1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò việt nam

189 732 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN CHĂN NUÔI BÁO CÁO TỔNG KẾT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG TẠI MONCADA ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIỐNG BÒ VIỆT NAM Những người thực hiện: 1 TS. Lê Văn Thông Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 2 Ths. Lê Bá Quế Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 3 Ths. Phạm Văn Tiềm Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 4 Ths. Phùng Thế Hải Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 5 Ths. Hà Minh Tuân Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 6 Ths. Nguyễn Hữu Sắc Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 7 KS. Trần Công Hòa Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 8 BSTY. Võ Thị Xuân Hoa Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương 9 TS. Phạm Văn Kiểm Bộ môn SL, SH và t ập tính VN - Viện Chăn nuôi 10 TS. Phạm Văn Giới Bộ môn Di truyền giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi Địa điểm thực hiện: Ba Vì - Hà Nội, Mộc Châu-Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Đức Trọng - Lâm Đồng. Thời gian thực hiện: 2008-2012 9632 Hà Nội, tháng 1 năm 2013 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG TẠI MONCADA ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIỐNG BÒ VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Thông Tóm tắt Sau 05 năm (2008-2012) thực hiện, đề tài đã hoàn thiện theo đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến độ và kinh phí. - Hoàn thiện hồ sơ lý lịch của 101 bò đực giống (29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và 3 RedSind) để quản lý chặt chẽ hơn. Toàn bộ hồ sơ sổ sách được lưu trữ trên máy vi tính bằng các phần mềm quản lý thông dụng và chuyên biệt. Các số liệu được cập nhật hàng ngày nhằm đánh giá tốt nhất chất lượng c ủa từng bò đực giống. - Kết quả đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc lông, hình thể), khả năng sinh trưởng phát triển cho thấy, các bò đực giống đều có ngoại hình thể chất, màu lông đúng với đặc điểm giống, khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Các chỉ tiêu sản xuất của các bò đực giống đều đảm bảo số lượng và chất lượng tốt. - Tinh đông lạnh của các bò HF có hệ số phối chửa đạt 1,68 (dao động từ 1,45 đến 2,10), bò Br có hệ số phối chửa trung bình đạt 1,50 (dao động từ 1,35 đến 1,72). Đời con của các bò đực giống có ngoại hình thể chất và sinh trưởng phát triển đến 24 tháng tuổi đạt chất lượng cao. Kết quả xếp cấp tổng hợp 86 bò đực giống (29 bò HF và 57 bò Br) đều đạt ĐCKL. - HSDT tính trạng KL qua các mốc tuổi của bò đực giống Br cao hơn HF, vì vậy sử dụng KL trong việc chọn lọc độc lập đối với giống Br sẽ mang lại hiệu quả cao. Dựa vào KL lúc 18 và 24 tháng tuổi để xác định các chỉ tiêu CV, VN và DTC có độ chính xác cao, chi phí thấp hơn và dễ làm hơn so với cân KL, nhất là giống Br. Để nâng cao số lượng CR/lần và VAC, chọn lọc bò đực giống HF nên dựa vào KL 18 tháng tuổi, giống Br dựa vào KL 24 tháng tuổi vì có mối tương quan chặt. Để KL đời con cao hơn, với bò đực giống HF sử dụng GTG của tính trạng KL 24 tháng tuổi, giống Br sử dụng GTG của tính trạng KL 12 tháng tuổi là căn cứ tốt cho chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. - Căn cứ vào kết quả xếp cấp và GTG lựa chọn ra 20 bò đực giống đạt ĐCKL tốt nhất (10 HF, 10 Br) để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và bả o quản trong ni tơ lỏng (-196 độ C) với tổng số 4000 liều tinh. Sản phẩm tinh bò đông lạnh của đề tài đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần đầu tiên năm 2012. - Đã xây dựng được 05 quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống, sản xuất tinh đông lạnh và bước đầu ra đời 01 Catolog bò đực giống. Đề tài đã đăng tải 09 bài báo trên tạp chí trong nước và 02 bài trên tạ p chí nước ngoài. Đồng thời, đã tham gia đào tạo 06 thạc sỹ. Từ khóa: Bò đực giống, giống bò HF, giống bò Br, GTG, Chọn bò đực giống 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chăn nuôi bò, một bò cái tốt một năm chỉ có thể cho ra đời 1 bê, nhưng một bò đực giống tốt thì một năm có thể cho ra đời hàng chục ngàn bê khi sử dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo (TTNT). Bò đực giống giúp tăng nhanh số lượng con cháu, cải tiến và đẩy nhanh tiến bộ di truyền, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, chọn lọc bò đực giống là chìa khoá góp phần tăng trưởng đàn bò, nâng cao chất lượng giống một cách nhanh chóng nhất về khả năng sản xuất của đời con bằng con đường di truyền học, truyền lại nguồn gen cao sản từ bò đực giống cho đời con cháu. 2 Trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia có trình độ chăn nuôi tiên tiến, bò đực giống được kiểm tra qua đời sau. Việc tiến hành kiểm tra qua đời sau đối với bò đực giống cần kinh phí lớn, thời gian dài từ 7 năm trở lên, hệ thống hạ tầng cơ sở chăn nuôi đồng bộ và cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao. Kiểm tra đời sau cho kết quả có độ chính xác cao và giúp nâng cao tiến bộ di truyền tốt nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Với các nước có nền chăn nuôi đang phát triển, việc chọn lọc các bò đực giống được tiến hành thông qua chọn lọc đời trước, bản thân và có thể thông qua kiểm tra chị em gái (đối với bò sữa). Mặc dù chọn lọc bò đực giống qua đời trước, bản thân hoặc chị em gái (đối với bò sữa) chư a cho kết quả tốt nhất nhưng cũng có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của đàn bò trong công tác giống. Việt Nam có đàn bò nội tầm vóc nhỏ bé, khả năng sản xuất thịt sữa thấp, do vậy phải nhập những bò đực giống cao sản ở nước ngoài về nhằm cải thiện, nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất. Tuy nhiên, việc đánh giá ch ọn lọc bò đực giống ở nước ta chưa được thực hiện một cách toàn diện do sự đồng đều về chất lượng trong đàn chưa cao, điều kiện chăn nuôi chưa bảo đảm và kỹ thuật nuôi dưỡng khác nhau Cho tới nay chưa có tác giả nào, dự án nào, công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập về vấn đề này một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, việc triển khai đề tài “ Nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam” là hết sức cần thiết, cấp bách vừa đảm bảo tính khoa học là chọn được những đực giống tốt nhất và tính thời sự và tính thực tiễn lớn đó là cung cấp cho ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam một kho tàng gen cao sản của bò đực giống h ướng sữa, hướng thịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Chọn được 20 bò đực giống chuyên sữa (HF), chuyên thịt (Br) đạt đặc cấp kỷ lục để sản xuất tinh đông lạnh nhằm nâng cao chất lượng đàn bò sữa, bò thịt Việt Nam. - Sản xuất, bảo quản được 4.000 liều tinh bò đông lạnh từ 20 bò đực giống đạt đặc cấ p kỷ lục đạt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. - Bước đầu xác định được giá trị giống (GTG), hệ số di truyền (HSDT) và hệ số tương quan (HSTQ) của từng bò đực giống. - Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và ra đời Catolog bò đực giống. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu - 101 bò đực giống, gồm: 29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và 3 RedSind nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất Tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). 3 - Đàn bò cái HF tại Sơn La và Lâm Đồng. - Đàn bò cái lai Zebu tại Thanh Hóa và Nghệ An. - Đàn con của các bò đực giống qua phối giống TTNT với đàn bò cái tại Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Lâm Đồng. - Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục tại Trạm lưu giữ và cung ứng tinh giống gia súc (Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh). 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Hoàn thiện quản lý bò đực giống - Hồ sơ lý lịch. - Sổ sách, bảng biểu theo dõi. - Toàn bộ số liệu, thông tin cá thể của bò đực giống được quản lý trên máy vi tính. 3.2.2. Đánh giá cá thể từng bò đực giống - Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc, lông, hình thể). - Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Khối lương (KL), VN (VN), Cao vai (CV), dài thân chéo (DTC) qua các mốc tuổi (sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành). - Chỉ tiêu sản xuất c ủa bò đực giống: + Theo dõi tuổi và KL ở thời điểm: bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá và bắt đầu khai thác tinh. + Xác định mối tương quan giữa chu vi dịch hoàn với khả năng sản xuất tinh. + Xác định sự chênh giữa nhiệt độ bao dịch hoàn với nhiệt độ cơ thể. + Đánh giá một số đặc điểm sinh học tinh dịch (V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống chế t và hoạt lực sau giải đông). + Đánh giá tỷ lệ thụ thai lần đầu của từng đực giống. + Theo dõi đời con về: số hiệu, ngoại hình, KL sinh trưởng, phát triển. - Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống. 3.2.3. Xác định GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng với từng bò đực giống - Xác định HSDT, HSTQ một số tính trạng của từng bò đực giống. - Xác định GTG c ủa từng bò đực giống. 3.2.4. Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục Lưu giữ 200 liều tinh đông lạnh/con. 3.2.5. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống - Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị. - Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh. 4 - Quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh và thú y. - Quy trình huấn luyện bò nhảy giá, khai thác tinh nguyên. - Quy trình kỹ thuật chế biến, sản xuất tinh bò đông lạnh. - Catolog bò đực giống. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Hoàn thiện quản lý bò đực giống 4.1.1. Hồ sơ lý lịch Hoàn thiện, sắp xếp hồ sơ lý lịch, bảng biểu theo dõi và quản lý trên máy vi tính thông tin của 101 bò đực giống (29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và 3 RedSind), cao hơn mục tiêu đề ra là 80 bò đực giống. 4.1.2. S ổ sách, bảng biểu theo dõi Mỗi bò đực giống đều được theo dõi trên sổ sách, bảng biểu những chỉ tiêu sau: Khả năng sản xuất tinh; sinh trưởng – phát triển; kết quả giám định, bình tuyển, xếp cấp hàng năm; tình hình phòng trị bệnh; lượng thức ăn hàng ngày. 4.1.3. Quản lý trên máy vi tính Hồ sơ lý lịch của từng bò đực giống được ghi rõ 3 đời; Theo dõi khả năng sản xuất tinh, sinh trưởng - phát triển, kế t quả giám định, bình tuyển, xếp cấp hàng năm, phòng trị bệnh và thức ăn hàng ngày cho từng bò đực giống được quản lý, cập nhật theo biểu mẫu trong phần mềm Excel. 4.2. Đánh giá cá thể từng bò đực giống 4.2.1. Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc lông, hình thể) Kết quả nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông của từng bò đực giống cho thấ y rằng, các bò đực có màu lông đúng với đặc điểm giống. Kết quả chấm điểm về ngoại hình thể chất đạt mức điểm cũng rất cao, đàn bò có đầy đủ các đặc điểm tốt của giống. 4.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: KL, VN, CV, DTC qua các mốc tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành KL và kích thước các chiều đo của các bò đực gi ống (29 bò HF, 57 bò Br, 8 bò DrMr, 4 bò RedAng và 3 bò RedSind) đạt mức cao và tăng trưởng tốt. KL tại các mốc tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24tháng, 36 tháng và trưởng thành dao động lần lượt từ 22 - 46 kg, 122 - 225 kg, 190 - 335 kg, 270 - 496 kg, 333 - 612 kg, 454 - 820 kg, 506 - 1135 kg tùy từng giống bò. Như vậy, các bò đực giống nuôi tại Trạm nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada có khả năng sinh trưởng phát triển 5 tốt, môi trường chăn nuôi đảm bảo cho các bò đực giống nhập ngoại có thể thích nghi và phát triển tốt. 4.2.3. Chỉ tiêu sản xuất của bò đực giống 4.2.3.1. Theo dõi tuổi và KL ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá và bắt đầu khai thác tinh Tuổi, KL bắt đầu huấn luyện khai thác tinh và nhảy giá của bò đực giống phù hợp với sinh lý sinh sản, sinh trưởng nhằm đảm bảo cho s ức sản xuất tốt về sau. 4.2.3.2. Xác định mối tương quan giữa chu vi dịch hoàn với khả năng sản xuất tinh Chu vi dịch hoàn có mối tương quan thuận với lượng tinh dịch: chu vi dịch hoàn càng lớn thì lượng khai thác tinh thu được càng cao (R = 0,82). Mối tương quan thuận giữa chu vi dịch hoàn và số lượng tinh trùng vận động tiến thẳng cũng khá chặt chẽ (R = 0,76). 4.2.3.3. Đánh giá một số đặc điểm sinh học tinh dị ch (V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống chết và hoạt lực sau giải đông) Một số đặc điểm sinh học tinh dịch: V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống, hoạt lực sau giải đông của các bò đực giống đều đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh. 4.2.3.4. Đánh giá tỷ lệ thụ thai lần đầu của từng đực giống Tỷ lệ thụ thai lần đầu trung bình c ủa 29 bò đực giống là 59,58% (dao động từ 47,67% đến 68,89%), hệ số phối chửa trung bình đạt 1,68 (dao động từ (1,45 đến 2,10). Tỷ lệ thụ thai lần đầu trung bình của 57 bò đực giống là 66,84% (dao động từ 58,00% đến 74,00%), hệ số phối chửa trung bình đạt 1,50 (dao động từ (1,35 đến 1,72). 4.2.3.5. Theo dõi đời con về số hiệu, ngoại hình, KL sinh trưởng, phát triển Ngoại hình màu sắc lông đời con của 29 bò đực giống HF đều mang đặc điểm chung của giống là màu lông xen kẽ giữa màu lông đen và lông trắng. Màu sắc lông đời con của 57 bò đực giống Br có các màu đỏ cánh gián, vàng đậm, vàng và vàng nhạt, trong đó chủ yếu là màu đỏ cánh gián chiếm tỷ lệ 52,99% (1470 con), màu vàng chiếm tỷ lệ 32,66% (906 con), màu vàng đậm chiếm tỷ lệ 11,36% và màu vàng nhật chiếm tỷ lệ 2,99% (83 con). KL trung bình các giai đoạn sơ sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi của đàn con 29 bò đực giống HF lần lượt là 37,77 kg, 172,66 kg, 257,59 kg, 365,82 kg và 507,11 kg. KL trung bình các giai đoạn sơ sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi của đàn con 57 bò đực giống Br lần lượt là 20,05 kg, 92,18 kg, 158,92 kg, 205,32 kg và 272,62 kg. 4.2.4. Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống Kết quả xếp cấp tổng hợp 29 bò HF và 57 bò Br đều đạt ĐCKL. 6 4.3. Xác định GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng với từng bò đực giống - HSDT về KL qua các mốc tuổi của bò đực giống Br cao hơn HF. Vì vậy, chọn lọc độc lập đối với Br sẽ mang lại hiệu quả cao về KL. Để có KL ở các mốc tuổi tiếp theo sau lớn, sử dụng KLss để chọn lọc đực giống HF và Br vì hệ số tương quan hệ chặt chẽ. Để KL đời con cao bò HF, GTG của KL 24 tháng tuổi được sử dụng làm căn cứ cho chọn lọc, nhưng bò Br thì GTG của KL 6 và 12 tháng tuổi là căn cứ tốt cho chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. - Bò Br có mối tương quan giữa KL với CV, VN, DTC chặt chẽ hơn so với HF. Vì vậy, dựa vào KL 18 và 24 tháng tuổi để xác định CV, VN và DTC đạt độ chính xác cao, chi phí thấp hơn và dễ làm hơn so với cân KL, nhất là giống Br. - Để nâng cao số l ượng CR/lần và VAC, chọn bò đực giống HF dựa vào KL 18 tháng tuổi và Br dựa vào KL18 hoặc 24 tháng tuổi vì chúng có tương quan chặt, nhưng 24 tháng thì chuẩn xác hơn. 4.4. Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục Căn cứ vào kết quả xếp cấp, khả năng sản xuất tinh và GTG của các bò đực giống để lựa chọn ra 20 bò đực giống đạt ĐCKL (10 bò đực giống HF và 10 bò đực giống Br) để sản xuất tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ và bảo quản trong ni tơ lỏng (- 196 độ C). Tổng số có 4.000 liều tinh được bảo quản với 200 liều/bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục. 4.5. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống Đề tài đã xây dựng được các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống, gồm: - Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị - Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh - Quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh và thú y - Quy trình huấn luyện bò nhảy giá, khai thác tinh nguyên - Quy trình kỹ thuật chế biến, sản xuất tinh bò đông lạnh - Catolog bò đực giống 4.6. Kết quả đào tạo, bài báo và giải thưở ng - Đề tài đã hoàn thành 11 bài báo (09 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và 02 bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài). - Tham gia đào tạo 06 thạc sỹ. - Sản phẩm tinh bò đông lạnh của đề tài đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần đầu tiên năm 2012. i MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3 2.1. Công tác đánh giá, tuyển chọn bò đực giống ở nước ngoài 3 2.2. Công tác đánh giá, tuyển chọn bò giống ở trong nước 5 3. CÁCH TIẾP CẬN 10 4. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 4.1. Vật liệu nghiên cứu 11 4.2. Nội dung nghiên cứu 11 4.3. Phương pháp nghiên cứu 12 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 16 5.1. Hoàn thiện quản lý bò đực giống 16 5.1.1. Hồ sơ lý lịch 17 5.1.2. Sổ sách, bảng biểu theo dõi 23 5.1.3. Quản lý trên máy vi tính 27 5.2. Đánh giá cá thể từng bò đực giống 28 5.2.1. Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc lông, hình thể) 28 5.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: KL, VN, CV, DTC qua các mốc tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành 32 5.2.3. Chỉ tiêu sản xuất của bò đực giống 44 5.2.4. Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống 100 5.3. Xác định giá GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng với từng bò đực giống 104 5.3.1. Xác định HSDT, HSTQ một số tính trạng của từng bò đực giống 104 5.3.2. Xác định GTG của từng bò đực giống 111 5.3.3. Tuyển chọn đực giống thông qua GTG 116 5.4. Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục 121 5.5. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống 122 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 122 6.1. Kết luận 122 6.2. Đề nghị 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải A Hoạt lực tinh trùng Br Giống bò Brahman C Nồng độ tinh trùng cs. Cộng sự CV Cao vây CI Cấp I CR/lần Số cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn DrMr Giống bò Droughmaster DTC Dài thân chéo ĐC Đặc cấp ĐCKL Đặc cấp kỷ lục GTG Giá trị giống HF Giống bò Holstein Friesian HSDT Hệ số di truyền HSTQ Hệ số tương quan K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình KL Khối lượng PTNT Phát triển nông thôn RedAng Giống bò Red Angus RedSind Giống bò Red Sindhi SD Độ lệch chuẩn SE Sai số chuẩn SLS Sản lượng sữa TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNS Tiềm năng sữa TTNT Truyền tinh nhân tạo V Thể tích tinh dịch VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng VN Vòng ngực iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả đánh giá màu sắc lông và chấm điểm ngoại hình, thể chất từng bò đực giống HF và Br 28 Bảng 2: Điểm trung bình ngoại hình, thể chất bò đực giống HF và Br 30 Bảng 3: Kết quả đánh giá màu sắc lông bò đực giống HF và Br 30 Bảng 4: KL của từng bò đực giống qua các mốc tuổi (sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành) 32 Bảng 5: KL trung bình của các bò đực giống qua các mốc tuổi (sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành) 35 Bảng 6: KT một số chiều đo chính (VN, CV, DTC) qua các mốc tuổi (12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành) của từng bò đực giống HF và Br 39 Bảng 7: KT trung bình một số chiều đo chính: VN, CV, DTC qua các mốc tuổi (12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành) của bò đực giống HF và Br 43 Bảng 8: Tuổi và KL ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá, bắt đầu khai thác tinh của bò đực giống HF 44 Bảng 9: Tuổi và KL ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá, bắt đầu khai thác tinh của bò đực giống Br 45 Bảng 10: Ảnh hưởng của chu vi dịch hoàn đến tinh dịch của bò đực giống HF 46 Bảng 11: Chu vi dịch hoàn của bò đực giống HF lúc 24 và 36 tháng tuổi 48 Bảng 12: Ảnh hưởng của chu vi dịch hoàn đến tinh dịch ở bò đực giống Br 49 Bảng 13: Chu vi dịch hoàn của bò đực giống Br lúc 24 và 36 tháng tuổi 51 Bảng 14: Ảnh hưởng của nhiệt độ bao dịch hoàn đến số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF 55 Bảng 15: Ảnh hưởng của nhiệt độ bao dịch hoàn đến số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống Br 57 Bảng 16: Thể tích tinh dịch các bò đực giống HF 59 Bảng 17: Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF 60 Bảng 18: Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF 62 Bảng 19: pH tinh dịch của các bò đực giống HF 63 Bảng 20: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các bò đực giống HF 64 Bảng 21: Tỷ lệ tinh trùng sống của các bò đực giống HF 65 Bảng 22: Tổng số tinh trùng tiến thẳng của các bò đực giồng HF 67 Bảng 23: Kết quả hoạt lực sau giải đông của tinh đông lạnh các bò đực giống HF 68 [...]... Tên: Mẹ Bố Nguồn gốc Giống: red Angus bjr tow kana 117-710 usaf 317944 Giống: red angus MM BMM the basin q197 micq197 (ai) drayton park t56 Giống: red angus mmm sdpt56 sdpt56 Giống: red Angus the basin l68 micl68 Giống: red angus Hỡnh 4: Lý lch bũ c ging RedAng 1602 21 Bộ Nông nghiệp và PTNT Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam P-5 Trung tâm tinh đông lạnh Moncada Phiếu theo dõi bò đực giống Sinh Nơi sinh... d5 Giống: Droughmaster billabong 55 (p) 7hx8955f d5 Giống: Droughmaster Hỡnh 3: Lý lch bũ c ging DrMr 1508 20 Bộ Nông nghiệp và PTNT Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam P-5 Trung tâm tinh đông lạnh Moncada Phiếu theo dõi bò đực giống Sinh Ngày Tháng Năm 30 04 Nơi sinh P- SS 2005 Australia A99 Tên Một sáu không hai Số hiệu 1602 Giống Red Angus Số gọi cũ BBB BB leachman mnumnt7335 leachman monu 2x 8096 Giống: ... (h) Số hiệu jfk 1135F (reg) Giống: MM Brahman billabong offbeat 5 (h)bbm garglen 1792 (P) số hiệu blb 592F (reg) Số hiệu: prb 1792M (reg) Giống: Giống: Brahman mmm billabong 343 (h) Số hiệu Giống: Hỡnh 2: Lý lch bũ c ging Br 8094 19 Brahman blb 343F (reg) Brahman Bộ Nông nghiệp và PTNT Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam P-5 Trung tâm tinh đông lạnh Moncada Phiếu theo dõi bò đực giống Sinh Ngày Tháng Năm... sn xut tinh Bũ c ging c khai thỏc tinh 2 ln/tun, tinh ti khai thỏc c kim tra cỏc ch tiờu s lng v cht lng (th tớch tinh dch, hot lc tinh trựng, nng tinh trựng, pH, t l tinh trựng k hỡnh, t l tinh trựng sng) nhm m bo tiờu chun sn xut tinh ụng lnh 10TCN 531-2002 ca B Nụng nghip v Phỏt trin nụng thụn Cỏc ch tiờu v kh nng sn xut tinh (s lng tinh cng r sn xut, hot lc tinh trựng sau gii ụng, s lng tinh cng... phộp s hc thụng thng Tinh trựng cht l nhng tinh trựng bt mu Eosin S lng tinh trựng tinh trựng sng x 100 Tng s tinh trựng T l tinh trựng k hỡnh (K): Bng phng phỏp nhum Fucsin 5% khong T l tinh trựng sng (%) = 5-7 phỳt v m tinh trựng k hỡnh trờn kớnh hin vi 500 tinh trựng ri tớnh toỏn bng phộp tớnh s hc thụng thng K (%) = S lng tinh trựng k hỡnh Tng s tinh trựng 14 x 100 Hot lc tinh trựng sau gii ụng... tâm giống gia súc lớn t P-5 trạm nc và sx tinh đông lạnh moncađa Lý LịCH bò đực giống Sinh Ngày Tháng Năm 27 02 Nơi sinh Australia P- SS 2008 2718 Tên Tám không chín t Số hiệu 8094 Giống Brahman Số gọi cũ Nguồn gốc BILLABONG SONNY (H) BBB Số hiệu: LANCEFIELD D ROBINSON 416 BLb 283/7/BBM (REG) Số hiệu LAD 416M(REG) Giống: Giống: Brahman Số hiệu: BLB 1269M (REG) Tên: BILLABONG SOMMERSBRY (h) Bố BB Giống: ... usam355885 (m) usam 278815 Giống: red angus Mbb usam 316788 Giống: red Angus leachman red rev 5901 usaf 172287 Giống: red angus MB Bmb cv four times usam 139792 leachman bloxy 6381 Giống: red angus mmb usaf 183178 Giống: red Angus leachman bloxy 1940 usaf 85434 Giống: red angus BM bbm bjr easy rider 781 usam336663 bjr make my day 981 Giống: red angus MBM usam 411482 (m) Sản lợng: Giống: red angus leachman... tám Số hiệu 1508 Giống Droughmaster Số gọi cũ BBB BB glenlands 760 (et) (p) (ai) Giống: Droughmaster Số hiệu: terella king 221 u9c89760m d5 Giống: Droughmaster terella edison 73 (s) Mbb tsc9773m d5 Giống: Droughmaster mungalla 772 (p) rmd94772f d5 Giống: Droughmaster MB Bmb terella conrad (aI) (p) tsc9641m d5 terella elaine 99 (p) Giống: Droughmaster mmb minlacowie elaine 08 tsc9899f d5 Giống: Droughmaster... ssd881215f d5 Giống: Droughmaster BM bbm glenlands 1765 (d) u9c891765m d5 kapalee goldfinger (s) Giống: Droughmaster MBM s5x95108m d5 Sản lợng: Giống: Droughmaster terella king 221 (s) tsco1221m d5 Số hiệu: billabong Monday (h) 7hx04272 Tên: Mẹ Bố Nguồn gốc Giống: Droughmaster wingfield goldie 2 (p) v1392529f d5 Giống: Droughmaster MM BMM marylands 882 (p) p2s90882m d5 Billabong dimmity (p) Giống: Droughmaster...Bng 24: Th tớch tinh dch cỏc bũ c ging Br 69 Bng 25: Hot lc tinh trựng ca bũ c ging Br 70 Bng 26: Nng tinh trựng ca bũ c ging HF 73 Bng 27: pH tinh dch ca cỏc bũ c ging Br 75 Bng 28: T l tinh trựng k hỡnh ca cỏc bũ c ging Br 76 Bng 29: T l tinh trựng sng ca cỏc bũ c ging Br 78 Bng 30: Tng s tinh trựng tin thng ca cỏc bũ c ging Br . tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG TẠI MONCADA ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIỐNG BÒ VIỆT NAM Những người thực hiện: 1 TS. Lê Văn Thông Trung tâm giống. Hà Nội, tháng 1 năm 2013 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG TẠI MONCADA ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIỐNG BÒ VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Thông. tài Nghiên cứu đ ánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp bách vừa đảm bảo tính khoa học là chọn

Ngày đăng: 05/02/2015, 18:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V, tiêu chuẩn chăn nuôi thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V Tiêu chuẩn chăn nuôi thú y, Bò đực giống HF – Phân cấp chất lượng TCVN 3983-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2003
6. Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn (2007), Truyền tinh nhân tạo cho bò, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền tinh nhân tạo cho bò
Tác giả: Đinh Văn Cải và Nguyễn Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2007
7. Đinh Văn Cải (2003). Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai 50% và 75% HF nuôi tại Trung tâm Huấn luyện bò sữa Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai 50% và 75%
Tác giả: Đinh Văn Cải
Năm: 2003
8. Hà Văn Chiêu (1996), "Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam", Tạp chí khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế, 9, tr 11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Chiêu
Năm: 1996
9. Hà Văn Chiêu (1997), “Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh trùng đông lạnh của một số giống bò nuôi tại Trung tâm Môncađa”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996-1997, tháng 8 năm 1997, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh trùng đông lạnh của một số giống bò nuôi tại Trung tâm Môncađa”, "Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996-1997
Tác giả: Hà Văn Chiêu
Năm: 1997
10. Hà Văn Chiêu (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zêbu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zêbu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam
Tác giả: Hà Văn Chiêu
Năm: 1999
11. Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (2005). Nâng cao các kỹ năng về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới. NXB Nông nghiệp Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao các kỹ năng về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới
Tác giả: Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội - 2005
Năm: 2005
12. Dự án “Phát triển giống bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2002 – 2005” do Công ty giống gia súc lớn Trung ương làm chủ đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển giống bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2002 – 2005
13. Đề tài “ Chọn tạo giống bò sữa năng suất chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế của các vùng sinh thái Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn tạo giống bò sữa năng suất chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế của các vùng sinh thái Việt Nam
14. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống bò hướng sữa đạt sản lượng trên 4.000 kg/chu kỳ” giai đoạn (2001-2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn tạo giống bò hướng sữa đạt sản lượng trên 4.000 kg/chu kỳ”
15. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa” giai đoạn (2006 – 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
16. Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa” giai đoạn (2003 – 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa”
17. Nguyễn Quốc Đạt, V.V. Nội, B.T. Đức, N.T. Bình, 1999. "Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai (HFxLai Sind) hướng sữa trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Tp. Hồ Chí Minh". Trong Báo cáo KH tại Hội Nghị Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tháng 6/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai (HFxLai Sind) hướng sữa trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Tp. Hồ Chí Minh
18. Nguyễn Văn Đức (1989), “Đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản của bò sữa Việt Nam”. Hội nghị KHKT Bộ NN (25/5/1989). Tr. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản của bò sữa Việt Nam”. "Hội nghị KHKT Bộ NN
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 1989
19. Nguyễn Văn Đức (2001), “Đặc điểm di truyền, tương quan giữa P, TĐĐ, SLS, MS bò lai hướng sữa Việt Nam”. Báo cáo khoa học đề tài cấp nhà nước KHCN 08-05, Tr: 96-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm di truyền, tương quan giữa P, TĐĐ, SLS, MS bò lai hướng sữa Việt Nam”. "Báo cáo khoa học đề tài cấp nhà nước KHCN
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 2001
20. Nguyễn Văn Đức (2002), “Đặc điểm di truyền và tương quan giữa KL sơ sinh, 24 tháng, tuổi đẻ đầu, SLS của bò lai hướng sữa. Tạp chí NN&PTNT. Số 6: 503 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm di truyền và tương quan giữa KL sơ sinh, 24 tháng, tuổi đẻ đầu, SLS của bò lai hướng sữa. "Tạp chí NN&PTNT
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 2002
21. Nguyễn Văn Đức (2008), GTG của bò HF và HF lai. Bài báo cáo của đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GTG của bò HF và HF lai
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 2008
22. Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Tân, 1986. “Xây dựng chỉ số chọn lọc cho đàn bò sữa Việt Nam”. TT KHKT Chăn Nuôi. Số 1: Tr 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chỉ số chọn lọc cho đàn bò sữa Việt Nam”. "TT KHKT Chăn Nuôi
23. Nguyễn Văn Đức (1987), “Đặc điểm di truyền một số tính trạng của đực giống bò sữa nuôi tại Ba Vì”. Hội nghị KHKT Bộ NN. Tr: 21-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm di truyền một số tính trạng của đực giống bò sữa nuôi tại Ba Vì”. "Hội nghị KHKT Bộ NN
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 1987

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w