1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề về thị trường nông sản ở việt nam

20 3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 54,84 KB

Nội dung

Nghiên cứu thị trường nông sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển và nâng cao có hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực chiếm lĩnh và thâm nhập thị trường của

Trang 1

Đề án môn học

Lời mở đầu

Xu hướng nổi bật trong thời đại ngày nay là sù phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều hơn giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới trong quá trình phát triển của từng quốc gia riêng biệt Đối với nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng trong đó có thị trường nông sản, việc tăng cường khả năng cạnh tranh, không những chỉ phát triển thị trường trong nước mà từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế là một đòi hỏi khách quan

Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố thuộc tiềm năng là: vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý là những tố rất quan trọng Đặc biệt với cơ chế kinh tế mới đòi hỏi các đơn vị nhanh chóng thích nghi với môi trường mới để tiến tới có khả năng chiếm lĩnh, mở rộng được thị trường tiêu thụ Nhưng để mở rộng và phát triển thị trường nông sản là một điều không dễ, nó đòi hỏi các cấp các ngành, các nhà quản lý thị trường phải thực sự năng động và có tầm hiểu biết lớn

Để nắm vững được các yếu tố thị trường, hiểu biết quy luật vận động của chúng nhằm ứng xử kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động về nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường nông sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển và nâng cao có hiệu quả các quan hệ kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực chiếm lĩnh và thâm nhập thị trường của mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp: Nghiên cứu để nắm vững đặc điểm, tình hình biến động của thị trường và giá cả nông sản là những tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức hoạt động tiêu thụ nông sản trên thị trường có hiệu quả nhất

Như vậy, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản, nền tảng trong thị trường

nông sản là hết sức cần thiết Vì vậy mà em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về thị trường nông sản ở Việt Nam” để làm đề án môn học của mình.

Nội dung của đề án như sau :

I. Bản chất của thị trường nông sản

II. Đặc điểm của thị trường nông sản III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường nông sản

IV.Sù cân bằng cung cầu nông sản phẩm và vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường nôi địa

V.Mét sè nhận thức về thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Trong quá trình làm đề án em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo:

PGS TS Vò Đình Thắng.

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học

I Bản chất của thị trường nông sản.

1 Bản chất của thị trường nông sản

Xét về mặt lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh, phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá Mới đầu là sù trao đổi trực tiếp bằng hiện vật Mãi sau này khi tiền tệ ra đời và đóng vai trò trung gian, tiền tệ giữ chức năng định giá cho mọi hàng hoá trao đổi trên thị trường ở nước ta, từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử dụng rất rộng rãi trong hoạt động thực tiễn và trên các sách báo kinh tế Khi nói đến khái niệm thị trường nông sản thì nó gắn liền với sự phát triển và hình thức sản xuất hàng hoá nghĩa là: “ở đâu và khi nào có phân công lao động và sản xuất hàng hoá thì ở đó khi Êy có thị trường”- Lênin Với những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ

ý khác nhau, đã hình thành những côm tõ đa dạng: Thị trường đầu vào, Thị trường đầu ra, Thị trường phân bón, Thị trường lúa gạo Gần đây cũng xuất hiện những côm tõ tương tự để chỉ những thị trường cao cấp đang hình thành ở nước ta như: Thị trường vốn, Thị trường tài chính nông thôn, Thị trường chứng khoán Người

ta lại cũng có thể sử dụng thuật ngữ thị trường thể hiện khía cạnh vị chớ không gian của sù trao đổi hàng hoa như : Thị trường nông thôn, Thị trường thành phố, Thị trường nội địa, Thị trường quốc tế, Thị trường khu vực ASEAN

Xét về phía kết quả của các cuộc trao đổi hàng hoá, kể cả trong trao đổi hàng hoá giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trao đổi có dùng tièn làm trung gian, thì kết cục của mọi mua bán trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật

gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thoả thuận định ra Nói cách khác, nếu khi có sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì

đó thì cần có sự địng giá vật đó trên thị trường Quá trình định giá vật trao đổi trên thị trường hàng hoá gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán trong thương mại Đương nhiên, đàm phán thương mại không chỉ là đàm phán giá mặc dù đàm phán giá cả là nội dung quan trọng nhất Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên bán và mua trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều đem lại kết quả là hình thành được một tập hợp các thoả thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể liên quan đến ngành nông nghiệp

Như vậy, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế sử dụng với tính cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng Côm tõ “ Thị trường nông sản” được sử dụng

Trang 3

với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông thôn Về bản chất thị trường nông sản nói chung được hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp

có thể trao đổi được hàng hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học Còng giống như trong bất kỳ nền kinh tế nào của nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của ngành và của cả vùng nông nghiệp Trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hoá chưa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân với người tiêu dùng thực phẩm Phần lớn các hộ nông dân đem lại các sản phẩm dư ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho người tiêu dùng khác Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, người ta Ýt tiêu dùng trực tiếp các nông sản thô hơn Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu chế biến nhất định theo những yêu cầu nhất định về chất lượng, thẩm mỹ, dinh dưỡng, vệ sinh với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ thống thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng Như vậy, cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nông nghiệp, thị trường nông sản phát triển ngày càng phức tạp Thực chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông sản là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân ở thành thị hay nông thôn Tuy nhiên, nếu ta coi mét loạt những biến đổi về quyền sở hữu và các quá trình kinh tê- kỹ thuật làm cho sản phẩm từ những người sản xuất nông nghiệp ( Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã,

Hộ nông dân ) đến tay người tiêu dùng cuối cùng là những dây chuyền Marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhautuỳ thuộc đặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông sản nhất định VD, thịt có thể bán cho người tiêu dùng trực tiếp ở chợ nông thôn, hoặc cũng có thể đem chế biến thành các loại sản phẩm thực phẩm đa dạng để bán cho người tiêu dùng trong nước hoặc quốc tế Mỗi dây chuyền Marketing nói trên tuy khác nhau về thời gian, không gian, hình thức biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán nhưng chúng đều có thể được xem xét trên hai mặt:

- Cơ cấu tổ chức mỗi dây chuyền tuỳ thuộc loại hình kinh doanh của những người nắm quyền sở hữu sản phẩm ở điểm nào đó trên dây chuyền

- Chức năng hoạt động tạo ra giá trị được thức hiện ở mỗi khâu tuỳ thuộc vào những chi phí thu gom, chế biến, vận chuyển, bảo quản mà những người kinh doanh hoạt động trên dây chuyền đã thực hiện

Trang 4

Việc đi theo những dây chuyền marketing khác nhau để hiểu cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản khong những mất đi sự khác nhau bản chất giữa marketing nông nghiệp với thị trường nông sản

Sau Nghị định 388 của Chính phủ (1991), trong nông nghiệp hình thành mô hình tổ chức theo công ty Có những công ty kinh doanh với phương thức thống nhất theo ngành dọc như Công ty mía đường Lam Sơn chẳng hạn Công ty có nhiệm vụ nắm từ khâu trồng mía, chế biến đường cao cấp, bỏ vốn đầu tư hoặc tổ chức các hoạt động vận chuyển cho tới khâu bán buôn sản phẩm đường Các khâu mắt xích từ nông sản nguyên liệu, mua gom, chế biến, cho tới khâu bán buôn được hợp nhất thành một đầu mối quản lý Như vậy, vấn đề có tính nguyên tắc thể hiện bản chất của thị trường và do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường Giá mà nông dân

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học bán cho thương nhân gọi là giá của người sản xuất hoặc giá nông trại Giá mà thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn Giá bán lẻ là giá hình thành ở lần chuyển giao cuối cùng, quyền sở hữu từ người bán lẻ sang người tiêu dùng nông sản

2 Khái niệm và phân loại thị trường

2 1 Khái niệm về thị trường

Sù ra đời của thị trường : sản xuất hàng hoá là mét trong những loại hình sản xuất mà nhân loại đã và đang trải qua Sù phát triển của lịch sử đã dẫn tới sù ra đời của kinh tế hàng hoá giản đơn và phát triển lên mức độ cao là kinh tế hàng hoá gắn chặt với thị trường trong loại hình sản xuất này tồn tại một mâu thuẫn cố hữu là những người sản xuất có sự độc lập lẫn nhau trong sản xuất và đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất, nhưng chính họ lại bị phụ thuộc vào nhau do họ có nhu cầu đa dạng Mâu thuẫn đó được giải pháp do có sù trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất Thị trường dần được hịnh tành và cũng chính thị trường trong quá trình ra đời và phát triển đã tác động mạnh mẽ vào quá trình sản xuất, tiêu dùng và tái sản xuất Các quan hệ trao đổi hàng hoá đã có sù tham gia của tiền, đồng tiền với chức năng là thức đo giá trị, phương tiện thanh toán đã làm cho quan hệ trao đổi trở nên thuận lợi hơn và ngày càng mở rộng Điều đó cũng làm cho quá trình thị trường ngày càng phát triển Sự phát triển của kinh tế hàng hoá, quá trình tái sản xuất, thị trường đã thúc đẩy sự hình thành hàng loạt các yếu tố khác như hệ thống ngân hàng- tài chín, thương mại Các yếu tố của kinh tế hàng hoá trong đó có thị trường liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận động phát triển Quá trình đó diễn ra và đạt tới trình độ cao làm hình thành khái niệm kinh tế thị trường Trong kinh tế thị trường, mọi quan hệ kinh tế đều mạng tính chất tiền tệ, khái niệm thị trường dần dần được mở rộng Nó không chỉ là thị

Trang 5

trường cụ thể mà nó còn lan sang các lĩnh vực khác như dịch vụ mà các đối tượng không là hàng hoá thuần tuý như thị trường cổ vật, tài chính Đây cũng có thể coi

là quá trình mở rộng của khái niệm hàng hoá hay nói cách khác cụ thể nhất hàng hoá là đối tượng đáng quan tâm nhất trong lĩnh vực thị trường

* Các quan niệm về thị trường

- Theo nghĩa cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán

hàng hoá

Như vậy phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường ở đâu có sù trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó thị trường và có những người mua và bán Quan niệm này có thể thấy

ở cách hiểu thị trường bao gồm các loại chợ, các địa dư hoạc các khu vực tiêu thụ phân theo mặt hàng, ngành hàng Đây là cách hiẻu thị trường gắn liền với yếu tố địa lí của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng đem ra trao đổi, vì thế ta có thể biết thị trường về không gian, thời gian và dung lượng

Sù phát triển của sản xuất đã làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp Các quan hệ mua bán không phải đơn giản “ tiền trao cháo múc” mà đa

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học dạng phong phó nhiều kiểu hình khác nhau Khái niệm thị trường cổ điển không bao quát hết được nội dung mới được đưa vào phạm trù thị trường

- Theo nghĩa hiện đại : Thị trường mà quá trình người mua, người bán tác động

qua lại lẫn nhau để xá định giá cả và lượng hàng hoá mua bán

Như vây, thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán

* Mét sè quan niệm khác:

- Theo hội đồng quản trị hoa kỳ: “Thị trường là tổng hợp các điều kiện và lực

lượng trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá

và dịch vụ tõ người bán sang người mua”

- Theo giác độ Marketing: “ Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm Èn

cùng có mét nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”

Các định nghĩa trên đây về thị trường có thể nhấn mạnh ở địa điểm mua bán, vai trò của người mua ( khách hàng), người bán hoặc chỉ người mua, người mua giữ vai trò quyết định trong thị trường, chứ không phải người bán ( nhà cung ứng) Mặc dù không có người bán không có người mua, không có hàng hoa và dịch vụ, không thoả thuận thanh toán bằng tiền hay bắng hàng thì không thể có thị trường, không thể hình thành được thị trường; cho dù thị trường hiện đại, có thể một vài

Trang 6

trong các yếu trên đều không có mặt trên thị trường, thì thị trường vãn chịu sự tác động của các yếu tố Êy trong thực hiện sù trao đổi hàng hoá thông qua thị trường

Vì vậy, đã nói đến thị trường phải nói đến các yếu tố sau:

Mét là, phải có khách hàng ( người mua hàng), không nhất thiết phải gắn với

địa điểm xác định và người cung ccấp hàng hoá ( người bán)

Hai là, khách hàng có nhu cầu chưa được thoả mãn Đây chính là cơ sở thúc

đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ

Ba là, khách hàng phải có khả năng thanh toán, tức là phải có khả năng trả

tiền để mua hàng

2 2 Phân loại thị trường

Đối với bất kỳ DNNNnào cũng có rất nhiều loại thị trường mà doanh nghiệp cần tiếp cận Việc nghiên cứu phân loại thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu biết rõ về những đối tượng mà mình đang tiếp cận và tham gia vào

Nếu phân loại thị trường theo sác giai đoạn tạo nên sản phẩm, người ta có thể phân chia thành hai loại :

Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và thị trường sản phẩm

- Thị trường các yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất: Đây là một dạng thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học Thị trường tư liệu sản xuất (TLSX) của nông nghiệp là tập hợp những cá nhân, tổ chức mua và bán các TLSX đầu vào như phân bon, thuốc trư sâu, thức ăn gia súc, giống phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm

Thị trường TLSX có những đặc điểm khác với thị trường sản phẩm ở chỗ số lượng người mua tham gia vào thị trường Ýt hơn nhiều so với số lượng những người mua hàng tiêu dùng và thường tập chung theo vùng địa lý số lượng khách hàng it, nhưng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua bán giữa người cung ứng và người tiêu thụ ở thị trường TLSX thường gần gũi hơn Cầu về hàng hoá TLSX co giãn theo gia Ýt hơn các hàng hoá tiêu dùng Khách hàng mua sắm TLSX thường là những người chuyên nghiệp và thường có quan hệ mua bán trực tiếp với những người sản xuất hơn là thông qua các tổ chức buôn bán trung gian

- Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng: Đây là thị trường chủ yếu để tiêu thụ phần lớn nông sản hàng hoá do các doanh nghiệp sản xuất ra

Khách hàng của thị trường sản phẩm là những cá nhân hay gia đình mua hàng hoá nông sản để phục vụ cho các lợi Ých cá nhân

Thị trường sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của người tiêu dùng Những người tiêu dùng khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo, khu vực ở, sở thích và

Trang 7

thị hiếu của họ cũng rất phức tạp Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường tiêu dùng rất cần thiết và đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, tiền của đối với các doanh nghiệp Nông nghiệp là mét trong những ngành vừa tạo ra thị trường TLSX, lại vừa tạo ra thị trường sản phẩm Bởi vì nhiều sản phẩm nông nghiệp là yếu tố đầu vào cho mét sè ngành công nghiệp chế biến, đồng thời phần lớn sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch có thể tham gia ngay vào thị trường hàng hoá tiêu dùng như hoa tươi, rau, lương thực, các sản phẩm chăn nuôi như thịt, cá, trứng Do vậy, việc nghiên cứu sau thị trường tiêu thụ sản phẩm và quá trình lựa chọn thị trường là nội dung quan trọng trong Marketing nông nghiệp

Nếu chúng ta phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm theo các đối tượng tiêu dùng nông sản sẽ có các loại như sau:

+ Thị trường lương thực, thực phẩm của người tiêu dùng: Đây là thị trường rộng lớn nhất đối với nông sản Sự phát triển của các loại thị trường phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu dân cư, thu nhập và tỷ lệ cấu thành của lực lượng lao động Ngày nay thị trường lương thực, thực phẩm phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như thị trường lương thực, thực phẩm bán tại các chợ, trung tâm thương mại; thị trường lương thực, thực phẩm chế biến sẵn phục vụ tại các cửa hàng hoặc tại nhà

+ Thị trường đồ ăn phục vụ cho cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức: Đây là mét trong những thị trường kinh doanh nông nghiệp lớn, ở đó lương thực, thực phẩm được mua, chuẩn bị và tiêu thụ để phục vụ tiêu dùng tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức như các bệnh viện, trường học, các nhà nghỉ Trong thị

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học trường này, những người chế biến và bán buôn thường kết hợp với nhau trong việc cung ứng và tiêu thụ Nhu cầu trong thị trường này có xu hướng ổn định, Ýt bị ảnh hưởng bởi thu nhập

+ Thị trường Chính phủ: Đây là một thị trường rất quan trọng cho ngành nông nghiệp Hàng năm Chính phủ thông qua các công ty kinh doanh mua mét lượng nông sản hàng hoá rất lớn như lúa, gạo để phục vụ cho các chương trình an ninh lương thực hoặc phục vụ các chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ các địa phương bị thiên tai, lò lụt Những công ty kinh doanh nông nghiêp được tổ chức ra

để phục vụ thị trường này là các công ty buôn bán và chế biến nông sản

+ Thị trường công nghiệp: Thị trường công nghiệp được hình thành từ các công

ty, tổ chức, cá nhân dử dụng nông sản để tạo ra các sản phẩm công nghiệp như bông, vải, sợi, cao su rượu, dược liệu, thuốc lá, giấy, sản phẩm da các loại Rất nhiều hàng nông sản hàng năm được sản xuất ra hoàn toàn được các ngành công nghiệp tiêu thụ và đây là một thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nông nghiệp (DNNN)

Trang 8

+ Thị trường quốc tế là một thị trường kinh doanh nông nghiệp lớn Mét DNNN muốn tham gia vào thị trường quốc tế, điều cần thiết đối với doanh nghiệp đó là phải nắm được các nhu cầu trên thế giới, tỷ gia hối đoái và tình hình sản xuất các sản phẩm cạnh tranh hoặc sản phẩm thay thế của mình trên thị trường thế giới Các

tổ chức tham gia thị trường thế giới thường là các tổng công ty quốc gia hoặc đa quốc gia, nhà buôn phục vụ xuất khẩu Họ hoạt động dưới sù cho phép của luật pháp và tuân thủ các luật pháp hiện hành

3 Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản và các kênh tiêu thụ hàng hoá

3.1 Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản.

Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản gồm các nhóm chủ thể kinh tế với chức năng của nã trong hệ thống thị trường nông sản như: người sản xuất người bán buôn người chế biến người bán lẻ người tiêu dùng

Cơ cấu tổ chức tổ chức của thị trường nông sản gồm các khâu chủ yếu trên nhưng tuỳ thuộc trình độ phát triển sản xuất hay của nền kinh tế nói chung mà số lượng các khâu trên có thể tăng hay giảm cho phù hợp Quá trình lưu thông sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng phải trải qua nhiều lần chuyển quyền sở hữu và mỗi lần chuyển quyền sở hữu là một lần bổ xung thêm giá trị vào sản xuất và lại có một giá cả mới phù hợp và ở đó cũng hình thành cấp thị trường

Từ người sản xuất đến người bán buôn hình thành thị trường cấp 1 và giá bán buôn cấp 1 ( giá nông trại ) Tõ người bán buôn đến người chế biến hình thành thị trường cấp 2 và giá bán buôn cấp 2 Tõ người chế biến sang bán lẻ hình thành thị trường cấp 3 và giá bán cấp 3 Tõ người bán lẻ sang người tiêu dùng hình thành thị trường bán lẻ và giá bán lẻ tiêu dùng

Người sản xuất nông nghiệp gồm các Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã,

Hé gia đình, Trang trại với chức năng là tạo sản phẩm trên cơ sở sử dụng các yếu

tố đầu vào của sản xuất, tạo giá trị mới bổ xung vào giá trị cũ được chuyển từ các yêu tố đầu vào

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học thị trường ( khách hàng) về số lượng, chất lương và giá cả của sản phẩm để tiến hành sản xuất thích ứng với thị trường

- Còn người tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, các hãng họ được quant sát nhiều loại mặt hàng, chọn lựa những mặt hàng cần thiết và ưa thích mà không phải mất công tìm kiếm và đi xa

- Các chủ thể trung gian, các nhà bán buôn chuyên hoạt động trong khâu lưu thông luôn hiểu rõ những mong muôn, những nhu cầu thực sự của số đông người mua, nắm chắc những khả năng và thế mạnh của người sản xuấtvà thấy được ách tắc trong phương pháp vận động hàng hoá Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cách buôn bán của mình như đặt hàng với người sản xuất, xúc tiến bán với khách

Trang 9

hàng cải tiến cơ cấu tổ chức và cách quản lý hoạt động trong công ty, doanh nghệp

và cửa hàng

- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng kênh và của cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa tăng tổng cung được hàng hoá sản phẩm và hàng hoá dịch vụ của xã hội vừa kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm và dịch

vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu nhanh chóng được gặp nhau, phù hợp với nhau, cuối cùng góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, kênh tiêu thụ sản phẩm làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, cung và cầu phù hợp một cách trật tự và có hiệu quả

Tuỳ trình độ phát triển sản xuất hàng hoá và tính chất của từng loại sản phẩm

mà các kênh tiêu thụ có thể là: kênh ngắn hay dài, kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp, số các kênh cao hay thấp, kênh cạnh tranh hay kênh độc quyền

4 Vai trò của thị trường nông sản

4.1 Vai trò của thị trường.

Trong kinh tế thị trường, thị trường vừa là mục tiêu của nhà sản xuất, kinh doanh vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá Thị trường cãng

là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường còn là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Vì vậy, nó có tác động nhiều mặt đến sản xuất và tiêu dùng

Thứ nhất: Thhị trường là sự sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hoá.

Mục đích của người sản xuất hàng hoá là để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác Bán khó hơn mua, bán là bước nhảy nguy hiểm, có rủi ro Bởi thế, càn thị trường là còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ

Thứ hai: Thị trường phá vỡ ranh giới tự nhiên, tù cung tù cấp để tạo thành sự

thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân Qua trao đổi mua bán giữa các vùng sẽ biến kiểu tổ chức sản xuất khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hoá

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học

- Căn cứ vào hiệu quả kinh tế – xã hội của sản phẩm

4 Ảnh hưởng của cung cầu và giá cả sản phẩm

Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ảnh hưởng của cung cầu và giá cả sản phẩm đến thị trường nông sản

là rất quan trọng Điều đó thể hiện:

Thứ nhất, nhu cầu của thị trường về nông sản phẩm Cầu nông sản phụ thuộc

vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực Về nguyên lý, thu nhập của dân cư tăng lên thì cầu cũng tăng lên, song đối với sản phẩm nông nghiệp khi thu

Trang 10

nhập dân cư tăng lên thì cầu về nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên đối với các sản phẩm có nhu cầu thiêt yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm cao cấp, đồng thời giảm đối với các sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp Khi thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu đối với lương thực , thực phẩm thấp cấp giảm xuống Cơ cấu dân cư cũng có ảnh hưởng tới cầu Đối với những vùng nông thôn

mà cư dân nông thôn là chủ yếu, phần lớn lương thực, thưc phẩm được tiêu dùng cho chính họ Vì vậy, những nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tự họ cung ứng, việc tổ chức các chợ nông thôn để trao đổi sản phẩm tại chỗ có ý nghĩa quan trọng Đối với các vùng thành thị, bao gồm các thị trấn, thị xã, các thành phố lớn thì nhu cầu tiêu dung nông sản hàng ngày có số lượng lớn, chất lượng cao, việc tổ chức các cửa hàng, các kiốt, đại lý trở lên cần thiết Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt nông sản phải nắm bắt những nhu cầu trên cơ sở thu nhập và cơ cấu của cư dân Những sản phẩm mang tính chất nguyên liệu và phải thông qua chế biến, cần

có tổ chức tiêu thụ đặc biệt thông qua các hợp đồng và phải tổ chức tốt việc bảo quản để bảo đảm chất lượng của sản phẩm

Thứ hai, cung sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong thị

trường nông sản Các doanh nghiệp phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm

mà mình sản xuất, tức là phải tìm hiểu nắm bắt các đối thủ cạnh tranh Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và về đối tượng tiêu dùng Vì vậy, tính không hoàn hảo của thị trường nông sản thể hiện đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp Khi sản lượng cung tăng lên làm cho giá sản phẩm giảm xuống và ngược lại Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng Đặc biệt cần lưu ý đến cải tiến và nâng cao chất lượng, mẫu

mã, chủng loại sản phẩm Khi xem xét cung sản phẩm phải chú ý đến mấy yếu tố ảnh hưởng đến cung sản phẩm sau đây: Giá cả sản phẩm bao gồm cả sản phẩm đang sản xuất, sản phẩm thay thế bổ sung và cả giá cả các yếu tố đầu vào; trình độ

kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào sản xuất; môi trường tự nhiên và cơ chế chính sách đang được thực hiện; đồng thời phải chú ý đến áp lực của cầu

Thứ ba, giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung- cầu

trong nền kinh tế thị trường Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan

Khoa kinh tế NN - PTNT

Đề án môn học thống chính sách tác động song những cơ sở quan trọng nhất đó là: chính sách thuế, chính sách thị trường và sản phẩm, chính sách đầu tư và tín dụng…

* Ngày nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới, Chính phủ đều thực hiện hành vi tính thuế Việc đánh thuế nhằm hai mục tiêu chính đó là:

- Động viên một phần nguồn tài chính quốc gia để nuôi sống bộ máy của mình

Ngày đăng: 30/01/2015, 17:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB Thống kê 2- Giáo trình Marketing nông nghiệp - NXB Thống kê Khác
5- Tạp chí thương mại Việt Nam sè 28 tháng 7/2003, sè 9 năm 2001 Khác
6- Tạp chí công nghiệp Việt Nam năm 2000 sè 24 năm 1999, sè 6 năm 2001 Khác
7- Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam sè 5 năm 2000, sè 5 năm 2001 Khác
8- Tạp chí nghiên cứu kinh tế sè 227 tháng 6 năm 2001, sè 273 tháng 2 năm 2001 Khác
9- Tạp chí thị trường giá cả sè 10 năm 2000 10- Tạp chí thông tin lý luận sè 12 năm 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w