CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CẤP CỨU NGƯNG THỞ Ở TRẺ EM Trường hợp nào phải thực hiện cấp cứu ngay? Não là một trong những cơ quan tiêu thụ nhiều oxy và chịu đựng tình trạng thiếu oxy kém nhất. Não là một cơ quan quan trọng bậc nhất cần phải được bảo vệ. Khi tình trạng thiếu oxy não xảy ra kéo dài trên 5 phút thì tế bào não sẽ chết và không hồi phục được. Mục đích của việc cấp cứu nhanh chóng người ngưng thở là để cứu não, nếu não đã chết thì mọi nỗ lực cứu chữa xem như thất bại. Thường thì ngay sau khi ngừng thở sẽ kéo theo ngừng tim, nói về cấp cứu ngừng thở bao hàm cả cấp cứu ngưng tim ngưng thở. Nhận biết một người ngưng thở khi nhìn thấy da tím tái và mất ý thức, quan trọng là không thấy người đó thở. Khi đó lồng ngực sẽ không di động, để một cọng tóc hoặc một miếng giấy mỏng ở trước lỗ mũi không thấy động đậy. Song song đó tiến hành bắt mạch ở cổ tay hoặc cạnh cổ không nẩy tức là tim đã ngưng, có thể đặt tay lên lồng ngực bên trái ( dưới núm vú chút tí ) không nhận được sự nẩy của tim. Khi xác định trẻ đã ngưng thở phải tiến hành cấp cứu ngay không được di chuyển trẻ đi bởi chúng ta chỉ có khỏang thời gian 3 - 5 phút cho việc tái lập lại hô hấp tuần hoàn. Trong thời gian này sẽ có người gọi điện thoại đến cơ sở y tế phụ trách cấp cứu, ở Việt Nam số cấp cứu là 115. Thực hiện cấp cứu tại chỗ như thế nào? Đặt trẻ xuống nền nhà hoặc trên một giường phẳng bằng gỗ hoặc kim loại. Tháo các cúc áo ra hết. Để đầu trẻ ngửa, nâng cằm của trẻ lên. Không chờ đợi một dụng cụ nào mà phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Một tay của người cấp cứu đặt lên trán trẻ và dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mũi trẻ. Bàn tay còn lại mở miệng trẻ và lấy dị vật trong miệng ra nếu có. Người cấp cứu lấy hơi thật sâu và gắn chặt môi họ quanh miệng của trẻ rồi thổi 2 hơi đầy và chậm, mỗi hơi từ 1 - 1,5 giây để lồng ngực căng ra. Sau đó rút miệng ra để cho trẻ thở ra thụ động. Tiến hành thổi đều đặn với tần số khoảng 12 lần trong một phút. Đối với trẻ nhỏ thì phải thật thận trọng tránh thổi quá mạnh làm tổn thương đường hô hấp, thổi sao cho lồng ngực phình lên và xẹp xuống, cảm nhận khí thoát ra trong khi thở ra. Sau khi thổi hơi qua miệng trẻ được 3 - 5 lần, tiến hành kiểm tra mạch cổ tay hoặc mạch cảnh ( cạnh cổ ). Nếu không có mạch phải tiến hành song song với xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Đặt gót bàn tay lên một nửa dưới của xương ức (chính giữa ngực), đặt bàn tay này lên bàn tay kia. Sau đó đưa người về phía trước để hai vai hầu như thẳng phía trên ngực của trẻ, cánh tay thẳng. Tạo một áp lực vừa phải thẳng góc xuống dưới làm cho xương ức chuyển động khoảng 3 - 4cm, tốc độ ép từ 80 - 100 lần mỗi phút. Theo tốc độ này thì mỗi khi ấn tim được 15 lần thì tiến hành thổi miệng-miệng 2 cái. Đối với trẻ quá nhỏ hoặc trẻ sơ sinh: chỉ cần ấn lồng ngực bằng lực của các đầu ngón tay. Việc ấn tim phải rất thận trọng đối với từng trẻ khác nhau vì lực mạnh quá mức có thể gây ra biến chứng gãy xương sườn. Cứ sau khoảng 4 lần như vậy thì tiến hành kiểm tra xem trẻ có thở lại được chưa, các động mạch có đập lại chưa. Nếu chưa hiệu quả thì tiến hành hà hơi thổi ngạt và ấn tim tiếp. Nếu có 2 người cùng cấp cứu: một người thổi và một người ấn tim, tỉ lệ lúc này là 5 lần ấn tim thì 1 lần thổi ngạt. Trong lúc tiến hành hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực, người tiến hành cấp cứu phải tranh thủ kêu gọi người xung quanh đến hỗ trợ và yêu cầu gọi cho lực lượng cấp cứu địa phương hoặc 115. Những đối tượng nào phải biết động tác cấp cứu nêu trên? Kỹ năng cấp cứu này cần được trang bị cho tất cả mọi người. Đây là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Tất cả học sinh từ cấp trung học cơ sở nên được hướng dẫn và lập đi lập lại nhiều lần giúp thành kỹ năng thật sự. Đối với cơ sở nuôi dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo bắt buộc cô giáo phải thuần thục về kỹ năng cấp cứu ngưng thở. Kỹ năng này phải được tập huấn cho tất cả thầy cô bậc mẫu giáo hoặc tiểu học. Tất cả những người làm dịch vụ công cộng ( tài xế taxi, người phục vụ ở sân bay, bến tàu, bến xe…) nên được trang bị kiến thức và kỹ năng cấp cứu chứ không phải là việc chuyển bệnh. Mọi người quá hăng say và trách nhiệm trong việc chuyển trẻ đến cơ sở y tế thì càng làm hại cho trẻ về cơ hội hồi phục sau này.* . trách cấp cứu, ở Việt Nam số cấp cứu là 115. Thực hiện cấp cứu tại chỗ như thế nào? Đặt trẻ xuống nền nhà hoặc trên một giường phẳng bằng gỗ hoặc kim loại. Tháo các cúc áo ra hết. Để đầu trẻ. hành cấp cứu phải tranh thủ kêu gọi người xung quanh đến hỗ trợ và yêu cầu gọi cho lực lượng cấp cứu địa phương hoặc 115. Những đối tượng nào phải biết động tác cấp cứu nêu trên? Kỹ năng cấp cứu. của việc cấp cứu nhanh chóng người ngưng thở là để cứu não, nếu não đã chết thì mọi nỗ lực cứu chữa xem như thất bại. Thường thì ngay sau khi ngừng thở sẽ kéo theo ngừng tim, nói về cấp cứu ngừng