Bạn Huệ nói: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau”.. Bài 3: 4 điểm Trong đoạn thơ sau, những sự vật nào được so sánh với nhau?. Các sự vật đó
Trang 1PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN
TRƯỜNG TH XÃ MƯỜNG CANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG - LỚP 3 NĂM HỌC: 2012 – 2013
MÔN: TOÁN
Thời gian làm bài 60 phút (không kể giao đề)
Bài 1 (4 điểm): Cho các chữ số: 3, 5, 7
a, Viết tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ ba chữ số đã cho
b, Tính tổng của tất cả các số đó
Bài 2 (4 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a, (125 – 17 x 4) x (12 – 11 – 1)
b, 576 + 678 + 780 - 475 - 577 - 679
Bài 3 (4 điểm): Tìm x.
a, x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0 b, 5 + x = 125 x 5
Bài 4: (5 điểm)
Có 3 bao gạo mỗi bao có 53 kg Người ta lấy bớt ra ở mỗi bao 3 kg Số gạo còn lại đóng đều vào 6 túi Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kilôgam gạo?
Bài 5 (3 điểm)
a Bạn Huệ nói: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau” Bạn Huệ nói đúng hay sai?
b Cho 2 hình A và B Trong hai hình đó hình nào là hình chữ nhật? Tại sao?
35 mm 35 mm
20 mm 20 mm 20 mm 20mm
35 mm 35 mm
A B
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN - LỚP 3
Bài 1: (4 điểm):
a, Các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ ba chữ số đã cho:
357; 375; 537; 573; 735; 753
b, Tổng của tất cả các số đó:
357 + 375 + 537 + 573 + 735 + 753 = 3 330
2 điểm
2 điểm
Bài 2 (4 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a, (125 – 17 x 4) x (12 – 11 – 1)
= (125 – 17 x 4) x 0
= 0
1 điểm
1 điểm
b, 576 + 678 + 785 - 475 - 577 - 684
= (576 - 475) + (678 - 577) + (785 - 684)
= 101 + 101 + 101
= 303
0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm
Bài 3 (4 điểm): Tìm x.
a, x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0
x = 0 + 4 + 3 + 2 + 1
x = 10
1điểm
1 điểm
b, 5 + x = 125 x 5
5 + x = 625
x = 625 - 5
x = 620
0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm
Bài 4: (5 điểm)
Khối lượng gạo còn lại ở mỗi bao là:
53 - 3 = 50 (kg)
Khối lượng gạo đóng vào 6 túi là:
50 x 3 = 150(kg)
Khối lượng gạo ở mỗi túi là:
150 : 6 = 25 (kg)
Đáp số: 25 kg
1,5 điểm 1,5 điểm
1,5 điểm 0,5 điểm
Bài 5: (3 điểm)
a Bạn Huệ nói đúng
b Hình B là hình chữ nhật
Vì: Hình B có 4 góc vuông, có hai cạnh dài 35 mm và hai cạnh ngắn dài
20 mm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Trang 3PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN
TRƯỜNG TH XÃ MƯỜNG CANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG - LỚP 3 NĂM HỌC: 2012 – 2013
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài 60 phút (không kể giao đề)
Câu 1: (4 điểm) Đọc các câu sau và tìm những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc:
a, Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Tố Hữu
b, Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Nguyễn Đình Thi
c, “- Con không được dự bàn việc nước, nhưng con không muốn khoanh tay ngồi nhìn quân giặc sang cướp nước”
“ - Con thề với mẹ sẽ chém đầu giặc dữ, rửa thù nước non”
Theo Nguyễn Huy Tưởng
Câu 2: (4 điểm)
a, Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân:
- Ông ngoại đang tưới rau ngoài vườn
- Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân
- Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây
b, Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong câu dưới đây để có thể sử dụng thêm một số dấu phẩy
Hà Nội, là những thành phố lớn ở nước ta
Bài 3: (4 điểm) Trong đoạn thơ sau, những sự vật nào được so sánh với nhau? Các sự
vật đó giống nhau ở điểm nào?
Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
Bài 4: Tập làm văn (7 điểm)
Quê hương em đang đổi mới từng ngày Hãy viết một bức thư cho bạn để
thông báo về những đổi mới trên quê hương
Trình bày sạch đẹp: 1 điểm
Trang 4HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Câu 1: (4 điểm) Những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc:
a, giang sơn
b, đất nước
c, nước
nước non
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 2: (4 điểm)
a, Đặt câu hỏi:
- Ai đang tưới rau ngoài vườn ?
- Mấy cậu học trò như thế nào ?
- Trần Quốc Khái quê ở đâu ?
b, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng là những thành phố
lớn ở nước ta
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Bài 3: (4 điểm)
- Những sự vật nào được so sánh với nhau: Quả dừa - đàn lợn ; Tàu dừa –
chiếc lược
+ Quả dừa giống đàn lợn con nằm chen chúc với nhau trong lòng mẹ
+ Tàu lá dừa có những kẽ lá xẻ đều như những chiếc răng lược chải vào
mái tóc
1 điểm
1,5 điểm 1,5 điểm
Bài 4: Tập làm văn ( 7 điểm)
Bài văn đảm bảo cấu trúc bức thư; diễn đạt rõ ràng; không sai lỗi
chính tả
- Lí do viết thư
- Nội dung bức thư:
+ Sự đổi mới đang diễn ra trên quê hương như thế nào? có thêm những gì
mới? cảm nghĩ của em
+ Cuộc sống, sinh hoạt trên quê hương có những nét gì thay đổi so với
trước đây? Em nghĩ gì về sự đổi mới đó?
- Kết thư: Lời chúc, Lời chào
1,5 điểm
2 điểm
2 điểm 1,5 điểm
Trình bày sạch đẹp: 1 điểm