Đè thi vào 10 Môn Ngữ văn

4 301 3
Đè thi vào 10 Môn Ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC: 2008 – 2009 KHÓA NGÀY: 18, 19/06/2008 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Chép nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Câu 2: (1 điểm) Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: a. Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 3: (3 điểm) Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh. Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ : Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) HẾT Họ và tên thí sinh…………………………… Số báo danh:……………………………… Chữ kí GT1:………………………………… Chữ kí GT 2:……………………………… ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 9 Khóa ngày 18, 19/06/2008 A. HƯỚNG DẪN CHUNG: • Đề bài nhằm kiểm tra kiến thức Văn – Tiếng Việt và Làm văn. Ngoài việc kiểm tra kiến thức về văn bản, kó năng thực hành tiếng Việt, đặc biệt ở phần Làm văn yêu cầu HS tích hợp các kiến thức đã học và kiến thức đời sống vào việc tạo lập văn bản nghò luận xã hội và nghò luận văn học.  Nghò luận xã hội: yêu cầu HS viết một văn bản ngắn hoàn chỉnh. Đây là đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống, đòi hỏi HS trình bày ý kiến riêng của bản thân về một phẩm chất đạo đức cần thiết của con người, có tác dụng giáo dục cao.  Nghò luận văn học : yêu cầu HS nêu cảm nhận về một đoạn thơ, cần nêu được các nhận xét đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của đoạn thơ. • Các giám khảo cần căn cứ vào kiến thức, kó năng diễn đạt và sự sáng tạo của học sinh để chấm, tránh đếm ý một cách máy móc. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: (1điểm) Chép nguyên văn bốn câu cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: (1 điểm) Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? • Sai 2 lỗi chính tả : trừ 0,25 điểm • Sai, thiếu, thừa 1-2 từ, đảo trật tự từ trong một dòng thơ : trừ 0,25 điểm • Thiếu, sai 3 dấu câu trở lên : trừ 0,25 điểm • Thiếu một câu thơ hoặc đảo trật tự một câu thơ : trừ 0,5 điểm • Thiếu hai câu thơ : trừ 0,75 điểm • Không ghi tên tác giả, tựa bài : không trừ điểm • Sai tên tác giả : trừ 0,25 điểm Câu 2: (1 điểm) Tìm nghóa gốc, nghóa chuyển và phương thức chuyển nghóa của các từ in đậm trong các câu thơ : a. Nghóa gốc (0,25 điểm) b. Nghóa chuyển (0,25đ), phương thức chuyển nghóa (0,25đ): ẩn dụ (0,25đ) Câu 3: (3 điểm) Viết một văn bản nghò luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghó về đức hi sinh. * Yêu cầu - Học sinh viết một văn bản nghò luận (không quá 1 trang). Có thể viết dưới dạng một hoặc nhiều đoạn nhưng phải đủ 3 phần : nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Thể hiện sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn về đức hi sinh. + Giải thích : Thế nào là đức hi sinh? (HS hiểu hi sinh là nhận về mình một cách tự nguyện sự thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng, tình cảm cao đẹp…) + Nêu những biểu hiện của đức hi sinh (HS có thể nêu một số biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hoặc trong sách, báo và tác phẩm văn học…) + Suy nghó, nhận thức, hành động của bản thân. * Biểu điểm: • Đáp ứng tốt các yêu cầu trên : 3 điểm • Hiểu vấn đề nhưng trình bày chưa đầy đủ : 2,5 - 2,75 điểm • Lập luận thiếu chặt chẽ, mạch lạc : trừ 0,25 - 0,5 điểm • Lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp (tùy theo mức độ) : trừ 0,25- 0,5 điểm • Viết quá một trang giấy thi từ 10 dòng trở lên : trừ 0,25 điểm • Viết được một văn bản hoàn chỉnh, nhưng không đúng chủ đề : trừ 2 điểm • Viết đúng chủ đề nhưng chưa hoàn chỉnh, dở dang tuỳ theo mức độ: trừ 0,5 -2 điểm Câu 4: (5 điểm) * Yêu cầu về kó năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghò luận về một đoạn thơ. Trình bày rõ ràng, thuyết phục các luận điểm. Cảm nhận và phân tích sâu sắc những hình ảnh thơ, phát hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh hiểu được cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về người lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong đoạn thơ. - Kết hợp phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu…) trong đoạn thơ. - Giám khảo cần cân nhắc và trân trọng những cảm nhận riêng, sáng tạo của học sinh. Gợi ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật các ý: - Hình ảnh con người lao động : Đoạn thơ đã khắc hoạ những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình: + Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vó, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn cuả thiên nhiên vũ trụ. + Người lao động hiện lên khoẻ khoắn, mạnh mẽ; tâm hồn đẹp đẽ : cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên thiên, sống ân tình, thuỷ chung. + Công việc nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui nhòp nhàng cùng thiên nhiên, biểu hiện niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hoà hợp và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình. - Hình ảnh thiên nhiên hùng vó, lộng lẫy, rực rỡ, phong phú, giàu có : + Không gian vũ trụ bao la rộng lớn. + Biển đẹp bởi nguồn tài nguyên giàu có của biển Đông, bởi sắc màu lấp lánh của các loài cá quý hiếm. + Vẻ đẹp của biển đêm lung linh, huyền ảo. * Chú ý : bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực của nhà thơ, sử dụng các biện pháp tu từ một cách hiệu quả. BIỂU ĐIỂM: Điểm 4,5 → 5,0: - Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kó năng, kiến thức, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, độc đáo, sáng tạo, có nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng. Điểm 3,5 → 4,0: - Bài làm đáp ứng khá các yêu cầu về kó năng, kiến thức. Cảm nhận chân thành. - Có thể mắc từ 1- 2 lỗi diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Điểm 2,5 → 3,0: - Bài làm đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kó năng, kiến thức; lập luận rõ nhưng ý chưa sâu. - Có thể mắc từ 3- 4 lỗi diễn đạt, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Điểm 1,5 → 2,0: - Bài làm chỉ nêu được một số kiến thức của đoạn thơ, chưa phân tích nghệ thuật, diễn đạt còn yếu, lan man. - Mắc khá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Điểm 1: -Không làm rõ yêu cầu của đề. Điểm 0: - Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng. . HỒ CHÍ MINH KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN 9 Khóa ngày 18, 19/06/2008 A. HƯỚNG DẪN CHUNG: • Đề bài nhằm kiểm tra kiến thức Văn – Tiếng Việt và Làm văn. Ngoài việc. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC: 2008 – 2009 KHÓA NGÀY: 18, 19/06/2008 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời. thức về văn bản, kó năng thực hành tiếng Việt, đặc biệt ở phần Làm văn yêu cầu HS tích hợp các kiến thức đã học và kiến thức đời sống vào việc tạo lập văn bản nghò luận xã hội và nghò luận văn

Ngày đăng: 02/02/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan