1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm toán 4

10 307 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 189,5 KB

Nội dung

1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH PHÂN SỐ CÓ HIỆU QUẢ Người thực hiện: Lương Văn Lâm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH PHÚ SƠN SKKN MÔN: Toán 4 QUAN HOÁ NĂM 2013 -PHẦN I- MỞ ĐẦU A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Giáo dục tiểu học là bậc học đang ngày càng phát triển và nó có vị trí vô cùng to lớn đối với ngành giáo dục. Đây là bậc học đặt những viên gạch “ Nền móng vững chắc tương lai”. Từ năm học 2002 đến nay nó là giai đoạn bản lề của sự đổi mới và phát triển không ngừng của ngành giáo dục. Chính vì vậy một trong những mục đích chủ yếu của giáo dục tiểu học là hình thành và phát triển nhân cách của những chủ nhân tương lai. Trong quá trình học tập của bậc tiểu học, nhân cách của học sinh sẽ dần dần hình thành và phát triển, thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường. Các hoạt động dạy học thực hiện chủ yếu các giờ lên lớp thông quá các môn đó chính là một trong những vấn đề quan trọng trong việc hình thành toán 4, toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học. - Đối với toán lớp 4 có thể coi là giai đoạn học tập sâu, học sinh học tập ở mức sâu hơn, khái quát hơn. - Toán 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy học phân số. Trong chương trình môn toán ở học kỳ I của lớp 4, môn toán chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hoá, khái quát hoá về số tự nhiên, hệ đếm thập phân, bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia và một số tính chất của chúng. Giải toán có lời văn, một số quan hệ toán học và ứng dụng của chúng trong thực tế cũng được giới thiệu. Gắn với dạy học về biểu đồ, giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của nhiều số. Với các mối quan hệ trong “Phân số” hoặc tính toán thực hiện trên các số, trong quá trình giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống thực tiễn của học sinh tiểu học. B- Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG Đối với bộ môn toán, đây là bộ môn khái niệm có nhiều điều bổ ích và thú vị đối với học sinh. Một bộ môn gắn liền với khoa học và kiến thức. Vì vậy môn toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục để đạt kết quả cao trong dạy học, người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy trong nhà trường và trau dồi kiến thức bản thân. Năm học 2012-2013tôi được phân công giảng dạy, chủ nhiệm trực tiếp lớp 4 ở trường tiểu học Phú Sơn. Đây là một trường vùng đặc biệt khó khăn của huyện học sinh chủ yếu là dân tôc Thái, Mường và Hmông, điều kiện học tập của các em còn nhiều hạn chế, khả năng nhận thức và tiếp thu của các em còn rất chậm. Chính vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn luôn tìm tòi học hỏi để có sự đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là việc sử dụng phương pháp cá thể hoá trong dạy học nhằm quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh yếu kém. 2 Từ những vấn đề trên, là một giáo viên giảng dạy trực tiếp tôi thấy “ Đổi mới phương pháp dạy học” là điều rất quan trọng để học sinh hứng thú trong các giờ học nói chung và giờ toán nói riêng, nhất là đối với học sinh yếu kém cần có các biện pháp và nội dung cụ thể cho các em và cho chính bản thân tôi. Đây là vấn đề có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc dạy học để sau này lên học các lớp trên các em có đủ điều kiện để tiếp thu những kiến thức mới khó hơn, phức tạp hơn. PHẦN II – NỘI DUNG I – CƠ SỞ KHOA HỌC: Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của những công nghệ khoa học hiện đại, thế kỷ của tri thức. Để nền giáo dục nước ta sớm hoà nhập và tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của nhân loại thì việc xây dựng những thế hệ học sinh có đủ năng lực, trình độ, sự nhạy bén trong tư duy sáng tạo là rất cần thiết. Mặt khác để đạt được những yêu cầu của giáo dục ngày nay, là giáo viên tôi thiết nghĩ cần phải đưa những cải tiến của ngành vào các tiết dạy trong lớp đối với tất cả các môn học, đặc biệt là bậc tiểu học. Vì đây là bậc học nền tảng để các em vững vàng bước lên bậc học trên. Mà ở bậc tiểu học môn toán là môn đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Xuất phát từ những cơ sở trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ hướng dẫn học sinh lớp 4 về cách tính phân số” để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học Phú Sơn. II – NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1- Tìm hiểu phương pháp dạy các bài toán về “phân số” 2- Nghiên cứu những vấn đề lý luận kiến thức có liên quan đến những bài toán về “Phân số” 3- Tìm hiểu thực trạng về việc làm tính giải toán về “Phân số” phân tích những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi làm toán về “Phân số” 4- Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của đề tài. a. Phương pháp giải toán về “Phân số”: Giải bài toán là một hoạt động bao gồm các thao tác xác lập được mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố yêu cầu phải tìm trong điều kiện của bài toán để có cơ sở lựa chọn lời giải cũng như phép tính thích hợp. Mặt khác giải toán còn là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Do 3 đó việc giải toán không chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi người giải toán phải nắm vững khía niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, do đó cần đòi hỏi kỹ năng độc lập, suy luận của học sinh trong việc giải toán. Để giúp học sinh thực hiện tốt việc làm tính giải toán nói trên, yêu cầu học sinh cần nắm được các bước cơ bản sau: Bước 1: Nghiên cứu kỹ đầu bài - Đọc kỹ đầu bài, tìm hiểu ý nghĩa từng từ trong yêu cầu bài toán, phân tích xem bài toán cho biết những gì? (dữ kiện) hỏi gì? ( những yêu cầu phải tìm) và mối liên quan giữa các yếu tố đã cho (điều kiện) và các yếu tố phải tìm. Bước 2: Cách đặt phép tính và tóm tắt bài toán: - Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và cái phải tìm bằng ngôn ngữ ngắn gọn ( giữ lại những từ quan trọng lược bớt những từ không liên quan đến toán học hoặc ngôn ngữ). - Mặt khác có thể tóm tắt bằng mô hình hoặc bằng các ký hiệu toán học sao cho đảm bảo đủ các điều kiện của đầu bài và sự liên kết giữa các dữ kiện của đề bài, những yêu cầu cần phải tìm. Bước 3: Học sinh đọc lại yêu cầu của đề hoặc đọc lại bài toán thông qua phần tóm tắt của đề bài để tìm hiểu kỹ yêu cầu của đề bài. Bước 4: Thiết lập kế hoạch thực hiện phép tính và giải toán Huy động vốn hiểu biết toán học kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở có tính liên kết trong đề toán. Bước 5: Thực hiện cách làm tính và giải toán. - Học sinh thực hiện các phép tính trong kế hoạch giải và trình bày lời giải ứng với từng phép tính cho đúng. Bước 6: Kiểm tra cách tính và cách giải bài toán. - Sau khi các em đã nắm chắc phương pháp chung để làm tính và giải toán về “phân số” giáo viên cần hình thành cho học sinh kỹ năng thực hiện loại toán trên. 4 b. Khảo sát chất lượng đầu năm: - Muốn dạy tốt, học tốt người giáo viên trước hết phải nắm được chất lượng học tập của học sinh để có biện pháp hướng dẫn, phân loại, tìm ra phương pháp tối ưu khi giảng dạy. - Đầu năm học 2012-2013 nhà trường phân công tôi giảng dạy lớp 4 với sĩ số 14 em. Qua những tuần đầu của năm học, thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy trình độ nhận thức của các em còn yếu về dạng “phân số”. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng và thu được kết quả như sau: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 14 0 0 9 5 Qua kết quả khảo sát trên, học sinh tiếp thu còn chậm, yếu. Nên tôi nghĩ rằng để chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh đạt chất lượng cao thì giáo viên cần phải có phương pháp và dành thời gian hơn cho việc làm tính và giải toán về “Phân số”. c- Hướng dẫn học sinh cách tính “phân số” trong chương trinh lớp 4 - Các bài toán áp dụng trực tiếp quy tắc tính về “ So sánh hai phân số cùng mẫu và khác mẫu số, quy đồng hai phân số, phép trừ hai phân số, phép cộng hai phân số, phép nhân hai phân số, phép chia hai phân số. Khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính và giải bài toán này. Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững quy tắc của mỗi loại bài này. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề. * Ví dụ 1: Bài “ So sánh hai phân số 2 3 và 3 4 SGK Toán 4 " 1- Nghiên cứu đề bài: a. Học sinh đọc kỹ đề bài. b. Phân tích kỹ yêu cầu của đề bài. Đề bài yêu cầu chúng ta phải làm gì? ( so sánh hai phân số khác mẫu số) 2- Cách đặt phép tính: 2 3 × 3 4 5 3- Nhận dạng bài toán: Bài toán này thuộc dạng nào? (so sánh hai phân số khác mẫu) Để tính và so sánh hai phân số ta áp dụng quy tắc nào? • Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. 4- Hướng dẫn học sinh đọc lại yêu cầu của đề bài 5- Học sinh lập phép tính: Trong phép tính trên số thứ nhất gọi là gì? (phân số thứ nhất), số thứ hai gọi là gì? ( phân số thứ hai) Vậy theo quy tắc và với điều kiện ở trên ta có thể tính và so sánh hai phân số được chưa? ( tính được rồi), tính như thế nào? 2 3 = 8 12 ; 3 4 = 9 12 6- Đặt phép tính và thực hiện phép tính: Đề bài yêu cầu ta phải làm gì? ( so sánh 2 phân số khác mẫu số). Vậy ta phải làm thế nào? ( quy đồng mẫu số hai phân số ) Trình bày phép tính và giải: +Quy đồng mẫu số hai phân số: 2 3 = 2 4 3 4 × × = 8 12 ; 3 4 = 3 3 3 4 × × = 9 12 + So sánh hai phân số cùng mẫu số: 8 12 < 9 12 hoặc 9 12 > 8 12 * kết luận 2 3 < 3 4 hoặc 3 4 > 2 3 + Ví dụ 2: Bài 1 (Trang 116 SGK Toán 4) - Quy đồng mẫu số các phân số 7 9 và 2 3 Phân tích đề bài toán. Đề bài yêu cầu ta làm gì? ( Quy đồng mẫu số các phân số) + Cách đặt phép tính: 7 9 và 2 3 = 6 9 6 Phép tính này có áp dụng vào quy tắc quy đồng mẫu số các phân số có được không? Học sinh lập phép tính Vậy theo quy tắc ta quy đồng mẫu số các phân số được chưa? (được) quy đồng về dạng nào? ( về dạng hai phân số có cùng mẫu số) Học sinh đặt tính và quy đồng: 7 9 và 2 3 ta được quy đồng phân số 2 2 3 6 3 3 3 9 × = = × giữ nguyên phân số 7 9 Ta được phân số 7 9 và 6 9 có cùng mẫu số chung là 9. Ví dụ 3: Bài 2 (Trang 129 SGK Toán 4) Phép trừ phân số - Rút gọn rồi tính: 2 3 3 9 − +Phân tích đề bài: - Đề bài yêu cầu ta làm gì? “Rút gọn phân số” có cùng mẫu số chung - Cách đặt phép tính: 2 3 3 9 − + Hướng dẫn cách giải: Với yêu cầu của bài ta có rút gọn được phép tính không? (được) ta phải áp dụng vào đâu? ( áp dụng vào quy tắc trừ phân số) + Học sinh lập phép tính: - Vậy theo quy tắc ta có thể rút gọn phân số được chưa? (được rồi) ta phải rút gọn thế nào? ( lấy cả tử và mẫu của phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0) và đưa về dạng mẫu số chung. - Học sinh đặt tính và rút gọn: 2 3 3 9 − Ta rút gọn phân số 3 9 = 3:3 1 9:3 3 = và giữ nguyên phân số 2 3 Vậy 2 1 2 1 1 3 3 3 3 − − = = Ví dụ 4: Bài 4 ( Trang 133 SGK Toán 4 ) Tính rồi rút gọn: 5 4 3 5 × Phân tích đề bài: Đề bài yêu cầu ta làm gì? (tính rồi rút gọn) + Cách đặt phép tính: 5 4 3 5 × Hướng dẫn cách tính: 7 Với yêu cầu của đề bài ta có tính rồi rút gọn được không? (được) ta phải áp dụng vào đâu? ( áp dụng vào quy tắc nhân phân số) ( muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số mẫu số nhân với mẫu số). + Học sinh lập phép tính - Vậy theo quy tắc ta phải làm thế nào? ( lấy tử số nhân với tử số mẫu số nhân với mẫu số) - Học sinh đặt tính và rút gọn: 5 4 5 4 20 20:5 4 3 5 3 5 15 15: 5 3 × × = = = = × Ví dụ 5: Bài 2 ( Trang 136 SGK Toán 4) Tính 3 5 : 7 8 Phân tích đề bài: Bài yêu cầu chúng ta phải làm gì? ( yêu cầu chúng ta phải thực hiện phép chia hai phân số) - Cách đặt phép tính: 3 5 : 7 8 + Hướng dẫn cách giải: - Với yêu cầu của bài toán ta có thực hiện được phép chia hai phân số không? (được) ta phải áp dụng vào đâu? ( vào quy tắc phép chia phân số) ( muốn chia hai phân số nhân với phân số thứ hai đảo ngược) + Học sinh lập phép tính: - Vậy ta phải áp dụng vào quy tắc nào? ( lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược) + Học sinh đặt tính rồi tính: 3 5 3 8 24 : 7 8 5 7 35 × = = × Ngoài phép tính trên giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh biết cách tính rồi rút gọn phân số Ví dụ: 2 4 2 5 2 5 10 : 7 5 7 4 7 4 28 × = × = = × 5 14 = III- CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY: - Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán lớp 4 nói chung và dạy cách tính “ phân số” nói riêng giáo viên cần phải thực hiện tốt các công việc sau: 1- Về kiến thức: 8 Giáo viên: cần trang bị cho mình một lượng kiến thức cần thiết đủ để hướng dẫn học sinh lớp 4 làm được các bài toán dạng phân số trong chương trình toán lớp 4 với nhiều trường hợp khác nhau. Học sinh: cần nắm vững các quy tắc tính về phân số của mỗi dạng toán. 2- Về phương pháp: - Rèn cho học sinh có thói quen đọc kỹ đề bài và tóm tắt đề bài một cách hợp lý và khoa học nhất. - Hướng dẫn học sinh biết dựa vào các số liệu của đề bài để phân tích các dữ kiện đã cho và yêu cầu phải tìm để qua đó lựa chọn phương pháp làm sao cho chính xác khoa học. • Như vậy để giải được bài toán về “ phân số” giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo trình tự các bước sau: - Đọc kỹ đề - Cách đặt phép tính - Nhận được dạng bài toán - Thực hiện các phép tính - Kiểm tra lại kết quả IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi, tôi rất vui mừng vì lớp tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 14 1 8 5 0 Với kết quả trên tôi nhận thấy, học sinh bộc lộ rõ khả năng nhận thức các loại toán về “ phân số” học sinh rất nhạy cảm trong việc làm toán một cách chính xác, mặt khác các em còn có nề nếp, thói quen kiểm tra lại kết quả. Như vậy đề tài trên bước đầu đã có kết quả khả quan. C- PHẦN KẾT LUẬN Giải toán về “ phân số”nói chung đối với học sinh lớp 4 coi là rất mới đối với các em. Nội dung này cung cấp cho các em vốn hành trang tri thức về cách tính “ phân số”. Điều này tạo tiền đề vững chắc để các em học tốt các bậc học tiếp 9 theo sau này. Mặt khác tính thành thạo “ phân số” giúp các em học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với các tình huống “ toán học” trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy việc làm toán nói chung và việc giải về “ phân số” nói riêng là một hoạt động có tính “ trí tuệ”. Do đó đòi hỏi người học phải dùng hết khả năng, vốn hiểu biết của mính thì mới giải được. Để đạt được kết quả cao trong học tập, đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt. Ngoài ra sự nhiệt tình, sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ cho bài học là yếu tố không thể thiếu được của mỗi giáo viên tiểu học. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi nhằm góp phần của mình vào việc giảng dạy toán phần “ phân số” trong chương trình toán 4. Tôi rất mong được sự chỉ đạo và đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Quan Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) LƯƠNG VĂN LÂM 10 . thành toán 4, toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học. - Đối với toán lớp 4 có thể coi là giai đoạn học tập sâu, học sinh học tập ở mức sâu hơn, khái quát hơn. - Toán 4 bổ. vài kinh nghiệm của bản thân tôi nhằm góp phần của mình vào việc giảng dạy toán phần “ phân số” trong chương trình toán 4. Tôi rất mong được sự chỉ đạo và đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến. – NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1- Tìm hiểu phương pháp dạy các bài toán về “phân số” 2- Nghiên cứu những vấn đề lý luận kiến thức có liên quan đến những bài toán về “Phân số” 3-

Ngày đăng: 31/01/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w