MỘTSỐ LƯU Ý KHI GIẢINHANH BÀI TẬP HỮUCƠ 1. Dựa vào tỉ lệ đặc biệt của nCO 2 : nH 2 O khi đốt cháy các hợp chất hữucơ để xác định dãy đồng đẳng, công thức phân tử, tính toán lượng chất. • Với ankan: • Với ankin( ankadien): • Với anken: • Với ancol no đơn chức, đa chức: • Với anđehit no đơn chức: • Với axit cacboxylic no đơn chức: 2. Dựa vào phản ứng cộng của anken với Br 2 có tỉ lệ mol 1: 1, của ankin với Br 2 có tỉ lệ 1:2 VD: Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử cacbon trong nguyên tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gan dung dịch brom 20%. Đốt cháy m gam hỗn hợp này thu được 0,6 mol CO 2 . Công thức phân tử của ankan và anken ? Giải: Số mol anken = số mol Br 2 = 0,1 Phương trình cháy C n H 2n + O 2 → n CO 2 + nH 2 O Ta có 0,1n = 0,6 /2 → n = 3 . → C 3 H 6 và C 3 H 8 3. Dựa vào phản ứng tráng gương cho tỉ lệ mol của HCHO: Ag là 1: 4 và của RCHO là 1:2 4.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các hidrocacbon không no thu được bao nhiêu mol CO 2 thi sau khi hidro hóa toàn rồi đem đốt cháy sẽ thu được từng đó mol CO 2 5. Sau khi hidro hóa hoàn toàn hidrocacbon không no rối đốt cháy thì thu được số mol H 2 O nhiều hơn so với khi đốt lúc chưa hidro hóa, số mol H 2 O trội hơn bằng đúng số mol H 2 tham gia phản ứng. Số mol H 2 O(sau hidro hóa) = Số mol H 2 O( trước hidro hóa) + số mol H 2 6. Khi đốt cháy anđehit no, đơn chức cho số mol CO 2 = số mol H 2 O, khi hidro hóa anđehit thành ancol, đốt cháy ancol cho số mol CO 2 = số mol CO 2 khi đốt cháy anđehit, số mol H 2 O của ancol = số mol H 2 O của anđehit + số mol H 2 7.Khi tách nước acol no đơn chức tạo anken thì số mol anken = số mol ancol và số nguyên tử C không đổi vì vậy đốt ancol và đốt anke n tương ứng cho số mol CO 2 như nhau( Kết hợp sử dụng nhận xét khi đốt ancol no đơn chức cóSố mol H 2 O – số mol CO 2 = số mol ancol 8. Dựa trên công thức tính số ete tạo ra từ hỗn hợp các ancol, sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, phương pháp trung bình. VD: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylic,propylic, cho a gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7 mol H 2 . Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được b mol CO 2 và 2,6 mol H 2 O. Xác định giá trị của a, b Giải : Số mol X = 2 số mol H 2 = 1,4. Khi đốt cháy ancol ta có: số mol ancol = số mol H 2 O – số mol CO 2 → b= 1,2 mol Công thức chung của các ancol C n H 2n+2 O . Áp dụng định luậ bảo toàn nguyên tố O trong phản ứng cháy của các ancol ta có: số mol O 2 = (2,6 + 1,2. 2 – 1,4) : 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng a = mCO 2 + mH 2 O – mO 2 = 42 gam Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol thuộc dãy đồng đẳn của ancol etylic thu được 70,4 gam CO 2 và 39,6 gam H 2 O. Xác định giá trị của a Bài 2. Chia hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức thành hai phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 5,6 lit CO 2 (đktc) và 6,3 gam H 2 O. Phần hai tác dụng hết với Na thu được V lit khí ở đktc. a) Tính V b) Công thức của hai ancol? Bài 3.Một hỗn hợp A gồm anken và H 2 có tỉ khối so với H 2 bằng 6,4. Cho A đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H 2 bằng 8. Công thức phân tử của anken? Bài 4.Một hỗn hợp X gồm ankin và H 2 có tỉ khối so với CH 4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp khí X với Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với CH 4 là 1. Công thức phân tử của ankin? Bài 5.Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH 4 ,C 3 H 6 , C 4 H 10 thu được 17.6 gam CO 2 và 10.8 gam H 2 O .Tính m Bài 6. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm môt hydrocacbon và H 2 và Ni .Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất . Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO 2 và 5,4 gam H 2 O biết VA =3VB.Tìm công thức của X. Bài 7.Một hỗn hợp X gồm một ankin và H 2 có V=8,96 l(đktc) và mx=4,6gam.Cho hỗn hợp X qua Ni nung nóng phản ứng hoàn toàn sinh ra hỗn hợp khí Y có tỷ khối dY/X =2 Tính số mol H 2 phản ứng khối lượng và công thức phân tử của ankin. Bài 8. Một hỗn hợp X gồm C 2 H 2 , C 3 H 6 và CH 4 . Đốt cháy 11 g hỗn hợp X thu được 12,6 g H 2 O. Mặt khác, 5,6 (l) hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa đủ với 50 g Br 2 trong dd. Xác định % thể tích các khí trong hỗn hợp X Bài 9 Cho 100 ml hỗn hợp A gồm H 2 , anken X và ankin Y đi qua bột Ni xt tới phản ứng hoàn toàn thu được 40 ml hidrocacbon duy nhất. Nếu đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp A thu được 60 ml CO 2 . Các khí đo cùng 1 điều kiện. a. Tìm CTPT và CTCT của X và Y. b. Xác định % thể tích của các khí trong hỗn hợp A. c. Dẫn 112 ml hỗn hợp A (đktc) qua bình chứa dung dịch Br 2 0,1 M. Tính thể tích dung dịch Br 2 cần dùng để phản ứng vừa đủ với A. Bài 10.Cho hỗn hợp X gồm H 2 và C 2 H 2 . Dẫn X qua ống chứa Ni nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch Ag 2 O/ NH 3 dư thấy xuất hiện 3,6 g kết tủa . Khí còn lại dẫn qua bình đựng dung dịch Br 2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 5,6 g. Khí đi ra khỏi bình dung dịch Br 2 được Đốt cháy hoàn toàn sau đó hấp thụ vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH) 2 thấy khối lượng bình tăng 14,2 g đồng thời xuất hiện m (g) kết tủa. Xác định thể tích của hỗn hợp X ở đktc Tính m = ? và cho biết khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 thay đổi như thế nào? Bài11.Đốt cháy hoàn toàn 1,12 (l) hh A gồm etilen và hiđrocacbon X thu được 2,8 (l) CO 2 và 2,7 g H 2 O. a. Xác định X và % thể tích của chúng trong hh? b. Dẫn 1,12 (l) hh X (đktc) qua dd Br 2 0,1 M. Tính thể tích dd Br 2 cần dùng phản ứng vừa đủ với hh X. Bài 12. Đun a gam một ancol X với H 2 SO 4 đặc 170 0 C thu được một olefin. Cho a gam X qua bình đựng CuO dư nung nóng, thấy khối lượng chất rắn giảm 0,4 gam và hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối so với H 2 là 15,5. Giá trị của a: A. 23 B.12.5 C. 1.15 D. 16,5 Bài 13. Thực hiện phản ứng ete hóa hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được một hỗn hợp các ete và 1,98 gam H 2 O. Công thức của hai ancol là: A.CH 3 OH và C 2 H 5 OH B. C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH C. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH D. C 4 H 9 OH và C 3 H 7 OH Bài 14. Cho a gam hỗn hợp các ankanol qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí và hơi có khối lượng 12+ a gam và có tỉ khối đối với H 2 bằng 15. Giá trị của a là: A.1.05 gam B.3.30 gam C.1,35.gam D. 2,70 gam Bài 15. Đốt cháy hoàn toàn m gam hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳ ng cần dùng vừa đủ V lit O 2 ( đktc) thu được 10,08 lit CO 2 ( đktc) và 12,6 gam H 2 O. Giá trị của V: A.17,92 lit B. 4.48 lit C. 15,12 lit D. 25,76 lit Bài 16. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken tác dụng với H 2 dư thu được hỗn hợp hai ank là đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được 16, 8 lit CO 2 ( đktc) và 1,44 gam H 2 O. Công thức của hai hidrocacbon A. C 3 H 8 và C 4 H 8 B. C 3 H 6 và C 2 H 6 C. C 3 H 8 và C 2 H 4 D. C 3 H 6 và C 4 H 10 Bài 17. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no đơn chức, mạch hở thu được 0,4 mol CO 2 . Mặt khac hidro hóa hoàn toàn hỗn hợp X cần 0,2 mol H 2 , sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol no đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được số mol H 2 O là: A.0,3 mol B. .0,4 mol C.0, 6 mol D.0,8 mol Bài 18.Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen và 0,35 mol H 2 vào bình kín có xúc tác Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 4 khí. Cho Y lội qua dung dịch Br 2 dư thấy có 4.48 lit khí Z bay ra, tỉ khôí ncủa Z so với H 2 là 4,5. Độ tăg khối lượng bình Brom là: A. 5,2 gam B. 2,05 gam C. 5,0 gam D. 4,1 gam Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit hỗn hợp X gồm C 3 H 8 , C 3 H 6, C 3 H 4 ( dX/H 2 =21), rồi toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư , thì độ tăng khối lượng của bình là: A.4,2 gam B. 5,4 gam C. 13,2 gam D.18.6 gam Bài 20.Hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức, chia 30,4 gam M thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu 0,15 mol H 2 , cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO thu được hỗn hợp N chứa hai andehit, cho N phản ứng với một lượng dư AgNO 3 /NH 3 thu được 0,8 mol Ag. Công thức cấu tạo của hai ancol: A.CH 3 OH và C 2 H 5 OH B.CH 3 OH, CH 3 CH 2 CH 2 OH C. C 2 H 5 OH, CH 3 CH 2 CH 2 OH D. C 2 H 5 OH, CH 3 CHOHCH 3 Bài 21.Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no đơn chức M. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lit H 2 (đktc) Mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO(t 0 ) thu được hỗn hợp Y, cho toàn bộ lượng Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 12,96 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của M là: A. C 2 H 5 OH B. CH 3 CH 2 CH 2 OH C.CH 3 CH(CH 3 )OH D. CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 OH Bài 22. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp hai ancol đồng đẳng thu được hỗn hợp Y gồm các olefin. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 1,76 gam CO 2 , khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được tổng khối lượng CO 2 và H 2 O là: A.2,94 gam B.2,48 gam C.1,76gam D.2,76 gam Bài 23.Hỗn hợp X gồm CH 3 COOH và C 3 H 7 OH với tỷ lệ mol 1:1. Chia X thành hai phần bằng nhau: Đốt cháy phần 1 thu được 2,24 lit CO 2 (đktc). Đem este hóa phần hai thu được este Y( giả sử hiệu suất 100%.), đốt cháy hoàn toàn Y thì khối lượng nước thu được là: A.1,8 gam B.2,7 gam C.3,6 gam D. 0,9 gam Bài 24. Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO 3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16) A. CH 3 CHO. B. HCHO. C. CH 3 CH 2 CHO. D. CH 2 = CHCHO Bài 25. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 , đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho Na = 23, Ag = 108) A. HCHO. B. CH 3 CHO. C. OHC-CHO. D. CH 3 CH(OH)CHO. Bài 26. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H 2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO 2 và H 2 O thu được là A. 18,60 gam. B. 18,96 gam. C. 20,40 gam. D. 16,80 gam. Bài 27. Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C 2 H 2 và 0,04 mol H 2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O 2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam. D. 1,32 gam. Bài 28.Cho hỗn hợp X gồm haiandehit là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với H 2 dư( Ni, t 0 ) thu được hỗn hợp hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được 11 gam CO 2 và 6,3 gam H 2 O. Công thức của hai andehit là: A.C 2 H 3 CHO , C 3 H 5 CHO B.C 2 H 5 CHO , C 3 H 7 CHO C.C 4 H 7 CHO , C 3 H 5 CHO D.CH 3 CHO , C 2 H 5 CHO Bài 29.Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức thành hai phần bằng nhau Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lit CO 2 Phần 2: Thực hiện phản ứng tách nước hoàn toàn với H 2 SO 4 đặc 180 0 thu được hỗn hợp Y gồm hai anken.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng lên m gam.Giá trị của m là: A.4.4 gam B. 1,8 gam C. 6,2 gam D. 10 gam Bài 30.Đốt cháy hoàn toàn hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được CO 2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là Vco 2 : V H2 O = 7 : 10. Công thức phân tử của ahi ancol là: A.CH 3 OH, C 2 H 5 OH B .C 3 H 7 OH, C 4 H 9 OH C .C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH D.C 3 H 5 OH, C 4 H 7 OH Bài 31.Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn lượng chất X thu được 5,6 lit CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2 O. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là: A. 2 B.3 C. 4 D. 5 Bài 32. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 70,4 gam CO 2 và 39,6 gam H 2 O. Giá trị của m là: A.3,32 gam B. 33,2 gam C. 16,6 gam D.l24,9 gam Bài 33.Dẫn V lit hỗn hợp khí X gồm axetilrn và H 2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 được 12 gam kết tủa. Khí ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 16 gam Br 2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Zthu được 0,1 mol CO 2 và 0,25 mol H 2 O. Giá trị của V là: A.11,2 lit B. 13,44 lit C. 5,6 lit D. 8,96 lit Bài 34. Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp A gồm C 2 H 2 , C 2 H 4 và H 2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí B.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B , dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình 1 đựng H 2 SO 4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam. Khối lượng tăng lên của bình 2 là : A. 6,0 gam B. 9,6 gam C 35,2 gam D 22,0 gam Bài 35.Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần dùng vừa đủ V lit khí O 2 (đktc)thu được 10,08 lit CO 2 và 12,6 gam H 2 O. Giá trị của V là: A. 17,92 lit B. 4,48 lit C. 15,12 lit D,. 25,76 lit Bài 36. Chia hỗn hợp gồm : C 3 H 6, C 2 H 4 , C 2 H 2 thành hai phần bàng nhau Phần 1: Đốt cháy thu được 2,24lit CO 2 Hidro hóa phần hai rồi đốt cháy hoàn toàn thể tích CO 2 thu được là: A.2,24 lit B. 1.12lit C. 3,36 lit D. 4.48 lit Bài 37. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai andehit no đơn chức, mạch hở thu được 0,4 mol CO 2 . Mặt khác hidro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,2 mol H 2 (Ni, t 0 ), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thì thu được số mol H 2 O là : A. 0,3mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,8 mol Bài 38. Tách nước hoàn toàn hỗn hợp gồm các ancol đồng đẳng thu được hỗn hợp Y gồm các olefin . Đốt cháy hônc hợp X thu được 1,76 gam CO 2 . Khi đốt cháy hoàn toàn Y thu được tổng khối lượng CO 2 và nước là bao nhiêu ? Bài 39. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp thu được 0,66 gam CO 2 và 0,45 gam H 2 O. Nếu tiến hành oxi hóa hoàn toàn m gam ancol bằng CuO(t 0 ) rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 , thu được m gam kết tủa. Giá trị của kết tủa ? Bài 40 Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là (Cho H = 1; C = 12; O = 16) A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít. . MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI NHANH BÀI TẬP HỮU CƠ 1. Dựa vào tỉ lệ đặc biệt của nCO 2 : nH 2 O khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ để xác định dãy. chưa hidro hóa, số mol H 2 O trội hơn bằng đúng số mol H 2 tham gia phản ứng. Số mol H 2 O(sau hidro hóa) = Số mol H 2 O( trước hidro hóa) + số mol H 2