ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8 HỌC KÌ I Câu 1: So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó ? Trả lời: + Mô biểu bì - Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày bao phủ mặt ngoài cùng như mặt trong của cơ thể, có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích. Biểu mô bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hóa học ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô. - Các tế bào xếp sít nhau; không có mạch máu; luôn sinh ra tế bào mới thay thế - Phủ ngoài da; phủ và lót các cơ quan bên trong, kể cả các tuyến. - Bảo vệ và hấp thụ - Tiết dịch - Bài tiết (mô sinh sản làm nhiệm vụ sinh sản). + Mô liên kết - Mô liên kết gồm sụn, mô xương, gân, dày chằng mà mô liên kết sợi. Đậc điểm chung của mô liên kết là tế bào tiết ra một lượng lớn chất ko sống gọi là chất nền, chính chất nền quyết định chức năng của mô. Như vậy, tế bào thực hiện chức năng của mình một cách gián tiếp và tiết ra chất nền làm vật liệu liên kết và chống đỡ, -Ở mô liên kết sợi, tế bào tiết ra một dạng sợi dày, đan kết vào nhau. Nó có ở khắp cơ thể, nối liền da với cơ, neo giữ các tuyến, liên kết các tổ chức khác nhau của cơ thể. Sợi liên kết có thành phần cơ bản là coolagen, đó là một loại prôtêin, khi đun nóng sẽ biến thành prôtêin hòa tan thành geelatin. - Phân bố rộng khắp cơ thể - Các tế bào nằm rải rác trong chất nền; có mạch máu nuôi dưỡng. - Tạo bộ khung cơ thể (xương, sun) - Nâng đỡ, neo giữ các cơ quan Câu 2: Phản xạ là gì ? Hãy lấy vài ví dụ về phản xạ. Trả lời: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Ví dụ: Khi tay chạm vào vật nóng thì co tay lại, khi ăn thì tiết nước bọt, rét thì nổi da gà, chiếu sáng vào mát mắt sẻ nheo lại Câu 3: Nêu nhưng biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và biên pháp chống mỏi cơ ? Khi chạy một doàn đường dài em có cảm giác gì ? Vì sao như vậy ? Trả lời; + Phải tập luyện thường xuyên để từ từ tăng sức dẻo dai của cơ Cần phải tập từ từ, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Chống mỏi cơ thì khi quá mỏi phải ngưng ngay cái hoạt động đang làm, xoa bóp, mát xa để cơ có thể thả lỏng, hít thơ sâu để máu có thể cung cấp oxi cho tế bào cơ + Cảm giác mệt mỏi, thở không nỗi và khát nước. Vì khi chạy đã tiêu hao năng lượng và calo trong cơ thể. Câu 4: Máu gồm những thành phần nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu ? Khi cơ thể mất nhiều nước (khi bị tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều ) máu có thể lưu thông trong mạch không ? Trả lời: + Máu gồm huyết tương và các tế bào máu + Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu + Huyết tương:- Giúp duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch - Các chất khác giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào, các chất cần thiết (hoocmôn, kháng thẻ, ) tới nơi cần, vận chuyển các chất thải tới cơ quan bài tiết. + Hồng cầu : Vận chuyển O2 và CO2 + Khi cơ thể mất nhiều nước (khi bị tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều ) máu khó thể lưu thông trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% - 80% - 70% ) thì máu sẽ đặc lại, Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn. Câu 5: Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch ? Trả lời: Hạn chế tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, heroin, … Băng bó kịp thời các vết thương không để cơ thể mất nhiều máu. Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch … Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các cảm xúc âm tính. Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn Câu 6: So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ ? Trả lời: * Giống: - Đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành. - Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi - Đường dẫn khí đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm, bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc. - Bao bọc phổi có 2 lớp màng là chất dịch * Khác: - Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triễn hơn về chức năng phát âm. Câu 7: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có được dung tích sống lý tưởng ? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ? Trả lời: + Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộcvào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển (< 25 tuôi ở nam, và < 20 tuổi ở nữ). Sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển thêm nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra , các cơ này cần luyện tập đều từ bé. + Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí: + khí lưu thông/phút: 400ml x 18 = 7200 ml + khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x18 = 2700 ml + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 ml - 2700 ml =4500 ml - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600 ml không khí + khí lưu thông/phút: 600ml x 12 = 7200 ml + khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x12 = 1800 ml + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 ml - 1800 ml = 5400 ml => Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp Câu 8: Trao đổi lý học của thức ăn trong khoang miệng là gì ? Hãy giải thích nghĩa đen về mắt sinh học của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu “? Trả lời: + Nhai, nghiền: nhờ hoạt động của tuyêt nước bọt, hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má có tác dụng làm ướt và mền thức ăn, nghiền nhỏ và làm nguyễn thức ăn Biến đổi tinh bột nhờ hoạt động của enzin amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ + nghĩa đen về mắt sinh học của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu “ là: khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn. Câu 9: Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả ? Trả lời: + Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng có chứa canxi (Ca) và flo (F). * Cần phải ăn uống đúng cách vì: + Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn nên tiêu hóa được hiệu quả hơn + Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiếp dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng tiêu hóa cao hơn và sự tiến hóa sẽ hiệu quả + Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn nên sự tiêu hóa sẽ hiêu quả + Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động co bopscuar dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa hiêu quả hơn. Câu 10: Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ? Trả lời: + mọi hoạt động của bất kì cơ thể sống nào cũng cần có năng lượng và năng lượng này đuợc sinh ra từ quá trình chuyển hóa vật chất mà cơ thể thu nhận qua thức ăn. Thức ăn sau khi vào cơ thể trải qua quá trình tiêu hóa trở thành các hợp chất cao năng ( đường, prôtêin, lipít ) đây chính là các hợp chất giàu năng lượng mà sự phân giải chúng sẽ cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra không ngừng trong mọi cơ thể sống, không có những chuyển hóa này thì không phải cơ thể sống. Câu 11: Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông nhất là trời rét, da người tái hoặc sờn gai ốc ? Trả lời: Mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào: - Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sắc thể qui định đặc điểm cấu trúc của protein được tổng hợp trong tế bào ở riboxom. Như vậy, các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống. ( Mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt. Mao mạch da co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Đồng thời cơ chân lông co lại nên sởn gai ốc làm giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da ) Câu 12: Hãy giải thích câu: “ Trời nóng chống khát, trời mát chống đói” “ Rét run cầm cặp” Trả lời:+Khi trời nóng: tăng tỏa nhiệt ( mạch máu dưới da dãn, toát mồ hôi); giảm sinh nhiệt (vận động nhẹ, giảm dị hơn). + Khi trời lạnh: giảm tỏa nhiệt (mạch máu dưới da co, cơ chân lông cơ),tăng sinh nhiệt (phản xạ run, tăng dị hóa) - Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt có vai trò chỉ đạo của hệ thần kinh. . x12 = 180 0 ml + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 ml - 180 0 ml = 5400 ml => Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp Câu 8: Trao đổi lý học của thức ăn trong khoang. hôi nhiều ) máu khó thể lưu thông trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% - 80 % - 70% ) thì máu sẽ đặc lại, Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn. Câu 5: Nêu. đều từ bé. + Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí: + khí lưu thông/phút: 400ml x 18 = 7200 ml + khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 18 = 2700 ml + Khí hữu ích vào tới