1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giới thiệu Thành Điện Hải - Đà Nẵng

4 791 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 77 KB

Nội dung

THÀNH ĐIỆN HẢI: Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 Minh Mạng thứ 4 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn, còn cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch. Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998. NGHĨA TRŨNG PHƯỚC NINH: Nghĩa trũng Phước Ninh là nơi qui tụ thi hài các chiến sĩ và đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng và các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định chiến đấu ở mặt trận Đà Nẵng đã hi sinh trong buổi đầu chống Pháp (1858-1860). Trong chiến đấu việc mai táng chỉ tạm thời, qua loa; sau này ông Nguyễn Quí Linh, làm chức Sung Chánh Thương Biện Hải Phòng đã khởi xướng lập nên nghĩa trũng này. Nhân dân địa phương đã hưởng ứng nhiệt tình, qui tập hơn 1.500 nấm mộ, táng theo hướng Đông - Nam, Tây - Bắc, có tấm bia bằng đá sa thạch, cao 1,20m, rộng 0,8m ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, ngoài ra còn có 2 ngôi mộ của hai vị tướng. Chung quanh nghĩa trũng xây thành đất bao bọc. Di tích này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận ngày 16.11.1988 và gắn bia di tích ngày 25.8.1998. ĐÌNH LÀNG HẢI CHÂU: Đình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1. Phía trước có hồ nước lớn, ở giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi. Trên cổng Tam Quan vẫn còn rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng là một quần thể kiến trúc chính gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ “nhất”. Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Vua Lê đã lập ra ấp Hàn Giang (sau là tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố Đà Nẵng) và các tộc họ ấy đã quần tụ lại thành làng Hải Châu (theo tên xã cũ ở Thanh Hóa, bao gồm phần nội thành Đà Nẵng hiện nay), được triều Nguyễn phong sắc phong "chánh xã”. Hơn 500 năm qua các tộc họ đầu tiên ấy đã đặt nền móng và không ngừng đóng góp công sức cho sự hình thành thành phố Đà Nẵng hiện nay. Trên gác chuông đình Hải Châu hiện còn 1 chiếc chuông đồng, thân chuông có bài minh đắp nổi bằng chữ Hán. Tạm dịch: Năm Minh Mạng thứ 5 (Giáp Thân - 1842) trùng tu chùa. Năm sau (1825) vua ban chỉ sắc tứ cho mang tên 'Chùa Phước Hải.Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn - 1832) nhằm ngày tốt, xã Hải Châu Chánh Đồng tạo lập chuông này. Các nhà sử học xác định Đình Hải Châu là Chùa Phước Hải, nơi Chúa Nguyễn Phúc Chu năm Kỷ Hợi - 1719 đã vào Quảng Nam và nghỉ lại, sau đó dân đã lập bàn thờ ông tại đây. Đình làng Hải Châu được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 12/7/2001. Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Lịch sử Vào cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ (Ecole Française d'Extrême Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng cho các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác Cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Kết quả là một tòa nhà có một số nét kiến trúc Chăm. Công trình nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác Cổ cho khởi xây năm 1915-6 đến năm 1936 mới hoàn tất. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19 [1] được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau. Vào thập niên 1930 tòa nhà được khuếch trương để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu. [2] Sang thập niên 1950 và 1960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc nguyên thủy. Hơn 40 năm sau, năm 2002, một tòa nhà 2 tầng với khoảng 2 ngàn m² diện tích trưng bày và khoảng 500 m² diện tích kho được xây dựng thêm ở phía sau. [sửa]Địa điểm và bố trí Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m². Hình dáng mặt tiền nhà bảo tàng mô phỏng theo kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan bảy ngày trong tuần. Gần đây có một dự án cầu gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này. Hiện vật trưng bày Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 món và được phân chia theo các gian phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. NGHĨA ĐỊA PHÁP-TÂY BAN NHA Thực hiện âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, ngày 30-8-1858, lực lượng tham chiến của liên quân Pháp – Tây Ban Nha tập kết tại vịnh Đà Nẵng gồm 16 chiến hạm, trong đó có 3 chiến hạm của quân Tây Ban Nha với tổng số quân là 2.350 người. Có chiến hạm trang bị đến 50 đại bác như Mémesis có sức công phá và sát thương lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, lực lượng phòng thủ của Việt Nam phải đương đầu với một lực lượng quân sự đông và trang bị binh khí kỹ thuật tối tân như thê. Do đó chỉ sau một ngày bắn phá, các pháo đài phòng thủ của ta bị phá hủy phần lớn, buộc quân đồn trú của ta phải rút lui vào sâu để lập phòng tuyến mới ngăn giặc. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta đã làm cho âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch bị phá sản. Chúng không thể nào mở rộng được địa bàn chiếm đóng, trái lại bị vây hãm, lại bị tiêu hao dần và gặp những khó khăn nan giải vì không hợp với thủy thổ, khí hậu. Một báo cáo của quân địch viết: “Binh sĩ mệt mỏi, say nắng gục ngã giữa đường. Thật là một cảnh tượng buồn thảm khi thấy trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta ngã gục không cầm nổi vũ khí ” (1) . Quân địch lại còn bị nạn dịch bệnh hoành hành, khiến lực lượng càng bị tiêu hao nặng. Theo một tài liệu của Pháp, từ 1-6 đến 20-6-1859, riêng bệnh dịch tả đã giết chết 200 quân Pháp; một tiểu đoàn của trung đoàn 3 ở Đà Nẵng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 7 đã mất 1/3 quân số. Đầu tháng 2-1859, Đô đốc Rigault de Genouilly chuyển hướng tấn công vào Gia Định, chỉ để lại Đà Nẵng một đại đội và vài chiến hạm nhỏ đo đại tá Toyon chỉ huy, chia nhau trấn giữ hai đồn Nại Hiên Đông và Điện Hải. Ngày 15-9-1959, Rigault de Genouilly điều một lực lượng quân từ Gia Định ra Đà Nẵng. Sau đó, tướng Rigault de Genouilly bị buộc phải từ chức. Đô đốc Page được cử sang thay thế. Page chủ trương tấn công vào phía bắc Đà Nẵng nhằm chặt đứt đường giao thông của quân ta với Huế, nhưng không thành. Trong tình hình đó, quân Pháp được lệnh rút khỏi Đà Nẵng để chi viện cho chiến trường ở Trung Hoa từ ngày 23- 3-1860. Như vậy, sau gần 19 tháng chiến tranh, quân viễn chinh Pháp bị bao vây, cầm chân tại mặt trận Đà Nẵng và hoàn toàn thất bại trong mưu đồ đen tối của chúng. Đô đốc Page ra lệnh đốt tất cả nhà cửa, doanh trại trước khi rút lui, nhưng có một thứ mà chúng không thể mang đi được là nấm mồ của những tên xâm lược xấu số nằm ở một nghĩa địa trơ trọi ở phái đông mũi Mõ Diều và đảo Cô trên bán đảo Sơn Trà, Năm 1895, Toàn quyền Paul Doumer cho sửa sang lại nơi này, tập trung các ngôi mộ nằm rải rác ở mũi Mỏ Diều bán đảo Sơn Trà, dựng mộ chí và vòng thành, xây một nhà nguyện nhỏ, bên dưới có hầm chứa các hộp đựng hài cốt, bên trên có gắn tấm bảng với những dòng chữ ngậm ngùi như sau: À la Mémoire Des Combattants Français et Espagnols De L’ Expédition Rigault De Genouilly Mort en 1858-1859-1860 Et ensevelis en ces lieux. Dịch: “Để tưởng nhớ những chiến sĩ Pháp và Tây Ban Nha trong đội quân viễn chinh của Rigault de Genouilly chết trong các năm 1858, 1859, 1860 và được chôn cất tại nơi đây!”. Như vậy đây là một nghĩa địa của “Liên quân Pháp - Tây Ban Nha” (thực tế, chủ yếu là quân Pháp, do tướng Pháp chỉ huy), nhưng tại sao lại được gọi là “Nghĩa địa Tây Ban Nha” hay “Nghĩa địa Y Pha Nho”? Và, người Pháp cũng gọi thế. Phải chăng họ muốn tránh đi một mặc cảm xót xa của quá khứ. Đối với người dân Đà Nẵng, và không chỉ có người Đà Nẵng, mà với cả chúng ta ngày nay, nghĩa địa Pháp - Tây Ban Nha này là một chứng tích lịch sử đầy ý nghĩa về cuộc viễn chinh duy nhất còn lại trên đất nước ta của chủ nghĩa thực dân. . THÀNH ĐIỆN HẢI: Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 Minh. đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được. đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo

Ngày đăng: 01/02/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w