1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI TOÁN + TV KÌ 2 - LỚP 5

12 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 381 KB

Nội dung

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012- 2013 TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM THANH Môn: Tiếng Việt- Lớp 5 (Phần đọc)

A PHẦN ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5điểm) - 20 phút

1 Đọc thầm bài văn sau:

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê Đó

là những mùi thơm mộc mạc chân chất

Chiều chiều hoa thiên lý cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng Tháng tám, tháng chín hoa cau cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương đấy

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình cũng như biến thành lá đượm mùi mãi không thôi

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !

( Theo Băng Sơn )

2 Trả lời câu hỏi:

Câu 1 Tác giả cho rằng nùi thơm của làng có là do đâu?

Câu 2 Trong câu " Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì? Câu 3 Những hương thơm nào giống hương thơm từ mùi thơm gạo mới?

Câu 4 Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc

chân chất?

Câu 5 Dấu phẩy in đậm trong các câu sau có tác dụng gì ?

- Chiều chiều hoa thiên lý cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi.

Câu 6 Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

- Tháng tám, tháng chín hoa cau cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp

Câu 7 Gạch chân trạng ngữ ở câu sau và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì ?

- Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê

Câu 8: Xác định bộ phận chủ ngữ ở câu sau:

- Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng

Trang 2

B ĐỌC TIẾNG (5điểm):

Đọc 5 bài Tập đọc (sách Tiếng Việt lớp 5 tập II) sau:

1 Tranh làng Hồ (Trang 88 )

2 Một vụ đắm tàu (Trang 108)

3 Con gái (Trang 112)

4 Tà áo dài Việt Nam (Trang 122)

5 Công việc đầu tiên (Trang 126)

Trang 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT( PHẦN VIẾT) - LỚP 5

NĂM HỌC 2012 - 2013

Họ và tên :

Lớp ………

Trường

Giáo viên coi kiểm tra :

Giáo viên chấm kiểm tra:

I Chính tả : (Thời gian viết bài : 15 phút - 5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết đầu bài và đoạn: "Áo dài phụ nữ đến chiếc

áo dài tân thời " Trong bài Tà áo dài Việt Nam : SGK Tiếng Việt 5 tập II trang 122.

Điểm Chính tả

Tập làm văn Cộng

Trang 4

Họ và tên: ……… Lớp:

II Tập làm văn ( Thời gian làm bài 35 phút - 5 điểm)

Đề bài: Hãy tả lại người bạn thân thiết gắn bó với em.

Trang 5

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: (5 điểm) Phần đọc hiểu

Câu 1 (0,5 điểm)

Tác giả cho rằng nùi thơm của làng có là do đâu?

- Do mùi thơm của cây lá trong làng

Câu 2 (0,5 điểm)

Trong câu " Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.", từ đó chỉ cái gì ?

- Làn hương quen thuộc của đất quê

Câu 3.(0,5 điểm)

Những hương thơm nào giống hương thơm từ mùi thơm gạo mới ?

- Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ

Câu 4 (0,5 điểm)

Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất ?

- Vì mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê

Câu 5.(0,5 điểm)

Dấu phẩy in đậm trong các câu sau có tác dụng gì ?

Chiều chiều hoa thiên lý cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến,

rồi thoáng cái lại bay đi

- Ngăn cách các bộ phận vị ngữ

Câu 6 (0,5 điểm)

Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

- Tháng tám, tháng chín hoa cau cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp

- Biện pháp so sánh

Câu 7 (1điểm)

Gạch chân trạng ngữ ở câu sau và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì ?

Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê

- Chỉ thời gian khi đi trong làng

Câu 8: (1điểm)

Xác định bộ phận chủ ngữ ở câu sau:

"Hương từ đây cứ từng đợt từng đợt bay vào làng "

CN

Trang 6

HỌC SINH BỐC THĂM

1 Tranh làng Hồ (Trang 88 )

2 Một vụ đắm tàu (Trang 108 )

3 Con gái (Trang 112)

4 Tà áo dài Việt Nam (Trang 122)

5 Công việc đầu tiên (Trang 126)

Trang 7

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA

CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012- 2013 Môn: Tiếng Việt- Lớp 5 (Phần đọc)

Gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài đọc, đọc một đoạn trong bài tập đọc đó Đọc 5 bài Tập đọc (sách Tiếng Việt lớp 5 tập II) sau:

1 Tranh làng Hồ (Trang 88)

2 Một vụ đắm tàu (Trang 108)

3 Con gái (Trang 112 )

4 Tà áo dài Việt Nam (Trang 122 )

5 Công việc đầu tiên (Trang 126 )

ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM NHƯ SAU:

- Đọc đúng tiếng, đúng từ, đủ nghe: (1,5 điểm)

+ Đọc sai từ 2-4 tiếng: (0,5 điểm)

+ Đọc sai quá 5 tiếng: (0 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1,5 điểm)

+ Ngắt hơi không đúng từ 2- 4 chỗ: (0,5 điểm.)

+ Ngắt hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: (0 điểm.)

- Biết thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: (1 điểm.)

+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc: (0,5 điểm.)

+ Giọng đọc không thể hiện đúng cảm xúc: (0,5 điểm.)

- Tốc độ đọc vừa phải, không quá 1 phút: (1 điểm.)

+ Đọc quá đến 2 phút: (0,5 điểm.)

+ Đọc quá đến 2 phút: (0,25 điểm)

Trang 8

ĐÁNH GIÁ - CHO ĐIỂM Phần viết : (10 điểm)

I Chính tả : (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm, sai 4 lỗi trừ 1 điểm Lỗi giống nhau chỉ trừ một lần điểm cho lỗi đó

* Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ

hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài

II Tập làm văn : (5 điểm)

* Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm:

+ Viết được bài văn tả đồ vật đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu

cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên

+ Viết được:

*Mở bài: - Giới thiệu người bạn em định tả (là ai ? đang làm gì ?) ( 1điểm)

*Thân bài: - Tả nét bao quát: (1,5 điểm)

+ Hình dáng, tầm vóc

+ Khuôn mặt; mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc

- Tả chi tiết: (1,5 điểm)

+ Chọn những đặc điểm tiêu biểu để tả về hình dáng

+ Tả về tư thế ngồi học hoặc đi, đứng, hoạt động

*Kết bài: ( 1điểm)

- Nêu cảm tưởng của mình đối với bạn

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5

- 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5

Trang 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC: 2012 - 2013

MÔN TOÁN - LỚP 5

Thời gian làm bài : 50 phút

Giáo viên coi kiểm tra:

Giáo viên chấm kiểm tra:

Họ và tên:

Điểm Lớp:

Trường:

BÀI LÀM Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính: 347,68 + 49,54 935,62 – 419,76 218,07  5,6 88,2 : 36

Bài 2 (1 điểm): Tìm x: a) 4,5  x = 352,1 - 191,9 b)Tìm các giá trị của x sao cho x là số tự nhiên: 1,42 < x < 4,05

Bài 3 (2 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 5km 472m = km 8ha 3dam2 = ha 2 phút 15 giây = phút 5m3 14dm3 = m3

Trang 10

Bài 4 (2 điểm): Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 20 phút với vận tốc 48km/giờ, đến

B lúc 11 giờ 5 phút, giữa đường ô tô nghỉ 30 phút Tính quãng đường AB

Bài giải

Bài 5 (1,5 điểm): Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật, có kích thước trong lòng bể là : chiều dài 5m, chiều rộng 2m, sâu 1,2m Hiện bể đang chứa 2 5bể nước Hỏi phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước nữa mới đầy bể ? Bài giải

Bài 6 (1,5 điểm): Tổng của hai số là 67,2 Sau khi gấp số thứ nhất lên 3 lần và gấp số thứ hai lên 5 lần thì hai số mới có tổng là 286,6 Tìm hai số ban đầu Bài giải

Trang 11

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2012-2013

Môn toán – lớp 5 Bài 1 (2 điểm): - Mỗi phép tính đặt tính và tính đúng đạt: 0,5 điểm

347,68 + 49,54 935,62 – 419,76 218,07  5,6 88,2 : 36

a)

+ 347,68 49,54 b) - 935,62 419,76 c) 218,07 5,6 d) 88,2 162

180 00

36 2,45

109035 1221,192

Bài 2 (1 điểm): - Mỗi phép tính tìm x đúng ghi 0,5 điểm

a) 4,5  x = 352,1 - 191,9

4,5  x = 160,2

x = 160,2 : 4,5

x = 35,6

b)Tìm các giá trị của x sao cho x là số tự nhiên: 1,42 < x < 4,05

x = 2 vì 1,42 < 2 < 4,05

x = 3 vì 1,42 < 3 < 4,05

x = 4 vì 1,42 < 4 < 4,05

Vậy x = 2; 3; 4

Bài 3 (2 điểm)

- Thực hiện tính đúng mỗi phép tính ghi 0,25 điểm

5km 472m = 5,472 km

8 ha 3 dam2 = 8,03 ha

2 phút 15 giây = 2,25 phút

5m3 14 dm3 = 5,014 m3

Bài 4 (2 điểm):

Bài giải

Thời gian ô tô chạy trên đường là:

11 giờ 5 phút - 7 giờ 20 phút - 30 phút = 3 giờ 15 phút

3 giờ 15 phút = 3,25 giờ

Quãng đường AB dài là:

48  3,25 = 156 (km)

Đáp số: 156 (km)

Bài 5 (1,5 điểm): Bài giải

Thể tích của bể là: 5  2  1,2 = 12 (m3)

Thể tích của bể đang có nước là: 12: 5  2 = 4,8 (m3)

Phần bể chưa có nước cần phải đổ thêm cho đầy bể là:

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Trang 12

12 - 4,8 = 7,2 (m3)

7,2 m3 =7200dm3 =7200l

Đáp số: 7200l nước

Bài 6 (1 điểm):

Bài giải

Nếu gấp cả hai số lên 3 lần thì tổng cũng gấp lên 3 lần Khi đó tổng hai số là: 67,2  3 = 201,6

Hai lần số thứ hai là: 286,6 - 201,6 = 85

Số thứ hai là: 85 : 2 = 42,5

Số thứ nhất là : 67,2 - 42,5 = 24,7

Đáp số: 24,7 và 42,5

*HS giải bằng cách khác có kết quả đúng cho điểm tối đa

Ngày đăng: 30/01/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w