1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tự chọn tiếng anh 6 HKII

6 575 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới hơn bốn mươi quốc gia sử dụng nónhư một ngôn ngữ chính và gần bốn trăm triệu người dùng nó như một ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp. Ở Việt Nam ta, Tiếng Anh là một môn học chính trong các trường phổ thông hiện nay. Nhưng để nói được bất cứ ngôn ngữ nào thì chúng ta cũng phải có một vốn từ vựng nhất đđịnh nào đó,bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu đđược trong ngôn ngữ.Chúng ta không thể phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà không có vốn từ cần thiết , cho dù có nắm vững các mẫu câu và kiến thức ngữ pháp. Tuy nhiên thì việc học tiếng Anh nhất là học sinh thuộc đòa bàn vùng sâu này gặp nhiều khó khăn. Việc học thuộc,nhớ được từ vựng gặp không ít khó khăn,nhất là đối với những từ nhiều âm tiết.Từ vựng rất quan trọng liên quan đến các kỹ năng như nghe ,nói,đọc,viết một câu hay một đoạn văn, hay một bài văn.Là giáo viên dạy Tiếng Anh tôi cũng như các giáo viên khác đều mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, có thể vận dụng một cách nhanh nhất kiến thức đã học vào trong giao tiếp. Do đó mà việc làm sao cho học sinh lớp 7 học tốt từ vựng là điều mà tôi luôn quan tâm xâu sắc và quyết đònh thực hiện đề tài “làm thế nào để giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng”. B.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 1 ) Khó khăn: Đây là đòa bàn nông thôn,vùng sâu học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại,phần lớn các em sống ở các bờ kênh,không có chỗ ở ổn đònh,đời sống khó khăn,thiếu thốn,trình độ dân trí thấp.Trẻ em ngoài việc đi học ra còn phải phụ giúp cha mẹ kiếm sống,một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em.Phụ huynh cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi đây là môn học mà không phải phụ huynh nào cũng biết.Đời sống còn khó khăn nên việc mua sắm phương tiện học tập còn hạn chế.Các em không có điều kiện tiếp xúc với nhiều người biết Tiếng Anh điều này gây không ít khó khăn trong quá trình học giao tiếp. Các em chỉ được tiếp xúc với thầy cô giáo dạy Tiếng Anh một tuần chỉ 3 tiết,ngoài ra cũng không được sự chỉ bảo nào thêm. Đa số các em chưa có phương pháp học từ vựng thực sự hiệu quả.Một số học sinh thường xao nhãng và ít quan tâm đến việc học. 2)Thuận lợi : Nguyễn Thò Ngọc Nhung Trường THCS Thạnh Phú 21 Bên cạnh những khó khăn thì cũng có những thuận lợi là được sự quan tâm của phụ huynh ,của Ban Giám Hiệu nhà trường,của các đoàn thể và sự quan tâm dạy dỗ nhiệt tình của thầy cô giáo .Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các phương tiện như máy cassette,băng cassette, tranh ảnh trong sách giáo khoa, trường lớp khang trang giúp cho các em học tập tốt hơn. C)BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Phương pháp chủ yếu trong dạy từ vựng là lồng ghép nghóa của từ vào trong ngữ cảnh.Khi bắt đầu chuẩn bò dạy từ cho học sinh thì cần xem xét các thủ thuật khác nhau cho từng bước xử lí từ vựng trong các ngữ cảnh mới : gợi mở, dạy từ, kiểm tra từ và củng cố từ vựng.Giáo viên phải tự xác đònh xem dạy bao nhiêu từ mới trong một tiết họclà vừa với học sinh, có thể dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan, vật thật hay dùng cách nào để giúp các em nhớ được từ tốt nhất……. *Lựa chọn từ để dạy: Trong một bài học đôi khi có rất nhiều từ vựng vì thế chúng ta phải xác đònh được từ nào là từ chủ động,từ nào là từ bò động để chúng ta có cách dạy cho phù hợp. - Từ chủ động (active vocabulary) là từ có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe,nói, đọc, viết).Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để giới thiệu và hướng dẫn học sinh luyện tập nhiều hơn. - Từ bò động (passive vocabulary).Đối với loại từ này thì giáo viên chỉ cần dạy ở mức độ nhận biết, không cần đầu tư vào các hoạt động ứng dụng. Nếu từ đó không khó lắm thì ta có thể cho học sinh đoán.Giáo viên cũng cần lựa chọn và quyết đònh xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bò động. Khi dạy từ mới cần làm rõ các yếu tố cơ bản của ngôn ngữ : Form, Meaning, Use.Bên cạnh đó thì dạy số lượng từ là bao nhiêu tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ học sinh; không dạy tát cả các từ mới vì như vậy sẽ không đủ thời gian cho các hoạt động khác của bài học. *Hướng dẫn các em cách học từ vựng Tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả.Giáo viên nên hướng dẫn học sinh học từ vựng ờ nhà. *Đổi mới phương pháp dạy học như sử dụng các phương tiện mà nhà trường có như máy cassette,băng cassette…giúp các em tập làm quen với ngôn ngữ của người nước ngoài,từ đó giúp các em luyện được cách phát âm theo người nước ngoài. Nguyễn Thò Ngọc Nhung Trường THCS Thạnh Phú 22 *Sử dụng tranh ảnh,ï giáo viên tự làm các dụng cụ mà ở trường không có,sử dụng dụng cụ trực quan giúp các em có thể hiểu ngay được từ một cách dễ dàng giúp các em nhớ từ lâu hơn. *Phát âm đúng từ mà các em học để giúp cho các em có thể lặp lại chính xác từ vừa học xong điều này giúp cho các em có thể nói đúng,đọc đúng,viết đúng từ. -Tùy theo tình hình của mỗi lớp ,đặc điểm của từng học sinh để sử dụng phương pháp sao cho phù hợp.Ví dụ đối với một lớp mà học sinh có học lực yếu nhiều thì tốc độ tôi dạy từ sẽ chậm hơn Điều này giúp học trực quan,tranh,hướng dẫn học sinh kỹ càng hơn so với lớp có nhiều học sinh giỏi.Ví dụ năm học 2009-2010 tôi được phân công dạy lớp 7A3có rất nhiều học sinh yếu vì thế mà tôi đã phải sử dụng tranh để cho các em dễ hình dung ra từ mà các em học và nói những từ đó mặc dù là bằng Tiếng Việt,tôi cũng hướng dẫn rất kỹ các em cách đọc từ như thế nào cho chính xác,tôi đã phải đọc từ nhiều lần sau đó cho từng em lặp lại từ,sửa lỗi phát âm cho các em, sau đó cho các em tâp viết từ vào tập của các em ,cuối cùng tôi tiến hành kiểm tra lạithì kết quả là có rất nhiều em đã nói,viết được từ một cách chính xác khoảng 75%. *Các thủ thuật giới thiệu từ vựng: như:tranh(picture),vật thật(realia),cử chỉ(mine),hành động(action),từ đồng nghóa(synonymn),từ trái nghóa(antonym), cho ví dụ (example), giải thích từ(explaination),dùng tiếng mẹ đẻ để dòch (translation)giúp cho các em hiểu được từ . * Một số thủ thuật kiểm tra từ vựng học sinh : + Rub out and remember (xóa và nhớ): Sau khi học xong từ thì cho học sinh đọc từ và xóa từng từ Tiếng sinh nhớ từ giúp học sinh có thể nghe,nói,đọc,viết được từ ngay tại lớp. Ví dụ: Sử dụng tranh vẽ để dạy các từ chỉ về các vật trong phòng học và kết hợp với việc kiểm tra từ vựng Rub out and Remember. UNIT 3-LESSON 1-A 1 Vocabulary: A bathroom : phòng tắm Use picture A kitchen : nhà bếp Use picture A sink : bồn tắm Use picture A washingmachine : máy giặt Use picture A dishwasher : máy rửa chén Use picture Nguyễn Thò Ngọc Nhung Trường THCS Thạnh Phú 23 A dryer : máy sấy Use picture A refrigerator : tủ lạnh use picture Sau đó dùng thủ thuật Rub out and Remember để kiểm tra từ vựng. Kết quả là 85% học sinh có thể nghe,nói,đọc,viết được từ so với trước đây thì học sinh chỉ có thể thực hiện được khoảng 65%.Hơn nữa khi nhìn vào tranh là có thể hiểu ngay được từ,lớp học sinh động.Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này thì một học sinh yếu,kém viết được ít từ .Vì thế mà năm học sau tôi đãkết hợp với các phương pháp khác thì kết quả là số học sinh sử dụng được từ nhiều hơn Ví dụ như năm học 2007-2008 thì số lượng học sinh viết lại được từ là 75% nhưng năm học 2009-2010 là 90%. +Bingo: Tôi sử dụng phương pháp này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe và nhớ từ vựng. +Dictatio n :(viết chính tả) Tôi đọc từ và yêu cầu học sinh viết lại từ vào giấy,sau đó kiểm tra và yêu cầu học sinh viết từ lên bảng giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe,viết. +Jumbled words:(sắp xếp từ) Cho một số từ đã bò xáo trộn lên bảng,cho học sinh chủ đề,yêu cầu sắp xếp lại trật tự từ và viết lên bảng giúp học sinh viết đúng chính tả từ. Ngoài ra tôi còn áp dụng các phương pháp khác như:ordering vocabulary,slap the board,what and where,wordsquare… Bên cạnh đó thì thường xuyên gọi các em thực hành từ như hướng dẫn các em tự mình có thể nghe được từ,nói được từ,đọc từ,viết được từ và kòp thời phát hiện,sửa chữa kòp thời cho các em những cách phát âm sai giúp cho các em phát âm đúng từ.hướng dẫn kỹ hơn đối các em yếu kém.Bên cạnh đó thì việc đưa các bài hát Tiếng Anh ,trò chơi vào tiết học sẽ tạo hứng thú ,sinh động hơn cho các em,giúp các em học tốt hơn. * Biện pháp tổ chức thực hiện : + Các bước tiến hành giới thiệu từ mới: Để giới thiệu từ mới go viên dạy theo bốn kỹ năng : .Nghe : Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe. .Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại. . Đọc : Giáo viên viết lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng. .Viết : học sinh viết từ vào tập. _ Bước giới thiệu bài: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết đònh sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh Nguyễn Thò Ngọc Nhung Trường THCS Thạnh Phú 24 liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa nới giới rthiệu. Điều quan trọng trong nhất trong giới thiệu từ mới là theo trình tự: nghe- nói –đọc- viết. . Bước 1 : Nghe ,giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu. . Bước 2: Nói , sau khi học sinh đã nghe được ba lần go viên mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi nhắc lại go viên cần lưu ý cho cả lớp nhắc lại trước , sau đó mới gọi cá nhân. .Bước 3: Đọc, giáo viên viết từ lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho cả lớp ,rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh cho đạt yêu cầu. .Bước 4: Viết, sau khi học sinh đã đọc từ đó chính xác rồi giáo viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào tập. . Bước 5:Giáo viên hỏi xem học sinh nào biết nghóa của từ và yêu cầu học sinh lên bảng viết. . Bước 6 : Đánh dấu trọng âm từ : phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diên âm tiết có trọng âm và đánh dấu. .Bước 7: Cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác đònh từ loại của từ mới học. * Những điểmi chú ý khi dạy từ: Giáo viên nên thường xuyên củng cố từ mới cho học sinh bằng cách như: kiểm tra bài thường xuyên,nên chọn cách dạy nào ngắn nhất, nhanh nhất,mang lại hiệu quả cao nhất, sau khi học xong từ vựng là các em có thể đọc được từ, viết được từ và biết vận dụng vào trong các câu nói của các em hàng ngày. D)KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC: Trong những năm gần đây thì việc đổi mới phương pháp này đã đem lại kết quả tốt như học sinh nhớ từ lâu hơn,vận dụng từ vào trong câu nói giao tiếp hàng ngày với mọi người.Hiện nay các em có thể nhớ được nhiều từ ,đọc,viết được nhiều từ hơn.chất lượng được nâng lên .Số lượng học sinh vận dụng được từ vào thực tế giao tiếp từ 75% lên 90%. Ví dụ như trước đây các em chỉ cóthể đọc từ theo giáo viên mà không thể nhớ lâu,không thể đưa vào thực tế giao tiếp. * Đánh giá chung Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học từ vựng Tiếng Anh đối với học sinh lớp 7 chúng ta cần cung cấp thêm các thiết bò nghe nhìn như : Nguyễn Thò Ngọc Nhung Trường THCS Thạnh Phú 25 Tranh ảnh, băng hình…… để các em được có nhiều điều kiện thực hành nhiều hơn nữa,có hướng phụ đạo cho học sinh yếu,kém. Trên đây là ý kiến của tôi về việc làm sao cho học sinh lớp 7 học tốt từ vựng Tiếng Anh , mong được sự đóng góp ý kiến của các quý đồng nghiệp. Nguyễn Thò Ngọc Nhung Trường THCS Thạnh Phú 26 . bài văn.Là giáo viên dạy Tiếng Anh tôi cũng như các giáo viên khác đều mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, có thể vận dụng một cách nhanh nhất kiến thức đã học. kiện tiếp xúc với nhiều người biết Tiếng Anh điều này gây không ít khó khăn trong quá trình học giao tiếp. Các em chỉ được tiếp xúc với thầy cô giáo dạy Tiếng Anh một tuần chỉ 3 tiết,ngoài ra. A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới hơn bốn mươi quốc gia sử dụng

Ngày đăng: 05/02/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w