Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
176,5 KB
Nội dung
Ngày soạn Ngày giảng Tiết 57 Bài 54 TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ I. Mục tiêu 1, Kiến thức: - Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học, qua các ngành, các lớp động vật nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự phức tập hóa trong tổ chức cơ thể. - Minh hoạ được sự tiến hoá tổ chức cơ thể qua các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục. 2, Kỹ năng: - Có kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp hoá kiến thức. 3, Thái độ: Yêu thích bộ môn II. Chuẩn bị 1. GV: bảng đáp án. So sánh một số hệ cơ quan của động vật, tranh vẽ H 54.1 2. HS: SGK, chuẩn bị bài III. Các hoạt động dạy học 1, Ổn định tổ chức: 1’ 2, Kiểm tra bài cũ: 6’ + Sự tiến hoá của cơ quan di chuyển của động vật thể hiện như thế nào? + GV: nhận xét, chấm điểm cho HS và giới thiệu bài mới. 3, Bài mới: Hoạt động 1: 17 phút Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng SGK Mục tiêu: HS biết sử dụng kiến thức thông qua hình vẽ và thông tin hoàn thành tốt nội dung bảng tiến hoá SGK. Hoạt động của GV hoạt động của HS Nội dung bài học * Treo tranh vẽ H54.1 yêu cầu HS quan sát tranh, sau đó phát phiếu học tập cho các nhóm HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập. * Gọi đại diện HS lên báo cáo kết quả. * Nhận xét, bổ sung giúp HS hoàn thành nội dung bảng. + Quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập theo sự phân công của GV. + Đại diện HS báo cáo kết quả, đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1, Thảo luận nhóm. Bảng đáp án So sánh một số hệ cơ quan của động vật Tên động vật Ngành Hô hấp Tuần hoàn Thần kinh Sinh dục Trùng biến hình ĐVNS Chưa phân hoá Chưa phân hoá Chưa phân hoá Chưa phân hoá Thuỷ tức Ruột khoang Chưa phân hoá Chưa phân hoá hình mạng lưới Tuyến sinh dục không có ống Giun đất Giun đất Da Tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng Tuyến sinh dục có ống dẫn Châu chấu Chân khớp Khí quản Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở Hình chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng Tuyến sinh dục có ống dẫn Cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thú Động vật có xương sống Mang, da, phổi, phổi và túi khí Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não), và tuỷ sống Tuyến sinh dục có ống dẫn Hoạt động 2: 15 phút Tìm hiểu sự tiến hoá về tổ chức cơ thể Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm tiến hoá của động vật thông qua một số hệ cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục. Hoạt động của GV hoạt động của HS Nội dung bài học * Tổ chức cho HS thảo luận kết quả bảng trên: + Sự tiến hoá của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào? * Nhận xét, bổ sung. + Thảo luận nhóm, nêu đặc điểm tiến hoá. + Lắng nghe, ghi vở. Sự tiến hóa hệ cơ quan thể hiện thể hiện ở sự phức tạp hóa ( sự phân hóa) trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy ( sự chuyên hóa) có tác dung nâng cao chất lượng hoạt động của cơ thể, thích nghi với điều kiện sống thay đổi trong quá trình tiên hóa của động vật - Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hoá, hình thành phổi. - Hệ tuần hoàn: từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ - Hệ thần kinh: từ chỗ chưa phân hoá đến hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống - Hệ sinh dục: từ chỗ hệ sinh dục chưa phân hoá (ĐVNS) đến chỗ hệ sinh dục đã được phân hoá 4, Củng cố: 6’ - HS trả lời các câu hỏi sau: + Nêu sự phân hoá và chuyên hoá cuả một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hoá của động vật: - Hệ thần kinh - Hệ sinh dục - Hệ hô hấp - Hệ tuần hoàn 5, Dặn dò: 1” - GV: dặn dò HS về nhà học bài và chuản bị nội dung bài sau. NGÀY SOẠN NGÀY GIẢNG Tiết 58 Bài 55 TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN I. Mục tiêu 1, Kiến thức: - Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học, qua các ngành, các lớp động vật nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp đến cao. - So sánh được hình thức sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính, các tập tính bảo vệ, chăm sóc con ở động vật 2, Kỹ năng: - Có kỹ năng hình thành các thao tác tư duy khoa học 3, thái độ: Yêu thích và bảo vệ động vật II. Chuẩn bị 1. GV: bảng phụ, phiếu học tập. 2. HS: kẻ sẵn phiếu học tập SGK - 180 III. Các hoạt động dạy học 1, Ổn định tổ chức: 1 phút 2, Kiểm tra bài cũ: 5 phút + Trình bày sự tiến hoá của 2 hệ cơ quan: tuần hoàn và hô hấp? + Sự tiến hoá của cơ quan thần kinh và sinh dục thể hiện ở những đặc điểm cơ bản nào? - GV: nhận xét, chấm điểm cho HS và giới thiệu bài mới. Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của sinh vật nói chung và động vật nói riêng là khả năng sinh sản. Đó là chức năng duy trì nòi giống bằng cách sinh sôi nảy nở. Vậy ở động vật cơ quan sinh sản có đặc điểm gì? trong quá trình phát triển cơ quan tiến hoá như thế nào? ta cùng nghiên cứu qua bài học hôm nay. 3, Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: 15 phút Tìm hiểu về hình thức sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính Mục tiêu: Nêu được những trường hợp sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể và sinh sản bằng cách mọc chồi ở động vật không xương sống. Phân biệt được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính. * Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK. Sau đó phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. + Đọc nội dung thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. I - Sinh sản vô tính. * Gọi đại diện HS lên điền bảng phụ. * Nhận xét, sửa sai, bổ sung (nếu cần). + Thế nào là sinh sản vô tính? + Có những hình thức sinh sản vô tính nào? * Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK. Sau đó phát phiếu học tập số 2 yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. * Gọi đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận. * Nhận xét, bổ sung và sửa sai (nếu có). + Đại diện HS lên điền bảng phụ, HS khác nhận xét, bổ sung. + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. + Nêu khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính. + Đọc thông tin SGK. + Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. + Đại diện HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung, yêu cầu nêu được: C1: hình thức sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh của trứng, ngược hẳn với sự sinh sản hữu tính. + Lắng nghe, ghi vở. - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và cái kết hợp với nhau. - Có 2 hình thức sinh sản vô tính: sự phân đôi và mọc chồi. II- Sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) với tế bào sinh dục cái (trứng). Hoạt động 2: 20 phút Tìm hiểu sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính Mục tiêu: HS nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản và tập tính chăm sóc con ở động vật. * Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK. Sau đó thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng SGK. * Gọi đại diện HS báo cáo kết quả. Sau đó GV nhận xét, bổ sung và sửa sai (nếu có), giúp HS hoàn thành nội dung bảng. + Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng. + Đại diện HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thành nội dung bảng đáp án sau: III - Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính. Bảng đáp án. Sự sinh sản hữu ntính và tập tính chăm sóc con Tên loài Thụ tinh Sinh đẻ Phát triển phôi Tập tính BV trứng Tập tính nuôi con Trai sông Thụ tinh ngoài Đẻ trứng Biến thái Không Ấu trùng tự do đi kiếm mồi Châu chấu Thụ tinh trong Đẻ trứng Biến thái Không ấu trùng tự do đi kiếm mồi Cá chép Thụ tinh ngoài Đẻ trứng Trực tiếp (không nhau thai) Không Con non tự đi kiếm mồi Thằn lằn bóng đuôi dài Thụ tinh trong Đẻ trứng Trực tiếp (không nhau thai) Không Con non tự đi kiếm mồi Chim Bồ câu Thụ tinh trong Đẻ trứng Trực tiếp (không nhau thai) Làm tổ, ấp trứng Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi Thỏ Thụ tinh trong Đẻ con Trực tiếp (có nhau thai) Đào hang, lót ổ Nuôi con bằng sữa mẹ + Dựa vào kết quả bảng hãy nêu lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai? Các hình thức bảo về trứng và nuôi con? * Nhận xét, bổ sung: theo nội dung sgv. + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức, ghi vở. Tuỳ theo mức độ tiến hoá mà sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng và con. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đã đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thức đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non. 4, Củng cố: 3 phút - HS: trả lời các câu hỏi sau: + Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó? + Giải thích sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật? - GV: nhận xét, chấm điểm cho HS trả lời tốt 5, Dặn dò: 1 phút - GV: dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 56. Cây phát sinh giới động vật Phiếu học tập số 1 Điền tên các động vật đã học có hình thức sinh sản phù hợp vào chỗ trống trong bảng sau: Kiểu sinh sản Tên động vật Phân đôi Mọc chồi Đáp án phiếu học tập số 1: Kiểu sinh sản Tên động vật Phân đôi Amíp, Trùng roi, Trùng giày. Mọc chồi Thuỷ tức, San hô Phiếu học tập số 2: Điền dấu (+) vào dặc điẻm có ở mỗi động vật trong bảng sau: Tên động vật Lưỡng tính Phân tính Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong Giun đất Giun đũa Bảng đáp án phiếu học tập số 2: Tên động vật Lưỡng tính Phân tính Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong Giun đất + + Giun đũa + + S:3/4/08 Tiết 59 G: 4/4/08 Bài 56 Cây phát sinh giới động vật I. Mục tiêu 1, Kiến thức: - HS nêu được bằng chứng về mối quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm động vật. - HS trình bày được ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh độngv ật. 2, Kỹ năng: - HS có kỹ năng quan sát và tiếp tục hình thành các thao tác tư duy khoa học II. Chuẩn bị - GV: sơ đồ cây phát sinh động vật - HS: ôn tập lại nội dung kiến thức bài đặc điểm cấu tạo ngoài của Bò sát III. Các hoạt động dạy học 1, Ổn định tổ chức: 1 phút 2, Kiểm tra bài cũ: 6 phút Thế nào là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính? Hãy phân biệt hai hình thức sinh sản nêu trên? + Sự tiến hóa về mặt sinh sản thể hiện như thế nào? - GV: nhận xét, chấm điểm cho HS và giới thiệu bài mới. Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú. Vậy Giữa các loại động vật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng có chung nguồn gốc hay không ta cùng nhau nghiên cứu qua bài học hôm nay. 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: 17 phút Tìm hiểu về mối quan hệ với các nhóm động vật Mục tiêu: HS nêu được các bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật * Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK: + Bằng cách nào con người có thể phát hiện ra mối quan hệ giữa các loài động vật? * Bổ sung: Di tích lưỡng cư cổ được phát hiện cách đây khoảng 350 triệu năm, hóa thạch chim cổ phát hiện năm 1861 cách đây khoảng 150 triệu năm … * Hướng dẫn HS quan sát H56.1 &56.2 thực hiện nội + Đọc nội dung thông tin SGK. + HS: trả lời, yêu cầu nêu được: dựa vào di tích hóa thạch. + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. I- Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật. dung lệnh SGK. * Gọi đại diện HS báo cáo kết quả: * Nhận xét, bổ sung: - Đặc điểm lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ: vảy, vây đuôi, di tích nắp mang. - Lưỡng cư cổ giống với lưỡng cư ngày nay: chi năm ngón. - Chim cổ giống với bò sát: chi trước 3 ngón đều có vuốt, hàm có răng. + Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa lưỡng cư cổ, cá vây chân cổ và bò sát cổ? + Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung lệnh SGK. + Đại diện HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. + Trả lời, nêu nhận xét về mới quan hệ họ hàng giữa các loài động vật. Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của lưỡng cư cổ, còn bò sát cổ có thể là tổ tiên của chim cổ. Hoạt động 2: 15 phút Tìm hiểu về cây phát sinh động vật Mục tiêu: HS trình bày được ý nghĩa thích nghi và tác dụng của cây phát sinh động vật * Treo tranh vẽ sơ đồ cây phát sinh động vật, sau đó giới thiệu sơ đồ: - N1: ĐVNS (đv đơn bào có nguồn gốc từ đv đa bào). Từ đv đơn bào phát đi 2 nhánh đv đa bào. - ĐVKXS (cơ thể có bộ xương trong) - ĐVCXS (cơ thể có bộ xương trong). + Các nhóm có cùng nguồn gốc và có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần nhau hơn. + Kích thước của các nhánh + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. II- Cây phát sinh giới động vật. trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh ấy càng nhiều bấy nhiêu. * Yêu cầu HS thực hiện nội dung lệnh SGK. + Cho biết ngàng Chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn hay gần với ĐVCXS hơn? + Cho biết ngành Thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành ruột khoang hơn hay với ngành giun đốt hơn? Sau đó gọi đại diện HS báo cáo kết quả. * Nhận xét, bổ sung. + Hãy cho biết cây phát sinh có ý nghĩa gì? + Thảo luận nhóm theo nội dung lệnh SGK. + Dựa vào nội dung sơ đồ cây phát sinh xác định: - Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Chân khớp hơn. - Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Giun đốt hơn. + Nêu ý nghĩa của cây phát sinh. Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc có ít loài hơn nhánh khác. 4, Củng cố: 5 phút - HS: đọc kết luận SGK. - HS: trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật? + Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn? - GV: nhận xét, chấm điểm cho HS trả lời đúng. 5, Dặn dò: 1 phút - GV: dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 57. Đa dạng sinh học S: 9/4/08 Chương 8. Động vật và đời sống con người G: 10/4/08 Tiết 60 Bài 57. Đa dạng sinh học I. Mục tiêu 1, Kiến thức: [...]... H57.1 + Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung lệnh * Theo dõi, giúp dỡ nhóm HS yếu Hoạt động 3: 16 phút Tìm hiểu đa dạng động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng Mục tiêu: HS biết được khí hậu khô nóng đã ảnh hưởng tới sự đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh và sự thích nghi về cấu tạo và tập tính của các loài động vật II- Đa dạng động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng * Yêu cầu HS đọc thông tin &... thảo bảng SGK luận nhóm hoàn thành nội * Theo dõi, giúp đỡ nhóm dung cột 2 của bảng SGK HS yếu * Gọi đại diện 2 HS báo cáo kết quả + Đại diện 2HS lên điền bảng phụ (mỗi HS điền một cột), HS khác nhận xét, bổ * Nhận xét, giúp HS hoàn sung thành nội dung bảng SGK theo đaps án sau: + Quan sát,tự sửa sai (nếu có) Bảng Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Môi trường Những điểm... niệm đa dạng sinh học * Nhận xét, bổ sung theo nội dung thông tin SGK + Lắng nghe, ghi vở Đa dạng sinh học được biểu diễn bằng số lượng loài Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính + Em có nhận xét gì về sự + Dựa vào kiến thức địa lí của từng loài đa dạng động vật ở các trả lời, yêu cầu nêu được: miền địa lí: đới lạnh, hoang đa dạng sinh học ở miền đới mạc đới... được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng do điều kiện khí hậu thuận lợi hơn * Cho HS đọc nội dung thông tin SGK: + Em có nhận xét gì về sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa so với vùng đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Giải thích vì sao? * Bổ sung: do điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của thực... cầu HS đọc nội dung bảng, sau đó tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo nội dung sau: + Giải thích vì sao trên đồng ruộng có rất nhiều loài rắn mà không hề có sự cạnh tranh? I- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa + Đọc nội dung thông tin SGK + Nhận xét: đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với môi trường hoang mạc đới nóng và đới lạnh + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức... sau: Khoanh tròn vào đầu các câu trả lời đúng trong các câu sau: Để bảo vệ đa dạng sinh học cần: a, Đốt rừng b, Bảo vệ rừng không đốt phá rừng bừa bãi c, Săn bắn, buôn bán động vật d, Làm ô nhiễm môi trường đ, Cấm săn bắn, buôn bán động vật e, Bảo vệ môi trường trống ô nhiễm ( Đáp án: b, đ, e) - GV: nhận xét, chấm điểm cho HS làm đúng 5, Dặn dò; 1 phút - GV: dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 59. .. nào là đa dạng sinh học? trình bày sự đa dạng sinh học ở môi truờng đới nóng và môi trường đới lạnh? - GV: cho HS khác nhận xét và chấm điểm cho HS, sau đó giới thiệu bài mới: Sự đa dạng ở môi trường hoang mạc và đới lạnh rất nghèo nàn Vậy ở môi trường nhiệt đới gió mùa sự đa dạng sinh học có gì khác? Vì sao lại như vậy? Ta cùng nhau nghiên cứu qua bài học hôm nay 3, hoạt động dạy - học: Hoạt động... cư về Tránh rét, tìm nơi mùa đông ấm áp Tập tính Tập Hoạt Thời tiết ấm hơn để tính động về tận dụng nguồn ban ngày nhiệt * Tổ chức cho HS thảo luận kết quả bảng trên: + Hãy giải thích vì sao số trường hoang mạc đặc điểm nghi Chân dài Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Bướu mỡ lạc đà, Màu lông giống màu cát đới nóng Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, mỗi bước... môi trường đới nóng và đới lạnh lại ít? + Chúng đã hình thành nên những đặc điểm thích nghi như thế nào? + Thảo luận nhóm, giải thích: vì có điêù kiện khí hậu rất khác nghiệt + Nêu đặc điểm thích nghi theo kết quả bảng trên * Nhận xét, bổ sung giúp + Lắng nghe, ghi vở HS rút ra kết luận - Trên trái đất môi trường đới nóng và đới lạnh là những môi trường có khí hậu khắc nghiệt nhất - Động vật sống ở... dạng sinh học Tiếp S: 10/4/08 G: 11/4/08 Tiết 61 Bài 58 Đa dạng sinh học(Tiếp) I Mục tiêu 1, Kiến thức: - HS giải thích được ở môi trường nhiệt đới gió mùa sự đa dạng về loài là cao hơn hẳn môi trường hoang mạc và đới nóng - Nêu được lợi ích của đa dạng sinh học - Nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học 2, Kỹ năng: - Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học II Chuẩn bị - GV: phiếu học tập . ấp trứng Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi Thỏ Thụ tinh trong Đẻ con Trực tiếp (có nhau thai) Đào hang, lót ổ Nuôi con bằng sữa mẹ + Dựa vào kết quả bảng hãy nêu lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi. hoặc có nhau thai? Các hình thức bảo về trứng và nuôi con? * Nhận xét, bổ sung: theo nội dung sgv. + Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức, ghi vở. Tuỳ theo mức độ tiến hoá mà sự hoàn chỉnh các hình thức. Đa dạng động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng. Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Môi trường đới lạnh Môi trường hoang mạc đới nóng Những điểm