tài liệu ôn thi môn chủ nghĩa mác lê nin

32 428 0
tài liệu ôn thi môn chủ nghĩa mác lê nin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 CÂU HỎI ÔN TẬP NNLCBCNMLN2 Chương IV. Học Thuyết Giá Trị Câu 1. Hãy nêu nội dung và sự tác động của quy luật giá trị: • Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. - Yêu cầu chung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết: +Mức hao phí khi sản xuất: hao phí cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết; +Trong quá trình trao đổi: tuân theo nguyên tắc ngang giá. - Giá trị là cơ sở của giá cả, giá cả là biểu hiện ra bên ngoài (bằng tiền) của giá trị, nhưng giá cả không đồng nhất với giá trị mà luôn xoay quanh trục giá trị ( vì giá trị chỉ là một trong những nhân tố quyết đinh giá cả)  đây chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả thị trường. • Tác động của quy luật giá trị: - Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: thông qua sự biến động giá cả mà người sản xuất sẽ biết điều hòa, phân phối giữa các ngành sao cho ngành nào có lợi thì tập trung sản xuất. Cũng do giá cả luôn biến động nên hàng hóa trong lưu thông sẽ được điều tiết theo hướng thu hút nguồn hàng từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Trang 1 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 - Thứ hai, cải tiến kỹ thuật , nâng cao năng suất: Để doanh nghiệp có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội thì doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến. -Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất thành giàu hoặc nghèo: Do cạnh tranh và đào thải.  Quy luật giá trị một mặt phát huy, điều tiết những yếu tố tích cực, chọn lọc tự nhiên, đào thải những yếu tố yếu kém, mặt khác lại phân hóa giàu, nghèo tạo sự bất bình dẳng trong xã hội. Câu 2. Trình bày khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá: • Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. • b.Hai thuộc tính của hàng hóa: - Giá trị sử dụng: Là công dụng của vật phẩm ccó thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. + Số lượng giá trị sử dụng của một vật phẩm được phát hiện dần dần thông qua quá trình phát triển của khoa học-kỹ thuật. + Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn; + Giá trị sử dụng mang nội dung vật chất của của cải; + Giá trị sử dụng mang thuộc tính tự nhiên của hàng hóa. + Hàng hóa thì có giá trị sử dụng nhưng vật có giá trị sử dụng thì chưa chắc là hàng hoá do nó không có giá trị trao đổi.Vì vậy vật có giá trị sử dụng muốn là hàng hóa thì phải có giá trị. - Giá trị: + Muốn hiểu được giá trị thì phải hiểu giá trị trao đổi; Trang 2 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 + Giá trị trao đổi: quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa giá trị sử dụng loại này trao đổi với một giá trị sử dụng loại khác. + Giá trị hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.Giá trị trao đổi chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài (bằng tiền) của giá trị. + Giá trị là phạm trù mang tính lịch sử; + Giá trị mang thuộc tính xã hội của hàng hóa. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: - Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai mặt Giá trị và giá trị sử dụng. Đây là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. - Người bán chỉ quan tâm đến giá trị do mình sản xuất ra rồi mới đến giá trị sử dụng. Người mua chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng nhưng phải trả cái giá trị cho người bán rồi mới được sử dụng  Quá trình thực hiện giá trị tách rời qua trình thực hiện giá trị sử dụng.Giá trị thực hiện trước rồi mới đến giá trị sử dụng. Câu 3. Trình bày tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: • Lao động cụ thể : Là lao động có ích dưới một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Những nghề nghiệp khác nhau thì có lao động cụ thể khác nhau. - Tổng hợp các lao động cụ thể tạo thành hệ thống phân công lao động xã hội (lao động cụ thể càng phát triển thì hệ thống phân công lao động xã hội càng phát triển); -Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn nên lao đông cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn. • Lao động trừu tượng: Là hao phí sức lao động về thần kinh, cơ bắp nói chung của người sản xuất hàng hoà mà không kể tới hình thái cụ thể của nó. - Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi; - Lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị hàng hóa. Giá trị là phạm trù lịch sử nên lao động trừu tượng cũng mang phạm trù lịch sử. Trang 3 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2  Lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải là 2 loại lao động mà là 2 mặt của cùng 1 lao động.  Lao động sản xuất hàng hoá vừa có tính tư nhân vừa có tính xã hội: + Tính tư nhân: SXHH dựa trên sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất; + Tính xã hội: SXHH dựa trên điều kiện phân công lao động xã hội.  Đây chính là nguyên nhân của mọi mầm mống mâu thuẫn trong xã hội tư bản. Câu 4. Hãy trình bày lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá. - Chất giá trị hàng hoá là do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. - Lượng giá trị của hàng hoá là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. • Thước đo lượng giá trị hàng hóa: được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong đó, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với 1 trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh lao động xã hội nhất định.) • Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:  Thứ nhất, năng suất lao động và cường độ lao động:  Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được tính bằng số sản phẩm sản xuất trong 1 đơn vị sản phẩm. - Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với lao động kết tinh trong đó và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. - Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, quy mô sản xuất, trình độ trung bình của người công nhân, trình độ khoa học – kỹ thuật, trình độ quản lý  Để phát triển năng suất lao động cần phát triển các yếu tố này.  Cường độ lao động: phản ánh mức độ hao phí lao động trong 1 đơn vị thời gian. Nó nói lên mức độ căng thẳng, mệt nhọc, khẩn trương của lao động khi sản xuất Trang 4 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 hàng hóa. Thực chất tăng cường độ lao động là kéo dài thời gian làm việc nhưng vẫn giữ nguyên giá trị hàng hóa (giá trị hàng hoá không đổi).  Thứ hai, mức độ phức tạp của lao động: - Căn cứ mức độ phức tạp chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp: + Lao động giản đơn là lao động mà ai cũng có thể làm được mà không phải qua quá trình huấn luyện, đào tạo; + Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi được phải đào tạo, huấn luyện thành chuyên môn lành nghề. - Trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. - Lao động phức tạp là lao động giản đơn lũy thừa lên. Câu 5. Trình bày điều kiện ra đời, đặc trưng và đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá. • Điều kiện ra đời:  Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hoá về lao động  chuyên môn hoá về sản xuất. - Xã hội đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội; - Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hoá; - Phân công lao động xã hội dẫn đến sản xuất hàng hóa nhưng sản xuất hàng hóa chưa chắc dẫn tới phân công lao độg xã hội.  Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: - Do các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX , mà khởi đầu là chế độ tư hữu nhỏ về TLSX  người sở hữu TLSX là người sở hữu sản phẩm lao động.  Người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống PCLĐXH nên họ phụ thuộc với nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trang 5 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 - Trong điều kiện ấy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác thì phải thông qua việc mua bán hàng hoá. -  Phải có đồng thời cả hai yếu tố trên mới dẫn tới sản xuất hàng hóa. • Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa: - Thứ nhất, SXHH là sản xuất để trao đổi, mua bán; - Thứ hai, lao động của người SXHH vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội; - Thứ ba, mục đích của SXHH là giá trị, giá trị sử dụng. • Ưu thế của sản xuất hàng hoá: - Một là, sự phát triển SXHH làm cho PCLĐXH ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, mối liên hệ giữa các vùng, các ngành ngày càng chặt chẽ  tính tự cấp, tự túc, bảo thủ trì trệ của nền kinh tế được xoá bỏ; quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động phát triển; - Hai là, sự tách biệt kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong SX-KD  cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, tổ chức sản xuất  tăng NSLĐ XH, thúc đẩy LLSX phát triển; - Ba là, SXHH với quy mô lớn SX tự cấp tự túc về quy mô  SXHH với quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế hiện đại, phù hợp với xu thế SX ngày nay; - Bốn là, SXHH là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá  cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Ngoài ra, sản xuất hàng hóa còn có các mặt trái như: - Khủng hoảng kinh tế - xã hội ( gây thất nghiệp , lạm phát ); - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo; - Hủy hoại môi trường sinh thái . Trang 6 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 Chương V. Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Câu 6. So sánh công thức lưu thông chung của tư bản và công thức lưu thông của hàng hoá giản đơn. Từ đó rút ra kết luận gì? - Công thức chung của TB: T – H – T’. - Công thức hàng hoá giản đơn: H – T – H . • Giống nhau: - Đều do 2 mặt đối lập nhau là mua và bán hợp thành; - Đều có hành vi mua và bán, có cùng quan hệ người mua và người bán; - Trong mỗi giai đoạn, đều có 2 nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng. • Khác nhau: Công thức chung của TB Công thức lưu thông hàng hoá giản đơn - Công thức: T – H – T’. - Công thức: H – T – H . - Điểm xuất phát và kết thúc là tiền. - Điểm xuất phát và kết thúc là hàng. - Hàng hoá đóng vai trò trung gian. - Tiền đóng vai trò trung gian. - Bắt đầu là mua, kết thúc là bán. - Bắt đầu là bán, kết thúc là mua. - Sự vận động còn tiếp tục. - Sự vận động dừng lại ở 2 giai đoạn. - Mục đích: giá trị, giá trị tăng thêm. - Mục đích: GTSD để thoả mãn nhu cầu nên hàng hoá trao đổi phải có GTSD. Trang 7 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2  Kết luận: - Vậy tư bản là giá trị mang GTTD; - GTTD là bộ phận của GT hàng hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra; - Tiền chỉ trở thành tư bản khi tiền lãi phải là tiền bóc lột sức lao động của người công nhân. Đạt GT tăng lên về số lượng đó là GTTD: T’ = T + ∆T; - Mọi tư bản đều vận động theo công thức: T – H – T’. Câu 7. So sánh 2 thuộc tính của hàng hoá sức lao động và hàng hoá thông thường. • Khái niệm:  Hàng hoá: là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua hoạt động trao đổi, mua bán.  Hàng hoá sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. • Giống nhau: - Đều có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng; - Đều là hàng hoá, nên đều có thể trao đổi, mua bán, thoả mãn nhu cầu của người mua. - Giá trị của HH SLĐ và HH TT đều do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 HH. - GTSD đều chỉ thể hiện ra trong tiêu dùng. • Khác nhau: Hàng hoá sức lao động Hàng hoá thông thường Trang 8 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 - Giá trị được đo gián tiếp qua các TLSX và TLSH để tái tạo SLĐ - Giá trị được đo trực tiếp thông qua hao phí lao động để sản xuất ra nó. - Bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử. Quá trình tiêu dùng sức lao động lại tạo ra GTTD. - Không có yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử. Quá trình tiêu dùng không tạo ra giá trị mới. - GTSD khi tiêu dùng thì bị mất đi nhưng có khả năng phục hồi lại thông qua việc tiêu dùng TLSH. - Chỉ bán quyền sử dụng chứ không mất quyền sở hữu. - Khi bán thì mất đi quyền sở hữu. Câu 8. Cho ví dụ về quá trình sản xuất ra GTTD và rút ra kết luận từ quá trình đó. • Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà tư bản: Để tiến hành sản xuất nhà tư bản mua các yếu tố sản xuất và giả sử mua đúng giá trị. 10kg bông giá 10 USD Khấu hao máy móc thiết bị 2 USD Mua sức lao động 3 USD/12giờ Trong 1 giờ người công nhân tạo ra 0,5 USD giá trị mới - Giả sử trong 6h lao động đầu người công nhân đã thực hiện kéo hết 10 kg bông thành sợi, giá trị của sợi là 15USD. Nếu quá trình sản xuất chỉ dừng ở đây thì sẽ không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên vì nhà tư bản mua sức lao động trong 12h. Tức là trong 6h sau họ vẫn phải lao động tạo ra hàng hoá sợi có giá trị 15 USD. Tuy nhiên trong quá trình này chi phí nhà tư bản bỏ ra chỉ có 12 USD. ( Không tính thêm chi phí mua sức lao động công nhân). Trang 9 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD Tổng chi phí sản xuất 15+12= 27USD Giá trị thặng dư: m = 3 USD - Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận sau: Ngày lao động của công nhân chia làm hai phần: + phần thời gian lao động (6h đầu) là thời gian lao động cần thiết (xã hội) (t), + Phần còn lại của lao động (6h sau) là thời gian lao động thặng dư (t’).  Giá trị sản phẩm được sản xuất ra bao gồm: - Giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c) - Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động (v) cộng với giá trị thặng dư (m). • Kết luận: - Như vậy, giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, là lao động không công của công nhân. Câu 9. Trình bày khái niệm tư bản bất biến, tư bản khả biến. Phân biệt sự khác nhau giữa chúng. • Khái niệm:  Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biến thành TLSX mà giá trị được bảo toàn và chuyển hóa vào sản phẩm ( tức là không thay đổi về lượng giá trị)  Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của người công nhân làm nó tăng lên Trang 10 [...]... Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 + Việt Nam là nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác- L nin vào điều kiện cụ thể, đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới Bài soạn trên đây vẫn còn nhiều sai sót, mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến! Tiền Giang, Ngày 5 tháng 6 năm 2013 Chúc các bạn thi tốt!... các vấn đề tôn giáo - Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội; - Hai là, tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân Mọi công dân theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật - Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn... Cách mạng KH-CN cũng đòi hỏi nhà nước có sự can thi p trực tiếp vào đời sống kinh tế CHƯƠNG VII SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 19 Hãy nêu cơ sở khách quan của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội Cộng Sản Chủ Nghĩa • - Một là: Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước đế quốc không ngừng xâm lược, khai thác thuộc địa, gây ra... chức: - Đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại; - Công khai tuyên bố từ bỏ mục tiêu CNXH, từ bỏ chủ nghĩa Mác- L nin, vai trò lãnh đạo của ĐCS; - Cuộc cải cách chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của CNXH, mà trước hết là tổ chức Đảng; - Từ phê phán đến công kích, bôi đen, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH • Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thi p toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực... dân chủ XHCN : Xây dựng nền dân chủ XHCN: - Là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thi n của hệ thống chuyên chính vô sản  Dân chủ vừa là mục tiêu , vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH - Là quá trình vận động và thực hành dân chủ, biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - Là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thi n dân chủ, ... MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 24 Thế nào là “dân chủ , “nền dân chủ ? hãy nêu khái quát tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ XHCN • Dân chủ: - Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm của tiến hoá lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người - Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền Trang 24 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2... có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau; không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào; - Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế; - Trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền... Đòi hỏi Nhà nước dùng các công cụ khác nhau để can thi p, điều tiết nền kinh tế như: công cụ tài chính – tiền tệ, kế hoạch hoá, phát triển các xí nghiệp quốc doanh - Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội  xuất hiện 1 số ngành mà các tổ chức độc quyền TBTN không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu Trang 19 SV Võ Quốc Trạng - CĐ TCNH 12 Câu hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 hồi vốn... hội cũ thành xã hội mới, bắt đầu từ khi thi t lập chính quyền công nông và kết thúc khi xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống văn hoá của CNXH • Tính tất yếu và 2 loại hình quá độ lên CNXH: - Tính tất yếu của TKQĐ: Một là, CNTB được xây dựng trên cơ sở tư hữu về TLSX, còn CNXH là một xã hội công hữu về tư liệu sản xuất, không còn giai cấp đối kháng, không còn áp bức bóc lột  Muốn có xã hội... quá độ, vì nó chứa đựng trong nó cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và các yếu tố của xã hội tương lai • CNXH – tương lai của xã hội loài người : - Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH: - + Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của CNXH trong quá trình đi tới mục tiêu XHCN Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung của CNXH với tư cách là một . nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hoá về lao động  chuyên môn hoá về sản xuất. - Xã hội đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội; - Phân công lao động xã hội là. xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội Cộng Sản Chủ Nghĩa. • Một là: - Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước đế quốc không ngừng xâm lược, khai thác thuộc địa, gây. hỏi ôn tập NNLCBCCNMLN2 Chương V. Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Câu 6. So sánh công thức lưu thông chung của tư bản và công thức lưu thông của hàng hoá giản đơn. Từ đó rút ra kết luận gì? - Công

Ngày đăng: 03/02/2015, 15:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan