Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
102,5 KB
Nội dung
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ViỆT NAM Giảng viên : Th.S Trần Hùng Sơn Nhóm 10 - Lớp K11504 Phạm Thị Phương Loan- K115041698 Nguyễn Huỳnh Song Thy-K115041728 Nguyễn Lê Ngọc Linh-K125042070 Nguyễn Việt Cường-K115041667 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.1. Tín dụng: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) , trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến thời hạn thanh toán. Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay bằng tiền và cho thuê bất động sản và động sản. Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng thì tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước…thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán. 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng: Theo mục đích: a) Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. b) Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. c) Cho vay nông nghiệp d) Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác. e) Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. f) Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản, động sản…trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng: Theo thời hạn cho vay: a) Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. b) Cho vay trung hạn: Có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. c) Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm, thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, cá biệt là 40 năm. Chủ yếu được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các phương tiện vận tải, thiết bị có qui mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng a) Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. Tuy nhiên, khách hàng vay không bảo đảm phải hội đủ các điều kiện sau: _ Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. _ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi có khả năng hoàn trả nợ _ Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ _ Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng b) Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có sự bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. VD:Hoạt động cho vay có bảo đảm được qui định trong điều 8 của điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Military Bank) _ MB được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình và bên bảo đảm (nếu có), mục đích sử dụng vốn hợp pháp,biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cho vay. _ MB có quyền xử lí tài sản,bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tài sản của bên bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm để thu hồi nợ theo qui định của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tỗ chức tín dụng; khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo đảm theo qui định của pháp luật 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Theo phương pháp hoàn trả a) Cho vay có thời hạn : là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn,nhưng ngân hàng có quyền thu lãi toàn bộ kì hạn trả nợ theo hợp đồng.Bao gồm: _ Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ (phi trả góp) là loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận. _ Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ cụ thể (cho vay trả góp): là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả cả vốn gốc lẫn lãi theo định kì. _ Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn nợ cụ thể: Việc cho vay này phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. b) Cho vay không có thời hạn cụ thể: ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, có thể được thỏa thuận trong hợp đồng. 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Xuất xứ tín dụng: chia làm 2 loại: a) Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn tực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vvay cho ngân hàng b) Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Ngân hàng phải thỏa thuận với người bán các điều kiện bắt buộc khi thực hiện việc bán hàng trả góp và ngân hàng chỉ mua những hồ sơ bán hàng theo đúng điều kiện đã thỏa thuận. Ngân hàng phải giữ lại từ 10%-30% so với số tiền phải thanh toán cho người bán và sẽ hoàn lại cho người bán khi người mua thanh toán hết nợ. Khi người mua không thanh toán được nợ thì người bán có trách nhiệm phải thanh toán cho ngân hàng. Phần lớn lãi thu được từ khoản tín dụng này (bán chịu) ngân hàng được hưởng và chỉ dành cho người bán một mức hoa hồng. 2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.1. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. • 2.2. Các loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng ngắn hạn: tín dụng ngắn hạn cung cấp một phần số vốn lưu động trong quá trình kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong một thời gian ngắn. Rủi ro thường xảy ra khi cán bộ tín dụng phạm phải sai lầm trong qúa trình tính toán hiệu quả đầu tư và thiếu cẩn trọng trong công tác thẩm định. Rủi ro tín dụng trung và dài hạn: rủi ro thường xảy ra khi có những diễn biến bất lợi trong quá trình xây dựng và tiến hành sản xuất kinh doanh do thời gian thu hồi vốn quá dài. Rủi ro tín dụng chiết khấu: thể hiện qua thương phiếu giả. Thương phiếu giả được thành lập khi không có một quan hệ thương mại tương ứng để đánh lừa ngân hàng. Thương phiếu giả có các loại : _ Thương phiếu trống: người bị kí phát không có hoặc không biết _ Thương phiếu được lập có sự đồng lõa giữa người kí phát và người bị kí phát _ Thương phiếu trống hỗ tương: là thương phiếu được lập trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên mà thực chất là sự giúp đỡ ngân quỹ cho người phát lệnh 2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.2. Các loại rủi ro tín dụng Rủi ro vỡ nợ: là khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ. Vỡ nợ gây ra thua lỗ một phần hoặc toàn phần đối với khoản tiền được cho vay. Vỡ nợ do chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ do sụt giảm uy tín tín dụng đáng kể của người đi vay; phá sản. Rủi ro giảm uy tín Rủi ro nguy cơ: là sự bất trắc về giá trị tương lai của khoản tiền có thể thua lỗ vào thời điểm vỡ nợ chưa biết. Đối với một khoản vay, đó là số tiền cho vay cộng với lãi suất. Rủi ro phục hồi: Phục hồi không được biết trước, phụ thuộc vào những đảm bảo và điều kiện kinh tế của người đi vay. Rủi ro phục hồi là sự bất trắc xuất phát từ thời điểm vỡ nợ. Rủi ro phục hồi là sự ngẫu nhiên trong thu nhập từ sự vỡ nợ của người đi vay. Rủi ro tương quan và rủi ro tập trung: Tương quan thua lỗ càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Rủi ro tín dụng trong danh mục đầu tư buôn bán: Thua lỗ do rủi ro tín dụng tùy thuộc vào giá trị cổ phiếu và tính thanh khoản của chúng. Rủi ro chênh lệch: áp dụng cho công cụ vốn thị trường, thường là trái phiếu. Chênh lệch tín dụng là chênh lệch giữa lợi nhuậnn rủi ro cao của một trái phiếu so với lợi nhuận không rủi ro; liên quan đến việc bất trắc trong việc sử dụng trái phiếu [...]... tiền vay của ngân hàng không trả được => rủi ro tín dụng tăng Hệ thống thông tin quản lí : còn nhiều bất cập Thông tin không chính xác => kết quả phân tích sai lệch => quyết định tín dụng sai lệch => rủi ro tín dụng càng cao 2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • _ 2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Nguyên nhân chủ quan: Về phía khách hàng: Khách hàng là doanh... phía ngân hàng: công tác kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng còn lỏng lẻo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế; thiếu sự giám sát và quản lí sau khi cho vay; ngân hàng quá nhấn mạnh đến lợi nhuận; tính sai lầm trong nghiệp vụ khi cho vay quá mức so với khả năng trả nợ của khách hàng và định kì trả nợ không đúng thực tế… 2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG... năm 2011 là 1.016.447 triệu Hoạt động cho vay khách hàng: giảm 542.817 triệu so với năm 2011 ( từ 100.929.783 xuống 100.387.056 triệu) trong đó dự phòng rủi ro cho vay khách hàng lại tăng gần 1,5 lần so với năm 2011 (từ 967.760 lên 1.445.047 triệu) 2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.3: Trường hợp rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm... quý IV/2011 Tiền gửi khách hàng giảm gần 17.000 tỷ đồng, còn 125.233,6 tỷ đồng Nợ xấu tăng cao, nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp 4 lần năm 2011 lên 1.150,39 tỷ đồng, Tổng nợ xấu của ACB tính đến cuối năm 2012 ở mức 2.570,97 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so năm 2011 2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • • 2.3: Trường hợp rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm...2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng: Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh tế không ổn định: tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế gia tăng rủi ro nợ xấu => môi trường cạnh tranh khắc nghiệt=> khách hàng đối mặt với nguy cơ thua lỗ Lạm phát tăng: người gửi tiền sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng, người đi vay... hơn 215 tỉ đồng, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng bị lỗ 612,408 tỉ đồng và theo thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/4/2012, tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi tổ chức tín dụng không đủ vàng để chi trả ( Theo... HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.3: Trường hợp rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2012 _ Theo báo cáo tài chính quý IV ngày 31/12/2012 so với tình hình tài chính của năm 2011 (31/12/2011) thì: Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và cho vay các TCTD khác: 22.524.740 triệu (đã trừ dự phòng rủi ro cho vay là 15.534 triệu) => hoạt động cho vay giảm gần gấp 3,5 lần và dự... bán _ Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của con nợ kéo dài _ Hoạt động lỗ, lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ _ Không hạch toán đúng tài sản cố định; tạo ra nhiều tài sản vô hình _ Thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng _ Tăng giá trị quá cao cho tài sản _Phân bố nợ không thích hợp 4 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... hạn tín dụng: Tổng dư nợ cho vay không vượt quá 15% vốn tự có; tổng dư nợ cho vay có bảo lãnh không vượt quá 25% vốn tự có Xác định tỷ lệ khả năng chi trả: tỉ lệ tối thiểu 15% giữa tổng tài sản thanh toán ngay và tổng nợ phải trả… Xác định tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: đảm bảo khả năng chi trả và không được vượt quá 80% 4 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI... trường: tỉ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh _ Những thay đổi từ chính sách của nhà nước: chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động _ Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao _ Có biểu hiện của cắt giảm, sửa chữa, thay thế 3 CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO RỦI RO TÍN DỤNG Về vấn đề xử lý thông tin về tài chính, kế toán: _ Trì hoãn nộp . ro tín dụng càng cao 2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Nguyên nhân chủ quan: Về phía khách hàng: Khách hàng. Cường-K115041667 1. Tín dụng và các loại tín dụng của ngân hàng thương mại • 1.1. Tín dụng: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định. (từ 967.760 lên 1.445.047 triệu) 2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • 2.3: Trường hợp rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2012 Chứng khoán