ĐỀ 1: CHƯƠNG III: DTH QUẦN THỂ (10 CÂU BTAP, 4 CÂU LT) Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen dị hợp. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen aa trong quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là A. 46,875% B. 93,75%. C. 6,25%. D. 37,5%. [<br>] Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,2 Aa. Cần bao nhiêu thế hệ tự phối để có được tỉ lệ đồng hợp trội chiếm 0,4875 ? A. 2 thế hệ B. 1 thế hệ C. 4 thế hệ D. 3 thế hệ [<br>] Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là: A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa C. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa D. 0,25 AA : 0,5Aa : 0,25aa [<br>] Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là : 0,6AA : 0,4Aa. Tần số alen A và a là A. A=0,8; a=0,2. B. A=0,6; a=0,4. C. A=0,25; a=0,75 D. A=0,64; a=0,36. [<br>] Trong một quần thể thực vật, cây thân cao trội hoàn toàn so với cây thân thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec là quần thể có A. 40% số cây thân cao, 60% cây thân thấp. B. toàn bộ cây thân cao. C. 50% số cây thân cao, 50% số cây thân thấp. D. toàn bộ cây thân cao đồng hợp trội [<br>] Ở một loài thực vật, BB: hoa đỏ, Bb: hoa màu hồng, bb: hoa trắng. Quần thể này có 280 cây hoa đỏ, 620 cây hoa hồng , 100 cây hoa trắng. Nếu không có chọn lọc, không có đột biến thì cấu trúc di truyền của quần thể giao phối này ở trạng thái cân bằng là A. 0,28 BB : 0,62 Bb : 0,001 bb. B. 0,45 BB : 0,56 Bb : 0,1 bb. C. 0,3481 BB : 0,4838 Bb : 0,1681 bb. D. 0,465 BB : 0,495 Bb : 0,1875 bb. [<br>] Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: - Ở giới cái: 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa - Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa Quần thể ở trạng thái cân bằng có cấu trúc di truyền là A. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa B. 0,7225 AA : 0,255 Aa : 0,0225 aa C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa D. 0,246AA : 0,318 Aa : 0,401 aa [<br>] Bệnh tiểu đường do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường. Giả sử trong một quần thể người, có tới 84% dân số không bị bệnh, một người đàn ông trong quần thể này lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta, cả hai người đều không bị bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị bệnh là (nếu quần thể ở trạng thái cân bằng) A. 12,5% B. 8,12% C. 2,46% D. 3,6% [<br>] Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền: 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa. Các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Khi đạt trạng thái cân bằng, số lượng cá thể của quần thể gồm 6000 cá thể. Số lượng cá thể lông đốm lúc quần thể đạt cân bằng di truyền là A. 3400 B. 2760 C. 2880 D. 5400 [<br>] Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền ? A. 0,36AA : 0,28Aa : 0,16aa B. 0,18AA : 0,81Aa : 0,01 aa C. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2 aa D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04 aa [<br>] Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội [<br>] Trong Luật hôn nhân và gia đình có điều luật cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi. Cơ sở di truyền học của điều luật này là: Khi những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau thì A. các gen lặn có hại có thể được biểu hiện làm cho con cháu của họ có sức sống kém. B. quá trình nguyên phân ở bố và mẹ bị rối loạn làm xuất hiện các đột biến xôma. C. quá trình giảm phân ở bố và mẹ bị rối loạn làm xuất hiện các đột biến nhiễm sắc thể. D. các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thường xảy ra khi kết hôn gần nên giảm sức sống của thế hệ con cháu. [<br>] Nội dung của định luật Hacđi- Van bec là: ’’trong một quần thể lớn (1) nếu không có các yếu tố làm thay đổi (2) thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì (3) từ thế hệ này sang thế hệ khác. (1), (2), (3) lần lượt là A. ngẫu phối, thành phần di truyền, thay đổi B. ngẫu phối, tần số các alen, không đổi C. tự phối, thành phần kiểu hình, không đổi D. giao phối, kiểu gen, không đổi [<br>] Câu nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec A. quần thể phải có kích thước lớn B. các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. C. không có đột biến, không có chọn lọc. D. các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau [<br>] CHưƠNG IV: ứNG DỤNG DTH (10 CÂU) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai ? A. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng B. Các con lai F 1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau C. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F 1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo D. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai, nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại [<br>] Để tạo giống có năng suất cao hơn mức trần người ta sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học tác động vào bộ máy di truyền của giống nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của chúng. Đây là cơ sở khoa học của tạo giống bằng phương pháp A. gây đột biến B. công nghệ gen C. công nghệ tế bào D. biến dị tổ hợp [<br>] Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là phương pháp A. cấy truyền phôi B. nhân bản vô tính C. lai tế bào sinh dưỡng D. nuôi cấy hạt phấn [<br>] Cho các bước nhân bản cừu Đôly: 1. đưa nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân. 2. nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm, cho trứng phát triển thành phôi. 3. lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, loại bỏ nhân của tế bào trứng. Lấy nhân tế bào của con cừu cho tế bào tuyến vú. 4. con cừu cái mang thai sinh ra cừu Đôly. 5. cấy phôi vào tử cung con cừu khác. Trình tự đúng trong quy trình nhân bản cừu Đôly là A. 2, 3, 1, 4, 5 B. 3, 1, 2, 5, 4 C. 3, 2, 1, 5, 4 D. 5, 4, 3, 1, 2 [<br>] Prôtêin huyết thanh của người được sản xuất với số lượng lớn trong sữa của cừu, sau đó chế biến thành thuốc chống u xơ nang ở người, đây là thành tựu của phương pháp tạo giống bằng A. gây đột biến B. công nghệ gen C. công nghệ tế bào D. biến dị tổ hợp [<br>] Bằng kĩ thuật chuyển gen, người ta đã tổng hợp ra insulin với số lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu thuốc chữa bệnh tiểu đường cả về chất lượng và giá thành. Gen tổng hợp insulin được tách ra từ …(1)… và chuyển vào tế bào nhận …(2)…bằng vectơ là…(3)…. (1), (2), (3) lần lượt là: A. cơ thể người, E.coli, plasmit. B. tế bào vi khuẩn, nấm men, plasmit. C. tế bào não cừu, người, plasmit. D. tuyến tụy của bò, người, plasmit. [<br>] Cho các bước tạo động vật chuyển gen: (1) Lấy trứng ra khỏi con vật. (2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. (3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm. (4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là A. (3) → (4) → (2) → (1). B. (1) → (4) → (3) → (2). C. (1) → (3) → (4) → (2). D. (2) → (3) → (4) → (2). [<br>] Phân tử ADN tái tổ hợp là A. đoạn ADN tế bào cho kết hợp với ADN plasmit B. đoạn ADN tế bào nhận và ADN tế bào cho. C. phân tử ADN tìm thấy trong mọi tế bào sinh vật D. phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận. [<br>] Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật chuyển gen? A. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. B. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai. C. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai. D. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôliêtilen glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai. [<br>] Cho các thành tựu: (1) Tạo giống bông kháng sâu bệnh bằng cách chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông. (2) Tạo cây lai giữa khoai tây và cà chua. (3) Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - carôten (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao hơn so với lai giữa cây 4n và 2n (5) Tạo ra giống bắp MIR 162 ở Việt Nam chống lại phổ tác động của sâu đục thân, côn trùng cánh vảy và kháng thuốc diệt cỏ. Những thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ gen là: A. (1), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (1), (3). [<br>] CHƯƠNG V: DTH người (8 CÂU LT) Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng 3X. [<br>] Nguyên nhân của bệnh phêninkêto niệu là A. gen đột biến không tổng hợp được enzim chuyển hoá phêninalanin chuyển hoá thành tirôzin. B. thừa rất nhiều enzim chuyển hoá phêninalanin chuyển hoá thành tirôzin. C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây mất cân bằng hệ gen trong tế bào dẫn đến dư thừa phêninalanin. D. chuỗi hêmôglobin bị đột biến. [<br>] Các biện pháp để hạn chế bớt gánh nặng di truyền do các bệnh di truyền gây ra 1. tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến 2. tư vấn di truyền 3. sàng lọc trước sinh 4. đo chỉ số IQ 5. liệu pháp gen Tổ hợp đúng là : A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 1, 3, 4, 5 [<br>] Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai. B. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể. C. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không. D. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh con. [<br>] Kĩ thuật chọc dò dịch ối để A. tách lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN. B. tách lấy tế bào tử cung người mẹ cho phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN. C. chủ yếu khảo sát tính chất của nước ối. D. phát hiện sớm các khuyết tật di truyền ở trẻ em khi vừa mới sinh ra. [<br>] Bình thường trong cơ thể người, cả hai loại gen (1) hoạt động hài hòa với nhau, song đột biến xảy ra trong những gen này có thể (2) cơ chế điều hòa quá trình phân bào dẫn đến ung thư. (1) và (2) là A. (1): gen tiền ung thư, gen ức chế khối u. (2): phá hủy. B. (1): gen ung thư, gen tiền ung thư. (2): thay đổi. C. (1): gen điều hòa, gen tiền ung thư. (2): thay đổi. D. (1): gen ức chế khối u, gen điều hòa. (2): tác động. [<br>] Các gen tiền ung thư có thể chuyển thành gen ung thư dẫn đến bệnh ung thư. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích cho sự xuất hiện những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn” này trong tế bào nhân thực A. các gen tiền ung thư là các dạng đột biến của các gen bình thường. B. các gen tiền ung thư bình thường có vai trò điều hòa phân chia tế bào. C. các gen tiền ung thư bắt nguồn từ sự lây nhiễm của virut làm phá hỏng các gen ức chế ung thư. D. các gen tiền ung thư là “rác” di truyền có trong hệ gen [<br>] Nếu khối u được xuất phát từ một tế bào bị đột biến gen nhiều lần dẫn đến mất khả năng điều hòa phân bào, theo thống kê tần số người bị bệnh ung thư ở người già cao hơn so với ở người trẻ, khẳng định nào sau đây không đúng A. ở người già số lần phân bào nhiều hơn nên nhân đôi ADN nhiều hơn dẫn đến xảy ra nhiều đột biến hơn so với người trẻ. B. người già tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân gây đột biến C. ở người già hệ miễn dịch suy yếu không đủ khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư khiến các khối u dễ phát triển. D. kích thước tế bào của người già lớn hơn người trẻ, tế bào bị lão hóa nên các tác nhân gây đột biến dễ tác động vào hệ gen. [<br>] . thường. Giả sử trong một quần thể người, có tới 84% dân số không bị bệnh, một người đàn ông trong quần thể này lấy người vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta, cả hai người đều không bị bệnh vào tế bào trứng đã loại nhân. 2. nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm, cho trứng phát triển thành phôi. 3. lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, loại bỏ nhân của tế bào trứng. Lấy nhân. thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ gen là: A. (1), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (1), (3). [<br>] CHƯƠNG V: DTH người (8 CÂU LT) Ở người, những hội chứng nào sau đây là