TRUYÊNTHOONGFF PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NA HANG TỪ 1945-2010

40 195 0
TRUYÊNTHOONGFF PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NA HANG TỪ 1945-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Ban Thường vụ Huyện ủy Na Hang BIÊN SOẠN Đ/C Phạm Cao Đáng Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đ/C Đinh Thị Hồng Khánh Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NA HANG TRUYỀN THỐNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NA HANG TỈNH TUYÊN QUANG Người viết: Phạm Thanh Bình Cử nhân: Văn-Sử THÁNG 8 NĂM 2012 Đ/C Hoàng Anh Tuấn Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đ/C Phạm Thanh Bình chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo THẨM ĐỊNH NỘI DUNG 2 (1890-1969) “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường 1946 Hồ Chí Minh toàn tập BẢN ĐỒ HUYỆN NA HANG 3 MỞ ĐẦU NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN NÀ HANG - ĐIỀU KIỆN 4 TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG 1. Vị trí địa lý Nà Hang là huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 22 o 14 ’ đến 22 o 42 ’ vĩ Bắc và 105 o 08 ’ đến 105 o 36 ’ kinh Đông. Huyện Nà Hang phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bắc Mê (Hà Giang); phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang); phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); phía Tây giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang). Nà Hang có diện tích tự nhiên là 146.368 ha 1 trong đó có 7.257,42 ha đất nông nghiệp; 85.665,38 ha đất lâm nghiệp, còn lại là núi đá, sông suối và các loại đất chuyên dụng khác. Địa hình của Nà Hang khá hiểm trở, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và sông suối, vì vậy nhiều vùng gần như biệt lập, giao thông đi lại rất khó khăn, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hết sức hạn chế. Do đặc điểm địa hình, sự phân bố dân cư và yêu cầu của việc quản lý địa bàn đảm bảo cho sự phát triển chung, huyện hình thành 3 khu vực chủ yếu: Khu A gồm các xã: Vĩnh Yên, Thanh Tương, Sơn Phú, Năng Khả, Trùng Khánh và thị trấn Nà Hang (trung tâm là thị trấn Nà Hang). Khu B gồm các xã: Thượng Lâm, Khuôn Hà, Đức Xuân, Thúy Loa, Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên (trung tâm là Thượng Lâm). Khu A và B của huyện là vùng thấp, tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Khu C gồm các xã: Đà Vị, Hồng Thái, Yên Hoa, Côn Lôn, Khau Tinh, Thượng Nông, Thượng Giáp, Sinh Long (trung tâm là Yên Hoa). Đây là khu vực tập trung nhiều đồi, núi có độ dốc cao, đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội. Nằm trên vòng cung sông Gâm, Nà Hang có nhiều dãy núi lớn, nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 mét. Núi đất và núi đá xen kẽ nhau, tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Nà Hang có sông Gâm và sông Năng. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Giang, đổ vào địa phận Nà Hang qua các xã: Thuý Loa, Đức Xuân, Thượng Lâm, Trùng Khánh, Năng Khả, Vĩnh Yên, Thị trấn, Thanh Tương với độ dài 53 km, sau đó xuôi qua huyện Chiêm Hoá rồi hợp với sông Lô tại huyện Yên Sơn. Đây là đường thuỷ duy nhất nối Nà Hang với tỉnh lỵ Tuyên Quang. Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng, chảy qua Chợ Rã, cửa hồ Ba Bể (Bắc Kạn) xuống thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Nà Hang theo hướng Đông-Tây, qua địa phận các xã Đà Vị, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên với chiều dài 25 km, hợp lưu với sông Gâm tại chân núi Pác Tạ. Từ năm 2002, khi công trình thủy điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng, ngoài khúc sông chảy qua địa phận thị trấn Nà Hang và xã Thanh Tương, những khúc chảy qua địa phận các xã còn lại nay trở thành lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang. Ngoài sông Gâm và sông Năng, huyện còn có 2 suối lớn là Khuổi Trang và Bắc Vãng (Nặm Vang) cùng hàng chục suối nhỏ khác. Sông suối của huyện có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường lũ trong mùa mưa, tuy có gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội song cũng có những tiềm năng, giá trị về mặt kinh tế. Ngoài cung cấp nước phục vụ đời 1 5 sống, sản xuất, sông suối Nà Hang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, có giá trị kinh tế cao, là đường giao thông quan trọng giữa các vùng và tiềm năng phát triển thuỷ điện, du lịch. 2. Khí hậu Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu Nà Hang không đồng nhất giữa các vùng, phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800 mét mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30 độ. Vùng thấp dưới 800 mét mang sắc thái khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm 22 độ, độ ẩm không khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình là 1.800 mm. Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Nà Hang không chịu ảnh hưởng của bão biển song thường hay có gió xoáy, gió lốc thất thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột. 3. Tài nguyên khoáng sản Rừng Nà Hang có nhiều loại gỗ, thảo dược và muông thú quý, hiếm, là thế mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở thượng nguồn sông Gâm, do vậy rừng Nà Hang có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ, lụt đối với vùng hạ lưu. Diện tích đất nông nghiệp của huyện tuy không lớn song mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Bên cạnh đó, huyện còn có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai và khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới như mận, đào, lê… Ngoài nguồn tài nguyên chính là rừng, Nà Hang còn có các loại khoáng sản: thiếc, ăng-ti-moan, vàng sa khoáng… Trữ lượng các loại khoáng sản không lớn, khó khai thác vì địa hình phức tạp, giao thông vận tải khó khăn. Điều kiện tự nhiên tạo cho huyện những thuận lợi lớn để phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp. Tuy vậy, sự phức tạp của địa hình gây khó khăn lớn cho việc phát triển giao thông liên lạc, xây dựng các trung tâm dân cư, kinh tế - văn hoá - xã hội. Nằm ở vùng giáp ranh của nhiều tỉnh, địa hình hiểm trở, dân cư phân tán, trình độ dân trí còn hạn chế, Nà Hang vừa có vị trí chiến lược về quân sự, song cũng lại gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh. Nà Hang cũng là nơi có nhiều cảnh đẹp: Núi Pác Tạ, thung lũng Thượng Lâm, thác Pác Ban (thác Mơ) khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung… Sự kết hợp, hoà quyện giữa cảnh quan thiên nhiên đa dạng sinh học với các điểm dân cư giàu bản sắc văn hoá truyền thống đã tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút du khách có dịp đến với Nà Hang. 4. Dân cư văn hóa xã hội Nà Hang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Tính đến năm 2010, dân số của huyện là 60.151 người sinh sống tại 17 xã, thị trấn, trong đó dân tộc Tày chiếm 55,18%, Dao 25,72%, Kinh 10,11%, Mông 7,52%. Mỗi dân tộc có địa bàn cư trú 6 phù hợp và phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa riêng. Đồng bào Kinh, Tày thường ở vùng thấp, nơi có những cánh đồng, soi bãi rộng, giao thông thuận lợi; đồng bào Dao, Mông hay ở thành từng làng, “lũng”, bản độc lập trên các triền núi. Trong xu thế phát triển chung, sự xen kẽ nhiều dân tộc trên cùng một địa bàn ngày càng trở thành phổ biến, khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc được rút ngắn dần. Về mặt văn hoá, xã hội, Nà Hang là vùng kém phát triển do chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Với số dân khoảng một vạn người nhưng cả huyện không có một trường tiểu học nào. Từ năm 1940, mới có trường hương học, chỉ dạy đến sơ học yếu lược (lớp Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng) bằng tiếng Pháp, giành cho con em nhà giàu, có chức sắc. Một số gia đình khá giả đón thầy về dạy tư, song chủ yếu là dạy chữ nho. Nạn thất học là một trong những nguyên nhân chính làm kéo dài, trầm trọng thêm các hủ tục mê tín, dị đoan, đẩy đồng bào các dân tộc vào vòng sống u tối. Đến nay giáo dục Nà Hang đã phát triển mạnh so với những năm 40 của thế kỷ XX, toàn huyện có 37 trường học trong đó 3 trường Trung học phổ thông, 1 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 6 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở và 5 trường tiểu học và Trung học cơ sở có trên 15 nghìn học sinh. với đội ngũ giáo viên gần 1.200 giáo viên. Năm 1995 huyện Na Hang được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ; Năm 2001 huyện Na Hang được công nhận đạt chuẩn quốc gia Phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2004 toàn huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Hơn 60 năm hình thành và phát triển giáo dục huyện Na Hang đã góp phần nâng cao dân trí xóa dần khoảng cách miền xuôi với miền ngược. PHẦN I CHƯƠNG I GIÁO DỤC NA HANG TRONG THỜI KỲ CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC NĂM 1945 ĐẾN 1954 Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, từ đó phong trào cách mạng nước ta phát triển sôi nổi, rộng khắp. Tháng 6-1937, đồng chí Hoàng Văn 7 Lịch được Đảng cử tới tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng tại Tuyên Quang. Ngày 20-3-1940, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang được thành lập. Cùng thời gian này, phong trào cách mạng cũng đã phát triển tới các huyện tiếp giáp với Nà Hang như Bảo Lạc (Cao Bằng), Chợ Rã, Chợ Đồn (Bắc Kạn). Đến tháng 5-1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở tất cả các xã. Hầu hết các xã đều mang tên mới: Yên Hoa là Phan Thanh, Thượng Nông là Đống Đa, Thượng Giáp là Lam Sơn, Đà Vị là Bạch Đằng, Khuôn Hà là Minh Đường, Thượng Lâm là Thành Hưng, Côn Lôn là Tri Phương, Sơn Phú là Lê Lai, Thanh Tương là Lê Lợi, Lăng Can là Quốc Tuấn, Năng Khả và Trùng Khánh là Minh Quang… Địa dư hành chính tạm thời của các xã được lấy theo phạm vi hoạt động của các tiểu tổ vũ trang trong từng thời điểm và địa bàn cư dân có đại biểu tham gia thành lập chính quyền hoặc Ban Việt Minh xã. Cuối tháng 5-1945, các tổng Vĩnh Yên, Thượng Lâm, Côn Lôn tiến hành thành lập Ban Việt Minh tổng. Châu Xuân Trường ra đời là một dấu mốc, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của huyện Nà Hang. Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền là kết quả quá trình bền bỉ xây dựng cơ sở, tập hợp sức mạnh toàn dân; là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng, của Ban lãnh đạo Khu Thiện Thuật kết hợp với tinh thần dũng cảm và sức mạnh đấu tranh của nhân dân các dân tộc Nà Hang. Ngay sau khi được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền huyện vừa tổ chức, hướng dẫn các xã hoạt động, thực hiện các chính sách của Mặt trận Việt Minh. Tháng 10-1945, huyện thành lập Ban bình dân học vụ. Giáo dục Na Hang quyết tâm thanh toán nạn mù chữ phù hợp khát vọng ngàn đời của nhân dân, đã làm bùng lên một không khí náo nức ở các thôn xóm. Phong trào học tiếng phổ thông, học chữ quốc ngữ của quần chúng rất sôi nổi, đa số học sinh các trường hương học trước đây được huy động làm giáo viên bình dân học vụ, thôn bản nào cũng có lớp học. Song song với nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt, công tác xây dựng, củng cố trường lớp học được đẩy mạnh. Năm 1948, Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua ái quốc, huyện tổ chức lễ phát động tại phố Bắc Giòn, động viên quân, dân trong huyện thi đua theo các nội dung cụ thể: Thi đua học bình dân học vụ để diệt giặc dốt. Công cuộc diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ được phát động và triển khai trong cả nước từ tháng 10 năm 1945 (tháng 9/1945 thành lập Nha Bình dân học vụ thuộc Bộ Giáo dục, do ông Vương Kiếm Toàn làm Giám đốc). Đến năm 1950, cả tỉnh đã có 41.796 người thoát nạn mù chữ, huyện Sơn Dương là huyện đầu tiên trong toàn quốc đã thanh toán xong nạn mù chữ và được Hồ Chủ Tịch gửi thư khen ngợi. Tại Nà Hang, đi đôi với phát triển kinh tế, Huyện ủy quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục, năm 1949, huyện có 5 trường tiểu học, mỗi lớp học có trên hai chục 8 học sinh. Bước đầu triển khai công tác xóa mù chữ cho nhân dân, huyện đã có 2 thôn thanh toán được nạn mù chữ, song toàn huyện còn tới 4.746 người mù chữ. Thực tế công tác giáo dục thời gian này cho ta bài học kinh nghiệm là muốn thành công trong công tác phát triển giáo dục, ngoài việc làm cho nhân dân thấy rõ ích lợi và quyền được học, cần có sự đầu tư thỏa đáng về mọi mặt chúng ta cần có cách thức tổ chức các trường lớp và chương trình học tập phù hợp với từng địa bàn, từng dân tộc. Ngoài đạt được những thành tích về giáo dục trong giai đoạn này, nhưng vẫn còn những hạn chế, trường, lớp ở các xã không đồng đều, thiếu giáo viên, thiếu sách, vở, nhất là sách giáo khoa và tài liệu bằng tiếng đại phương; Nhưng phải thấy rằng phong trào học tập của quần chúng rất cao: Người nào cũng muốn học, cán bộ muốn học, quần chúng muốn học, người thợ muốn học, cả đến đồng bào (dân tộc ít người) cũng đi học, các sách vở chỉ lưu hành ở thành thị trước đây đã thâm nhập cả vào thôn quê, báo chí xuất bản ngày một nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với sự đòi hỏi của nhân dân » (Trích báo cáo của đồng chí Trần Thanh Quang Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị đại biểu toàn tỉnh lần thứ 4, (6/1949). Tài liệu lưu trữ tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang). Tháng 2-1950, Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị đại biểu Đảng toàn huyện lần thứ 14. Lần đầu tiên từ khi thành lập, Đảng bộ có một Hội nghị quy mô lớn, bàn khá toàn diện về các mặt công tác. Hội nghị đã nghe báo cáo tình hình các mặt công tác trong năm 1949, đánh giá những ưu khuyết điểm; thảo luận và thông qua Đề án công tác Đảng năm 1950, Đề án công tác dân vận, Đề án công tác kinh tế - văn hoá, xã hội. Về văn hóa - xã hội: Mở rộng các trường học, tăng cường lực lượng giáo viên, phát triển các lớp bình dân học vụ để thanh toán nạn mù chữ. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được Đảng bộ quan tâm, các lớp bình dân học vụ, trường tiểu học phát triển. Số học sinh tăng dần qua các năm, tỷ lệ người mù chữ giảm. Phong trào học bổ túc văn hóa sôi nổi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tiếp tục khắc phục hậu quả do “chính sách ngu dân” của Thực dân Pháp để lại và đẩy mạnh quá trình nâng cao trình độ dân trí, Huyện Nà Hang tập trung chỉ đạo công tác xóa nạn mù chữ, nhất là đối với đồng bào thiểu số, mở thêm nhiều loại hình, đồng thời nâng cao trình độ, chất lượng của cấp học để phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp là thời kỳ nhân dân các dân tộc Nà Hang vượt qua những hạn chế về trình độ văn hóa, khó khăn về mọi mặt để xây dựng chế độ mới, một chế độ tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử của dân tộc nói chung và của huyện nói riêng; đóng góp sức người sức của, làm tròn nhiệm vụ hậu phương, căn cứ địa, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Mặc dù còn những khuyết điểm, hạn chế: Kinh tế nghèo nàn, đời sống nhân dân khó khăn, nạn đói rách vẫn còn. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, ruộng đất còn bị bỏ hoang. Công tác xóa mù chữ triển khai chậm; Tuy nhiên, những kết quả đạt được đã khắc phục một bước rất quan trọng tình trạng đói khổ của nhân dân, đẩy lùi sự lạc hậu về văn hóa xã hội. 9 Chương II GIÁO DỤC NA HANG TỪ NĂM (1954- 1975) ( giai đoạn chống đế quốc Mỹ xâm lược) Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam tiếp tục bước vào giai đoạn mới với đặc điểm nổi bật là đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, tiếp tục cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cùng cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, ngành giáo dục Nà Hang có những thuận lợi. Các thầy cô giáo của huyện đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kết quả phát triển văn hóa xã hội giai đọan trước tạo cơ sở vững chắc cho bước phát triển giáo dục tiếp theo của địa phương. Bên cạnh thuận lợi đó, Nà Hang là huyện miền núi nghèo, kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại khó khăn, nạn đói còn tồn tại khá phổ biến, dân cư thưa thớt; một số phần tử phản động lợi dụng điều kiện địa hình phức tạp, nhiều dân tộc, trình độ dân trí thấp để hoạt động chống phá cách mạng. Tình hình an ninh chính trị có biểu hiện diễn biến phức tạp, những khó khăn đó phần nào ảnh hưởng tới việc duy trì và phát triển hệ thống giáo dục. Trong ba năm khôi phục kinh tế, sự nghiệp giáo dục, bắt đầu phát triển, đi vào chiều sâu. Huyện chăm lo củng cố phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, từng bước mở rộng, phát triển các trường cấp I và cấp II. Nhân dân các dân tộc huyện nhà tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa. Mặc dù còn rất khó khăn về kinh tế, Phòng Giáo dục tham mưu cho cấp Ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục trong toàn huyện tổ chức các lớp học phổ thông và thanh toán nạn mù chữ cho 1.348 người. Về bổ túc văn hoá, có 702 học viên lớp 1; 334 học viên lớp 2; 45 học viên lớp 3 và 13 học viên lớp 4. Hệ thống trường phổ thông được củng cố và phát triển, đầu năm 1958 mới có 2 trường (trường cấp I Nà Hang và Côn Lôn) có đến lớp 4; năm 1960 có 3 trường có đến lớp 4 (trường cấp I Nà Hang, Côn Lôn, Thượng Lâm), 1 trường cấp 2 có lớp 5 và 6 (trường cấp II Nà Hang). Số lượng học sinh ngày càng tăng, đến năm 1960, toàn huyện có 114 học sinh lớp 1; 323 học sinh lớp 2; 213 học sinh lớp 3; 118 học sinh lớp 4; 41 học sinh lớp 5; 29 học sinh lớp 6. I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) vạch ra đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thông qua kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, văn hoá (1961-1965) với các nhiệm vụ cơ bản: Ra sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp, hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân lao động; cải thiện một 10 . ủy Na Hang BIÊN SOẠN Đ/C Phạm Cao Đáng Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đ/C Đinh Thị Hồng Khánh Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NA HANG TRUYỀN THỐNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ. huyện, Phòng Giáo dục Na Hang được thành lập vào tháng 01 năm 1962 do ông Nguyễn Văn Mậu làm Trưởng phòng Giáo dục (từ năm 1962 đến năm 01/1977), 16 năm ông cùng cán bộ phòng Giáo dục Nà Hang lăn. VÀ ĐÀO TẠO NA HANG TỈNH TUYÊN QUANG Người viết: Phạm Thanh Bình Cử nhân: Văn-Sử THÁNG 8 NĂM 2012 Đ/C Hoàng Anh Tuấn Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đ/C Phạm Thanh Bình chuyên viên phòng Giáo

Ngày đăng: 31/01/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan