KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, VỀ NHỮNG TÁC PHẨM GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI . Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại, niềm tự hào to lớn của cách mạng và toàn thể dân tộc Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là một tấm gương sáng chói và mẫu mực về đức hy sinh cao cả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu và trăn trở nhiều nhất là vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thành công, đem lại độc lập cho Tổ quốc, phồn thịnh cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, Người thường xuyên chăm lo công tác xây dựng, củng cố Đảng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức đủ tài, để trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng cũng phải là một tổ chức cách mạng tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, lương tâm và danh dự của dân tộc, làm tròn nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân đã tin tưởng giao phó. Trong kho tàng tri thức quý giá Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với lối sống và làm việc của dân tộc ta, về xây dựng Đảng, về công tác cán bộ, về giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên cho đến hôm nay là tư tưởng của Người về sửa đổi lối làm việc. Đây là một tác phẩm rất quan trọng, đề cập nhiều vấn đề lớn, vừa có tính lý luận, tính nguyên tắc, vừa có tính chỉ đạo thực tiến sâu sắc về xây dựng Đảng trong điều kiến Đảng cầm quyền, chăm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mặt thiết với nhân dân, và ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc. Tác phẩm nhằm vạch ra những sai lầm khuyết điểm, lệch lạc; chấn chỉnh lại nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Việc sửa đổi lối làm việc theo gương Bác không chỉ tạo sự thay đổi rõ nét trong lề lối, tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức mà còn góp phần đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống, từ đó xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong vào tháng 10 năm 1947 với bút danh là X.Y.Z , hai năm sau khi Nhà nước giành được độc lập, có giá trị đặc biệt cả về lý luận và thực tiễn Lúc bấy giờ đất nước ta vẫn tồn tại hai loại chính quyền: chính quyền do thực dân Pháp dựng lên và chính quyền cách mạng. Nhưng Bác biết rằng chính quyền cách mạng sẽ nắm được quyền lãnh đạo, và để nắm được quyền quản lý đất nước thì chính quyền cách mạng phải có các phẩm chất tốt. "Sửa đổi lối làm việc" - nói cho cùng, đó là sửa đổi tinh thần cơ bản của những người nhận trách nhiệm hướng dẫn và lãnh đạo một dân tộc nhằm mục tiêu giải phóng Tổ quốc, giải phóng nhân dân. Tác phẩm của Bác đã quán triệt tinh thần đó, với lối viết cô đọng, sáng rõ và cụ thể, “Sửa đổi lối làm việc” trước hết thể hiện tư tưởng và tình cảm là tất cả vì nhân dân. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh - kể từ khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước tới khi viết những dòng Di chúc cuối cùng – tất cả đều toát lên một tư tưởng vĩ đại: vì Nhân Dân! Nhân dân trong tâm hồn Bác như một nỗi thương cảm, nỗi day dứt, như mục tiêu sống của mình. Nhân dân Việt Nam có lịch sử lâu dài nghìn năm, trong đó có thời gian dài với thân phận đau khổ và “lép vế”. Bác đã thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ đau, sự bất hạnh và thân phận “lép vế” của một dân tộc bị “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” hoành hành. Cuộc cách mạng mà Bác và Đảng lãnh đạo chính là vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân. Toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Bác là để giải phóng nhân dân, như Bác đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”… 1 Toàn bộ tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” thể hiện nỗi khắc khoải chính trị, những ưu tư, băn khoăn của Người và mong muốn cán bộ cách mạng thay đổi phong cách làm việc để tất cả vì nhân dân phục vụ. Nếu nhìn từ góc độ này thì chúng ta thấy cả cuộc đời của Bác là nỗi niềm đau đáu vì hạnh phúc của nhân dân. Qua tác phẩm này, chúng ta hiểu được một điều sâu sắc rằng: Bác quan tâm đến nhân dân với tất cả tấm lòng và tình cảm của Người. Cũng xuất phát từ tình cảm đó mà trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác đặt vấn đề cho những người phục vụ nhân dân, “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân” phải có phẩm chất và đạo đức cách mạng. Bác yêu cầu những cán bộ cách mạng phải trung thành tuyệt đối với lý tưởng và mục tiêu của Đảng là suốt đời rèn luyện đạo đức cách mạng để phục vụ nhân dân. Chính vì nỗi lo lắng ấy, nên Bác đã đặt ra vấn đề rèn luyện đạo đức đối với các đồng chí của mình. Bằng tác phẩm này, Bác trang bị cho các đồng chí của mình các công cụ và tiêu chuẩn đạo đức nhằm hai mục đích rất rõ ràng: Thứ nhất là, thu hút sự ủng hộ của nhân dân để tiến hành một cách thuận lợi cuộc kháng chiến; và thứ hai là, để cán bộ cách mạng sửa chữa những thói hư, tật xấu thường có trong mỗi người để rèn luyện và nêu cao đạo đức cách mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Bác quan niệm: cán bộ cách mạng là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời báo cáo tình hình của dân cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng. Từ định hướng đó, Người khẳng định rằng, cán bộ là cái "gốc" của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu có ảnh hưởng quyết định tạo nên. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người phê bình những khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ, đồng thời đề ra những quan điểm và giải pháp về vấn đề cán bộ, trong đó việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trở thành những người có văn hóa, có tri thức và nghiệp vụ Tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” được Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản lần đầu vào năm 1948, gồm 6 phần: Phê bình và sửa chữa; Mấy vấn đề kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Cách viết của Bác rất đơn giản, lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu sắc. Cả 6 phần của tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nêu những khuyết điểm của cán bộ đảng viên, nhưng tập trung nhất là ở phần I - Phê bình và sửa chữa, Phần III - Tư cách và đạo đức cách mạng, Phần VI - Chống thói ba hoa. Một nội dung rất lớn và quan trọng của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là việc giáo dục tư cách đạo đức cách mạng để người đảng viên có thể biến lý luận thành hành động cụ thể. Người kết luận: “Chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”. Bởi vậy, trong toàn bộ 6 phần của nội dung cuốn sách là: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa, thì phần “Tư cách và đạo đức cách mạng” có vị trí đặc biệt quan trọng và có độ dài nhất trong tác phẩm. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng viên phải thực hiện một cách nghiêm túc mối quan hệ giữa lời nói và việc làm và nêu cụ thể nhiệm vụ của mỗi cán bộ đảng viên phải làm gì và làm như thế nào để thực hành lý luận. Những nhiệm vụ đó được Người trình bày cụ thể trong các phần: về phận sự của đảng viên và cán bộ về tư cách và bổn phận của đảng viên; về vấn đề vì sao đảng viên phải rèn luyện tính Đảng. Điều cốt lõi để thực hiện những nhiệm vụ đó là phải trọng lợi ích của Đảng hơn lợi ích của cá nhân. Người viết: “Vô luận thế nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng”. Trái lại những đảng viên và cán bộ nào “ham muốn địa vị, tìm cách phát tài, ra mặt anh hùng, tự cao tự đại,v.v Đó đều là trái với lợi ích của Đảng”. Cũng trong tác phẩm này, những vấn đề về đạo đức cách mạng một lần nữa được Người phân tích, giảng giải. Theo đó, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm là những nội dung cơ bản của tư cách đạo đức cách mạng. Tư cách đạo đức ấy là cơ sở, là cốt lõi để thực hành lý luận. Người chỉ rõ: Trong Đảng ta còn có những người chưa học được, chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư", cho nên mắc phải tính chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các chứng bệnh nguy hiểm. GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM Đọc “Tư cách và đạo đức cách mạng” trong “Sửa đổi lối làm việc” chúng ta càng hiểu thêm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chúng ta cũng càng hiểu thêm mong muốn của Bác đối với sự phấn đấu tu dưỡng của mỗi người, để có đủ đức và tài đưa chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong “sửa đổi lối làm việc”,Người đã đưa ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, đó là : 1/ Không là tổchức làm quan, phát tài . Đảng phải là tổ chức lãnh đạo nhân dân, vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ. 2/ Cán bộ phải hiểu lý luận và gắn lý luận với thực hành. 3/ Khi Đảng ra một chỉ thị phải dựa vào những điều kiện thiết thực và những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của địa phương; phải do quần chúng kiểm soát các khẩu hiệu, chỉ thị xem có đúng hay không. 4/ Luôn luôn xem xét tất cả các công tác của Đảng. Mọi công tác phải đứng về phía quần chúng. 5/ Phải dạy cán bộ, đảng viên, nhân dân tinh thần yêu nước, cần kiệm liêm chính. 6/ Mỗi một công việc của Đảng vừa phải giữ nguyên tắc vừa phải liên hợp dân chúng để vừa lãnh đạo vừa học hỏi vàvừa nâng cao dân chủ. 7/ Mỗi một công việc của Đảng phải giữ được tính cách mạng và khéo linh hoạt để có được cách thức đấu tranh và tổ chức tốt hơn để thực hiện được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. 8/ Đảng không che giấu khuyết điểm, không sợ phê bình . Đảng phải nhận khuyết điểm để tự sửa chữa, tự tiến bộ và dạy cán bộ, đảng viên. “Nếu tự Đảng giấu giếm những khuyết điểm là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có những khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm mọi cách để sửa chữa nó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. 9/ Phải chọn những người rất trung thành, hăng hái; đoàn kết họ trở thành một nhóm trung kiên lãnh đạo. 10/ Phải luôn luôn đẩy bỏ những phần tử thù oán ra ngoài. 11/ Phải giữ kỷ luật nghiêm từ trên xuống dưới. Tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất quán, tự giác. 12/ Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết, chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không hoá ra lời nói suông. Đồng thời còn có hại tới lòng tin của nhân dân đối với Đảng . Theo đó người cho rằng: “Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”; Cán bộ của Đảng phải biết lý luận, mọi công việc của Đảng phải đứng về phía quần chúng, cán bộ đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với dân chúng, Đảng không che dấu khuyết điểm của mình, không sợ phê bình; Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo; Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Để kết luận về tư cách của Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Muốn cho Đảng được vững bền Mười hai điều đó chớ quên điều nào” Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng giống như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.Người cán bộ, đảng viên phải “Trọng lợi ích của Đảng hơn hết… vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là "tính Đảng". Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những đức tính trên mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, được Hồ Chí Minh kế thừa bởi đạo đức của Nho giáo, đưa vào đó một nội dung mới phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, ở chỗ “không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lưọi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhưng cũng cần phải nhận thứcđức và tài có quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gìmà còn có hại cho nhân dân. Mặt khác, phải thấy trong đức có tài, tài càng lớn thì đức phải cao, vì đức tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. KẾT LUẬN Trước hết, chúng ta cần thực hành đạo đức Cách mạng từ trong ra ngoài, từ cán bộ Đảng viên đến tổ chức Đảng, từ tổ chức Đảng đến quần chúng nhân dân, từ tổ chức đến từng cá nhân, từ người lãnh đạo trở xuống. Vận động mọi người dân tham gia, hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là bồi dưỡng đạo đức toàn diện cho mọi cá nhân, tập thể. HẾT . tâm hồn Bác như một nỗi thương cảm, nỗi day dứt, như mục tiêu sống của mình. Nhân dân Việt Nam có lịch sử lâu dài nghìn năm, trong đó có thời gian dài với thân phận đau khổ và “lép vế”. Bác. mạng mà Bác và Đảng lãnh đạo chính là vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân. Toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Bác là để giải phóng nhân dân, như Bác đã nói:. cảm đó mà trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác đặt vấn đề cho những người phục vụ nhân dân, “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân” phải có phẩm chất và đạo đức cách mạng. Bác yêu cầu những