Bài tập hữu cơ 11. Câu 1. Cho dãy các chất: axetilen, anđehit axetic, axit fomic, anilin, phenol, metylxiclopropan. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là A.5. B.4. C.3. D.6. Câu 2. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là A.C 2 H 5 CHO,C 3 H 8 , C 2 H 5 CH 2 OH, C 2 H 5 COOH. B.C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 CH 2 OH, C 3 H 8 , C 2 H 5 CHO. C.C 3 H 8 , C 2 H 5 CHO, C 2 H 5 CH 2 OH, C 2 H 5 COOH. D.C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 CHO, C 2 H 5 CH 2 OH, C 3 H 8 . Câu 3. Cho dãy các chất: CH 3 OH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, C 2 H 2 , C 2 H 4 , C 4 H 10 , CH 3 COOCH 3 . Số chất trong dãy mà bằng một phản ứng trực tiếp tạo ra axit axetic là A.6. B.5. C.3. D.4. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai anđehit, thu được a mol H 2 O. Công thức của hai anđehit có thể là A.HCHO và OHC-CH 2 -CHO. B.OHC-CHO và CH 3 CHO. C.CH 3 CHO và CH≡C-CHO. D.HCHO và CH≡C-CHO. Câu 5. Ảnh hưởng của gốc C 6 H 5 - đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với. A.H 2 (xúc tác: Ni, nung nóng). B.dung dịch H 2 SO 4 đặc. C.Br 2 trong H 2 O. D.dung dịch NaOH. Câu 6.(VINH213)Trong các chất sau: cumen,vinylbenzen, vinylaxetilen, axitfomic,phenol,axitacrylic,isopren. Có bao nhiêu chất có thể làm mất màu nước brom? A.6. B.4. C.5. D.3. Câu 7.Cho 28,8 gam hỗn hợp X gồm propinal, etanal tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thì thu được 51,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của propinal trong X là A.45%. B.37,5%. C.85,6%. D.40,0%. Câu 8.Hỗn hợp M chứa 3 chất hữu cơ X, Y, Z có cùng nhóm định chức với công thức phân tử tương ứng là CH 4 O, C 2 H 6 O, C 3 H 8 O 3 . Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, sau phản ứng thu được 2,24 lít CO 2 (ở đktc) và 2,7 gam H 2 O. Mặt khác, 40 gam M hòa tan tối đa 9,8 gam Cu(OH) 2 . Phần trăm khối lượng của X trong M là A.8%. B.4%. C.38%. D.16%. Câu 9. Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A.30,24. B.43,47. C.86,94. D.60,48. Câu 10.Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H 2 . Lấy 0,25 mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H 2 . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là A.giảm 3,9 gam. B.tăng 11,1 gam. C.giảm 10,5 gam. D.tăng 4,5 gam. Câu 11. Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là A.CH 3 -COOH. B.CH 2 =CH-COOH. C.CH ≡ C-COOH. D.CH 3 -CH 2 -COOH. Câu 12.Oxi hóa 26,6 gam hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức và một anđehit đơn chức, thu được một axit hữu cơ duy nhất (hiệu suất phản ứng là 100%). Cho toàn bộ lượng axit này tác dụng với 100 gam dung dịch chứa NaOH4% và Na 2 CO 3 26,5% thì thu được dung dịch chỉ chứa một muối của axit hữu cơ. Phần trăm khối lượng của ancol trongX là A.13,53%. B.17,29%. C.86,47%. D.82,71%. Câu 13. Hỗn hợp X gồm ankin Y và H 2 có tỉ khối so với H 2 là 6,7. Dẫn X đi qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H 2 là 16,75. Công thức phân tử của Y là A.C 3 H 4 . B.C 2 H 2 . C.C 5 H 8 . D.C 4 H 6 . Câu 14.Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol hai chức thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 39,6gam CO 2 và 18,9 gam H 2 O. Nếu khi cho m gam X tác dụng vừa đủ với Na thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A.24,3gam. B.25,9gam. C.32,9gam. D.24,6gam. Câu 15.Oxi hóa không hoàn toàn 4,48 gam một ancol đơn chức X bởi oxi (có xúc tác) thu được 6,4 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit hữu cơ tương ứng, ancol dư và nước. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 dư trong NH 3 , thu được 19,44 gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A.3,76. B.1,76. C.2,84. D.7,52. Câu 16. Thực hiện phản ứng tách 15,9 gam hỗn hợp gồm butan và pentan (có tỉ lệmol tương ứng là 3:2) ởđiều kiện thích hợp thu được hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon mạch hở và hiđro có tỉ khối so với H 2 bằng 15. X phản ứng tối đa với bao nhiêu gam brom trong CCl 4 ? A.84,8gam. B.40,0gam. C.56,0gam. D.44,8gam. Câu 17. Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O 2 , thu được 0,04 mol CO 2 . Công thức phân tử của Y là A.C 3 H 8 . B.C 4 H 10 . C.C 2 H 6 . D.CH 4 . Câu 18. Hỗn hợp X gồm axitoxalic, axetilen, propanđial và vinylfomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,125 mol O 2 , thu được H 2 O và 55gam CO 2 . Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO 3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít CO 2 (ởđktc)? A.8,6lít. B.5,6lít. C.11,2lít. D.2,8lít. Câu 19.Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 0,1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đem m gam X tham gia phản ứng tráng bạc thu được tối đa 17,28 gam Ag. Giá trị của m là A.1,05. B.1,78. C.0,88. D.2,48. Câu 20.Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOCH=CH 2 , CH 3 COOH và OHC-CH 2 - CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng, thu được tối đa 54 gam Ag. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được 0,28 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của m là A.19,5. B.10,5. C.9,6. D.6,9. Câu 21.Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm 3ancol thu được x mol CO 2 và y mol H 2 O. Mặt khác cho m/2gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thu được z mol H 2 . Mối liên hệ giữa m,x,y,z là A.m =12x+2y+64z. B.m=24x+2y+64z. C.m=12x+2y+32z. D.m=12x+y+64z. Câu 22.Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic X và Y (chỉ chứa chức axit, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M thu được 0,2 mol CO 2 . Đem 0,1 mol M tác dụng với NaHCO 3 dư thu được 4,032 lít CO 2 (ở đktc). Biết M không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Y trong M là A.66,67%. B.20%. C.85,71%. D.40%. Câu 23. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C 2 H 2 và H 2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,07 mol O 2 , sinh ra 0,055 mol CO 2 và 0,81 gam H 2 O. Phần trăm thể tích của HCHO trong X là A.33,33%. B.25,00%. C.66,67%%. D.75,00%. Câu 24. Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z đa chức ( Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na, sinh ra 4,48lít khí H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2, sinh ra 26,4g CO 2 . Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là: A. HOOC-CH 2 -COOH; 70,87% B. HOOC-CH 2 -COOH;54,88% C. HOOC-COOH; 60% D. HOOC-COOH; 42,86% Câu 25. Trộn đều ancol etylic, axit axetic vào nước được 4g dung dịch X. Đem toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với Na được m gam chất rắn và 2,24 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của m là: A. 3,54 B. 10,8 C. 8,4 D. 4,14 Câu 26 Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chúc, đồng đẳng kế tiếp. Lấy m gam X đem tác dụng hết với 12g Na thì thu được 14,27g chất rắn và 0,336 lít H 2 (đktc). Cũng m gam X tác dụng vừa đủ với 600ml nước Br 2 0,05M. Công thức phân tử của hai axit là: A. C 3 H 2 O 2 và C 4 H 4 O 2 . B. C 3 H 4 O 2 và C 4 H 6 O 2 . C. C 4 H 6 O 2 và C 5 H 8 O 2 D. C 3 H 6 O 2 và C 4 H 8 O 2 . Câu 27: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hoà hết 6,7g X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch thu được 8,9g muối khan. Còn khi cho 6,7g X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì thu được 10,8g Ag. Công thức của 2 axit là: A. HCOOH và CH 3 COOH B. HCOOH và C 3 H 7 COOH C. HCOOH và C 2 H 5 COOH D.HCOOCH 3 và CH 3 COOH Câu 28: (TSĐH – B – 2010) Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (M X > M Y ) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là A. C 3 H 5 COOH và 54,88%. B. C 2 H 3 COOH và 43,90%. C. C 2 H 5 COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%. Câu 29: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức A,B. Cho 26,8 gam Xhoà tan hoàn toàn vào nước rồi chia làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 lấy dư, thu được 21,6 gam Ag kim loại. - Phần 2: Cần đúng 100 ml dung dịch KOH 2M để trung hoà. Tìm 2 axit. Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 35,2 gam CO 2 và y mol H 2 O. Giá trị của y là A. 0,8. B. 0,3. C. 0,6. D. 0,2. Câu 31: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic đều no, mạch hở A, B (B hơn A một nhóm chức). Hóa hơi hoàn toàn m gam M thu được thể tích hơi bằng thể tích của 7 gam nitơ đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Nếu cho m gam M tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H 2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 28,6g CO 2 . Công thức phân tử của A và B là: A. C 2 H 4 O 2 và C 3 H 4 O 4 . B. CH 2 O 2 và C 3 H 4 O 4 . C. C 2 H 4 O 2 và C 4 H 6 O 4 D. CH 2 O 2 và C 4 H 6 O 2 . Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm andehit fomic; axit axetic; Glucozơ (C6H12O6); axit lactic (C3H6O3). Sản phẩm cháy thu được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40g kết tủa. Giá trị của m là: A. 14,1 B. 12 C. 12,4 D. 30 Câu 33: Hỗn hợp X gồm axit hữu cơ Y no, đơn chức và axit hữu cơ Z hai chức (Y nhiều hơn Z một nguyên tử cacbon). Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với Na, sinh ra 0,25 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, sinh ra 0,7 mol CO2. CTCT thu gọn và % khối lượng của Z trong hỗn hợp X là A. HOOC-COOH và 70,87% B. HOOC-CH2-COOH và 29,13% C. HOOC-COOH và 55,42% D. HOOC-CH2-COOH và 70,87% Câu 34: Hỗn hợp X có C 2 H 5 OH, C 2 H 5 COOH, CH 3 CHO trong đó C 2 H 5 OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H 2 O và 3,136 lít CO 2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là A. 9,72. B. 8,64. C. 10,8. D. 2,16. Câu 35: Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 acid cacboxylic tác dụng với NaHCO 3 dư thu được V lít CO 2 . Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được V lít CO 2 . Thể tích CO 2 đo ở cùng điều kiện. Vậy 2 acid trong hỗn hợp X là: A. CH 2 =CH-COOH và HCOOH B. HCOOH và HOOC-COOH C. HCOOH và CH 2 (COOH) 2 D. CH 2 (COOH) 2 và CH 2 =CH-COOH Câu 36.oxi hoá a gam ancol metylic bởi CuO nung nóng thu được hỗn hợp khí và hơi X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH3 dư thu được 64,8 gam Ag - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư sau phản ứng thu được 2,24 lít khí CO2 ở đktc - Phần 3: Cho tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít khí H 2 ở đktc. Hiệu suất phản ứng oxi hoá CH3OH là: A. 50% B. 25% C. 75% D. 80% Câu 37.Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam một axit hữu cơ A, sản phẩm sau phản ứng được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được 50g kết tủa và khối lượng bình tăng lên 29,2 gam. Mặt khác để trung hoà 0,15 mol A thì cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Viết CTCT của A biết A có cấu tạo mạch thẳng. Câu 38.Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với AgNO 3 /NH 3 dư thì khối lượng Ag thu được là : A. 108 g B. 10,8 g C. 64,8 g D. 6,48 g Câu 39Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH; CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch 6,4 gam Brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M, Khối lượng CH2=CH-COOH trong X là: A. 1,44 B. 2,88 C. 0,72 D. 0,56 Chúc các em học tốt! . thì thu được 10,8g Ag. Công thức của 2 axit là: A. HCOOH và CH 3 COOH B. HCOOH và C 3 H 7 COOH C. HCOOH và C 2 H 5 COOH D.HCOOCH 3 và CH 3 COOH Câu 28: (TSĐH – B – 2010) Hỗn hợp Z gồm hai axit. hỗn hợp X là: A. CH 2 =CH-COOH và HCOOH B. HCOOH và HOOC-COOH C. HCOOH và CH 2 (COOH) 2 D. CH 2 (COOH) 2 và CH 2 =CH-COOH Câu 36.oxi hoá a gam ancol metylic bởi CuO nung nóng thu được hỗn. NaHCO 3 dư thu được V lít CO 2 . Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được V lít CO 2 . Thể tích CO 2 đo ở cùng điều kiện. Vậy 2 acid trong hỗn hợp X là: A. CH 2 =CH-COOH và HCOOH