Cứu người ngưng tim Sài Gòn Tiếp Thị – 09:06 ICT Thứ sáu, ngày 26 tháng tư năm 2013 • Email • Chia sẻ20 • • • In ra SGTT.VN - Có muôn vàn rủi ro trong đời sống để khiến một người rơi vào tình trạng ngưng tim: tai nạn giao thông, điện giật, đuối nước, hoả hoạn… hay sự cố bất ngờ của bệnh lý tim mạch trong lúc làm việc căng thẳng, tập thể dục quá sức, du lịch đường dài Thông thường nạn nhân có thể chết nhanh chóng trong vài phút, nhưng nếu được sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường thì khả năng thoát khỏi bàn tay thần chết sẽ rất cao. Ngưng tim (cardiac arrest) là tình trạng rối loạn co bóp của tim hoặc các nhát bóp không hiệu quả làm giảm lượng máu đưa vào tuần hoàn để nuôi cơ thể. Điều này làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tế bào, đặc biệt là tế bào não là tế bào nhạy cảm với oxy, sẽ tổn thương nặng nếu thiếu oxy trong năm phút. Nạn nhân ngưng tim nếu được điều trị kịp thời có thể được cứu sống và hồi phục não. Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) là phương pháp điều trị cấp cứu ngưng tim bằng kỹ thuật tuần hoàn nhân tạo, hô hấp nhân tạo và phục hồi tuần hoàn có hiệu quả. Việc trang bị kiến thức hồi sức tim phổi cơ bản giúp sơ cứu những trường hợp ngưng tim khi chưa có sự điều trị của đội ngũ y tế và có thể giúp nạn nhân qua cơn nguy hiểm. Theo hướng dẫn mới nhất (năm 2010) áp dụng cho người lớn của hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association – AHA), nếu gặp một người đột nhiên ngã gục xuống, cần tiếp cận và xử trí các bước hồi sức tim phổi cơ bản như sau: - Kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không bằng cách lay vai và gọi to (hình 1). Nếu không tỉnh, nhanh chóng kêu gọi mọi người giúp đỡ, tự mình hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu (hình 2). - Kiểm tra xem nạn nhân có thở không bằng cách quan sát sự di chuyển của lồng ngực trong vòng 5 – 10 giây (hình 3). - Nếu nạn nhân không thở, kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 – 10 giây. Nếu không có mạch trong vòng mười giây, lập tức tiến hành CPR, bắt đầu với việc nhấn tim (hình 4). Sau 30 lần nhấn tim, chuyển qua thông đường thở và hà hơi thổi ngạt. Mở thông đường thở bằng cách dùng một tay đẩy nhẹ trán nạn nhân xuống, tay kia nâng cằm lên, sau đó tay đẩy trán sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi bệnh nhân và thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt hai lần liên tiếp (hình 5). Luân phiên giữa nhấn tim và hà hơi thổi ngạt (hình 5, hình 6) theo công thức 30:2 (30 lần nhấn tim/2 lần hà hơi thổi ngạt). Nếu có mạch (nạn nhân không thở), cần thông đường thở và hà hơi thổi ngạt mỗi 5 – 6 giây (10 – 12 lần hà hơi thổi ngạt trong một phút). Kiểm tra lại mạch mỗi hai phút. Ba bước cơ bản của CPR theo khuyến cáo của hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã có thay đổi so với trước, từ ABC (Airway: thông đường thở – Breathing: hà hơi thổi ngạt – Chest compression: nhấn tim) chuyển thành CAB (nhấn tim – thông đường thở – hà hơi thổi ngạt). Theo AHA, nhấn tim là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Thậm chí, chỉ cần nhấn tim cũng đã giúp tăng khả năng sống sót cho nạn nhân. Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5cm (hình 7). Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện hà hơi thổi ngạt) không được quá mười giây. Nếu chưa từng được huấn luyện về CPR hoặc không nắm rõ về kỹ thuật hà hơi thổi ngạt, chỉ cần thực hiện việc nhấn tim. Nếu có từ hai người trở lên, có thể chia ra một người hà hơi thổi ngạt và một nhấn tim, vẫn theo công thức 30:2. Nếu có thể, luân phiên thay đổi người nhấn tim vì việc nhấn tim sẽ khiến người thực hiện nhanh chóng mệt và đuối sức. Bạn nên biết là các thao tác này có thể cứu sống được nạn nhân nên cần cố gắng duy trì CPR cho đến khi có đội ngũ y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân tỉnh lại. ThS. BS Ngô Bảo Khoa Cứu người ngưng tim Sài Gòn Tiếp Thị – 09:06 ICT Thứ sáu, ngày 26 tháng tư năm 2013 • Email • Chia sẻ20 • • • In ra SGTT.VN - Có muôn vàn rủi ro trong đời sống để khiến một người rơi vào tình trạng ngưng tim: tai nạn giao thông, điện giật, đuối nước, hoả hoạn… hay sự cố bất ngờ của bệnh lý tim mạch trong lúc làm việc căng thẳng, tập thể dục quá sức, du lịch đường dài Thông thường nạn nhân có thể chết nhanh chóng trong vài phút, nhưng nếu được sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường thì khả năng thoát khỏi bàn tay thần chết sẽ rất cao. Ngưng tim (cardiac arrest) là tình trạng rối loạn co bóp của tim hoặc các nhát bóp không hiệu quả làm giảm lượng máu đưa vào tuần hoàn để nuôi cơ thể. Điều này làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tế bào, đặc biệt là tế bào não là tế bào nhạy cảm với oxy, sẽ tổn thương nặng nếu thiếu oxy trong năm phút. Nạn nhân ngưng tim nếu được điều trị kịp thời có thể được cứu sống và hồi phục não. Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) là phương pháp điều trị cấp cứu ngưng tim bằng kỹ thuật tuần hoàn nhân tạo, hô hấp nhân tạo và phục hồi tuần hoàn có hiệu quả. Việc trang bị kiến thức hồi sức tim phổi cơ bản giúp sơ cứu những trường hợp ngưng tim khi chưa có sự điều trị của đội ngũ y tế và có thể giúp nạn nhân qua cơn nguy hiểm. Theo hướng dẫn mới nhất (năm 2010) áp dụng cho người lớn của hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association – AHA), nếu gặp một người đột nhiên ngã gục xuống, cần tiếp cận và xử trí các bước hồi sức tim phổi cơ bản như sau: - Kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không bằng cách lay vai và gọi to (hình 1). Nếu không tỉnh, nhanh chóng kêu gọi mọi người giúp đỡ, tự mình hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu (hình 2). - Kiểm tra xem nạn nhân có thở không bằng cách quan sát sự di chuyển của lồng ngực trong vòng 5 – 10 giây (hình 3). - Nếu nạn nhân không thở, kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 – 10 giây. Nếu không có mạch trong vòng mười giây, lập tức tiến hành CPR, bắt đầu với việc nhấn tim (hình 4). Sau 30 lần nhấn tim, chuyển qua thông đường thở và hà hơi thổi ngạt. Mở thông đường thở bằng cách dùng một tay đẩy nhẹ trán nạn nhân xuống, tay kia nâng cằm lên, sau đó tay đẩy trán sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi bệnh nhân và thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt hai lần liên tiếp (hình 5). Luân phiên giữa nhấn tim và hà hơi thổi ngạt (hình 5, hình 6) theo công thức 30:2 (30 lần nhấn tim/2 lần hà hơi thổi ngạt). Nếu có mạch (nạn nhân không thở), cần thông đường thở và hà hơi thổi ngạt mỗi 5 – 6 giây (10 – 12 lần hà hơi thổi ngạt trong một phút). Kiểm tra lại mạch mỗi hai phút. Ba bước cơ bản của CPR theo khuyến cáo của hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã có thay đổi so với trước, từ ABC (Airway: thông đường thở – Breathing: hà hơi thổi ngạt – Chest compression: nhấn tim) chuyển thành CAB (nhấn tim – thông đường thở – hà hơi thổi ngạt). Theo AHA, nhấn tim là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Thậm chí, chỉ cần nhấn tim cũng đã giúp tăng khả năng sống sót cho nạn nhân. Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5cm (hình 7). Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện hà hơi thổi ngạt) không được quá mười giây. Nếu chưa từng được huấn luyện về CPR hoặc không nắm rõ về kỹ thuật hà hơi thổi ngạt, chỉ cần thực hiện việc nhấn tim. Nếu có từ hai người trở lên, có thể chia ra một người hà hơi thổi ngạt và một nhấn tim, vẫn theo công thức 30:2. Nếu có thể, luân phiên thay đổi người nhấn tim vì việc nhấn tim sẽ khiến người thực hiện nhanh chóng mệt và đuối sức. Bạn nên biết là các thao tác này có thể cứu sống được nạn nhân nên cần cố gắng duy trì CPR cho đến khi có đội ngũ y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân tỉnh lại. ThS. BS Ngô Bảo Khoa Cứu người ngưng tim Sài Gòn Tiếp Thị – 09:06 ICT Thứ sáu, ngày 26 tháng tư năm 2013 • Email • Chia sẻ20 • • • In ra SGTT.VN - Có muôn vàn rủi ro trong đời sống để khiến một người rơi vào tình trạng ngưng tim: tai nạn giao thông, điện giật, đuối nước, hoả hoạn… hay sự cố bất ngờ của bệnh lý tim mạch trong lúc làm việc căng thẳng, tập thể dục quá sức, du lịch đường dài Thông thường nạn nhân có thể chết nhanh chóng trong vài phút, nhưng nếu được sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường thì khả năng thoát khỏi bàn tay thần chết sẽ rất cao. Ngưng tim (cardiac arrest) là tình trạng rối loạn co bóp của tim hoặc các nhát bóp không hiệu quả làm giảm lượng máu đưa vào tuần hoàn để nuôi cơ thể. Điều này làm giảm lượng oxy cung cấp cho các tế bào, đặc biệt là tế bào não là tế bào nhạy cảm với oxy, sẽ tổn thương nặng nếu thiếu oxy trong năm phút. Nạn nhân ngưng tim nếu được điều trị kịp thời có thể được cứu sống và hồi phục não. Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) là phương pháp điều trị cấp cứu ngưng tim bằng kỹ thuật tuần hoàn nhân tạo, hô hấp nhân tạo và phục hồi tuần hoàn có hiệu quả. Việc trang bị kiến thức hồi sức tim phổi cơ bản giúp sơ cứu những trường hợp ngưng tim khi chưa có sự điều trị của đội ngũ y tế và có thể giúp nạn nhân qua cơn nguy hiểm. Theo hướng dẫn mới nhất (năm 2010) áp dụng cho người lớn của hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association – AHA), nếu gặp một người đột nhiên ngã gục xuống, cần tiếp cận và xử trí các bước hồi sức tim phổi cơ bản như sau: - Kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không bằng cách lay vai và gọi to (hình 1). Nếu không tỉnh, nhanh chóng kêu gọi mọi người giúp đỡ, tự mình hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu (hình 2). - Kiểm tra xem nạn nhân có thở không bằng cách quan sát sự di chuyển của lồng ngực trong vòng 5 – 10 giây (hình 3). - Nếu nạn nhân không thở, kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 – 10 giây. Nếu không có mạch trong vòng mười giây, lập tức tiến hành CPR, bắt đầu với việc nhấn tim (hình 4). Sau 30 lần nhấn tim, chuyển qua thông đường thở và hà hơi thổi ngạt. Mở thông đường thở bằng cách dùng một tay đẩy nhẹ trán nạn nhân xuống, tay kia nâng cằm lên, sau đó tay đẩy trán sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi bệnh nhân và thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt hai lần liên tiếp (hình 5). Luân phiên giữa nhấn tim và hà hơi thổi ngạt (hình 5, hình 6) theo công thức 30:2 (30 lần nhấn tim/2 lần hà hơi thổi ngạt). Nếu có mạch (nạn nhân không thở), cần thông đường thở và hà hơi thổi ngạt mỗi 5 – 6 giây (10 – 12 lần hà hơi thổi ngạt trong một phút). Kiểm tra lại mạch mỗi hai phút. Ba bước cơ bản của CPR theo khuyến cáo của hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã có thay đổi so với trước, từ ABC (Airway: thông đường thở – Breathing: hà hơi thổi ngạt – Chest compression: nhấn tim) chuyển thành CAB (nhấn tim – thông đường thở – hà hơi thổi ngạt). Theo AHA, nhấn tim là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Thậm chí, chỉ cần nhấn tim cũng đã giúp tăng khả năng sống sót cho nạn nhân. Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5cm (hình 7). Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện hà hơi thổi ngạt) không được quá mười giây. Nếu chưa từng được huấn luyện về CPR hoặc không nắm rõ về kỹ thuật hà hơi thổi ngạt, chỉ cần thực hiện việc nhấn tim. Nếu có từ hai người trở lên, có thể chia ra một người hà hơi thổi ngạt và một nhấn tim, vẫn theo công thức 30:2. Nếu có thể, luân phiên thay đổi người nhấn tim vì việc nhấn tim sẽ khiến người thực hiện nhanh chóng mệt và đuối sức. Bạn nên biết là các thao tác này có thể cứu sống được nạn nhân nên cần cố gắng duy trì CPR cho đến khi có đội ngũ y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân tỉnh lại. ThS. BS Ngô Bảo Khoa . khuyến cáo của hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã có thay đổi so với trước, từ ABC (Airway: thông đường thở – Breathing: hà hơi thổi ngạt – Chest compression: nhấn tim) chuyển thành CAB (nhấn tim – thông đường. nhấn tim là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Thậm chí, chỉ cần nhấn tim cũng đã giúp tăng khả năng sống sót cho nạn nhân. Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim. (hình 7). Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện