1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phát triển toàn diện cho người khuyết tật

10 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 261,5 KB

Nội dung

Bài 1: Phát triển toàn diện cho người khuyết tật Với chương trình phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (NKT) dựa vào cộng đồng, những năm qua Chương trình Phát triển sức khỏe do cộng đồng quản lý đã góp phần cải thiện tình hình sức khỏe, kinh tế cho NKT; trẻ khuyết tật được nâng cao kỹ năng sống, giảm rào cản trong xã hội. Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng được xem là một biện pháp chiến lược để chăm sóc NKT. Ở Phú Yên, lâu nay ngành Y tế tập trung PHCN về mặt thể chất cho NKT, còn về lĩnh vực PHCN toàn diện thì chỉ được thực hiện trong những năm gần đây tại 9 xã thuộc 3 huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, Sông Hinh, do UBYT Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ. Nhờ đó, nhiều NKT trong tỉnh được tăng niềm vui sống. Đo ni, làm chân giả hỗ trợ người khuyết tật - Ảnh: T.QUỚI HỖ TRỢ VỐN, ĐÀO TẠO NGHỀ Trong khi cấp tỉnh và huyện ở Phú Yên chưa có Hội NKT thì 9 xã có đầu tư của chương trình đều được thành lập Hội NKT. Hội là nơi để NKT được quan tâm một cách đúng mức. Các chị Nguyễn Thị Hảo, Phạm Thị Loan (thôn Phú Hữu, xã Suối Bạc, Sơn Hòa) may mắn được Hội NKT xã cho học may dân dụng. Kết thúc khóa học, hai chị còn được trang bị máy may để làm nghề. Theo chị Hảo, cuộc sống của chị có ý nghĩa hơn khi có nghề nghiệp phù hợp với sức khỏe của mình. Còn H’Ngầy và Y Thạnh (xã Suối Bạc, Sơn Hòa) thì được hỗ trợ vốn để đầu tư mở tiệm làm nghề uốn tóc, buôn bán tạp hóa. Anh Võ Thiện Triết, thư ký chương trình Hội NKT xã Sơn Nguyên (Sơn Hòa) cho biết: “Ngoài các cá nhân được hỗ trợ kinh phí, Hội NKT xã cũng được giúp vốn 45 triệu đồng để kinh doanh hàng điện tử. Số tiền lãi từ dịch vụ này dùng làm chi phí cho hoạt động hội”. Chị Nguyễn Thị Bửu (thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên) phấn khởi: “Năm 2006, được vay 5 triệu đồng với lãi Trang 1 suất ưu đãi, tôi mua một con bò cái. Đến nay, đàn bò đã phát triển thành 7 con. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình tôi vượt qua khó khăn”. 6 năm trước, Hội NKT xã Đức Bình Tây (Sông Hinh) mở dịch vụ cho thuê rạp cưới, thực hiện lợi ích tập thể, qua đó tạo ra sự giao lưu văn hóa và đoàn kết giữa các hội viên. Còn với Hội NKT xã Hòa Thắng (Phú Hòa) thì chủ yếu hỗ trợ vốn cho cá nhân (139 người) để đầu tư các nghề: bó chổi, đúc chậu kiểng, mở quán cà phê, dịch vụ làm đẹp, nuôi bò, làm điện cơ… Anh Nguyễn Trường Sơn Tây (thôn Phong Niên) không còn mặc cảm tàn tật khi chính anh tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Anh làm chổi đót tại nhà, thu hút một số lao động nữ và những NKT khác tham gia. Anh Tây thổ lộ: “Tôi được vay 3 triệu đồng từ quỹ của Hội NKT xã để đầu tư mua vật liệu. Những NKT như tôi có được cái nghề tự nuôi sống bản thân, nên không phụ thuộc nhiều vào gia đình”. Thực tế cho thấy, phần lớn NKT vào hội, sau khi phục hồi chức năng đã được học nghề và được hỗ trợ vốn, phương tiện để mưu sinh. Hoạt động hội đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng về vai trò, đóng góp và quyền lợi của NKT; giúp NKT nhận biết rõ hơn về khả năng của mình một khi được phát huy quyền làm chủ thông qua các hoạt động kinh tế cải thiện cuộc sống. GIAO LƯU ĐỂ HÒA NHẬP Cách đây 4 tháng, một chương trình sân khấu xúc động diễn ra tại xã Hòa Thắng (Phú Hòa) với sự tham gia biểu diễn của nhiều NKT. Anh Đàm Văn Thịnh, một NKT ở xã này thổ lộ: “Qua các chương trình văn nghệ, những người xung quanh đã có cái nhìn tích cực hơn về chúng tôi. Nhờ sinh hoạt hội, chúng tôi được hòa nhập, giao lưu, không chỉ trong xã, trong tỉnh mà còn được trao đổi thông tin với những người đồng cảnh ở các tỉnh khác”. Tôi còn nhớ một chương trình đặc biệt ý nghĩa khoảng 3 năm trước do UBYT Hà Lan - Việt Nam tổ chức. Sau khi được gặp gỡ và tham gia các hoạt động trong suốt hai tuần tại TP Tuy Hòa, 36 thanh thiếu niên khuyết tật đến từ 9 xã đã có buổi biểu diễn thật ấn tượng. Nhận ra lỗi lầm là ý nghĩa của vở kịch do nhóm thiếu niên khuyết tật lứa tuổi 14 đến 17 thể hiện. Thông điệp các em muốn gởi gắm qua đó là không nên phân biệt, xem thường NKT, vì họ cũng rất có ích cho cuộc sống. Vở kịch được dàn dựng từ ý tưởng tranh vẽ của các em. Lúc ấy, em Nay Hờ Ben (xã Ea Chà Rang, Sơn Hòa) rất vui vì lần đầu tiên được tham gia diễn kịch. Còn hai chị em sinh đôi Lê Thị Thu Thủy, Lê Thị Thu Thúy (xã Hòa Quang Bắc, Phú Hòa) thì tung tăng, phấn khởi khi được thể hiện một phần vở kịch và hát vang bài ca Chúng em cần bầu trời hòa bình. A Lê Hờ Biên (xã Suối Trai, Sơn Hòa) bị tật bẩm sinh ở chân, rất mừng bởi bài hát em sáng tác Tình thương mến thương được đưa vào vở kịch Tình bạn. Còn ở nhóm tuổi lớn hơn, tác phẩm của các em thể hiện sự khát vọng tình yêu đôi lứa. Tuy thân thể không được nguyên vẹn, nhưng trái tim các em luôn bỏng cháy, mong muốn được yêu thương như bao bạn trẻ khác. Chương trình không chỉ giúp thanh thiếu niên khuyết tật phát triển tư duy và kỹ năng xã hội thông qua hoạt động sân khấu, mà còn hỗ trợ các em xây dựng tính tự tin, phát huy tiềm năng bản thân, học cách giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống để tự hoàn thiện mình. Qua đó, nhiều thanh thiếu niên khuyết tật đã nâng cao năng lực bản thân. Đoàn Thị Bích Ly (xã Hòa Thắng) cùng với người bạn đồng cảnh ngộ ở xã Hòa An chia sẻ tình cảm và đi đến hôn nhân. Họ đã có một đứa con và đang cùng nỗ lực xây dựng cuộc sống gia đình. Sau đó, cặp đôi khuyết tật vận động Hồ Ngọc Hội và Nguyễn Thị Nước (xã Hòa Thắng) cũng tổ chức đám cưới trong niềm xúc động của người thân, bạn bè. Trang 2 Anh Nguyễn Trường Sơn Tây được hỗ trợ vốn, phát triển nghề bó chổi đót, thu hút lao động nông thôn - Ảnh: T.THỦY KẾT QUẢ KHẢ QUAN Bác sĩ Dương Tấn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Phú Yên, cho biết: Qua chương trình phục hồi chức năng toàn diện, đã giúp rất nhiều NKT sau khi được phục hồi chức năng về thể chất, có công ăn việc làm cải thiện điều kiện sống; có khả năng ra quyết định; có vai trò trong gia đình, cộng đồng. Trẻ khuyết tật được đến trường, tiếp cận thông tin và các dịch vụ xã hội. Kpá Y Cư (thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa) bị bại liệt khi mới lên hai. Vào Hội NKT xã, em được tập luyện, phục hồi chức năng ổn định sức khỏe, sau đó theo học đại học Quản trị kinh doanh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Yên. Cư bảo: “Em chuẩn bị bước vào năm học thứ tư. Lúc còn ở nhà, em được dự án cho một con bò để nuôi. Khi vào đại học, em còn được nhận 3,2 triệu đồng. Em rất vui vì nhờ có sự hỗ trợ của UBYT Hà Lan - Việt Nam mà cuộc sống của em thay đổi. Em cũng đã lập gia đình hồi giữa năm ngoái”. Theo ông Nguyễn Văn Trinh, Chủ tịch Hội NKT xã Hòa Thắng: “Nhờ chương trình này mà chất lượng cuộc sống của phần lớn NKT trong xã được nâng cao. Họ được kết hôn, sinh con đẻ cái và không còn sống khép kín như trước. Hội NKT xã Hòa Thắng định hướng sẽ xây dựng nhóm nghề tập trung (bó chổi đót, đúc chậu kiểng) cho NKT, giúp họ phát triển kinh tế ổn định”. Nguồn lực địa phương còn hạn chế trong việc đầu tư cho các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ NKT. Trong khi đó, hầu hết gia đình NKT là đối tượng nghèo, không có điều kiện để tự trang bị dụng cụ luyện tập, bổ sung dinh dưỡng, cũng như ý thức tự giác chăm sóc sức khỏe chưa cao… nên thời gian phục hồi chậm. Bác sĩ Dương Tấn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN cho biết: “Dưới sự tác động của chương trình Phát triển toàn diện cho NKT, đã có hơn 900 NKT được phục hồi chức năng, hơn 300 NKT đã vượt qua những trở ngại cá nhân, phát triển kinh tế để vươn lên hòa nhập cộng đồng, gần 80 trẻ khuyết tật được đi học. Sau khi tham gia chương trình, 100% NKT tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt, NKT được phát triển kế hoạch cá nhân một cách thiết thực”. Bài 2: Nỗ lực giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em miền núi Trang 3 DƯƠNG THU THỦY Các hoạt động chính của chương trình phục hồi chức năng toàn diện: trang bị kỹ thuật PHCN cho cán bộ y tế; cộng tác viên hỗ trợ, hướng dẫn NKT tập phục hồi chức năng tại nhà; hỗ trợ dụng cụ trợ giúp NKT có cơ hội tham gia, hòa nhập cộng đồng qua hoạt động thể thao, văn nghệ; giúp NKT lập kế hoạch phát triển cá nhân để được phục hồi một cách toàn diện. Bên cạnh đó, chương trình còn giúp địa phương thành lập Hội NKT nhằm phát huy quyền làm chủ, tạo ra cơ hội bình đẳng cho NKT đóng góp sức mình trong phát triển cộng đồng. Bài 2: Nỗ lực giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em miền núi Bài 1 : Phát triển toàn diện cho người khuyết tật Xác định vấn đề sức khỏe trẻ em phải tác động mạnh từ gia đình mới đem lại hiệu quả tích cực, Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) dựa vào cộng đồng trong 5 năm qua đã thật sự phát huy trách nhiệm của bố mẹ. Cùng với đó, là sự thay đổi lối tư duy của người dân, góp phần giảm gánh nặng cho chính quyền các địa phương. Khen thưởng những bà mẹ nuôi con tốt để động viên họ và khuyến khích những bà mẹ khác làm theo. Trong ảnh: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, cán bộ Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tặng quà cho các bà mẹ nuôi con tốt ở huyện Đồng Xuân - Ảnh: T.THỦY Từ khi có sự tác động của chương trình, vai trò của bố mẹ và cộng đồng được nâng lên. Mục tiêu giảm tỉ lệ SDD hàng năm, các chỉ số hoạt động của từng chiến lược đạt và vượt. HỖ TRỢ SÁT THỰC TẾ Xã Suối Trai (Sơn Hòa) những năm qua được báo chí nhắc nhiều đến cuộc sống đầy khó khăn của người dân, dẫn đến phá rừng làm rẫy; rồi hủ tục “trở về” của chế độ mẫu hệ; chuyện những công nhân thủy điện sở khanh bỏ lại những đứa con thơ… Có lẽ thế, phần lớn những đứa trẻ ở đây bị SDD, khi chế độ thai kỳ và nuôi dưỡng con trong những năm đầu đời ít được các bà mẹ Trang 4 quan tâm hoặc không có điều kiện thực hiện. Tại đây, Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ các hoạt động phòng, chống SDD trẻ em một cách thiết thực. Trẻ bị SDD nặng được bổ sung chất đạm qua thịt, cá, trứng… mỗi ngày 20.000 đồng. Hoạt động cấp phát thực phẩm phục hồi dinh dưỡng có hướng dẫn cụ thể từng khẩu phần của trẻ giúp các bà mẹ biết rõ và thực hiện cho con ăn đủ chất và lượng cần thiết cho trẻ SDD với mong muốn mỗi tháng trẻ sẽ lên 0,3-0,4kg. Trung bình một trẻ SDD được hỗ trợ 3-5 tháng/năm, mỗi tháng 300.000-500.000 đồng. Nhờ sự hỗ trợ vật chất này mà trẻ em SDD ở Suối Trai năm 2008 chiếm 36,8%, nay còn mức 30%. Việc can thiệp hỗ trợ điều kiện sống, ở Sơn Hòa và Sông Hinh cho gia đình nghèo có con dưới 5 tuổi vay vốn từ nguồn quỹ phát triển xã để phát triển kinh tế. Tại huyện Đồng Xuân, năm 2008- 2009, chương trình hỗ trợ sữa đậu nành, bột ngũ cốc, đường cho các nhóm bà mẹ để cấp cho 195 trẻ ở thôn Hà Rai, Xí Thoại (Xuân Lãnh), Phú Sơn, Kỳ Đu (Xuân Quang 2). Đến nay có khoảng 70% bà mẹ tiếp tục sử dụng sữa đậu nành khi không còn sự hỗ trợ. Ngoài ra, chương trình còn trang bị các điều kiện liên quan như cân 30kg, sổ tay sinh hoạt, bảng đánh giá tình hình dinh dưỡng; máy xay đậu nành, máy vi tính, máy in Chương trình còn đầu tư cải thiện kinh tế bằng mô hình chăn nuôi bò, gà; cải thiện điều kiện sống bằng nguồn nước sạch và vườn rau sạch. Chị Nguyễn Thị Hương (thôn Xí Thoại) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có con bị SDD. Chị được hỗ trợ thuốc và thực phẩm trong 4 tháng để điều trị bệnh, đồng thời được cho kinh phí lắp công tơ bắt điện thắp sáng và được hướng dẫn làm chuồng nuôi gia súc. Đến nay chị đã tự chủ về kinh tế và con chị thoát khỏi SDD. TRUYỀN THÔNG SINH ĐỘNG Chương trình đưa ra những cách làm sinh động giúp thay đổi hành vi mà tiếp thị cộng đồng là một hình thức đặc biệt. Ở các thôn, buôn được hưởng lợi tại huyện Sơn Hòa, áp dụng cách thức mỗi ngày bà mẹ dùng 1.000 đồng mua sữa đậu nành cho trẻ dưới 5 tuổi, do bà mẹ nhóm trưởng cung cấp. Cứ thế đúng 7 ngày, bà mẹ đó được tặng phần quà trị giá 10.000 đồng quy đổi thành thực phẩm bổ dưỡng như bánh quy, sữa chua… Còn tại Đồng Xuân, nếu mỗi ngày mua 200ml sữa đậu nành (ít nhất 16 ngày/tháng) thì bà mẹ được tặng quà khuyến mãi trị giá 25.000 đồng, quy đổi thành đường, bột đậu nành, bột ngũ cốc. Chương trình truyền thông bằng tổ chức hội thi: kiến thức mẹ sức khỏe con; trình diễn dinh dưỡng; thi đua giữ vệ sinh cá nhân và ăn uống… khuyến khích các bà mẹ trả lời câu hỏi về chăm sóc sức khỏe trẻ em. Bên cạnh đó, nhân viên y tế thôn còn sử dụng phương pháp kịch tương tác, “ảnh biết nói” để truyền thông trong sinh hoạt nhóm. Tổ chức ngày hội truyền thông cho nhiều gia đình tham gia với các trò chơi: cho con ăn cơm, hiểu ý con, thổi bong bóng, qua đó tuyên truyền về cách chế biến thực phẩm phù hợp với từng lứa tuổi, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn của trẻ; giúp cha mẹ quan tâm, hiểu tâm lý con trẻ; giúp trẻ vận động nâng cao thể lực. Tại các buổi truyền thông, nhiều bà mẹ được tư vấn, hướng dẫn duy trì những hành vi tích cực và cải thiện những hành vi không có lợi; cách vận dụng và chế biến nguồn thực phẩm tự có tại nhà. Đây chính là mô hình điều tra cộng đồng và tác động trực tiếp để các bà mẹ biết cách và thực hiện hành vi phòng chống SDD trẻ em; biết làm những món đơn giản giàu dinh dưỡng như tóp mỡ, cá khô xay, muối mè, chè, đậu non, sữa chua, kem plan Học tập từ gương điển hình là phương pháp làm thay đổi hành vi tích cực thông qua việc học tập những hành vi hay, hoạt động tốt của một người hay nhóm người có cùng hoàn cảnh. Qua đó, những bà mẹ nuôi con khỏe được dịp trao đổi kinh nghiệm với các chị em trong nhóm. Mí Khiêm (buôn Thống Nhất, xã Suối Trai) là một gương điển hình về cách nuôi con. Mí Khiêm kể: “Con tôi không ăn thứ này thì tôi bù thứ khác. Rau muống thì phải xào thì nó mới thích. Nó không ăn trứng luộc thì tôi làm trứng chiên, không thích ăn thịt nấu trong canh thì tôi nướng Trang 5 hoặc chiên. Xem trình diễn dinh dưỡng là một chuyện, mình về áp dụng sao cho phù hợp với sở thích của con”. Hướng dẫn bà mẹ chế biến thức ăn bồi bổ trẻ suy dinh dưỡng tại Trạm Y tế xã Suối Trai - Ảnh: T.THỦY NÂNG CAO VAI TRÒ NGƯỜI MẸ Cuối năm 2007, tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi của tỉnh rất cao: Đồng Xuân: 45,8%, Sơn Hòa: 39,7%, Sông Hinh 40,2%. Khảo sát ban đầu cho thấy những yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại đây chủ yếu là thiếu kiến thức (80%), hơn 50% hộ nghèo, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đa số người dân chưa có thói quen dinh dưỡng hợp lý cũng như ý thức tự bảo vệ sức khỏe; thiếu thời gian, thiếu đất sản xuất; trẻ thường xuyên bệnh tiêu chảy, viêm hô hấp Nhờ Chương trình phòng, chống SDD dựa vào cộng đồng, có khoảng 90% bà mẹ ở các thôn, buôn tham gia sinh hoạt nhóm. Mỗi nhóm 5-6 người, cử một bà mẹ biết chữ và nhiệt tình làm nhóm trưởng. Bà mẹ nhóm trưởng được trang bị cách làm các sản phẩm dinh dưỡng từ đậu nành để cung cấp cho trẻ; ghi chép hoạt động nhóm. Các bà mẹ chủ động đề nghị nhóm trưởng giới thiệu trẻ SDD lên đội hỗ trợ huyện, xã để lập kế hoạch phục hồi dinh dưỡng. Chị Cao Thị Nữ (thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên, Sơn Hòa) chia sẻ: “Trước đây vợ chồng tôi khi đi rẫy thường gởi con cho ông bà. Việc ăn uống của con thất thường và thiếu dưỡng chất nên bé bị SDD. Qua tham gia họp nhóm, tôi hiểu biết thêm về cách chăm sóc trẻ nên áp dụng chế biến thức ăn phù hợp, và chỉ dẫn lại cho mẹ. Sau này, khi tôi vắng nhà, mẹ tôi chăm sóc cháu chu đáo, bé nhà tôi không còn SDD”. Đa số bà mẹ nuôi con nhỏ đã tiến bộ trong nhận thức, thay đổi trong nếp sống, thói quen chăm sóc nuôi dưỡng con. Cái hay của chương trình là thường tổ chức khen thưởng các gương điển hình, nhóm trưởng tích cực, những bà mẹ có con thoát suy dinh dưỡng… để động viên họ và khuyến khích những người khác. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ (Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh): Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng các yếu tố liên quan đến SDD trẻ em, chúng tôi đề ra các chiến lược phòng, chống SDD trẻ em dựa vào cộng đồng. Qua đó, năng lực cán bộ chương trình được nâng cao rõ rệt; vai trò của chính quyền địa phương được phát huy. Tỉ lệ trẻ SDD ở các huyện miền núi giảm từ 2-2,5% mỗi năm. Kết quả này góp phần điều chỉnh định hướng xây dựng mô hình bền vững. Trang 6 Chương trình phòng, chống SDD trẻ em dựa vào cộng đồng tại Phú Yên (2008- 2012) được UBYT Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ 4,2 tỉ đồng, tác động đến 785 trẻ ở 16 thôn, buôn của 8 xã: Suối Bạc, Sơn Nguyên, Suối Trai, Ea Chà Rang (Sơn Hòa), Đức Bình Tây, Ea Trol (Sông Hinh), Xuân Lãnh, Xuân Quang 2 (Đồng Xuân). Thành công của Chương trình phòng, chống SDD là nhờ sự tận tâm của đội ngũ cán bộ hỗ trợ tuyến tỉnh đến thôn; sự áp dụng sản phẩm, chế biến thức ăn một cách linh hoạt phù hợp với tình hình của mỗi địa phương; áp dụng truyền thông một cách sáng tạo. Hy vọng với kinh nghiệm thực hiện chương trình trong thời gian qua sẽ giúp cho các thành viên áp dụng lồng ghép trong Chương trình phòng, chống SDD quốc gia và chia sẻ với các đơn vị trong tỉnh để góp phần tiếp tục giảm tỉ lệ SDD theo mục tiêu của tỉnh. (Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, cán bộ UBYT Hà Lan - Việt Nam) Nhờ chương trình hợp tác này có những cách làm hay nên trong một thời gian ngắn, hiệu quả về phòng, chống SDD trẻ em ở huyện Đồng Xuân giảm rõ rệt (trung bình giảm 2,5%/năm, riêng các thôn có chương trình tác động, tỉ lệ SDD ở trẻ còn giảm mạnh hơn). Việc tổ chức đêm gala gây quỹ 460 triệu đồng cho hoạt động phòng chống SDD ở huyện Đồng Xuân thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam với sức khỏe trẻ em miền núi. (Ông Nguyễn Hữu Từ, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân) Bài cuối: Duy trì tính bền vững của chương trình sức khỏe cộng đồng Bài 1 : Phát triển toàn diện cho người khuyết tật Bài 2: Nỗ lực giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em miền núi Chương trình Phát triển sức khỏe và sinh kế do cộng đồng quản lý với cách làm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo và cận nghèo cải thiện sức khỏe, tiếp cận tín dụng vi mô để giảm nghèo. Qua từng giai đoạn, chương trình đã mang lại hiệu quả và tính bền vững về sau. Nhờ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ phát triển cộng đồng, một người khuyết tật ở huyện Phú Hòa có việc làm tự nuôi sống bản thân - Ảnh: T.THỦY ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỘNG ĐỒNG Trang 7 Sơn Hòa là địa phương đầu tiên được Ủy ban Y tế (UBYT) Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ vốn xây dựng các công trình thiết yếu, vật nuôi để người nghèo ổn định cuộc sống. Từ năm 2000, Chương trình Phát triển sức khỏe do cộng đồng quản lý thực hiện tại hai xã Sơn Nguyên và Suối Bạc, sau đó mở rộng ở Ea Chà Rang và Suối Trai. Chương trình hỗ trợ xây dựng 9 phòng học mẫu giáo, 50 giếng nước, 460 hố xí, 93 chuồng gia súc hợp vệ sinh; hỗ trợ 129 bò giống để cải thiện đời sống nhân dân; cấp hàng trăm mùng phòng, chống sốt rét. Từ đó, người dân có điều kiện để giải quyết các vấn đề sức khỏe như phòng, chống sốt rét, giun sán, tiêu chảy, suy dinh dưỡng (SDD). Đặc biệt, chương trình đã tạo điều kiện cho 165 người khuyết tật (NKT) có cơ hội sinh hoạt, giao lưu, phát triển kinh tế. Ngoài đối tượng là NKT, trẻ em SDD, chương trình cũng đã mở rộng giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ độc thân, người cao tuổi… phát triển kinh tế. Ban đầu, Quỹ Phát triển cộng đồng (CDF) hỗ trợ cho 7 phụ nữ 7 con bò. Khi bò đẻ nghé thì người nuôi được sở hữu nghé và giao bò mẹ cho người khác. Cứ vậy, đến nay đàn bò đã phát triển thêm 32 con. Hầu hết phụ nữ ở buôn Ma Liêu (thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên) được vay vốn để chăn nuôi bò sinh sản, trồng mía. Chị Huỳnh Thị Thủy (thôn Nguyên Xuân) một mình nuôi con nhỏ trong thời gian chồng đi cải tạo. Vay vốn từ chương trình, chị đầu tư chăn nuôi bò. Bò sinh sản tốt, cuộc sống gia đình chị ổn định. Còn cụ Trương Công Luận (80 tuổi, thôn Nguyên Xuân) được vay 5 triệu đồng từ Quỹ CDF để nuôi cá, chim bồ câu, gà. Cụ bảo: “Đây là năm đầu tiên người cao tuổi được vay vốn, chúng tôi phấn khởi lắm. Thủ tục vay nhanh và giữa các hội viên có sự giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình chăn nuôi. Có vốn cùng con cháu làm ăn, tăng niềm vui cho tuổi già”. Phó chủ tịch UBND xã Sơn Nguyên Ngô Tấn Thái cho biết: “Tất cả các hoạt động triển khai thực hiện đều xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng. Người dân ở các thôn tham gia hội họp để thống nhất, lập kế hoạch giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe, hỗ trợ vốn, cho vay vốn phát triển kinh tế hộ Nhờ nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện một số chỉ tiêu vệ sinh khác mà xã Sơn Nguyên đạt được danh hiệu xã chuẩn quốc gia về y tế”. Ông Lê Thanh Lai, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, phấn khởi cho biết: “Nguồn vốn Quỹ CDF đang quản lý tại 4 xã khoảng 2,5 tỉ đồng và hoạt động rất hiệu quả. Qua đó, các xã tăng cường khả năng tiếp cận về mặt tài chính cho nhóm đối tượng hưởng lợi phát triển kinh tế một cách bền vững; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện”. NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG Trước khi triển khai các hoạt động, đại diện UBYT Hà Lan - Việt Nam làm việc với nhóm hỗ trợ tuyến tỉnh, huyện của Chương trình Phát triển sức khỏe do cộng đồng quản lý để thảo luận các yếu tố quyết định tính bền vững, các chỉ số để theo dõi, đánh giá năng lực của nhóm. Từ đó, họ đưa ra các đề xuất can thiệp vào từng lĩnh vực, như nâng cao năng lực phòng, chống SDD trẻ em của cộng đồng dân cư nghèo ở khu vực miền núi, phục hồi chức năng cho NKT… để khi kết thúc sự can thiệp của chương trình, người dân vẫn duy trì bền vững các hoạt động. Để giúp người dân duy trì thành quả này, vai trò của y tế thôn rất quan trọng. Bởi vậy, UBYT Hà Lan - Việt Nam giúp đỡ Phú Yên thành lập Hội Y tế thôn bản, nâng cao năng lực nhân viên y tế trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm cải thiện và làm thay đổi có hiệu quả nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Y tế thôn bản tỉnh, cho biết: Nhân viên y tế thôn được trang bị rất nhiều kiến thức và phương pháp truyền thông sáng tạo. Họ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, tư vấn cụ thể từng vấn đề sức khỏe, nhờ đó 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu được tuyên truyền tốt. Hội phát triển dựa trên nền tảng quan hệ gắn bó của các thành Trang 8 viên và cộng đồng; luôn học tập và phát triển; đổi mới và sáng tạo góp phần đáng kể trong các hoạt động y tế tuyến cơ sở, nhất là trong công tác phát hiện và tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Tổ chức truyền thông thay đổi hành vi được diễn ra tại cộng đồng, các nhân viên y tế thôn xây dựng truyền thông bằng kịch tương tác và “ảnh biết nói” với các chủ đề sát sườn với từng địa bàn như: phòng chống suy dinh dưỡng, bài trừ mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Qua truyền thông, từng bước tăng cường nhậnthức vàthay đổi hành vi vốn không có lợi cho sức khỏe cho người dân. Những buổi truyền thông này đều được đông đảo người dân hưởng ứng. Chị Lê Thị Dung Thoa, nhân viên y tế thôn Đông Bình (xã Hòa An, Phú Hòa), cho rằng, nhờ trang bị các kỹ năng, chị tự tin hơn trong công tác tuyên truyền và thấy hiệu quả rõ rệt từ những phương pháp mới mà trước đây y tế thôn chưa được trang bị. Còn chị Lê Thị Thu Tuyết, nhân viên y tế khu phố Long Hà (thị trấn La Hai, Đồng Xuân) nói: “Truyền thông “ảnh biết nói” giúp người dân ở các địa bàn thấy được tác hại của những lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe, qua đó sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Trong một thời gian ngắn, năng lực truyền thông của chúng tôi được nâng cao đáng kể”. * Đồng chí Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh:CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE DO CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ ĐÃ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG Chương trình Chăm sóc sức khỏe do cộng đồng quản lý thực hiện ở Phú Yên 12 năm qua đã góp phần làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội địa phương khi điều kiện kinh tế tỉnh còn khó khăn. Cách làm của UBYT Hà Lan - Việt Nam song song với chương trình mục tiêu của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong hỗ trợ tinh thần, vật chất cho các đối tượng: người nghèo khó, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em. Các hoạt động và kết quả của chương trình đã đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung. Đặc biệt, phục hồi chức năng toàn diện giúp người khuyết tật nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh nguy cơ tái tàn tật và chủ động góp phần vào chủ trương xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. * Bác sĩ Phan Vũ Nhân, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên: NHÂN RỘNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢ THI Thời gian qua, Phú Yên triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống SDD trên diện rộng và chưa có mô hình phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo từng địa bàn. Việc giảm tỉ lệ SDD trẻ em ở các vùng khó khăn của 3 huyện miền núi trong thời gian qua cho thấy sức thuyết phục mà UBYT Hà Lan - Việt Nam hợp tác với Phú Yên bằng những cách làm sâu sát, hiệu quả. Ngành Y tế sẽ chú trọng phát triển Hội Y tế thôn bản để phát huy sự tham gia của nhân viên y tế cơ sở, đồng thời tiếp tục vận dụng những sáng tạo, nhân rộng những phương pháp khả thi từ chương trình để nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. * Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Sỹ Quảng, Trưởng đại diện tổ chức UBYT Hà Lan - Việt Nam tại Quảng Trị: MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI Với những đóng góp trong 44 năm, UBYT Hà Lan - Việt Nam đã 3 lầnđược Nhà nước Việt Namtặng thưởng Huân chương Hữu nghị. UBYT Hà Lan - Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển tải tình đoàn kết của những nhà tài trợ người Hà Lan trở thành sự cải thiện hiệu quả và có tính hệ thống đối với tình trạng sức khỏe và chất lượng sống của những nhóm người cần được hỗ trợ nhất. Với Phú Yên, thời gian qua, UBYT Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ 28,5 tỉ đồng, giúp 5.400 người được hưởng lợi. Theo cam kết, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành với Phú Yên đến năm 2015 (2011- Trang 9 2015 hỗ trợ 15 tỉ đồng). Trên cơ sở những địa bàn, những đối tượng cũ, chương trình sẽ mở rộng chăm sóc sức khỏe ở nhóm người cao tuổi, người bị rối loạn tâm thần… Trang 10 . Bài 1: Phát triển toàn diện cho người khuyết tật Với chương trình phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (NKT) dựa vào cộng đồng, những năm qua Chương trình Phát triển sức. đẳng cho NKT đóng góp sức mình trong phát triển cộng đồng. Bài 2: Nỗ lực giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em miền núi Bài 1 : Phát triển toàn diện cho người khuyết tật Xác định vấn đề sức khỏe trẻ em. chương trình sức khỏe cộng đồng Bài 1 : Phát triển toàn diện cho người khuyết tật Bài 2: Nỗ lực giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em miền núi Chương trình Phát triển sức khỏe và sinh kế do cộng đồng

Ngày đăng: 04/02/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w