 249, số lớp 9, đây là năm học tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp thấp so với yêu cầu chỉ đạt 50%, số học sinh giỏi các cấp không có Cuối năm có 4 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và
Trang 20xuất sắc như thầy giáo Trương Hữu Bích, thầy giáo Phạm Văn Hồng, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ân và cô giáo Lê Thị Nguyệt
Đến năm học 1994-1995 tổng số học sinh toàn trường 287, số lớp 8 Thời gian này thầy giáo Phan Ngọc Trinh được bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng Năm học này trường đã tách chi bộ ghép và thành lập chi bộ độc lập Sau 5 năm chia tách, trường đã có 2 em học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 4
em đạt giải cấp huyện
Trong thời gian 5 năm trường 2 lần đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, công đoàn cơ sở vững mạnh Tỷ lệ học sinh giỏi văn hóa tăng dần, học sinh yếu kém giảm Số giáo viên CSTĐ cấp tỉnh 2, chiến sĩ thi đua cơ sở 3, giáo viên giỏi huyện
5 Tiêu biểu có các thầy cô giáo sau: thầy giáo Phạm Văn Hồng, cô giáo Đinh Thị Thủy, thầy giáo Trương Hữu Bích, cô giáo Lê Thị Kim Liên, cô giáo Cao Thị Hoài Phương, thầy giáo Lê Phước Hải, thầy giáo Phan Ngọc Trinh, thầy giáo Mai Quý Dương Về học sinh tiêu biểu đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh như Nguyễn Quang Duy giải 3 kỹ thuật tỉnh, Võ Văn Tùng giải 3 kỹ thuật tỉnh Học sinh giỏi huyện như em Nguyễn Văn Việt giải nhất Văn, Lê Thị Ngọc và Đặng Hồng Anh giải ba Văn và Trương Hữu Trầm khuyến khích Toán Tỷ lệ học sinh giỏi tăng 2% học sinh yếu giảm 4%, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% Về cơ sở vật chất thời gian này trường tham mưu các cấp lãnh đạo hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm nhà hiệu bộ nên điều kiện làm việc của CBGV có thuận lợi hơn trước Cuối năm trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, công đoàn cơ sở vững mạnh Chi bộ trong sạch vững mạnh
Trang 21Chương III QUÁ TRÌNH PHẤN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH (1995-2000) Đây có thể nói là giai đoạn phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao, số lượng học sinh và giáo viên đạt giải các cấp có chuyển biến rõ rệt Quy mô trường lớp ngày càng phát triển, số học sinh tăng từ 353 em năm 1995 đến năm 2000 là 12 lớp và 518 học sinh Chất lượng học sinh giỏi và học sinh đại trà phát triển đồng đều Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của ngành giáo dục
và sự quan tâm của đảng ủy chính quyền địa phương nên phụ huynh ngày càng quan tâm đến chất lượng dạy và học Nhiều gia đình đầu tư kinh phí, hỗ trợ học sinh có điều kiện học tập tốt nên chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Thời gian này thầy giáo Trương Hữu Bích làm hiệu trưởng và lần lượt các thầy giáo phó hiệu trưởng như thầy Phan Ngọc Trinh (năm 1995-1998), thầy giáo Phạm Văn Hồng năm (1998-2000)
Năm học 1995-1996 tổng số học sinh 349, số lớp 9, chất lượng giáo dục đại trà tăng, số học sinh giỏi đạt 3,7%, học sinh yếu 0,9% Số giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh 2, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 1, chiến sĩ thi đua cấp huyện 1 Tiêu biểu như thầy giáo Trương Hữu Bích, thầy giáo Phan Ngọc Trinh, thầy giáo Phạm Văn Hồng và cô giáo Đinh Thị Thủy Về học sinh giỏi cấp tỉnh 2, cấp huyện 2, tiêu biểu như em Nguyễn Văn Việt giải khuyến khích Văn, Trương Hữu Trầm giải ba
kỹ thuật Học sinh giỏi cấp huyện có em Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Chung Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 98,2% Cuối năm, trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh Về sơ
sở vật chất, năm học này huyện và địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng thư viện tiên tiến nên chất lượng dạy và học có điều kiện phát triển hơn trước
Năm học 1996-1997 tổng số học sinh 427, số lớp 9, số giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi các cấp 5 Tiêu biểu các thầy cô giáo sau thầy giáo Trương Hữu Bích, thầy giáo Phan Ngọc Trinh, thầy giáo Phạm Văn Hồng, cô giáo Cao Thị Hoài Phương, cô giáo Lê Thị Nguyệt Số học sinh giỏi
Trang 22tỉnh 1, giỏi huyện 3 tiêu biểu như em Phạm Văn Toàn khuyến khích kỹ thuật tỉnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền giải 3 Văn 8, Nguyễn Minh Phú giải ba Sinh 8, Nguyễn Văn Việt khuyến khích Kỹ thuật 9 Cuối năm tỷ lệ học sinh giỏi đạt 3,3%, học sinh yếu 3,3% Trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 92%
Năm học 1997-1998 tổng số học sinh 445, số lớp 10 Số giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi các cấp 5 Tiêu biểu như các thầy cô giáo Trương Hữu Bích, Phạm Văn Hồng, Phan Ngọc Trinh, Lê Thị Nguyệt, Cao Thị Hoài Phương Về học sinh giỏi cấp tỉnh có em Võ Thị Ánh Nguyệt giải khuyến khích môn Kỹ thuật 9, học sinh giỏi huyện có em Nguyễn Thị Thanh Huyền giải nhất môn Văn Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 100% Cuối năm chi bộ trong sạch vững mạnh, trường tiên tiến cấp ngành, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện
Nhìn chung trong 3 năm học 1995-1996, 1996-1997, 1997-1998 trường
đã dẫn đầu nền giáo dục của huyện Cam Lộ và liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh, cấp ngành.Chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Cả 3 năm liền trường đều có học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh số lượng cán bộ giáo viên đạt giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện và chiến sĩ thi đua tăng lên: 4 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua và giỏi cấp tỉnh, 5 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện Số học sinh giỏi các cấp đều tăng Trong thời gian 5 năm về giáo viên dạy giỏi và chiến sĩ thi đua cơ sở có 24 lượt giáo viên Số học sinh giỏi cấp huyện 14 giải, cấp tỉnh 8 giải Nhiều thầy cô giáo nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và chiến sĩ thi đua cơ sở như: các thầy cô giáo Trương Hữu Bích, Phan Ngọc Trinh, Phạm Văn Hồng, Cao Thị Hoài Phương, Đinh Thị Thủy, Lê Thị Nguyệt Về học sinh tiêu biểu có các em đạt giải cấp tỉnh như em Trương Hữu Trầm, Nguyễn Văn Việt, Phạm Văn Toàn,
Võ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thanh Huyền, Trần Thị Hiếu, Nguyễn Tùng, Nguyễn Văn Pháo Cấp huyện có những em như Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn
Trang 23Chung, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Minh Phú, Nguyễn Văn Việt, Trương Hữu Phong, Dương Bá Tuân, Nguyễn Ngọc Linh, Lê Văn Thành, Lê Thị Hương
và Nguyễn Văn Ngà
Năm học 1998-1999 thầy giáo Phan Ngọc Trinh chuyển công tác đến trường THCS Thị Trấn Cam Lộ, lúc này thầy giáo Phạm Văn Hồng được bổ nhiệm phó hiệu trưởng Tổng số học sinh 503, số lớp 11, năm học này chất lượng dạy và học cơ bản nâng cao so với trước, tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi các cấp tăng Tiêu biểu như các thầy cô giáo Trương Hữu Bích, Trần Minh Bường, Phạm Văn Hồng, Võ Văn Hiến, Lê Hữu Nhơn, Hoàng Ngọc Nam, Lê Thị Nguyệt, Cao Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Soa Về học sinh giỏi cấp huyện có em Trương Hữu Phong đạt giải ba Kỹ Thuật 9, em Dương Bá Tuân khuyến khích Sinh 9, Nguyễn Ngọc Linh giải ba Sinh 9, Nguyễn Thị Thanh Huyền khuyến khích Văn 8 và Trần Thị Hiếu khuyến khích Văn 8 Cuối năm tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp 97,4% Học sinh giỏi 2,8%, học sinh yếu 2,4% Trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện
Năm học 1999-2000 tổng số học sinh 517, số lớp 12 Đây là năm học số giáo viên và học sinh đạt nhiều thành tích so với năm học trước Số giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện 2, giáo viên giỏi huyện 1, giáo viên giỏi phòng 2, giáo viên giỏi cơ sở 8 Tiêu biểu như các thầy giáo Trương Hữu Bích, Phạm Văn Hồng, Võ Bường, Nguyễn Văn Cảnh, Mai Quý Dương, Đoàn Quốc Tỉnh, Nguyễn Đình Thắng, Võ Văn Hiến và các cô giáo như Đinh Thị Thủy, Cao Thị Hoài Phương, Phan Thị Hiếu, Lê Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Soa Về học sinh giỏi cấp tỉnh có em Nguyễn Thanh Huyền giải ba Văn, Trần Thị Hiếu giải ba Văn, Nguyễn Tùng giải ba Sử, Nguyễn Văn Pháo khuyến khích Toán Học sinh giỏi cấp huyện
có em Lê Văn Thành giải ba Văn, Lê Thị Hương giải ba Văn, Nguyễn Văn Ngà giải ba máy tính bỏ túi Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 98,3% Tỷ lệ học sinh giỏi 4,7%, học sinh yếu 0,9% Cuối năm chi bộ trong sạch vững mạnh, trường được Ủy ban nhân
Trang 24dân huyện tặng giấy khen, công đoàn được liên đoàn lao động huyện tặng giấy khen, liên đội mạnh cấp huyện
Trang 25Chương IV QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (2000-2005) Năm học 2000-2001 tổng số lớp 12, số học sinh 497, tổng số 22 giáo viên Thời gian này thầy giáo Phạm Văn Hồng được điều chuyển đến hiệu trưởng trường THCS Thanh An và thầy giáo Nguyễn Đại Ngợi Phó giám đốc trung tâm
Kỹ thuật tổng hợp hướng dạy nghề Cam Lộ chuyển đến giữ chức vụ phó hiệu trưởng từ tháng 9/2000
Đây là năm học đầu tiên cơ sở vật chất nhà trường được dự án ADB đầu tư xây dựng dãy nhà 2 tầng gồm 8 phòng học và toàn bộ trang thiết bị phục vụ dạy học các môn, tạo điều kiện cho trường nâng cao chất lượng dạy và học Thực hiện chủ trương của bộ giáo dục về xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-
2010 ở tất cả các bậc học Từ cơ sở vật chất hiện có, trường tham mưu với chính quyền địa phương và dựa vào các nguồn tài trợ, hỗ trợ về xây dựng cơ vật chất để từng bước kiên cố hóa trường lớp, đầu tư các hạng mục quy định của tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia Năm học này, số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 2, cấp huyện 2 Số học sinh giỏi cấp tỉnh 2, cấp huyện 4 Cuối năm trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp tỉnh Nhiều thầy cô giáo có nhiều thành tích tiêu biểu như Cao Thị Hoài Phương, Đinh Thị Thủy, Võ Bường, Nguyễn Đình Thắng Về học sinh có các em đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh như Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Thái Trinh, Lê Thị An, Nguyễn Hoài Anh, Hoàng Kim Hưng, Nguyễn Thị Bích Ngọc
Về cơ sở vật chất giai đoạn này trường đã huy động nguồn vốn xây dựng cổng trường và khu tường rào phía trước và hai bên kiên cố còn lại phía sau vẫn là tạm
bợ Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cuối năm 84,8%
Năm học 2001-2002, tổng số lớp 12, 513 học sinh, 24 cán bộ giáo viên Năm học này trường tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương và ngành giáo dục và lập đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 trình các cấp lãnh đạo phê duyệt để có kế hoạch bổ sung kinh phí nên cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho trường nâng cao chất lượng dạy và
Trang 26học Đây là năm học trường đạt nhiều thành tích về chiến sĩ thi đua và giáo viên dạy giỏi các cấp Cuối năm có 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 3 CSTĐCS, 1 giáo viên giỏi cơ sở và có 6 giáo viên dạy giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp huyện 12 giải Danh hiệu cuối năm chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Tiêu biểu về phong trào thi đua hai tốt gồm các thầy cô giáo như Lê Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Hiếu, Lê Thị Ngọc Nga, Trần Thị Ánh Huyền, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Đại Ngợi, Trương Hữu Bích, Mai Quý Dương và Nguyễn Đình Thắng Về học sinh tiêu biểu đạt học sinh giỏi cấp huyện như em Lê Phước Huy, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đức Gia, Lê Thị Ái Tình, Lư Thị Anh, Lê Thị Thuận, Lê Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Xuân Quyền Tỷ lệ học sinh giỏi cuối năm đạt 6,6%, học sinh yếu 1,2% Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cuối năm 96%
Năm học 2002-2003, tổng số 12 lớp, 500 học sinh, 35 cán bộ, giáo viên Thời gian này thầy giáo Trương Hữu Bích làm hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Đại Ngợi thuyên chuyển công tác đến trường THCS Cam Hiếu, thầy giáo Lê Đống phó hiệu trưởng trường THCS Cam Hiếu chuyển đến làm phó hiệu trưởng
Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng,
có ý thức đoàn kết, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh và đảng ủy chính quyền địa phương nên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm Năm học này trường đã tham mưu với hội cha mẹ học sinh huy động kinh phí bê tông hóa sân trường, trồng thêm cây xanh bóng mát làm cho khuôn viên trường càng thêm xanh sạch đẹp Cuối năm số học sinh giỏi cấp huyện đạt 17 giải, cấp tỉnh 4 giải, GV dạy giỏi cấp huyện 3, Chiến sĩ thi đua cơ sở 2, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Một số thầy cô giáo có thành tích nổi bật như Trương Hữu Bích, Lê Đống, Cao Thị Hoài Phương,Nguyễn Đình Thắng, Vương Công Duẩn Về học sinh có các em Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Lê Phước Huy, Lê Thị Ái Tình, Lư Thị Anh, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Xuân Hanh, Hoàng Kim Hóa, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Anh
Trang 27Hoài, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Văn Thuận, Trần Văn Hiếu, Lê Thị Lam, Nguyễn Thị Lệ, Lê Hải Làn Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cuối năm 95,5% Tỷ lệ học sinh giỏi đạt 7,4%, học sinh yếu 1,4%
Năm học 2003-2004 tổng số lớp 13, tổng số học sinh 502, đây là năm học chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao so với năm học trước Số giáo viên giỏi, học sinh giỏi nhiều, cơ sở vật chất ngày càng được khang trang, thiết bị dạy học được đầu tư phục vụ tốt việc dạy và học Mặt khác công tác xã hội hóa giáo dục được phụ huynh và Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức Đội ngũ cán bộ giáo viên có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên chất lượng giảng dạy ngày càng cao Cuối năm về cá nhân có 1 CSTĐCS, 6 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, học sinh giỏi cấp tỉnh 5 giải, cấp huyện 27 giải Chi bộ trong sạch vững mạnh, trường tiên tiến cấp huyện, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Nhiều cá nhân cán bộ giáo viên có thành tích như thầy Lê Đống,
cô Hoàng Kim Thị Thu Hà, cô Trần Thị Ánh Huyền, cô Đinh Thị Thủy, cô Lê Thị Phương Thúy, thầy Nguyễn Văn Cảnh, cô Lê Thị Ngọc Nga Về học sinh có các
em tiêu biểu như Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Anh Hoài, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Ly Na, Nguyễn Tấn Triệu, Nguyễn Như Thuận, Nguyễn Cảnh Vinh, Lê Thông, Trần Thị Na, Nguyễn Thị Xứng, Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Ngọc Chi, Nguyễn Thị Thúy Anh, Lê Thị
Ái Huyền, Lê Tài Hiếu, Trần Thị Hoài Thương Hồ Tiến Lực, Hồ Sĩ Nguyên, Lê Anh Hoài, Hoàng Thị Bích Phượng Tỷ lệ học sinh giỏi đạt 10,6%, học sinh yếu 3,2% Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 99,1%
Năm học 2004-2005 tổng số học sinh 529, số lớp 14, năm học này trường được dự án ADB tài trợ thêm thiết bị dạy học với số lượng 9 máy vi tính, 1 máy
in và một đầu máy chiếu overhead phục vụ dạy học nên bước đầu trường đã đầu
tư kinh phí xây dựng phòng vi tính để phục vụ dạy và học Tin học cũng như tập huấn cho cán bộ giáo viên nâng cao kỹ năng sử dụng Tin học vào công tác và quản lý Nhờ ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý nên chất lượng giờ dạy
Trang 28và hiệu quả công tác văn thư lưu trữ ngày càng nhanh đáp ứng yêu cầu thông tin hàng ngày Chính vì vậy chất lượng học sinh giỏi tăng dần so với yêu cầu
Ngày 25 tháng 01 năm 2005 theo Quyết định của UBND huyện Cam Lộ trường được đổi tên là trường THCS Lê Lợi Chúng ta tự hào khi trường được mang tên người anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê, mở ra một thời kỳ thịnh vượng cho đất nước
Từ năm 2004 được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, cơ sở vật chất nhà trường bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ, trường lớp ngày một khang trang hơn Trường đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị dạy học, có dãy nhà chức năng phục vụ việc giảng dạy thực hành thí nghiệm có hiệu quả hơn Nhờ sự tham mưu nhiệt tình của Ban giám hiệu và sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, chính quyền địa phương và các
tổ chức tài trợ như nguồn vốn ADB và Plan từ 2001 đến 2005 trường có thêm dãy phòng học 2 tầng, 8 phòng học do ADB tài trợ, đến năm 2005 có nhà thư viện và phòng truyền thống được tổ chức Plan tài trợ Vì vậy giai đoạn này trường có điều kiện đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010
Từ năm 2000 trở đi số lớp và số học sinh ngày càng tăng, cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung Công tác xã hội hóa giáo dục được quần chúng nhân dân
và lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nên chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh ngày càng nâng cao Cuối năm, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 11,3%, học sinh yếu 4,6% Số giáo viên giỏi cơ sở, giáo viên dạy giỏi huyện tỉnh 13, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 96% Nhiều cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc trong năm học như các thầy cô giáo Vương Công Duẩn, Nguyễn Đình Thắng, Lê Ngọc Diệu, Cao Thị Hoài Phương, Hoàng Kim Thị Thu
Hà, Lê Thị Quỳnh Nga, Lê Thị Ngọc Tuyển Về học sinh có 14 em đạt giải cấp huyện, 2 em đạt giải cấp tỉnh Tiêu biểu như các em Trần Thị Na giải ba sinh, Nguyễn Ngọc Sơn khuyến khích Lý cấp tỉnh, Nguyễn Thị Trang giải ba Toán, Nguyễn Thanh Thủy giải ba Văn, Nguyễn Ngọc Chi giải ba máy tính bỏ túi, Nguyễn Thị Hoài giải nhì thực hành Lý, Nguyễn Văn Lập khuyến khích Sinh, Lê Văn Lực khuyến khích Sinh và các em Lê Thị Ngọc Nhã, Nguyễn Thị Hà Nhi,
Trang 29Nguyễn Thị Ngọc Sương, Lê Thị Kim Cương khuyến khích Văn, Dương Nữ Khánh Nhi khuyến khích Hóa Cuối năm chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Trường đón nhận bằng công nhận dơn vị văn hóa của ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ
Trang 30Chương V GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
(2005-2010) Năm học 2005-2006 là năm học tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 37/NQ-QH của Quốc hội và Nghị quyết 05-CP của Thủ tướng Chính phủ Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 40 và 41 của Quốc hội, Chỉ thị 40 CT-TƯ của Ban Bí thư TƯ Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tổng số học sinh 543, số lớp 15, tổng số cán bộ giáo viên 31 Năm học này trường đầu tư chất lượng, bồi dưỡng thêm môn Kỹ thuật nghề tin học cho khối 9
dự thi các cấp; đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học Lưu trữ văn bản qua hệ thống máy vi tính từ năm 2004-2005 trở đi
Năm học này số lượng giáo viên giỏi huyện 11 tăng so với năm trước Tiêu biểu có các thầy cô giáo Nguyễn Đình Thắng, Lê Ngọc Diệu, Lê Thị Anh Thi, Hoàng Kim Thị Thu Hà, Phan Thị Hiếu, Đinh Thị Thủy, Trịnh Thị Lan Anh, Lê Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Bình Nguyên, Lê Thị Ngọc Tuyển và Tống Thị Thùy Trang
Số học sinh giỏi huyện 21 giải, học sinh giỏi tỉnh 1 Tiêu biểu có các em như Nguyễn Thị Thanh Huyền giải nhì môn Lý, Võ Văn Lập giải nhì Sinh, Nguyễn Thị Thu Vinh giải ba Sinh, Nguyễn Xuân Thắng giải ba Sinh, Lê Thị Ngọc Nhã giải ba Văn, Lê Thị Châu Sa giải ba Văn, Nguyễn Thị Ngọc Sương giải khuyến khích Văn, Trương Thị Yến giải ba máy tính cầm tay, Nguyễn Thị Thu Hương giải ba máy tính cầm tay và một số em khác Chất lượng học sinh giỏi cuối năm đạt tỷ lệ 14,1%, khá 36.6%, trung bình 43.5%, học sinh yếu 5,8%
Về cơ sở vật chất, năm học này trường tiếp nhận khu nhà thư viện và phòng hội đồng do tổ chức Plan tài trợ nên điều kiện phục vụ dạy và học ngày tốt hơn giúp cán bộ giáo viên quan tâm đến việc đầu tư chất lượng dạy và học Cuối năm
Trang 31chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện Về văn nghệ đạt giải B liên hoan tiếng hát học đường huyện Cam Lộ
Năm 2006-2007 tổng số học sinh 521, tổng số lớp 15, số giáo viên 34 Đây
là năm học tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 40 và 41/NQ-QH của Quốc hội khóa X và Nghị quyết số 37 của Quốc hội khóa XI Năm đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" Quán triệt chủ đề năm học, trường đề ra kế hoạch sát với yêu cầu thực tế, đi sâu công tác dạy và học thực chất, đề cao vai trò của cán bộ giáo viên trong việc thực hiện cuộc vận động hai không Tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh hiểu được yêu cầu của cuộc vận động, phối hợp với nhà trường tuyên truyền, quảng bá nội dung cuộc vận động Cán bộ giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong trường học cam kết thực hiện cuộc vận động “hai không” nên chất lượng cuối năm đạt kết quả cao Số giáo viên giỏi huyện tỉnh và CSTĐCS đạt 11, nhiều thầy cô giáo
có thành tích như thầy giáo Nguyễn Đình Thắng, Lê Ngọc Diệu và các cô giáo như cô Hoàng Kim Thị Thu Hà, Lê Thị Anh Thi, Đinh Thị Thủy, Lê Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Lý, Hoàng Thị Nhân và Trịnh Thị Lan Anh Từ năm học này khuôn viên trường học được nâng cấp, sân trường đã bê tông hóa hoàn chỉnh, hệ thống cây xanh bóng mát được quy hoạch, thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư cho việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Nhờ sự tham mưu của đảng ủy chính quyền địa phương nên từ nguồn vốn Plan và tổ chức SODI tài trợ cho việc xây dựng khu nhà thực hành 2 tầng, công trình vệ sinh học sinh và hệ thống nhà
xe giáo viên, học sinh kiên cố và hỗ trợ thêm 10 máy vi tính phục vụ dạy và học với số vốn trên 2 tỷ đồng phục vụ việc xây dựng phòng thực hành bộ môn Lý, Hóa, Sinh, Công Nghệ, Tin học, phòng nghe nhìn, phòng tiếng và phòng truyền thống, phòng thực hành lao động tạo tiền đề cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia Đây là thời cơ tốt nhất tạo tiền đề cho trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia đúng tiến độ giai đoạn 2001-2010 Năm học này về học sinh giỏi cấp huyện đạt 25 giải, cấp tỉnh 5 giải Tiêu biểu học sinh giỏi cấp tỉnh có các em sau Lê Thị Ngọc Oanh giải nhì Lý, Võ Văn Lập giải ba Sinh, cấp huyện
có em Trần Văn Duy giải ba Lý, giải ba Máy tính cầm tay, giải ba nghề Tin,
Trang 32Nguyễn Ngọc Hà giải khuyến khích Lý, Lê Thị Kiều giải ba Văn, Nguyễn Thị Lan Hương giải ba Văn, Nguyễn Thị Hải Yến giải ba Văn, Phan Tuấn Tâm giải khuyến khích Toán, giải nhất nghề Tin, Nguyễn Thị Cẩm Nhung giải nhì Địa, Nguyễn Thị Thanh Thủy giải nhì Địa, Trần Thị Kiều Chi giải nhì Địa, Nguyễn Thị Kim Khánh giải ba Địa, Nguyễn Thanh Hòa giải khuyến khích thực hành Lý,
Lê Tài Luân giải nhì Thực hành Sinh Chất lượng học sinh giỏi cuối năm đạt tỷ lệ 9,9%, yếu 4,5% Cuối năm Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện
Liên hoan văn nghệ tiếng hát giáo viên 2007
Năm học 2007-2008 tổng số học sinh 466, số lớp 14, số giáo viên 35, đây
là năm học đầu tiên triển khai chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh” Năm học tiếp tục thực hiện chỉ thị 33/2006CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Xây dựng và nâng cao
Trang 33thực hiện cuộc vận động “hai không” của Bộ GD-ĐT Mỗi cán bộ giáo viên thấy được vai trò của mình trong việc chống tiêu cực trong thi cử và đánh giá học sinh đúng trình độ, tránh chạy theo thành tích Năm học này có 10 cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua và giáo viên dạy giỏi cấp huyện như thầy giáo Bùi Đức Hạnh, Nguyễn Đình Thắng và các cô giáo Trịnh Thị Lan Anh, Tống Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thuần, Hoàng Thị Nhân, Lê Thị Ngọc Tuyển và Nguyễn Thị Lý
Về học sinh giỏi cấp huyện có 21 giải cấp huyện và 4 giải cấp tỉnh Tiêu biểu như các em Nguyễn Thanh Hòa giải nhì Lý và khuyến khích máy tính cầm tay cấp tỉnh; các em Lê Lam Anh giải nhất Toán, nhì Máy tính cầm tay, giải ba
Lý, em Nguyễn Minh Quang giải ba Toán, giải ba Máy tính cầm tay, em Nguyễn Thị Huyền Trang giải ba Địa và khuyến khích nghề Tin, em Nguyễn Thị Liên giải
ba Văn và một số em khác đạt giải cấp huyện Chất lượng học sinh giỏi cuối năm đạt 11,1%, yếu 3,2% Tỷ lệ tốt nghiệp 99,3% Cuối năm chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh, liên đội mạnh cấp huyện, ủy ban nhân dân huyện công nhận trường học an toàn năm 2007
Về cơ sở vật chất trường tiếp tục tham mưu với hội cha mẹ học sinh xây dựng nhà thường trực, xây dựng nhà xe học sinh, đồng thời tiếp tục trồng cây cảnh xanh hóa trường học
Về Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cảnh quan trường học: Tổng
số phòng học: 10, nhà thư viện:1, nhà văn phòng: 1, phòng đội: 1, phòng học bộ môn: 5 (Nhạc- Ngoại ngữ, Công nghệ, Tin học, Sinh, Hoá), bàn ghế, phòng học
đủ đáp ứng cho học 2 ca Trong năm đã hoàn chỉnh khuôn viên nhà trường: xây hàng rào, xây dựng bồn hoa cây cảnh Về thiết bị, thực hiện chương trình thay SGK lớp 6 đến lớp 9 Trong năm học dự án phát triển giáo dục THCS đã trang bị cho trường đầy đủ các đồ dùng dạy học của tất cả các môn Cùng với nguồn kinh phí phụ huynh hỗ trợ, tiền bán cây xà cừ và ngân sách cấp, trường đã trang bị 1
bộ thiết bị dạy học ứng dụng CNTT phục vụ cho việc dạy và học trị giá: 42.100.000đ
Trang 34Lễ tổng kết phát thưởng năm học 2007-2008
Năm học 2008-2009, UBND huyện Cam Lộ thực hiện đề án luân chuyển cán bộ; thầy giáo Trương Hữu Bích được điều động về công tác tại trường THCS Chế Lan Viên; cô giáo Phan Thị Phương Lan được bổ nhiệm làm hiệu trưởng và điều động đến công tác tại trường THCS Lê Lợi Lúc này, tổng số lớp 13, học sinh 405
em, hội đồng sư phạm gồm 35 cán bộ giáo viên Với chủ đề “Ứng dụng công
nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính” và là năm dầu tiên triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là năm học tiếp tục
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiếp
tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ giáo dục & đào tạo Bám sát và
thực hiện tốt chủ đề năm học, trường đã tổ chức nhiều hoạt động dạy và học, chuyên đề, ngoại khóa sôi nổi, mở các “lớp học tình thương” nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong điều kiện địa phương còn có nhiều khó khăn Trường đã tổ chức kết hợp nhiều biện pháp, giải pháp để cố gắng hạn chế tối đa
số học sinh yếu về văn hóa và cá biệt về đạo đức Năm học này trường có 22 học
Trang 35sinh đạt giải cấp huyện, 9 giải cấp tỉnh Tiêu biểu gồm các em như Hoàng Thị Kim Anh đạt giải nhì Văn, nhì Tin học, Nguyễn Thị Phương Lam giải ba Văn,
Võ Thị Tha giải ba Văn, Hồ Thị Ánh Ngọc giải ba Lý, nhì Tin học, Hoàng Thanh Liêm giải nhất kỹ thuật nghề, giải ba Tin học, Lê Ngọc Anh giải nhất Tin học, Lê Thị Bảo Yến giải ba sinh, Ba Tin, nhì kỹ Thuật, Nguyễn Thị Thúy Hằng giải ba Sinh, Nguyễn Hồng Quân giải ba Tin… Về học sinh giỏi tỉnh tiêu biểu các em Hoàng Thanh Liêm giải nhì Tin và khuyến khích Lý, Lê Ngọc Anh giải ba Tin,
Hồ Thị Ánh Ngọc giải ba Tin, Nguyễn Thị Thúy Hằng khuyến khích Sinh, Hồ Thị Hằng khuyến khích Tin, Nguyễn Hồng Quân khuyến khích Tin, Lê Hoài Bảo khuyến khích Tin và Lê Thị Bảo Yến khuyến khích Tin Về giáo viên có 11 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh và chiến sĩ thi đua cơ sở Tiêu biểu như cô giáo Phan Thị Phương Lan, Lê Thị Anh Thi, Hoàng Thị Nhân, Tống Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thuần, Hoàng Kim Thị Thu Hà, Trần Thị Thanh Phương và thầy giáo Nguyễn Đình Thắng, Lê Thanh Trang và Trần Minh Tân Về cơ sở vật chất đây là năm học trường đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn quốc gia như hoàn thành bê tông hóa tường rào, san mặt bằng, quy hoạch và xây dựng khu luyện tập thể dục thể thao, xây dựng hệ thống nước sạch Tiếp tục trồng cây xanh khu vực sân trường và khuôn viên, hoàn thành phòng truyền thống, quy hoạch tổng thể các khu làm việc hoàn thành các hạng mục trường chuẩn quốc gia vào tháng 5/2009
Về cơ sở vật chất kỹ thuật trường học: Nhìn chung CSVC khá đầy đủ, đảm bảo tốt cho việc dạy và học hiện có: 7 phòng học, 8 phòng chức năng (phòng Tin học, học tiếng, nghe nhìn, phòng ƯDCNTT và 4 phòng thực hành Lý, Hoá, Sinh, Công nghệ), thư viện, thiết bị dùng chung, hội trường, phòng truyền thống, y tế, phòng thường trực, phòng kho, nhà, vườn thực hành lao động và đầy đủ các phòng làm việc cho Ban giám hiệu, kế toán, văn phòng, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể (Đoàn Đội, Công đoàn) Bàn ghế đủ cho học sinh học hai ca, đầy đủ ĐDDH cho tất cả các bộ môn, trang cấp đủ cho mỗi em học sinh được mượn một
bộ sách giáo khoa để học góp phần tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn; thư viện đạt chuẩn, phòng truyền thống mang tính thẩm mỹ và có tính giáo dục cao,
Trang 36phát huy hiệu quả các phòng học chức năng, thư viện và thiết bị dạy học vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Kết quả cuối năm trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp tỉnh và được UBND tỉnh công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-
2010 Tỷ lệ học sinh giỏi cuối năm đạt 13,5%, học sinh yếu 4,5%, tỷ lệ tốt nghiệp 97,5%; phối hợp với Trung tâm HNTH-DN huyện tổ chức dạy nghề Tin cho HS ngay tại trường cho học sinh khối 8; có 71/103 HS hoàn thành khoá học và dự thi chứng chỉ nghề PT, đạt tỷ lệ tham gia học nghề 68.9%
Ông Nguyễn Công Phán – Chủ tịch UBND Huyện Cam Lộ trao bằng công nhận
trường THCS đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010
Năm học 2009-2010, tống số học sinh 346, số lớp 12, số giáo viên 35 Năm
học tiếp tục thực hiện chủ đề “đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không”, phong trào “Xây dựng
Trang 37trường học thân thiện học sinh tích cực” Bằng sự đoàn kết, tích cực nhiệt tình của đội ngũ CBGV NV, sự quyết tâm cao, nổ lực phấn đấu không ngừng của thầy và trò Trường THCS Lê Lợi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học Các hoạt động giáo dục của nhà trường tiếp tục đổi mới, đi vào chiều sâu; xây dựng tốt nề nếp dạy và học, chất lượng giáo dục hai mặt được nâng lên, đặc biệt mũi nhọn học sinh giỏi; xây dựng tốt môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; hoàn thành công tác tự đánh giá trường
Từ năm học này trường tăng cường đầu tư chất lượng đội ngũ và mũi nhọn học sinh giỏi, tạo tiền đề phát huy hiệu quả của trường chuẩn quốc gia, tiếp tục khẳng định vị thế của trường trong nền giáo dục huyện nhà Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, cán bộ giáo viên của trường phát huy thành tích đạt được trong mấy năm qua, ra sức thực hiện tốt chủ đề năm học và triển khai tốt các cuộc vận động
và các phong trào thi đua nên cuối năm đã đạt một số thành tích đáng kể Về cán
bộ giáo viên có cô giáo Phan Thị Phương Lan hiệu trưởng nhà trường được UBND tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen, thầy giáo Nguyễn Đình Thắng đạt CSTĐCS, thầy giáo Lê Đống và thầy giáo Lê Thanh Trang được UBND huyện tặng giấy khen, cô giáo Nguyễn Thị Thuần đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy Bùi Đức Hạnh và cô giáo Hoàng Kim Thị Thu Hà đạt GV dạy giỏi cấp huyện Chất lượng dạy học được nâng lên, năm học này trường đạt 29 giải học sinh giỏi cấp huyện, 7 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt đây là năm học đầu tiên trường
có 1 em đạt học sinh giỏi cấp quốc gia, đồng thời chất lượng giải khá cao, là trường dẫn đầu toàn huyện chất lượng môn Tin học Ngoài ra còn có thêm 3 giải
“Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” huyện Cam Lộ Tiêu biểu em Nguyễn Thanh Điệp huy chương đồng giải toán qua Internet cấp quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh có các em Nguyễn Thị Thu Hiền giải khuyến khích Sinh, Nguyễn Thị Lý giải ba Văn, Lê Hoàng Anh giải nhì Tin học, Tạ Khánh Thiện giải
ba Toán, Nguyễn Thị Kiều giải ba điền kinh Về cấp huyện có các em Hoàng Thị Ánh Ngọc giải nhất Anh văn, Võ Ngọc Hà giải nhì Anh văn, Lê thị Thảo Nguyên giải ba Sinh, Nguyễn Thị Ly Na giải ba Tin học, Lê Thị Hoài Linh giải nhì Tin
Trang 38học, Lê Đức Linh giải nhì Tin học, Võ Ngọc Thảo giải ba Tin học, Nguyễn Anh Tuấn giải ba Tin học, em Võ Tất Thành khuyến khích Tin học
Trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đảm bảo; nhận thức của xã hội cũng như phụ huynh về công tác giáo dục ngày một nâng cao kết hợp với sự đổi mới của nhà trường trong cách quản lý cũng như tổ chức dạy và học; sự nhiệt tình đầy trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường
và sự tích cực học tập của học sinh Vì vậy, trong những năm gần đây, nhà trường
đã dần dần chiếm lại vị thế của mình trong nền giáo dục huyện nhà; xếp thứ 2 toàn huyện về chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 phổ thông trung học Về cơ sở vật chất năm học này trường tiếp tục đầu tư kinh phí trồng thêm cây cảnh ở khuôn viên trường, làm bảng tin và xây dựng tiền sảnh phục vụ công tác chào cờ và hoạt động hàng ngày Tiếp tục tu sửa cơ sở vật chất trường học, quy hoạch cây xanh, cây bóng mát khu vực sân trường và trong khuôn viên Cuối năm chất lượng học sinh giỏi đạt 13,59%, học sinh yếu 3,76% Chi bộ được Đảng bộ huyện Cam Lộ tặng giấy khen chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu ba năm liền, trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, công đoàn cơ sở vững mạnh, liên đội mạnh cấp tỉnh, đạt giải B liên hoan tiếng hát học đường huyện Cam Lộ
Trang 39Hội khỏe Phù Đổng năm 2010
Trang 40Chương VI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TOÀN DIỆN VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC (2010-2015) Năm học 2010-2011: Số lượng học sinh 308, số lớp 11, số giáo viên 37
Với Chủ đề “tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục”, đồng thời triển khai thực hiện “điểm nhấn” của Sở giáo dục và đào tạo
Quảng Trị “đề cao trách nhiệm của người thầy trong việc kiểm tra chấm chữa”
Từ năm học này trường tập trung mua sắm thêm trang thiết bị dạy học như máy chiếu Projecter, máy vi tính phục vụ dạy học Tin học tự chọn và dạy nghề cho học sinh khối 8 tại trường, lắp đặt kết nối hoàn chỉnh mạng internet ở tất cả các máy phục vụ làm việc của nhà trường, lắp đặt mạng Lan ở phòng Tin học.Trình
độ ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên ngày càng thành thạo Do đó, trường phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng hộp thư điện tử Sở giáo dục đào tạo Quảng Trị về trao đổi thông tin hai chiều từ sở giáo dục, phòng Giáo dục cho đến báo cáo hàng tháng thông tin của cán bộ giáo viên đến lãnh đạo trường và cập nhật thông tin giáo dục từ cấp trên đến tận giáo viên Trong giảng dạy giáo viên tăng cường sử dụng công nghệ thông tin như soạn giáo án điện tử, sử dụng thiết bị dạy học hỗ trợ đồ dùng dạy học hiện có nên thu hút học sinh say mê học tập và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.Nhờ đầu tư kinh phí xây dựng phòng Tin học nên hằng năm học sinh được tham gia học Tin học, học nghề tại trường và tham gia các cuộc thi Olympic Toán các cấp, thi Olympic tiếng Anh qua mạng đạt hiệu quả cao Kết quả năm học có 7 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Về chiến sĩ thi đua cơ sở có 3 CBGV, lao động tiên tiến cấp huyện khen 14 CBGV Tiêu biểu có các thầy cô giáo Phan Thị Phương Lan, Lê Thanh Trang, Bùi Đức Hạnh, Trần Minh Tân, Trần Thị Thanh Phương, Hồ Sỹ Vĩnh Phú, Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Thị Bình Nguyên, Lê Thị Ngọc Tuyển, và một số thầy cô khác… Về học sinh giỏi cấp tỉnh có 12 giải tiêu biểu như em Lê Hoàng Anh đạt huy chương đồng máy tính cầm tay cấp quốc gia, nhất Tin học trẻ, nhì Toán, nhất máy tính cầm tay cấp tỉnh.Tổng cộng đạt 11