Nhưng qua thực tế giảng dạy cuả nhiều năm, đến nay tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh chưa đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của phân môn Tập đọc.. - Khi đọc ngắt nghỉ chưa
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN TỐNG
CHUYÊN ĐỀ:
“MỘT VÀI GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 3.”
Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Phương
Tổ chuyên môn: Khối Ba
Năm học: 2011- 2012
Trang 2CHUYÊN ĐỀ:
MỘT VÀI GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3
I.Lý do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh Mục đích của việc dạy và học của môn Tiếng Việt là: “Dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt văn hoá để giao tiếp và mở rộng hiểu biết qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.” Thông qua các giờ dạy, môn học này sẽ phát triển năng lực trí tuệ của trẻ, rèn cho các em phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em tình cảm mới
Cuối bậc tiểu học, yêu cầu tối thiểu của học sinh phải đạt là: Đọc thông viết thạo, sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong học tập, giao tiếp, yêu thích thơ văn, nhớ một số câu chuyện và học thuộc lòng các bài thơ hay trong SGK tiểu học Để thực hiện hoá các yêu cầu trên, chương trình môn Tiếng Việt bao gồm một số phân môn: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu, kể chuyện giúp cho người học chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hoá, công cụ
để giao tiếp tư duy và học tập Học sinh đọc đúng, đọc hay sẽ giúp các em có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn văn hoá khác
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay đối tượng học sinh đọc chưa đúng, chưa hay là khá phổ biến trong lớp Chính vì vậy, mà tôi càng trăn trở làm thế nào để
HS học xong chương trình tiểu học phải đạt kiến thức chuẩn, yêu cầu cơ bản tối thiểu của phân môn Tập đọc Và đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài này
II Thực trạng:
Đọc đúng, đọc hay là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh khi học Tiếng Việt Theo yêu cầu của chương trình, học sinh phải đạt yêu cầu cơ bản là phải phát âm đúng, đọc rõ ràng, rành mạch, đọc lưu loát Nhưng qua thực tế giảng dạy cuả nhiều năm, đến nay tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh chưa đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của phân môn Tập đọc
* Những hạn chế trong cách đọc các em thường mắc là:
- Giọng đọc thường có thói quen kéo lê giữa các tiếng (đọc ê a )
- Phát âm sai, đọc giọng địa phương quá nặng:
Ví dụ: Đi làm đi lồm, ăn cơm en cơm, hạt gạo hột gộ ,…
Tỉ lệ này chiếm rất cao trong lớp
- Đọc chưa lưu loát, chưa diễn cảm
Trang 3- Khi đọc ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, chưa biết ngắt câu dài
- Một số em khi đọc còn thêm hoặc bớt từ trong bài
Tôi nhận thấy rằng so với yêu cầu thì kĩ năng đọc của học sinh chưa đạt Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại, đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra nhiều biện pháp để giúp các em có kĩ năng đọc tốt
III Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đọc còn hạn chế của học sinh
Qua quá trình tìm hiểu lâu dài, tôi nhận thấy tình trạng đọc của học sinh trong lớp còn hạn chế là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương:
+ Hầu hết học sinh trong lớp đều là con nông dân Ở địa phương ta đa số người nông dân thường phát âm sai hay nói cách khác là phát âm giọng địa phương quá nặng
+ Sinh ra và lớn lên trong môi trrường như vậy nên các em bị ảnh hưởng các em nói sai dẫn đến đọc sai
- Do ảnh hưởng từ phía giáo viên: Một số giáo viên lên lớp phát âm chưa chuẩn, khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc luyện phát âm và viết đúng chính tả
+ Do cách học vẹt của các em ngay từ các lớp đầu cấp nên dẫn đến thói quen kéo lê giọng đọc
+ Do chưa hiểu hết từng nghĩa của từng cụm từ nên khi đọc ngắt nghỉ hơi còn tuỳ ý
IV Một vài giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh :
1 Ngay từ khi nhận lớp tôi tiến hành tổ chức cho học sinh tập đọc nhiều (trong các giờ tập đọc hoặc trong các giờ luyện đọc ) Qua cách đọc của học sinh giáo viên nắm được khả năng đọc của từng em để phân loại.(chẳng hạn các em còn hạn chế trong cách phát âm, cách ngắt câu hay đọc chưa lưu loát, chưa diễn cảm, ) từ đó có kế hoạch rèn đọc cho từng nhóm học sinh ngay từ đầu năm
2 Dạy tốt phân môn tập đọc, bởi vì phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhiều nhất
- Khi dạy tập đọc chú ý rèn cho học sinh đọc đúng, đọc nhanh Muốn làm được điều này trước hết giáo viên phải cho học sinh đọc đúng các từ khó bằng cách cho các em tự phát hiện các từ khó đọc trong bài, tự nêu cách đọc, nếu các
em đọc sai giáo viên giúp các em sửa sai ngay Sau đó cho học sinh đọc câu - đoạn - toàn bài Khi luyện đọc những câu dài GV chú ý tập cho học sinh biết
Trang 4cách ngắt câu đúng bằng cách dùng bút chì vạch nhịp hoặc ghi kí hiệu vạch nhịp
để khi luyện đọc các em đọc cho đúng
Ví dụ: /: nghỉ hơi
//: ngắt hơi
↑: cao giọng
↓: hạ giọng
: nhấn giọng hoặc kéo dài
- Trong quá trình học sinh luyện đọc tôi chú ý theo dõi, nắm bắt những chỗ các em đọc sai để giúp các em sửa sai kịp thời
3 Rèn cho học sinh phát âm đúng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm:
a Rèn cho học sinh phát âm đúng
- Để rèn đọc cho học sinh phát âm đúng, trước tiên về phía GV khi lên lớp phải tập cho mình có thói quen phát âm chuẩn, không những ở tiết Tập đọc mà còn ở tất cả các tiết khác và kể cả ngoài giờ lên lớp khi tiếp xúc với HS để HS dần dần điều chỉnh cách phát âm của mình Khi bắt gặp bất kì HS nào, trong mọi nơi mọi lúc phát âm chưa chuẩn do theo tiếng địa phương GV phải kịp thời sửa chữa ngay
- Trong quá trình dạy học tôi thường chọn những vần mà các em thường phát âm sai, sau đó tôi tìm những từ, câu có chứa vần đó, cho học sinh luyện đọc đúng, để thấy sự khác nhau giữa các từ có chứa hai vần đó
Ví dụ: luyện phát âm đúng hai vần “ăn” và “en”trong từ “chăn trâu”và
“chen chúc”
Hay trong câu: Bố em thường đọc báo Các em sẽ đọc: Bố em thường đọc
bố Từ đó, GV phân tích 2 tiếng “bố” và “báo” về vần hoàn toàn khác nhau để
HS nhận thấy và có sự điều chỉnh trong cách đọc của mình
b Rèn cho học sinh đọc trôi chảy:
- Để rèn cho học sinh đọc trôi chảy, điều trước tiên là phải dạy cho HS đọc đúng
+ Đối với những em đọc còn ngắt ngứ, hay lặp lại từ, tôi chỉ cho luyện đọc một câu (đọc 2 đến 3 lần), bao giờ đọc trôi chảy câu đó mới cho đọc sang câu khác Chú ý khi đọc buộc HS giọng phải rõ ràng, dứt khoát, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
Trang 5c Rèn cho học sinh đọc diễn cảm: Đối với HS việc rèn đọc vẫn tập trung vào yêu càu cơ bản rõ ràng, rành mạch là chủ yếu, chưa đòi hỏi phải diễn cảm .Song đối với HS khá, giỏi tôi vẫn thường rèn đọc diễn cảm cho các em
- Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tôi luôn chú ý cho học sinh nắm chắc cách đọc các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến Hay nói cách khác rèn cho học sinh biết đọc theo ngữ điệu của từng loại câu (biết hạ giọng hoặc cao giọng theo câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến) :
VD: Bài : Cậu bé thông minh
*Câu hỏi: Cậu bé kia sao dám đến đây làm ầm ĩ ?
Đối với câu này cần cho HS đọc với giọng oai nghiêm, nhấn giọng ở từ ngữ cần hỏi
VD: Bài: Ông ngoại
*Câu kể: Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại - thầy giáo đầu tiên của tôi
Tôi hướng dẫn cho các em đọc với giọng kể chuyện
VD: Bài: Người lính dũng cảm
*Câu khiến: Vượt rào, bắt sống nó!, Về thôi !
Đọc với giọng yêu cầu, ra lệnh
Tuỳ theo nội dung bài hoặc đoạn mà có giọng đọc vui (chẳng hạn bài: Nhớ lại buổi đầu đi học), buồn( chẳng hạn bài:Các em nhỏ và cụ già), trang nghiêm(chẳng hạn bài:Đất quý đất yêu), hay tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ (chẳng hạn bài: Cửa Tùng)
4 Trong mỗi tiết tập đọc, sau khi rèn đọc đúng cho HS tiến tới tìm hiểu bài, qua hoạt động này HS đã cảm thụ nội dung bài, tôi luôn dành thời gian tổ chức học sinh thi đọc bằng nhiều cách: (trong hoạt động này GV phải chủ động trước từng nhóm HS có cùng trình độ để thi đọc trước lớp)
+ Đối với nhóm HS đọc còn nhiều hạn chế như đã nêu trên, tôi cho các
em rèn đọc trong nhóm (nhóm khoảng 3-4 em ) Tôi chọn một đoạn ngắn để HS rèn đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ đọc theo chuẩn của từng giai đoạn Sau khi đã luyện đọc trong nhóm sẽ tổ chức cho các nhóm cùng loại thi đọc trước lớp ,nếu
em nào đọc đạt yêu cầu đã giao sẽ được ghi điểm tốt hoặc phát thưởng và cả nhóm cũng được tuyên dương
+ Đối với nhóm đọc chưa diễn cảm, sau khi tìm hiểu bài học HS đã cảm thụ nội dung từng câu, đoạn, bài ,từng tính cách của từng nhân vật, tổ chức cho
Trang 6HS đọc theo lối phân vai (hay dựng lại câu chuyện) vừa có tác dụng cho các em nhập vai nhân vật đọc đúng giọng của nhân vật vừa để các em có cơ hội thể hiện năng khiếu của mình
Lớp nhận xét tuyên dương những bạn đọc hay bằng những tràng vỗ tay Giáo viên nhận xét và có thể cho điểm nhằm động viên khuyến khích để các em hứng thú, ham học Nhờ vậy trong giờ tập đọc, lớp tôi ngày càng có nhiều em thích xung phong thi đọc với các bạn Các em không còn e ngại hoặc sợ sệt mà trở nên rất mạnh dạn tự tin
5 Phân công học sinh đọc tốt kèm học sinh đọc yếu tập đọc trong khi học nhóm, đầu mỗi buổi học hoặc trong giờ ra chơi Với giải pháp này học sinh yếu
sẽ rèn được kĩ năng phát âm đúng khi đọc thành tiếng, học sinh giỏi theo dõi bạn đọc sẽ rèn được kĩ năng đọc thầm
6 Lập sổ theo dõi học sinh luyện đọc: Qua từng tháng, theo dõi mức độ tiến bộ và có hướng điều chỉnh kịp thời
7 Kết hợp rèn đọc cho học sinh khi đọc các phân môn khác:
Bên cạnh cho học sinh rèn đọc trong phân môn tập đọc, tôi còn chú trọng dạy học sinh rèn đọc qua các môn học khác như: Đọc đề bài toán, đọc bài học của môn TNXH, đặc biệt tôi chú ý rèn đọc cho học sinh đọc đúng, diễn cảm các câu chuyện kể đạo đức khi dạy học môn đạo đức Trong tập làm văn tôi luôn quan tâm cho các em đọc lại bài văn của mình và của bạn cho cả lớp nghe
8 Không nên xem nhẹ khâu dặn dò cuối mỗi buổi học, đối với môn Tập đọc cần cho HS đọc trước bài nhiều lần ở nhà để khi lên lớp các em không mất thời gian nhẩm lại cách đánh vần của những tiếng khó (đối với nhóm đọc còn yếu)
V.QUY TRÌNH TIẾT TẬP ĐỌC:
I/Mục tiêu:
II/Đồ dùng dạy học:
III/Các hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:
2/Bài mới:
a/GTB:
b/Luyện đọc:
-GV đọc mẫu
Trang 7-HS đọc nối tiếp câu,rút từ khó – luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn , rút câu khó- luyện đọc câu khó
- HS đọc nối tiếp đoạn rút từ
- Giải nghĩa từ ngữ
- HS đọc theo nhóm
- Thi đọc trước lớp – lớp bình chọn bạn đọc tốt
c/Tìm hiểu bài:
+ Trả lời câu hỏi
+ Rút nội dung bài học(ở bước này tùy tình hình lớp mà GV có thể linh hoạt)
d/Luyện đọc diễn cảm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp- lớp bình chọn bạn đọc hay
e/Củng cố
- Gíao dục tư tưởng- dặn dò:
Trên đây chỉ là giải pháp theo chủ quan của bản thân, chắc có lẽ còn
nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp về những giải pháp hay hơn nữa để bản thân tôi học hỏi thêm, nhằm ngày một nâng cao chất lượng đọc cho học sinh hơn
Đại Quang, ngày 5 tháng 12 năm 2012
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Xuân Phương