1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Logic

28 1,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Một sự vật - hiện tượng, hoặc một thuộc tính nào đó của sự vật hiện tượng trong cùng một thời gian, cùng một điều kiện, cùng một quan hệ xác định không thể đồng thời vừa tồn tại, vừa khô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

sự phát triển tư duy con người; biết phân tích tư tưởng khôngnhững về mặt nội dung mà cả về mặt kết cấu Nắm đượcnhững thủ thuật phân tích logic chủ yếu, biết sử dụng chínhxác hóa ý nghĩa của các từ, của câu trong quá trình sử dụngngôn ngữ để thể hiện tư tưởng; biết vận dụng những quy luật

và thủ thuật logic để tiếp thu một cách có hiệu quả nhữngmôn khoa học mà họ đang nghiên cứu

Trang 2

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Chương trình giúp người học nắm bắt được những quy

luật và những hình thức của tư duy đúng đắn, góp phần nâng

cao trình độ tư duy, tạo thói quen suy nghĩ khoa học

KẾT CẤU MÔN HỌCChương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC

1.1 Logic học là gì

1.2 Đối tượng nghiên cứu của logic học

1.3 Logic hình thức và logic biện chứng

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học

Chương 2NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

2.1 Quy luật đồng nhất:

2.2 Quy luật phi mâu thuẫn

2.3 Quy luật bài trung

2.4 Quy luật lý do đầy đủ

Chương 3 KHÁI NIỆM 3.1 Khái niệm là gì?

3.2 Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm.3.3 Kết cấu logic của khái niệm

3.4 Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên khái niệm.3.5 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên 3.6 Quan hệ giữa các khái niệm

3.7 Các phép logic xử lý khái niệm

Chương 4 PHÁN ĐOÁN

4.1 Phán đoán là gì?

4.2 Phán đoán và câu

4.3 Phân loại phán đoán

Chương 5 SUY LUẬN

5.1 Suy luận là gì ?5.2 Kết cấu logic của suy luận

5.3 Phân loại suy luận

Chương 6 CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

6.1 Chứng minh

6.2 Bác bỏ

Trang 3

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ LGIC HỌC

1.1 Logic học là gì.

Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và

hình thức cấu tạo chính xác của tư duy

1.2 Đối tượng nghiên cứu của logic học.

Trên cơ sở phân định được ranh giới nghiên cứu về tư

duy của logic học so với các ngành khoa học khác, có thể nêu

lên đối tượng nghiên cứu của logic học như sau:

Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy,

chỉ ra các qui tắc, qui luật của quá trình tư duy Việc xác định

đối tượng đã chỉ ra được phạm vi chủ yếu các vấn đề mà logic

học nghiên cứu Đồng thời trong đó cũng đã đề cập tính chất

và vai trò của tư duy logic đối với hoạt động nhận thức của

con người

1.3 Logic hình thức và logic biện chứng.

Khoa học logic gồm: Logic hình thức và logic biện

chứng Logic hình thức và logic biện chứng đều nghiên cứu

về tư duy để chỉ ra tính đúng đắn hay không đúng đắn của tư

tưởng Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau nhất định

Logic biện chứng logic với chữ “L” viết hoa cònlogic hình thức là bộ phận - bộ phận nhập môn của logic biệnchứng

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học

Logic học giúp chúng ta hiểu được các quy tắc logic vànhờ đó có thể nhận ra được cấu trúc của tư tưởng, biết chínhxác hóa ý nghĩa của các từ được sử dụng trong quá trình tưduy phản ảnh thế giới khách quan

Việc nắm vững các quy luật cơ bản của tư duy logicgiúp chúng ta tránh được sự không đồng nhất và mâu thuẫntrong lập luận

Trên cơ sở nắm vững các quy tắc suy luận cho phépchúng ta lập luận đúng và biết cách bác bỏ những luận điểmsai khi tranh luận

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Đối tượng nghiên cứu của logic học là gì?

2 Vai trò của logic đối với quá trình nhận của con người

và đối với các khoa học chuyên ngành như thế nào?

Trang 4

Chương 2

NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

Quy luật cơ bản của tư duy là những quy luật làm cơ sở cho

hoạt động nhận và suy luận của con người Quy luật cơ bản

của tư duy gồm Quy luật đồng nhất, luật phi mâu thuẫn, luật

bài trung, luật lý do đầy đủ

2.1 Quy luật đồng nhất:

Nội dung và công thức của quy luật đồng nhất.

Quy luật đồng nhất phát biểu: Tính xác định của tư

tưởng là điều kiện tồn tại của tư tưởng Tư tưởng có tính xác

định, nếu nội dung của nó là các thuộc tính, các mối liên hệ

của các sự vật phản ảnh trong đó đã được quy định một cách

chính xác Nếu không có sự quy định rành mạch này của nội

dung tư tưởng thì cũng không có tư tưởng

Nếu dùng chữ A để ký hiệu cho một tư tưởng có tính

chất xác định của nó, và dùng dấu = để chỉ quan hệ đồng nhất

của tư tưởng đã được xác định, ta có thể mô hình hoá luật

đồng nhất như sau: A = A

Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất

Tính chính xác của tư duy là sự phản ảnh tính xácđịnh, tính ổn định tương đối về chất của các sự vật hiện tượngkhách quan được phản ảnh Đặc điểm của hiện thực quy địnhtính xác định của tư tưởng là: Mọi sự vật và hiện tượng trongthế giới khách quan có liên hệ biện chứng với nhau, song sựvật này và sự vật khác cũng là khác nhau, không xem sự vậtnày thành sự vật kia

Sự vật và hiện tượng luôn vận động, phát triển nhưngtrong quá trình ấy nếu chưa có sự thay đổi căn bản về chất thì

nó vẫn là nó

Kết cấu của sự vật do các mặt đối lập tạo thành, cácmặt này luôn phủ định nhau, nhưng là thể thống nhất của sựvật, không thể chia sự vật thành một nữa nay và một nữa kia

Yêu cầu của quy luật đồng nhất:

Không được đánh tráo đối tượng của tư tưởng Cónghĩa là khi khảo sát một đối tượng nào đó ở phẩm chất xácđịnh nào đó, tư tưởng ta phải luôn xác định đối tượng ở chínhphẩm chất ấy, không được xuyên tạc sang phẩm chất kháchay xuyên tạc sang phản ảnh đối tượng khác

2.2 Quy luật phi mâu thuẫn

Tư duy của con người nếu phản ánh đúng hiện thựckhách quan phải là tư duy liên tục và không mâu thuẫn Tính

Trang 5

liên tục là thuộc tính vốn có của tư duy đúng đắn Yêu cầu

không mâu thuẫn của tư duy là điều kiện cần thiết của sự

nhận thức chân lý Yêu cầu này được thể hiện qua quy luật

phi mâu thuẫn (cấm mâu thuẫn)

Nội dung và công thức.

Hai phán đoán trong đó một phán đoán khẳng định và

một phán đoán phủ định về cùng một đối tượng tư tưởng thì

không thể đồng thời là chân thật

Có thể biểu diễn quy luật phi mâu thuẫn bằng công

thức sau: ~ ( A ∧ ~ A)

Đọc là "không thể có chuyện tư tưởng A vừa đúng

vừa sai"

Cơ sở khách quan của quy luật phi mâu thuẫn.

Một sự vật - hiện tượng, hoặc một thuộc tính nào đó

của sự vật hiện tượng trong cùng một thời gian, cùng một

điều kiện, cùng một quan hệ xác định không thể đồng thời

vừa tồn tại, vừa không tồn tại, vừa có lại vừa không có

Yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn.

Không được mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy, tức là

đối với một vấn đề trong cùng một thời gian, cùng một điều

kiện, cùng một ý nghĩa thì trong tư duy không thể đồng thời

vừa khẳng định vừa phủ định Chẳng hạn phán đoán A - O

Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng haiđiều mà trong hiện thực là loại trừ nhau ở phẩm chất mà đốitượng được xem xét

Chú ý: Cần phân biệt mâu thuẫn trong hiện thựckhách quan tồn tại ngoài ý thức con người và mâu thuẫn logictrong tư duy

2.3 Quy luật bài trung Nội dung và công thức

Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau, nhất định cómột phán đoán là đúng, một phán đoán là sai, không cótrường hợp thứ ba

Công thức: A V ~A

Cơ sở khách quan của quy luật bài trung

Trang 6

Một sự vật hoặc một thuộc tính nào đó của sự vật

trong cùng một thời gian, một điều kiện hoặc tồn tại hoặc

không tồn tại, hoặc có, hoặc không có

Yêu cầu của quy luật bài trung.

Phải định hình tư duy khi phản ảnh đối tượng ở phẩm

chất được xét Tức là phải ghi nhận là chân thật 1 trong 2 tư

tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ảnh về đối tượng ở cùng

một phẩm chất

2.4 Quy luật lý do đầy đủ

Nội dung và công thức.

Mỗi tư tưởng (luận điểm) chỉ được xem là hoàn toàn

đúng, tin cậy phải là luận điểm đã được chứng minh, tức là

phải biết các lý do đầy đủ, nhờ đó nó được coi là chân lý

Trong khoa học và trong hoạt động hàng ngày không

thể công nhận vô căn cứ một cái gì mà phải chứng minh tất

cả, lý giải tất cả

Việc tôn trọng quy luật lý do đầy đủ bảo đảm chất

lượng của tư duy đúng đắn tức là bảo đảm tính có thể chứng

minh, tính có căn cứ của tư duy

Cơ sở khách quan của lý do đầy đủ.

Sự xuất hiện biến đổi của các sự vật và hiện tượngcủa thế giới bao quanh ta, bao giờ cũng có nguyên nhân, cócăn cứ Đó là kết quả của sự liên hệ tác động giữa các mặt,các yếu tố vốn có trong lòng sự vật và hiện tượng hoặc giữacác sự vật và hiện tượng với nhau Quy luật lý do đầy đủ là sựphản ánh của con người về những mối liên hệ tác động ấy của

sự vật và hiện tượng khách quan

Yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ.:

Lý do dùng để chứng minh cho một luận điểm nào đó

là đúng đắn phải là những liên hệ tất yếu của sự vật và hiệntượng

Có hai lý do:

Lý do suy ra trực tiếp từ nguyên nhân, tức là lý docủa một hiện tượng nào đấy là nguyên nhân của hiện tượng

ấy ở đây lý do và nguyên nhân đồng nhất với nhau

Lý do logic: dựa vào những luận điểm khác đã đượcchứng minh là chân thực làm lý do, làm tiền đề chứng minhcho một luận điểm nào đó là chân thực

CÂU HỎI ÔN TẬP

Trang 7

1 Trình bày nội dung và yêu cầu của các quy luật cơ bản

của tư duy hình thức

2 Tìm một số thí dụ về sự vi phạm các quy luật cơ bản của

tư duy logic

Qua định nghĩa về khái niệm, có thể rút ra một số đặcđiểm cơ bản của khái niệm như sau:

- Thứ nhất, khái niệm là sự phản ảnh tương đối toàndiện về đối tượng

- Thứ hai, khái niệm là sự phản ảnh tương đối chínhxác về đối tượng

- Thứ ba, khái niệm là sự hiểu biết tương đối có hệthống về đối tượng

- Thứ tư, khái niệm là sự phản ánh đối tượng tronghiện thực nhưng nó góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn củacon người trong quan hệ đối tượng

3.2 Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm.

Là một bộ phận cấu thành của tư duy, khái niệmkhông thể định hình, tồn tại và thể hiện nếu thiếu các phươngtiện ngôn ngữ Từ, cụm từ là những phương tiện ngôn ngữ

Trang 8

được con người sử dụng để định hình và thể hiện khái niệm.

Khái niệm và từ ngữ có liên hệ mật thiết với nhau

Từ và khái niệm là thống nhất nhưng không đồng nhất

Từ là đơn vị cấu thành ngôn ngữ, là phạm trù ngôn ngữ học,

là sự thống nhất hữu cơ giữa âm và nghĩa Khái niệm là hình

thức của tư duy trừu tượng được xây dựng trên cơ sở thống

nhất giữa yếu tố cấu thành là nội hàm và ngoại diên

3.3 Kết cấu logic của khái niệm

Về mặt cấu tạo, mỗi khái niệm đều do hai bộ phận

cấu thành là nội hàm và ngoại diên

Nội hàm của khái niệm:

Nội hàm của khái niệm là toàn bộ những thuộc tính

bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ảnh trong khái

niệm

Thí dụ: Với khái niệm “Hình chữ nhật”, ta nói “Hình

chữ nhật” là “hình bình hành”, “có một góc vuông” Vậy, nội

hàm của khái niệm hình chữ nhật là: "hình bình hành; có một

góc vuông"

Ngoại diên của khái niệm:

Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những sự vật hiện

tượng có chứa những thuộc tính bản chất được phản ảnh trong

khái niệm

Thí dụ:

- Số chẵn là số chia hết cho 2 Như vậy, tập hợp những

số (0,2,4,6,8 ) là ngoại diên của khái niệm số chẵn, còn các

số như 3,5,7 không thuộc ngoại diên của khái niệm số chẵn

3.4 Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mốiquan hệ tỷ lệ nghịch Nội hàm sâu thì ngoại diên hẹp; nội hàmcạn thì ngoại diên rộng

Thí dụ Ngoại diên khái niệm “nhà thơ” rộng hơn ngoạidiên khái niệm ”nhà thơ Việt Nam”

3.5 Các loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên

Khái niệm đơn nhất:

Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉchứa một đối tượng duy nhất

Thí dụ: Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam v.v

Khái niệm chung:

Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên chứa từhai đối tượng trở lên

Thí dụ: Tầng lớp trí thức, sinh viên,, phân tử

Trang 9

Khái niệm chung còn được chia thành khái niệm

chung hữu hạn và khái niệm chung vô hạn

Khái niệm tập hợp:

Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ảnh lớp đối

tượng đồng nhất được xem như là một chỉnh thể duy nhất

Thí dụ: Tập thể, rừng, thư viện, …

Thí dụ, nội hàm của khái niệm “tập thể” không phải ở

từng

Khái niệm rỗng:

Khái niệm rỗng là khái niệm mà ngoại diên không có

chứa đối tượng nào

Thí dụ: Con lắc vĩnh cữu

3.6 Quan hệ giữa các khái niệm

3.6.1 Quan hệ hợp:

Các khái niệm mà ngoại diên có những phần tử chung

gọi là các khái niệm có quan hệ hợp

Thí dụ: Nhà báo và nhà thơ, nhà thơ và giáo viên, nhà

báo và chiến sĩ Các khái niệm hợp có một số quan hệ sau:

quan hệ đồng nhất, quan hệ phụ thuộc, quan hệ giao nhau

Quan hệ đồng nhất:

Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa những khái niệmchỉ cùng một đối tượng, chúng có ngoại diên hoàn toàn trùngnhau, nhưng nội hàm có thể có chỗ khác khau

Thí dụ: Khái niệm Nguyễn Du, Tác giả truyện Kiều

Ta có thể biểu diễn quan hệ đồng nhất bằng hình vẽsau:

A: Nguyễn Du A = B B: Tác giả truyện Kiều

Quan hệ phụ thuộc:

Quan hệ phụ thuộc là quan hệ giữa những khái niệm

mà ngoại diên của khái niệm này chỉ là một bộ phận thuộcngoại diên của khái niệm kia

Thí dụ: A: Số nguyên tố

B: Số tự nhiên

Ta biểu diễn quan hệ phụ thuộc bằng hình vẽ sau:

Quan hệ giao nhau:

Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa những khái niệm

mà ngoại diên của chúng chỉ có một phần trùng nhau

Thí dụ:

A B

Trang 10

A: Đại biểu Quốc hội.

Là quan hệ của những khái niệm có nội hàm loại trừ

nhau và ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau

Thí dụ:

A: Hoa AB: Hoa hồng B C: Hoa lan

D: Hoa huệ C D

Quan hệ mâu thuẫn:

Hai khái niệm được gọi là mâu thuẫn nếu nội hàmcủa chúng phủ định lẫn nhau và ở đây chỉ biết chính xác nộihàm của một khái niệm; ngoại diên của những khái niệm nàygộp lại bao giờ cũng lấp đầy tất cả các sự vật mà chúng tađang xét đến

Thí dụ: A: Cá

~A; Không phải cá

Quan hệ đối chọi

A B

A ~A

Trang 11

Là quan hệ của những khái niệm mà nội hàm của khái

niệm này loại trừ nội hàm của khái niệm kia Nhưng cả hai

khái niệm cùng nằm trong ngoại diên của cùng một loại khái

niệm

A: Màu trắng

B: Màu đen

A B

3.7 Các phép logic xử lý khái niệm

3.7.1 Thu hẹp và mở rộng khái niệm

Thu hẹp khái niệm:

Thu hẹp khái niệm là một thao tác logic chuyển từ

khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên

hẹp Việc chuyển này được thực hiện bằng cách thêm vào

những dấu hiệu của khái niệm ban đầu những dấu hiệu mới và

những dấu hiệu này chỉ thuộc về một bộ phận các sự vật nằm

trong ngoại diên của khái niệm ban đầu

Mở rộng khái niệm:

Mở rộng khái niệm là một thao tác logic giúp tachuyển từ những khái niệm có ngoại diên hẹp sang nhữngkhái niệm có ngoại diên rộng Để mở rộng khái niệm ta tiếnhành bằng cách tước bỏ đi những dấu hiệu chỉ thuộc về những

sự vật nằm trong ngoại diên của khái niệm được mở rộng

3.7.2 Định nghĩa khái niệm

Định nghĩa khái niệm là gì?

Định nghĩa khái niệm là thao tác logic dùng để táchmột khái niệm cần định nghĩa ra khỏi những khái niệm tiếpcận với nó và chỉ rõ những thuộc tính bản chất tức nội hàmcủa nó

Thí dụ : Hai đường thẳng song song khi và chỉ khi chúngđồng phẳng và không cắt nhau

Kết cấu logic của định nghĩa

Về mặt cấu tạo, mỗi định nghĩa được cấu thành từ hai

bộ phận “khái niệm cần (được) định nghĩa” và “khái niệmdùng định nghĩa”

Do vậy định nghĩa thường có dạng:

“A là B”

A: Khái niệm (được) cần định nghĩa

B: Khái niệm dùng định nghĩa

Trang 12

Định nghĩa: Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh

bằng nhau

“Hình vuông” là khái niệm (được) cần định nghĩa (A).

“Hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau” là khái niệm

dùng định nghĩa (B) Định nghĩa trên có dạng “A là B”

Các quy tắc của định nghĩa

Muốn định nghĩa được chính xác, chúng ta phải tuân

theo những quy tắc sau đây:

Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối

Nghĩa là ngoại diên của khái niệm (được) cần định

nghĩa phải bằng với ngoại diên của khái niệm dùng định

nghĩa Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến hai trường hợp định

nghĩa quá rộng hoặc định nghĩa quá hẹp

Trường hợp định nghĩa quá rộng A< B

Trường hợp định nghĩa quá hẹp B < A

Quy tắc 2: Định nghĩa không vòng quanh

Điều này có nghĩa là không thể xây dựng một định

nghĩa mà trong đó khái niệm cần định nghĩa được định nghĩa

không rõ ràng bằng chính bản thân khái niệm cần định nghĩa

Quy tắc 3: Tuỳ theo khả năng định nghĩa không nên là phủ

định

Khi định nghĩa khái niệm chính là nhằm làm rõnhững thuộc tính bản chất của đối tượng mà khái niệm phảnảnh dưới dạng khẳng định Còn phủ định mới chỉ ra cái màđối tượng không có, chưa khẳng định được gì cả Do vậy, phủđịnh không thể là định nghĩa

Quy tắc 4: Định nghĩa phải rõ ràng chính xác, ngắn gọn Muốn định nghĩa đưa lại lượng thông tin đầy đủ,chính xác nhất và giúp mọi người hiểu đối tượng cần địnhnghĩa, thì cần phải diễn đạt định nghĩa bằng các từ chuẩn xác

rõ ràng và tránh nêu lên những dấu hiệu có thể suy ra từnhững dấu hiệu khác đã nêu trong định nghĩa

Các hình thức của định nghĩa

Định nghĩa thông qua loại và hạng

Định nghĩa qua quan hệ

Định nghĩa xây dựng

3.7.3 Phân chia khái niệm.

Phân chia khái niệm là gì ?Phân chia khái niệm là thao tác logic nhằm vào ngoạidiên của một khái niệm để chỉ ra những khái niệm hẹp hơnđược bao hàm trong khái niệm đó

Chẳng hạn: từ khái niệm P(x) ta chia thành f(x), q(x), r(x)

Khái niệm bị phân chia P(x)

f(x) q(x) r(x)

Các khái niệm thành phần

Trang 13

Quy tắc phân chia khái niệm:

Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối

Nghĩa là tổng ngoại diên của khái niệm thành phần

phải vừa bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia

Quy tắc 2: Phân chia phải theo một cơ sở nhất định

Nghĩa là phân chia khái niệm không được dựa cùng

một lúc vào những dấu hiệu khác nhau

Quy tắc 3: Phân chia không được trùng lặp

Có nghĩa là các khái niệm thành phần (sau khi phân

chia) từng đôi một phải tách rời

Quy tắc 4: Phân chia phải liên tục

Nghĩa là khi phân chia khái niệm phải chuyển sang

cấp thấp hơn và gần nhất, không được nhảy vọt trong phân

chia

Khi phân chia khái niệm người ta thường thực hiện

hình thức phân đôi và phân loại

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là gì? Ví dụ

2 Định nghĩa khái niệm là gi?

3 Trình bày nội dung các quy tắc của định nghĩa khái niệm? Nêu thí dụ minh họa

4 Phân chia khái niệm là gì? Trình bày nội dung các quy tắc phân chia khái niệm

Chương 4 PHÁN ĐOÁN

4.1 Phán đoán là gì?

Phán đoán là một hình thức của tư duy, trong đó cáckhái niệm được liên kết để khẳng định hay phủ định về thuộctính hoặc quan hệ nào đó của bản thân sự vật, hiện tượng

Thí dụ:

Trang 14

- Dân tộc Việt Nam thì anh hùng.

- Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm

Phán đoán có thể là đúng hoặc có thể là sai

4.2 Phán đoán và câu

Phán đoán và câu có mối quan hệ với nhau Phán

đoán được diễn đạt bằng câu Câu là phương tiện diễn đạt

phán đoán

4.3 Phân loại phán đoán

4.3.1 Phán đoán đơn.

Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ sự liên

hệ giữa các khái niệm theo cấu trúc xác định

Thí dụ: - Việt Nam là một dân tộc anh hùng

Mỗi phán đoán bao giờ cũng gồm có ba bộ phận: chủ

từ, thuộc từ và hệ từ

- Chủ từ của phán đoán là bộ phận nêu lên đối tượng

của tư tưởng Ký hiệu “S”

- Thuộc từ của phán đoán là bộ phận nêu lên thuộc

tính thuộc về đối tượng của tư tưởng Ký hiệu “P”

Phân loại theo chất và lượng

Căn cứ vào chất và lượng của phán đoán để phân loạiphán đoán đơn chúng ta có những phán đoán sau:

Thí dụ: Một số người không thích chiến tranh

Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng, chúng ta

có được bốn phán đoán cơ bản là: A, I, E, O

Mọi S là P - A

Một số S là P - I

Mọi S không là P - E

Một số S không là P - O

Ngày đăng: 30/01/2015, 21:00

Xem thêm

w