Truyện ngắn Làng

4 253 1
Truyện ngắn Làng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân VN thời kháng chiến chống thực dân Pháp? I.Mở bài: - Kim Lân là nhà văn hiện đại Việt Nam có sở trường về truyện ngắn. Ông vốn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Vì thế, ông được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc và đậm đà. Ra đời vào năm 1948 – thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, “Làng” của Kim Lâm đã xây dựng rất thành công hình tượng người nông dân thời kì Cách mạng mà tình yêu làng quê đã hoà nhập trong lòng yêu nước và tinh thần của người dân kháng chiến. Ông Hai Thu – nhân vật chính của truyện có những nét tình cảm cao đẹp và đáng quý đó. II. Thân bài: 1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài): - Sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu, ông Hai yêu cái làng của mình bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc mà bền vững như tình yêu của một người nông dân gắn bó với cảnh vật và con người nơi quê hương yêu dấu. Qua trang văn của Kim Lân , ông Hai hiện lên với những nét phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người nông dân ngàn đời: chăm chỉ, cần cù, hiền lành, chất phát với nhiều lo toan cho cuộc sống. Tuy nhiên, ấn tượng sâu đậm nhất về nhân vật này khi đọc tác phẩm chính là tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến. Đây là nét mới trong tình cảm của người nông dân VN thời kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Luận điểm 1: Tình yêu làng quê tha thiết: - Là người dân làng Chợ Dầu, ông Hai khoe và kể về làng mình như một “cố tật” – một “cố tật” đáng yêu. Ông khoe làng ông giàu có nhất vùng, phong cảnh hữu tình, “nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”, đường trong làng “lát toàn đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót”… Niềm tự hào trong ông Hai về làng quê của mình đúng với nét tâm lí phổ biến trong người nông dân: làng mình là đẹp nhất! Điều đó hoàn toàn hợp lí với tấm lòng yêu mến, gắn bó với làng quê của người nông dân mộc mạc. Ông Hai còn cường điệu, tự hào mãnh liệt đến cái sinh phần của cụ Thượng “vườn hoa cây cảnh nom như động ấy!” mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. - Kháng chiến bùng nổ, làng ông tích cực tham gia kháng chiến, các cụ bô lão “cũng tập một hai”. Ông Hai vui sướng trước không khí của cuộc sống mới, không khí kháng chiến của làng ông. Và cũng vì thế, ông Hai hiểu rằng: “xây cái lăng ấy, cả làng ông phải phu phen, tạp dịch, bản thân ông cái chân bị đá rơi vào đau đến tận bây giờ”. Điều đó, cũng có nghĩa là ông Hai hiểu tội ác của bọn thực dân phong kiến. Ông không tự hào về cái sinh phần của viên quan tổng đốc nữa. Trong ông Hai có sự chuyển biến mới về nhận thức và tình cảm, ông khoe về tinh thần kháng chiến của làng, mỗi lần kể “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”. - Theo lệnh của kháng chiến, ông Hai cùng gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng: “Chao ôi! Ông lão thấy nhớ cái làng quá!” Điều đó cho thầy ông Hai không chỉ yêu làng mà tình cảm đó còn là máu thịt trong ông, nó thường trực sẵn có trong con người ông vậy. Ông có trách nhiệm với làng quê, luôn theo dõi tin tức của làng, tin tức kháng chiến. Ông thường ra phòng thông tin nghe đọc báo. Ông Hai vui sướng trước những tin chiến thắng của quân dân ta “Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan lại hai bốt thao ngay giữa chợ…Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả…”, “ruột gan ông lão như múa cả lên”. Ngôn ngữ của người nông dân được Kim Lân vận dụng rất thành công trong những lời độc thoại của ông Hai để diễn tả tâm trạng phấn khởi của ông trước những tin tức kháng chiến. 3.Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: - Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông. - Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ,xấu hổ, uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Từ đỉnh cao của niềm vui,niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh lại được phần nào,ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông,cuộc đời ông cũng như chết mất một lần nữa.Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm,nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”. - Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. - Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra góc nhà,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!” - Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây,phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc,bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. - Để ông Hai vợi bớt nỗi đau đớn,dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho nhân vật trò chuyện với đứa con út(thằng cu Húc). Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”. 4. Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính: - Đúng lúc ông Hai có được quyết định khó khăn ấy thì cái tin làng Chợ Dầu phản bội đã được cải chính. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu. Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh của làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc năm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. - So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách. Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ mà học có được. Lão Hạc và ông Hai có những điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những người nông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện. Khi cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân. Từ một thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước. Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương, đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy. => Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung. 5. Luận điểm 4: . Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai: - Có thể nói, thành công của Kim Lân trong truyện ngắn “Làng” là đã sáng tạo được tình huống giản dị mà độc đáo để thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Ông rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai một cách tinh tế, sinh động. Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh , day dứt, đau đớn trong sâu thẳm tâm trạng nhân vật. Điều đó, chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. Ngôi kể, ngôn ngữ nhân vật thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân, vừa mạng đậm cá tính của nhân vật. 6. Ý kiến đánh giá, bình luận: - Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám có nhiều tác phẩm viết về người nông dân. Song có lẽ ấn tượng nhất vẫn là ông Hai trong “làng” của Kim Lân. Nhà văn đã xây dựng thành công một chân dung điển hình về người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến. Thông qua nhân vật ông Hai, Kim Lâm muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành. Chính tình yêu quê hương, đât nước, sự giác Cách mạng ấy mà họ một lòng đi theo Đảng, theo Cách mạng đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc ta trong những năm trường kì kháng chiến chống thực dân. III. Kết bài: Gấp lại truyện ngắn “làng” chúng ta bồi hồi, xúc động về tình yêu làng quê, yêu đất nước của nhân vật ông Hai, về nghệ thuật kể chuyện, tình tình huống hấp dẫn của nhà văn Kim Lân. Yêu quê hương, đấy nước, Kim Lân đã viết về người quê, cảnh quê với tất cả tình cảm, tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của ruộng đồng… Và đất mẹ quê hương đã trả nghĩa cho người con ân tình ấy một thiên truyện “Làng” và hình tượng người nông dân đặc sắc. Đó cũng là vinh dự của một đời văn, một đời người. . trong làng “lát toàn đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm gót”… Niềm tự hào trong ông Hai về làng quê của mình đúng với nét tâm lí phổ biến trong người nông dân: làng. ông Hai: - Có thể nói, thành công của Kim Lân trong truyện ngắn Làng là đã sáng tạo được tình huống giản dị mà độc đáo để thể hiện tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong kháng chiến. những năm trường kì kháng chiến chống thực dân. III. Kết bài: Gấp lại truyện ngắn làng chúng ta bồi hồi, xúc động về tình yêu làng quê, yêu đất nước của nhân vật ông Hai, về nghệ thuật kể chuyện,

Ngày đăng: 02/02/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan