1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những bài làm văn tham khảo lớp 7

10 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

Bài làm văn số 1 Đề 1:=>>> Chuyện vui ở lớp kể cho bố, mẹ nghe: Một cô gái diện mạo bình thường, đang học trung học, học lực cũng rất đỗi bình thường. Khi mẹ ốm nặng, cô tranh thủ hai tháng hè đi tìm việc làm, kiếm thêm chút ít thu nhập để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Cô nộp đơn vào công ty liên doanh nọ, vị giám đốc người Hàn Quốc mới nhìn qua hồ sơ đã thẳng thừng từ chối. Cô bình thảnh lấy lại tập hồ sơ của mình, chống tay lên thành ghế và đứng dậy. Chợt cảm thấy đau nhói như có vật gì đâm vào tay, cô nhìn lại, thấy khủy tay mình tứa máu, thì ra trên thành ghế có một cây đinh nhô lên. Sẵn viên đá chặn giấy trên bàn, cô với lấy, đập cây đinh xuống cho bằng phẳng rồi mới quay lưng bước ra. Chỉ lát sau, vị giám đốc Hàn Quốc cho người chạy theo báo cho cô biết, cô đã được tuyển dụng. Một người sống ở đời với một trái tim yêu thương thì điều tốt đẹp nhất mà người ấy nhận được cũng chính là tình yêu. Cách cư xử của một người với một chuyện nhỏ nhặt, hoặc chuyện không liên can đến họ cũng thể hiện được tấm lòng yêu thương của người đó với cuộc sống. Đề 2:=>>>Cảnh đẹp đk gặp vào dịp hè: Vào dịp nghỉ hè , tôi được đi Nha Trang chơi cùng gia đình . Khi dến nơi thì trời đã tối mẹ bảo phải ngủ sớm dể ngày may có sức đi chơi . Mẹ gọi tôi dậy rất sớm . Khi ra dến biên tôi nghe tiếng sóng rì rào giống như một khúc khạc tươi vui . Một ngọn gió lạnh thoảng qua làm cho những cây dừa đung đưa .Sóng vẫn vỗ ào ào không gớt trời dất vẫn yên tỉnh . Một vệt hồng xuất hiện lên ở phía chân trời, lớn dần cho tớI khi rải thành một con đường hồng thắm , rạng rỡ từ đó đến chỗ chúng tôi .Mặt biển thì óng ánh màu hồng nhạt . Và phía chân trời mặt trời xuất hiện .Những tia nắng choi chan bắt đầu trải khắp mọi nơi . Càng lên cao thì mặt trời dần dần mất đi màu hồng mà xuất hiên màu đỏ chói chan.Mặt biên chói chan nhìn đến đau mắt. Biên thức dậy hòan toàn càng lúc sóng càng vỗ mạnh .Những con thuyên sao khi ra khơi bây giờ đã về . Kia một con sóng bỗng phóng cao lên , hăn hái tiến nhanh vào bờ .Những con sóng cứ chồm lên nhau mà lao vào bờ ,bọt nước trắng xoá cùng nhưng tiếng rì rào sôi động . Trong khi biên đang cuồn nhiệt nhảy múa. Thì nhừng nguời đi tắm biển sớm đã tập trung khá đông. Ngưòi ta tràn xuống biên và kêu lên khi thây một con sóng lớn nhảy qua đầu . Thỉnh thoảng có những đứa bé bị sặc nước .Đằng kia nhưng đứa trẻ lúng túng e dè trước những cơn sóng của biển, có lẽ đây là lần đầu chúng được ba mẹ cho đi chơi biển. bên cạnh đó cũng có nhưng đứa rất háo động bày đủ mọI trò chơi . Em đã nhanh chóng làm quen được vớI rất nhiều bạn và cùng bạn xây lâu đài cát. Nước mặt biên dầy những màu sắc .Trên bờ cát những con còng bé tí đang chạy lăng xăng . Người tắm biển đông dần .Quanh chỗ tôi đứng có rất nhiều đun cát nhỏ .Môĩ khi sóng rào làm nó tan biến , thì ra đây là công trình của các chú dã tràng . “Dã tràng xe cát biển đông ” câu ca dao này đã nghe rất niều lần nhưng bây giờ mới được trải ngiệm .Không biết tại sao con đã tràng lại làm nhưng công việc vô ích đó thế nhỉ. Nhưng nhưng chú dã tràng ấy đã đem đến những niềm vui thú vị cho những đứa trẻ như chúng em. Bây giờ,mặt trời đã dần lên cao trên đỉnh đầu những tia nắng chói chang đang dần lấn áp ánh nắng ấm áp của buổi sớm mai . lúc này cũng là lúc cả gia đình tôi phải trời khỏi biển để về khách sạn ăn trưa. Đây cũng là buổI tắm biên cuốI cùng trong kì nghỉ này . Đề 3:=>>>> Biểu cảm về 1 người bạn thân Hương ơi! Nhanh lên - Ừ, tớ ra ngay đây, đợi tí nào! Các bạn biết giọng nói đó là của ai không? Đó chính là Hương cô bạn gái thân nhất của em đấy. Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương tôi thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn tôi nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khki bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn. Chúng em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép. Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc. Bài viết văn số 2 Đề 1:=>>>Cây phượng: MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu hoa phượng-loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi. TB: Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? KT: Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương. Đề 3:=>>> Cây tre: Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này. Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này. Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng, suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi. ‘’Tre xanh Xanh tự bao giờ Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’ Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’. ‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi ’’ Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta. ‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’ Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: ’’Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam. Đề 2:=>>>Cây dừa: Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Nguồn gốc và canh tác Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70– 80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn. Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn. Quả dừa Quả dừa đang chín trên câyVề mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt. Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột. Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút. Vị trí gân chính Dừa được bổ đôi đúng cáchĐể lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa. Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook. Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất. Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây. Bài viết số 3 =>>> Người thân trong gia đình: Mẹ ơi "Mẹ có biết con thương mẹ nhiều lắm không" MẸ tiếng gọi thân thương ấy mỗi lần cất lên, là trong con đầy cảm xúc, tự hào và vui sướng, tự hào vì con sung sướng vì được làm con của mẹ, được chính mẹ sinh ra nuôi nấng, và ấp ủ cho con thành người, hạnh phúc đâu có gì là xa xôi phải kh ông mẹ, khi con được gọi mẹ thì con biết con còn hanh phúc biết nhường nào, bởi vì con chưa phải là đứa trẻ mồ côi, con biết rằng mình vẫn còn may mắn. Tiếng gọi mẹ thật giản đơn mà sao thiêng liêng và mầu nhiệm vô cùng, giản đơn là vì bất cứ ai cũng gọi mẹ, thanh âm trong trẻo đầu tiên của những đứa trẻ, cũng là gọi mẹ, mẹ như là bồ tát quán thế âm hiện hữu trong đời cho con được gọi mẹ, con vui cũng gọi mẹ, buồn hay đau khổ cũng gọi mẹ. con ốm đau, bệnh hoạn hay vấp ngã trên đường đời thì đôi tay mềm mại của mẹ xoa dịu và nâng đỡ cho con bước tiếp, mỗi khi con được ngồi cạnh mẹ thì con cảm thấy bình yên, an ổn và hạnh phúc nhất trần đời, trơng cuộc sống của mỗi con người thiếu vắng mẹ là một thiệt thòi to lớn nhất, ai cho con gọi những thanh âm đầu tiên trong cuộc sống, ai cho con gọi những lúc đói khát, ốm đau, ai nâng bước chân con trên ngang, dọc cuộc đời, và ai sẽ ôm con mỗi lần con vấp ngã, ấy vậy mà trong mỗi chúng ta ai hiểu và yêu thương mẹ, sống trong hạnh phúc mà ta đâu có biết, đâu có trân trọng. Mẹ như bồ tát có nghĩa vụ, bổn phận lo lắng, chăm sóc và yêu thương ta, ta có bao giờ ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, có bao giờ hiểu những khó khăn vất vả, lo toan của mẹ. có bao giờ nói mẹ con yêu mẹ lằm hay không. Chúng ta chỉ biết đòi hỏi, biết giận hờn, trách móc vì để đạt được mục đích của mình mà không hay đã làm cho mẹ của ta buồn và xin thêm n hiều giọt nước mắt của mẹ hơn thôi. Mẹ bấy lâu nay con vẫn cao ngạo tự hào, về thành tích về những cái gọi là bản lĩnh của tuổi trẻ, có vốn kiến thức rộng, có nghề nghiệp, địa vị cao trong xã hội, ta có trong tay những công nghệ máy móc đắt tiền, những cái có thể làm ta giàu có để ngẩng mặt nhìn đời chứ không phải tự ti, mặc cảm, con vẫn nghĩ mình tài giỏi tuổi trẻ và tài năng của con là đâu phải tự con mà có, tất cả những thứ đó được đổi bằng mồ hôi, nước mắt của mẹ, đổi bằng những gánh vác đã trĩu nặng trên đôi vai của mẹ và những nếp nhăn hằng sâu trên khuôn mặt của mẹ, bằng tất cả những đau thương mà mẹ âm thầm chịu đựng, với mẹ chỉ đơn giản một điều là mong con của mình được hạnh phúc. Mẹ con nghĩ mình đã đủ to lớn vững chắc trước những giông bảo cuộc đời, những kiêu hãnh tự hào của con khi có được chút thành công nho nhỏ, thật đáng hổ thẹn biết bao giống như "thân trùm bưởi" lớn lên nhờ hút những nhựa sống từ những cây đại thụ, con cũng lớn lên bằng "chất nhựa" sống màu nhiệm của mẹ, con hút công sức, hút tình thương bao la của mẹ, để có thể lớn lên và tỏa sáng, không có mẹ thì tất cả mọi thứ sẽ không còn gía trị, không còn những khúc hát ngọt ngào yêu dấu cho con. Mẹ vẫn là niềm yêu thương của con nơi con vẫn gục vào mỗi khi giông bão, những lúc mệt mỏi bất an, con lại quay về bên mẹ. Con đã về với miền yêu thương của con để con vẫn còn cảm nhận một điều vô giá," mẹ là điều vô giá trong con", về để nhìn lại mẹ, để nắm đôi bàn tay đã in những nếp nhăn cho sự trưởng thành của con cái, và để hôn lên đôi trán mẹ, đôi măt thẩm sâu chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.Mẹ mỗi lần con nhớ mẹ con lại ngắm đôi bàn tay của mình và tự nhủ đây là đôi bàn tay của mẹ, mẹ hiện hữu một cách mầu nhiệm trong con, trong từng tế bào, trong từng hơi thở, trong đôi bàn tay của con, con thấy bóng hình của mẹ, thấy trái tim của mẹ đập từng nhịp yêu thương ấm áp, con thấy nụ cười đẹp dịu hiền của mẹ, khi đôi tay của mẹ ôm con vào lòng con đã hiểu ra rằng mẹ là tất cả trong con. Là tất cả những gì an lanh và đẹp nhât. Vu lan năm nay con dâng lên mẹ lời tri ân sâu sắc, cảm ơn cuộc đời, cảm ơn đức phật đã mang mẹ tới cho đời con, và cảm ơn mẹ bởi vì đơn giản nhất là mẹ là mẹ của con. Mẹ là tất cả thiện, lành, là yêu thương, là ánh sáng trong con. Xin ngàn lần cảm ơn mẹ. Bìa viết số 5 Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm đc việc gì có ích! Bài làm Mở bài: Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ. Thân bài: Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu: “Học nhi bất yếm” Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” Kết bài: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Đề 2: Hãy chững minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Bài làm suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: “ Núi giăng thành lũy thép dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt. Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng. Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống. Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước… Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế. Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ… Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca … Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đèn, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy việt bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em Bài làm Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ: "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng" Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu. Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng: Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội. Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần. Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay "Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người" Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao: " Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống. Đề 5: Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ Bài làm Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa? Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử… Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay. Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng. Bài viết số 6 lớp 7 Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh. Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại. Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người . bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm đc việc gì có ích! Bài làm Mở bài: Dân tộc. là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài. lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn

Ngày đăng: 05/02/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w