Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐIỀN HẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Điền Hải, ngày 30 tháng 3 năm 2013 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 Tên đề tài: “MỘT VÀI GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH KHỐI 8-9” I/ Sơ yếu lý lịch: Họ và tên : Cao Hữu Lý Nam- Nữ : Nam Ngày sinh : 01-11-1971 Quê quán : Điền Hải, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hải Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng – Tổ Anh-Thể -Mĩ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: CĐSP Âm nhạc Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm tạo điều kiện về thiết bị và cơ sở vật chất của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ của tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học. - Bản thân luôn phấn đấu, học tập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề khá vững vàng. *Khó khăn: - HS khó có thể cảm nhận một cách đầy đủ nét độc đáo của từng bài hát trong một thời lương rất hạn chế của tiết học. - Mặc dù nhà trường đã chú trọng đến việc đầu tư trang bị cho các phòng học bộ môn nhưng với phòng học bộ môn Âm nhạc thì các thiết bị đã có dấu hiệu xuống cấp gây không nhỏ đến chất lượng dạy học. - Việc học tập trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn khi bản thân là giáo viên duy nhất trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường. II/ Sơ lược nhữngđặc điểm tình hình của đơn vị: *Thuận lợi: Người thực hiện: Cao Hữu Lý 1 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” - Nhà trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh. - Điền Hải là một địa phương có truyền thống hiếu học và phong trào văn hóa văn nghệ phát triển mạnh. - Tập thể sư phạm đoàn kết có tay nghề vững vàng, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành. - Ban giám hiệu nhà trường là những người có tâm huyết và nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp giáo dục. - Trường THCS Điền Hải là đơn vị có bề dày thành tích, là một trong những lá cờ đầu của ngành GD và ĐT huyện Phong Điền. * Khó khăn: - Một bộ phận học sinh vẫn còn rụt rè trong quá trình tiếp xúc với môn Âm nhạc, việc cảm nhận đầy đủ tính chất, tình cảm và các thành tố Âm nhạc trong từng tác phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. III/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Môn Âm nhạc đóng góp một phần đáng kể trong việc giáo dục học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp trong cuộc sống, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức-Trí-Thể-Mỹ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Cảm thụ thẩm mỹ xét cho cùng là hoạt động tâm lý đặc thù của con người mà thực chất là quá trình chuyển hóa những nội dung mang ý nghĩa xã hội từ đối tượng (khách thể) thẩm mỹ vào ý thức thẩm mỹ của chủ thể nhằm mang lại khoái cảm thẩm mỹ, qua đó kích thích khả năng thưởng thức và sáng tạo thẩm mỹ cho chủ thể.Xét dưới góc độ đó, năng lực cảm thụ thẩm mỹ chiếm giữ một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người và đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Thế cho nên Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 khi xác định mục tiêu mà nền giáo dục Việt Nam hướng đến là phải đào tạo ra những con người Việt Nam “phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội… đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Từ mục tiêu giáo dục đến nhận thức thực tiễn giáo dục ở bậc trung học cơ sở cho thấy một thực tế rằng, đa phần lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đều có ước muốn, khát khao chinh phục, khám phá, sáng tạo nên cái đẹp, chiếm lĩnh những giá trị thẩm mỹ. Song, bên cạnh đó một bộ phận học sinh còn nhận thức, hành động lệch lạc, phản thẩm mỹ đi ngược lại mục tiêu giáo dục mà xã hội đang hướng tới. Mặt khác, trong tiến trình hội nhập với thế giới, sự bùng nổ của công nghệ truyền thông, đa phương tiện với sự xuất hiện của nhiều hình thức giải trí đã tác động đến quá trình phát triển tâm lý, sự hình thành nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên mà chủ yếu là lứa tuổi học sinh .Xuất phát từ những nội dung nêu trên,với nhiệm vụ của mình(Là Người thực hiện: Cao Hữu Lý 2 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” giáo viên trục tiếp giảng dạy môn âm nhạc) bản thân xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức thẩm mĩ cho học sinh khối 8-9 thông qua môn học âm nhạc. IV/ Những giải pháp chính: Giải pháp 1: Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Viêc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là một việc làm thường xuyên của người học sinh và tất nhiên người dạy học cũng thế. Với những tiết dạy có nội dung về âm nhạc thường thức ( tìm hiểu tác giả, tác phẩm) đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, phải nắm bắt và cập nhật kịp thời những thông tin về văn hóa âm nhạc cần thiết liên quan đến nội dung bài dạy.Cần phải có kế hoach thật cụ thể, có sự hướng dẫn chi tiết ở tiết học trước với những nội dung liên quan đến phần âm nhạc thường thức ở tiết học tiếp theo. Ví dụ: Với bài: Nhạc sỹ Phong Nhã và Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng - Thông qua nhiều kênh thông tin, các em có thể tìm hiểu thêm một số tác phẩm âm nhạc khác của nhạc sỹ Phong Nhã để hiểu thêm quá trình sáng tác, tình cảm của người nhạc sỹ này với tuổi thơ đặc biệt khi ông viết những bài hát dành cho tuổi thơ. - Học sinh có thể tìm hiểu trước video bài hát này để có sự càm nhận một cách chân thật những hình ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi cũng như những tình cảm mà Thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. - Qua quá trình giảng dạy học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy các em rất thích được nghe thầy cô mình hát mặc dù có thể giáo viên hát không hay bằng các ca khúc trong băng đĩa. Hiện nay có nhiều ca khúc của các nhạc sĩ in trong tuyển tập các ca khúc chúng ta có thể sưu tầm và tập hát để hát cho các em nghe trong các giờ dạy âm nhạc thường thức. - Việc cho học sinh nghe nhạc qua băng đĩa trong giờ học âm nhạc thường thức là rất quan trọng bởi chất lượng âm thanh, phối khí của các tác phẩm trong băng đĩa khá tốt tạo điều kiện kích thích phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho các em học sinh. Một khó khăn thực tế là các tác phẩm âm nhạc mà giáo viên cần tìm nằm rải rác ở các băng đĩa khác nhau, để tránh thực hiện nhiều thao tác khi dạy giáo viên nên sưu tầm, tập hợp các bài hát vào một đĩa để giới thiệu cho học sinh dễ dàng hơn. - Với những nội dung liên quan đến việc giới thiệu sự ra đời của tác phẩm hay giới thiệu những nét tiêu biểu ,những thành công,cống hiến của tác giả giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước và có thể kể lại hoặc tự giới trong quá trình tìm hiểu bài. - Giáo viên phải có sự cập nhật kịp thời,chính xác những thông tin văn hóa Âm nhạc liên quan đến nội dung bài dạy để cung cấp thêm cho học sinh làm cho bài dạy sinh động hơn. - Để giúp học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung, tình cảm của bài hát, với những tiết học này ngoài việc cho học sinh nghe, bản thân đã sử dụng giáo án điện tử nhằm đưa những Người thực hiện: Cao Hữu Lý 3 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” kênh hình, những tư liệu có nội dung liên quan đến bài hát, những hình ảnh giàu cảm xúc, có tác dụng trực tiếp vào suy nghĩ, tình cảm của học sinh nhằm gây sự chú ý, phát huy tính độc lập trong suy nghĩ, dẫn dắt các em đi tìm những cảm xúc thật sự của chính bản thân mình. - Việc chuẩn bị thiết bị dạy học góp phần không nhỏ trong thành công của từng tiết dạy,góp phần vào việc định hướng thẩm mĩ cho học sinh qua từng nội dung trong chương trình âm nhạc lớp 8,9. Ví dụ: - Hình ảnh người Mẹ Việt Nam tần tảo, giàu long nhân ái,đậm chất nhân văn, người mẹ của dân tộc…để giới thiệu trong bài “Mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tý. - Hình ảnh những chú bộ đội “ Vai ướt đẩm mồ hôi” kéo từng cổ pháo nặng hàng tấn vào trận địa để làm nên thiên hùng ca – “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Hình ảnh những bà mẹ ngày ngày lên nương rẫy và nỗi nhớ người thân da diết đang ở chiến trường và niềm lạc quan tinh tưởng vào một ngày mai chiến thắng trong “Bóng cây Kơ nia” của Phan Huỳnh Điểu - Những hình ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi và những tình cảm của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ trong “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của Phong Nhã. Giải pháp 2:Sử dụng phương pháp tích hợp trong quá trình giảng dạy. - Tích hợp các nội dung trong từng môn học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.Âm nhạc là một môn học mà ở đó các em sẽ cảm nhận một cách đầy đủ những cảm nhận thẩm mĩ của cá nhân, những định hướng cơ bản về khoái cảm thẩm mĩ, sự nhận thức đúng đắn về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hình thành ở các em tình yêu quê hương đất nước, con người qua từng tác phẩm với ca từ hay, giai điệu đẹp. * Tích hợp giữa các giác quan: Nếu việc dạy và học ngôn ngữ, người ta chú ý đến các hoạt động về kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết, thì việc dạy và học âm nhạc ở trường phổ thông phải chú ý đến kỹ năng: Nghe – Hát – Đọc – Ghi – Cảm thụ. Dạy âm nhạc theo hướng tích hợp chính là sự phối hợp các hoạt động đó ở mỗi bài học, mỗi tiết học, từ nội dung đến phương pháp, từ cách dạy của Thầy, đến cách học của trò. * Tích hợp giữa các môn học: + Âm nhạc với văn học: Một tác phẩm âm nhạc, song song với giai điệu “đẹp” là lời ca “hay”. Hơn nữa rất nhiều ca khúc phổ thơ cho đến nay đã trở thành tuyệt tác. Vì vậy có thể nói văn học cũng là một bộ phận cấu thành một tác phẩm âm nhạc. Do đó khi phân tích nghệ thuật âm nhạc, giáo viên cần phân tích tác phẩm trên phương diện văn học, dùng các tác phẩm, hình tượng văn học làm cho tiết học trở nên phong phú, hấp dẫn. Thông qua đó giáo dục thẩm mỹ âm nhạc giúp HS nhận ra cái hay của một tác phẩm âm nhạc so với một bài hát bình thường. + Âm nhạc với lịch sử: Song song với dòng nhạc Tiền chiến, Thị trường, dòng nhạc Cách mạng chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc cách mạng gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thông qua giai Người thực hiện: Cao Hữu Lý 4 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” điệu đẹp của bài hát giúp HS khắc sâu hơn hình ảnh Lãnh tụ, các anh hùng dân tộc, những miền quê anh hùng, cũng qua đó giúp HS thêm yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. +Âm nhac với giáo dục môi trường: Như chúng ta biết, Âm nhạc-bản thân nó có một tác dung vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền,cổ vũ và động viên ….Một số tác phẩm Âm nhạc trong nhà trường mang tính giáo dục về môi trường rất hay.Nếu giáo viên khéo léo,biết tích hợp một cách hôp lý. * Tích hợp giáo dục nhận thức thẩm mĩ: Bản thân một giờ dạy âm nhạc đã là một hoạt động mang tính thẩm mĩ cao, vì vậy trong giờ học, học sinh được nghe hát, nghe nhạc,tập hát, tập đọc nhạc và tiếp xúc với những tác phẩm Âm nhạc chọn lọc giàu tính nghệ thuật. Để đẩy mạnh việc giáo dục thẩm mỹ, cần phải có những sáng tạo, cải tiến làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, mang đến cho học sinh những tình cảm,xúc cảm thẩm mĩ âm nhạc,thực sự góp phần làm đẹp tâm hồn của các em. Phân tích kĩ cho các em thấy được cái hay, cái đep, trong cuộc sống, trong nội dung, giai điệu, hình tượng âm nhạc giữa âm nhạc chính thống, bác học so với âm nhạc “ thị trường”. Qua đó, giúp các em có thị hiếu âm nhạc tốt, lành mạnh, tìm đúng “khẩu vị” âm nhạc của tuổi học trò và giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè, tránh xa những thói hư tật xấu phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Giải pháp 3: - Thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, làm tốt công tác tham mưu, chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp góp phần đưa phong trào hoạt động Đội ngày một tiến nhanh, tiến xa. - Hoạt động Đội Thiếu niên Ttền phong trong nhà trường có một tác dụng rất to lớn, góp phần thành công vào thành quả giáo dục của nhà trường.Ở đó, tất các hoạt động được tổ chức sẽ hình cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất, giúp các em hình một nhân cách đạo đức tốt của người học sinh, sự nhận thức đúng đắn nhất của người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh trong quá trình học tập và rèn luyện. Trong quá trình công tác, với sự đam mê nghề nghiệp, lòng nhiệt huyết, tinh thần trách của bàn thân (bản thân đã có một quá trình khá dài đảm nhận công tác TPT) đã cùng với đồng nghiệp tham mưu, chia sẽ, thực hiện thành công các hoạt động bề nổi của nhà trường Giải pháp 4: Thuyết trình-Thảo luận nhóm, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của bài hát. - Bằng khả năng của mình, giáo viên thuyết trình, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài hát thông qua các câu hỏi thảo luận nhóm: *Giáo viên thuyết trình giới thiệu: “Hò dô ta, nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ra vượt qua núi. Người thực hiện: Cao Hữu Lý 5 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” …Bài hát hò kéo pháo - của nhạc sĩ trẻ Hoàng Vân - lập tức lan ra - và còn vang vọng tới hôm nay và mai sau, để nhắc nhở về một chặng đường gian khổ nhưng vinh quang. Và để nhắc nhở tới những bài hát im lặng trên con đường pháo ra, pháo vào hiểm trở, gập ghềnh ngày ấy. - Đó là bài hát của mồ hôi nhỏ giọt, của chung tấm lưng ướt đầm, của bàn tay siết vào dây tời, của những bắp thịt cuộn sóng - Đó là bài hát về con người - đại điện cho những con người - như nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca. “ Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt còn ôm…” *Câu hỏi thảo luận nhóm: Ví dụ: 1. Bài hát “ Hò kéo pháo” Của Hoàng Vân - Bài hát ra đời trong hoàn cảnh nào? - Bài hát viết về chiến dịch lịch sử nào của dân tộc Việt Nam ? Chiến dịch này diễn ra vào ngày tháng năm nào? - Bài hát ra đời có ảnh hưởng như thế nào trong cuộc chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam? 2. Bài hát “Bóng cây Kơ nia” của Phan Huỳnh Điểu - Bài hát ra đời trong thời điểm đất nước đang tạm chia cắt hai miền. Hình ảnh những người mẹ ngày ngày lên nương làm rẫy nhớ người thân đang chiến đấu xa nhà gợi cho em những suy nghĩ gì? 3. Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” - Bài hát nhắc nhở em điều gì? - Em làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác? Giải pháp 5: Học sinh thâm nhập giai điệu và cùng hát để cảm nhận. - Để các em có được một sự cảm nhận chân thật, trong chương trình âm nhạc thường thức một số bài trở nên quen thuộc với học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe thâm nhập giai điệu và cùng hát theo đĩa hoặc mời các em tự trình bày bài hát trước khi cho nghe qua đĩa từ đó các em sẽ cảm nhận được sự gần gủi của tác phẩm cũng như những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát Ví dụ : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu Niên Nhi Đồng (Phong Nhã) Làng tôi (Văn Cao) Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý) - Hướng dẫn cho các em tìm các tác phẩm phù hợp với các thể loại âm nhạc. Đối với các ca khúc thì giáo viên động viên các em trình bày một số bài hát mà các em biết. Giáo viên trìng bày những tác phẩm đặc sắc của từng thể loại sau đó cho học sinh nghe các tác phẩm âm nhạc Người thực hiện: Cao Hữu Lý 6 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” tiêu biểu qua băng đĩa. Ví dụ: "Giới thiệu một số thể loại bài hát" giáo viên hướng dẫn cho các em tìm ca khúc phù hợp với từng thể loại đã giới thiệu trong sách giáo khoa. Cho các em trình bày một số ca khúc các em thuộc. - Với những tiết học có đủ thời gian,giáo viên tổ chức cho sinh biếu diễn trước lớp những bài hát mà các em yêu thích đây là hình thức giúp các em có được sự tự tin cũng như thể hiện được những cảm xúc của mình qua từng tác phẩm. Giải pháp 6: Nêu cảm xúc sau khi nghe bài hát hướng dẫn cho các em tìm các tác phẩm phù hợp với các thể loại âm nhạc. Với nội dung được cung cấp từ sách giáo khoa ở mỗi bài hát trong phân môn âm nhạc thường thức, sau khi nghe giới thiệu dẫn dắt của giáo viên, các nội dung tự tìm hiểu được, trước khi tổ chức cho cả lớp nghe bài hát,giáo viên đặt câu hỏi để học sinh có sự tập trung cũng như sự chuẩn bị để phát biểu cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát. - Dựa vào nội dung vừa tìm hiểu, em hãy lắng nghe và nêu cảm xúc của mình khi nghe bài hát…………? - Với dạng câu hỏi này học sinh có từ 2-3 phút để thục hiên theo nhóm và sau đó trình bày trước lớp,giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại. “Mỗi lần nghe bài hát Hò kéo pháo, lòng tôi lại bồi hồi xúc động và tự hào về một thời oanh liệt của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, và đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một bài hát "sống mãi cùng năm tháng" ấy- Hò kéo Pháo” V/ Kết quả và dự đoán sức lan tỏa trong phạm vi toàn tỉnh mà sang kiến có thể mang lại: 1. Kết quả: - Qua nhiều năm công tác, đặc biệt là trong năm học 2012-2013 với những giải pháp nói trên bản thân nhận thấy đã đạt được những kết quả khả quan như sau: + Rèn các em tính kiên nhẫn, tính chuẩn xác trong công việc, giúp các em thêm yêu đất nước con người Việt Nam qua từng nét giai điệu và lời ca cúa từng bài hát. + Qua từng tác phẩm âm nhạc trong phân môn âm nhạc thường thức, giáo dục các em lòng tự hào dân tộc, lý tưởng sống, tình yêu quê hương đất nước và con người Việt Nam. 1. Hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các mối quan hệ xã hội, tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực, cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó. 2. Có những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ, phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. 3. Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử. Người thực hiện: Cao Hữu Lý 7 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” 4. Có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật. - Từ lý luận và thực tiễn giáo dục thẩm mỹ cho học sinh đã chỉ rõ: Giáo dục thẩm mỹ chủ yếu hướng vào việc phát triển tình cảm của con người, tạo nên sự lớn mạnh và phong phú về tâm hồn của con người, tổ chức và điều khiển hành vi ứng xử của con người theo tiêu chuẩn cái đẹp. Nếu trẻ có khả năng cảm nhận cái đẹp của những cử chỉ cao thượng, cái thi vị của các hoạt động sáng tạo, thì điều đó đã biểu hiện trình độ phát triển nhất định về mặt thẩm mỹ của trẻ. Trái lại, nếu trẻ ham đọc tiểu thuyết, thơ ca, thích nghe âm nhạc, ham xem phim ảnh, biết nhiều sự kiện trong đời sống nghệ thuật, nhưng lại có những hành vi thô lỗ, thấp hèn, có những ham muốn tầm thường, nhỏ nhen, vị kỷ thì khó mà nói được rằng trẻ đã có được một trình độ văn hoá thẩm mỹ chân chính, đã có quan hệ thẩm mỹ đúng đắn được. 2. Dự đoán ảnh hưởng và sức lan tỏa: - Qua một năm thực hiện, tuy đây là nội dung không phải dễ thực hiện với một điều kiện dạy học đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học tối thiểu , tuy nhiên bản thân nhận thấy đa số học sinh đều rất yêu thích và đã trở thành thói quen cho những học sinh có ý thức và yêu ca hát cũng như việc tìm hiểu truyền thống đạo đức cách mạng. Nhận thức thẩm mỹ của học sinh khối 8, 9 ngày một nâng cao. Nếu được triển khai, với đề tài này tôi tin rằng sẽ góp phần giúp học sinh cảm nhận những tác phẩm trong phân môn âm nhạc thường thức ở bậc THCS trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. VI/ KẾT LUẬN: - Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh,việc dạy học phân môn Âm nhạc thường thức được dựa trên cơ sở của lịch sử âm nhạc, sự tìm hiểu để có thêm sự hiểu biết về các danh nhân Âm nhạc của thế giới, những nhạc sĩ có tên tuổi của nền Âm nhạc Việt Nam.Giáo dục âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo nhũng con người làm công tác âm nhạc chuyên nghiệp mà ở đó hình thành cho các em những nhân cách con người mới Việt Nam, giúp các em cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, giúp các em phát triển một cách toàn diện về mọi mặt: Đức-Trí-Thể - Mỹ. - Cùng với một số giải pháp vừa nêu trên hy vọng sẽ được quý thầy cô giáo đón nhận và chia sẻ. Xin chân thành cám ơn! XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Xếp loại: ……… Người thực hiện: Cao Hữu Lý 8 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải Đề tài: “Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 8,9” Cao Hữu Lý XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GĐ&ĐT PHONG ĐIỀN Xếp loại:……………… Chủ tịch HĐKH Người thực hiện: Cao Hữu Lý 9 Giáo viên: Trường THCS Điền Hải