Qui chế chi tiêu nội bộ 2013

11 348 0
Qui chế chi tiêu nội bộ 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Tân Hiệp Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 468/QĐ-QCCTNB-TH Tân Hiệp, ngày 03 tháng 01 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012 Căn cứ Quyết định số 12/2011 ngày 28/3/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Trung học phổ thông có nhiều cấp học; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP; Căn cứ Quyết định số 1235/QĐ.UB ngày 30 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc xếp loại hình đơn vị sự nghiệp có thu và biên bản ngày 01 tháng 3 năm 2007 Liên ngành Sở Tài chính- Sở GD&ĐT- Sở Nội vụ- Sở LĐTB&XH- Liên đoàn lao động tỉnh- Ban tổ chức tỉnh ủy- Kho bạc Nhà nước Tiền Giang về Họp thẩm định phương án tài chính năm 2007 của trường THPT Tân Hiệp. Căn cứ biên bản họp Hội đồng sư phạm ngày 02.01.2013. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Nay sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012 thành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013 của trường THPT Tân Hiệp. Điều 2. Quy chế này được áp dụng trong trường THPT Tân Hiệp từ ngày 03/01/2013. Điều 3. Ban giám hiệu, kế toán và các công chức, viên chức, nhân viên trường THPT Tân Hiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Như Điều 3: để thực hiện; - Kho bạc NN Châu Thành: theo dõi; - Sở GD& ĐT: theo dõi; - Lưu VT. Lê Văn Thành SỞ GD-ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ********* Số: 04/QCCTNB- THPT TH Tân Hiệp, ngày 03 tháng 01 năm 2013 QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ Đơn vị: Trường THPT Tân Hiệp ( Ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-QCCTNB-TH ngày 03 tháng 01 năm 2013 của trường THPT Tân Hiệp) CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị. - Sử dụng tài sản công đúng mục đích và có hiệu quả. - Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu đơn vị. - Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi. Điều 2: Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và từng bước nâng dần thu nhập của cán bộ công chức đơn vị. - Quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ vào yêu cầu, nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu được quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị. Mọi chi tiêu phải đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ. - Quy chế chi tiêu nội bộ được dân chủ công khai, thảo luận rộng rãi trong đơn vị, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động và có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn. Khoản kinh phí tiết kiệm được sẽ chi trả thu nhập tăng thêm cho CBVC và trích lập các quỹ của đơn vị, gồm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Điều 3: Căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - Căn cứ vào dự toán và kế hoạch nhiệm vụ được giao trong năm của đơn vị. - Căn cứ vào tình hình thu chi và sử dụng tài sản của đơn vị. - Căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quy định. CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ A/ NGUỒN THU Điều 4: Các nguồn tài chính 1/ Ngân sách cấp. 2 2/ Thu sự nghiệp của đơn vị gồm: - Thu học phí hệ THPT: Địa bàn thị trấn thu 60.000đ/hs/tháng; có diện miễn, giảm theo Quy định tại Thông tư số 29/TTLT ngày 15/11/2010. - Thu hoạt động dịch vụ ( xe đạp, căn tin, kiot): Căn cứ vào họp đồng. B/ NỘI DUNG CHI I. TIỀN LƯƠNG, TIỀN THU NHẬP TĂNG THÊM, TIỀN CÔNG, PHỤ CẤP LƯƠNG. Điều 5: Quy định về chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương. 1/ Tiền lương và phụ cấp lương được thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà Nước và đươc xác định theo công thức sau: Tiền lương của 01 CBVC= (HSL+HSPC)* Mức lương tối thiểu 2/ Tiền lương bổ sung của 01 CBVC từ thu nhập tăng thêm 12 tháng được xác định như sau: Hệ số tiết kiệm- khoản thu nhập tăng thêm cuối năm dương lịch: . Hệ số 1.50: áp dụng cho BGH, kế toán, thủ quỹ và giáo viên, nhân viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người trong BGH phải được Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại thấp nhất là hoàn thành tốt nhiệm vụ. . Hệ số 1.25: áp dụng cho giáo viên, nhân viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; . Hệ số 1.00: áp dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ; . Hệ số 0.75: áp dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Thu nhập tăng thêm Thu nhập tăng thêm 60% * Hệ số tiết kiệm cá nhân của 01 CB, VC = Hệ số bình quân 3/ Về chi tiền công cho người lao động theo NĐ 68/2000-CP, thì đơn vị sẽ thanh toán tiền công căn cứ theo quyết định của Sở GD-ĐT và thực hiện chế độ BHXH,BHYT, KPCĐ theo quy định hiện hành của Nhà Nước (chi từ nguồn Ngân sách Nhà Nước). 4/ Đối với CBCC hợp đồng trường tự trả lương thì tùy theo khối lượng công việc của người lao động có thể trả lương khoán hợp đồng theo vụ việc, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa đơn vị và người lao động. 5/ Đối với GV dạy thêm học thêm: thực hiện thu chi đúng theo quy định hiện hành. II. NGUỒN CHI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH: Điều 6: Chi thanh toán dịch vụ công cộng. Hàng tháng, tài vụ nhà trường căn cứ vào giấy báo của điện lực huyện Châu Thành làm chứng từ thanh toán. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng điện hết sức tiết kiệm và đạt hiệu quả thì bộ phận hành chính phải thường xuyên kiểm tra, phân công cho bảo vệ có nhiệm vụ mở, tắt điện các phòng học để tránh tình trạng lãng phí. + Tiền điện: thanh toán theo giấy báo của điện lực + Thanh toán tiền vệ sinh: 300.000đ/tháng. 3 Điều 7: Chi vật tư văn phòng. Hàng tháng, kế toán sẽ căn cứ vào bảng đề nghị của các tổ chuyên môn, nghiệp vụ, sau đó tập hợp lại để mua sắm cấp phát theo nhu cầu sử dụng của từng bộ phận khi có sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị. + Về văn phòng phẩm: chi theo thực tế. + Mua sắm công cụ, đồ dùng văn phòng: chi theo thực tế. + Vật tư văn phòng khác: chi theo thực tế. Điều 8: Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc. Để đảm bảo sử dụng điện thoại đúng mục đích, mỗi CBVC trong đơn vị phải nghiêm túc tiết kiệm trong việc sử dụng điện thoại ở đơn vị. Hàng tháng căn cứ vào hóa đơn của bưu điện để làm chứng từ thanh toán. • Tiền điện thoại (3 máy): không vượt quá 600.000 đ/tháng; Dịch vụ Internet ADSL: không vượt quá 500.000 đ/tháng. • Tem bưu chính, Fax và báo chí: Báo Ấp Bắc, báo Nhân dân, tạp chí giáo dục, xây dựng đảng, giáo dục thời đại: 1.000.000đ/quý; • Đối với Ban Giám hiệu sẽ áp dụng mức khoán điện thoại di động như sau: * Hiệu trưởng: 250.000 đ/tháng/người * Phó Hiệu trưởng: 100.000 đ/tháng/người Điều 9 : Chi công tác phí. Cuối tháng căn cứ vào giấy đi đường có xác nhận của nơi đi, nơi đến công tác có ghi rõ số ngày công tác để làm chứng từ thanh toán công tác phí, cụ thể như sau: 1. Đi công tác trong huyện. • Tiền xe: 700đ/km x số km ( Nơi công tác cách trụ sở trường đóng có khoảng cách từ 15 km trở lên). • Tiền phụ cấp lưu trú ( hỗ trợ tiền ăn, tiền tiêu vặt; nơi công tác cách trụ sở trường đóng từ 10 km trở lên), gồm có 2 mức: + Đi trong ngày được nhận mức phụ cấp lưu trú: 50.000 đồng/người/ngày. + Đi từ 02 ngày trở lên, được nhận mức phụ cấp lưu trú: 60.000đồng/ người/ngày. 2. Đi công tác khác huyện trong tỉnh. • Tiền xe: 700đ/km x số km ( Nơi công tác cách trụ sở trường đóng có khoảng cách từ 15 km trở lên). • Tiền phụ cấp lưu trú ( hỗ trợ tiền ăn, tiền tiêu vặt; nơi công tác cách trụ sở trường đóng từ 10 km trở lên), gồm có 2 mức: + Đi trong ngày được nhận mức phụ cấp lưu trú: 60.000 đồng/người/ngày. + Đi từ 02 ngày trở lên, được nhận mức phụ cấp lưu trú: 70.000đồng/ người/ngày. 3. Đi công tác tại thành phố Mỹ Tho. * Tiền xe: từ 15 km trở lên tính 700 đ/km x số km. * Phụ cấp lưu trú: + Chuyển công văn, nhận công văn, quyết định: 40.000 đồng/người/lần. + Đi trong ngày được nhận mức phụ cấp lưu trú : 60.000 đồng/người/ngày. + Đi từ 02 ngày trở lên được nhận mức phụ cấp lưu trú: 70.000đồng/ người/ngày. 4 4. Đi công tác ngoài tỉnh. • Đi trong ngày: * Tiền xe: thanh toán theo hóa đơn thực tế một lần đi và về gồm vé tàu, xe, cầu, phà… đúng theo qui định hiện hành hoặc tính theo định mức 700đ/km x số km đã đi. Nếu đi xe ôtô của Sở GDĐT hoặc xe ôtô công thì không được thanh toán. * Phụ cấp lưu trú: 120.000 đồng/người/ngày. • Đi từ 02 ngày trở lên: * Tiền xe: thanh toán theo hóa đơn thực tế một lần đi và về gồm vé tàu, xe, cầu, phà… đúng theo qui định hiện hành hoặc tính theo định mức 700đ/km x số km đã đi. Nếu đi xe ôtô của Sở GDĐT hoặc xe ôtô công thì không được thanh toán. * Phụ cấp lưu trú: 130.000 đồng/người/ngày. 6. Thanh toán tiền khoán thuê nhà, thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác. a/ Công tác ngoài Tỉnh: + Mức 340.000 đồng/người/ngày khi đi công tác tại các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và thành phố loại 1 thuộc tỉnh. + Mức 240.000 đồng/người/ngày khi đi công tác ở huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh. + Mức 200.000 đồng/người/ngày khi đi công tác tại các vùng còn lại. b/ Công tác trong tỉnh Tiền Giang . • Mức 100.000đồng/ngày/ người khi đi công tác ở Thành phố Mỹ Tho; • Mức 170.000 đồng/ngày/người khi đi công tác ở Thị xã. • Mức 140.000đồng/ngày/ngày khi đi công tác các huyện còn lại trong tỉnh. c/ Không chi khoán tiền thuê nhà, phòng nghỉ khi đi công tác trong huyện Châu Thành. Điều 10: Chi phí thuê mướn. • Thuê mướn phương tiện vận chuyển: Khi thuê xe phải có hợp đồng, hóa đơn tài chính theo quy định. • Thuê mướn khác chi theo chứng từ thực tế khi đơn vị có nhu cầu. Điều 11: Chi phí sửa chữa nhỏ, trang thiết bị, mua tài sản. Sửa chữa nhỏ bao gồm: bàn ghế, điện, nước, sửa chữa tài sản khác .v .v. . . Khi đơn vị có nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua trang thiết bị, tài sản thuộc bộ phận nào quản lý thì bộ phận đó có trách nhiệm làm đề nghị. BGH duyệt đồng ý cho sửa chữa, mua trang thiết bị, tài sản mới được thanh toán kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Điều 12: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn. 1. Chi từ nguồn ngân sách cấp, gồm các khoản chi sau: • In ấn biểu mẫu ( sổ giáo án, sổ điểm, thư mời, giấy đi đường, danh sách học sinh, giấy vào lớp, giấy khen HS…). Khi CBGV có nhu cầu thì phải làm đề nghị và phải được sự đồng ý, ký duyệt của BGH; • Mẫu vật thực hành thí nghiệm; • Đồng phục, trang phục cho giáo viên làm công tác đoàn, bảo vệ, nhân viên hành chánh, . . .; 5 • Sách, tài liệu chuyên môn; • Chi kinh phí thi tốt nghiệp THPT (NS ngoài khoán); • Chi cộng tác viên thanh tra; • Chi phí chuyên môn khác. 2. Chi từ nguồn học phí • Chi 40% của tổng thu để làm lương. • Phần 60% còn lại chi gồm các khoản: * 3% quản lý học phí; * 30% trợ cấp đời sống giáo viên; * Chi phục vụ hoạt động dạy và học; * Chi tổ chức các phong trào của trường cho học sinh: . Hội diễn văn nghệ: 3.000.000 đồng/lần. Bao gồm: thuê hội trường, mướn âm thanh, bồi dưỡng giám khảo, ban tổ chức, nước uống. . Thi đấu bóng đá nam, nữ: 3.000.000 đồng/lần. Bao gồm: chi phí tổ chức, thuê sân, mướn trọng tài, bồi dưỡng luyện tập ( không hỗ trợ tiền ăn), nước uống. . Thi đấu điền kinh, cầu lông, đá cầu, trò chơi dân gian, cờ vua, cờ tướng, cắm trại: 2.000.000 đồng/lần/ trò chơi. Bao gồm: chi phí tổ chức, thuê sân, trọng tài, nước uống. * Khoán chi hỗ trợ chi phí tập luyện kỹ năng cho vận động viên trước khi thi đấu chính thức các phong trào gồm: bóng đá, bóng bàn, đá cầu, cầu lông, văn nghệ. Không bao gồm thuê huấn luyện viên, biên đạo. . Bồi dưỡng luyện tập: 60.000 đồng/ buổi/HS x 12 buổi; . Nước uống: 50.000 đồng/nhóm x 12 buổi. * Khoán chi hỗ trợ chi phí thi đấu chính thức các phong trào gồm: bóng đá, bóng bàn, đá cầu, cầu lông, văn nghệ, . . . . Chi tiền xe: theo thực tế. . Tiền ăn: 25.000 đồng/HS/1 buổi và 50.000 đồng/2buổi. . Nước uống: 50.000 đồng/đội/lần. * Chi hỗ trợ HS đi thi HSG, máy tính cầm tay, thi văn nghệ, thi TDTT, thi IOE từ cấp tỉnh trở lên, thi đường dến vinh quang . . . thì ngoài các chế độ được hưởng theo quy định hiện hành của nơi tổ chức, còn hưởng các chế độ của nhà trường như: - Khoán tiền xe tự túc đua rước học sinh đi và về: 60.000đ/ngày/hs - Hỗ trợ tiền ăn uống: 25.000đ/buổi/hs và 50.000đ/2 buổi/hs. * Chi hỗ trợ HS đi dự các lớp học bồi dưỡng do SGD&ĐT tổ chức thì ngoài các chế độ được hưởng theo quy định hiện hành, còn hưởng mức hỗ trợ sau: - Khoán tiền xe tự túc đua rước học sinh đi và về: 60.000đ/ngày/hs - Hỗ trợ tiền ăn uống: 25.000đ/buổi/hs và 50.000đ/2 buổi/hs. * Chi trợ cấp cho nhân viên tổ Hành chính-Quản trị: 500.000 đồng/ người/tháng; * Chi trợ cấp cho GV có chứng chỉ sư phạm không tham gia dạy lớp định mức bằng 75% so với GV dạy lớp có cùng hệ số lương ( nếu thấp hơn mức chi cho nhân viên tổ hành chánh- quản trị thì được hưởng định mức của nhân viên hành chính- quản trị). 6 * Nộp học phí cho học sinh học nghề tại trung tâm HN-DN theo quy định. * Các khoản chi khác: - Chi bồi dưỡng GVBM dạy phụ đạo học sinh yếu kém để “ thi lại” trong hè với định mức 35.000 đồng x 6 buổi; coi, chấm “ thi lại” 60.000 đồng/buổi. - Chi bồi dưỡng giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh, thi máy tính cầm tay, TDTT, Hội thao quốc phòng, văn nghệ được duyệt chi khi HS đạt giải được cộng điểm vào tổng điểm thi tốt nghiệp THPT. Dạy bồi dưỡng dự thi vòng tỉnh: Định mức quy định chung là dạy 4 tiết/tuần x tối đa 20 tuần = tối đa 80 tiết/lần thi. Thủ tục duyệt chi: . Hồ sơ quyết toán: Sổ đầu bài, Kế hoạch giảng dạy được duyệt, Danh sách HS dự thi thực tế, Bảng kê thanh toán. . Nếu có đủ hồ sơ quyết toán: sẽ duyệt chi theo thực tế giảng dạy được ghi trong sổ đầu bài dạy/giáo viên x số tiền của 1 tiết theo quy định của SGD. . Nếu không đủ hồ sơ quyết toán: sẽ nhận mức khoán chi là 2.000.000 đồng/môn, nếu có HS đạt thành tích từ giải nhất đến giải ba hoặc huy chương vàng đến huy chương đồng. . Chỉ nhận mức 1.600.000 đồng/môn nếu chỉ đạt giải khuyến khích hoặc không đạt giải. . Không chi bồi dưỡng nếu có từ đủ 2 năm trở lên không có HS đạt giải. Dạy bồi dưỡng dự thi chọn HS vào đội tuyển của tỉnh dự thi cấp Quốc gia, khu vực: Sẽ duyệt chi 4 tuần x 4 tiết x số tiền quy định từ nguồn ngân sách của trường. . Với các hoạt động khác do Sở GDĐT phối hợp tổ chức: người dạy bồi dưỡng được nhận mức bồi dưỡng 1.600.000 đồng/hoạt động nếu có HS đạt giải nhất, nhì, ba đối với các hoạt động như: Đường đến vinh quang (thi tháng,quý,năm); thi IOE cấp tỉnh và cấp quốc gia, khu vực; thi sáng tạo trẻ, thi tin học trẻ * Chi tiền bồi dưỡng cho nhân viên văn phòng không nghỉ phép năm, không nghỉ các ngày lễ khi nhà trường còn dạy- học: mức chi 100.000 đồng/ngày x số ngày nghỉ, tối đa 12 ngày. Văn phòng phải có bản chấm công, được BGH ký duyệt. * Chi hỗ trợ CB, GV, NV đi học nâng cao trình độ thuộc các lớp Đại học, Cao đẳng hệ tại chức- vừa học vừa làm mà người học phải đóng học phí. Mức hỗ trợ bằng 75% khoản học phí đã đóng được ghi trên phiếu thu của nhà trường, trung tâm nơi tổ chức. Điều 13: Chi mua sắm tài sản: Thực hiện theo đúng quy định hiện hành. 1. Khi mua sắm tài sản có giá trị dưới 20 triệu đồng: phải có bảng đề nghị duyệt mua, 03 bảng báo giá của 3 nơi bán, quyết định chọn nhà thầu, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính. 2. Khi mua sắm tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng: phải có ý kiến cho phép của SGD và STC. Thủ tục quyết toán như mục 1 và có thực hiện thủ tục xin thẩm định giá của cơ quan thẩm định. 3. Khi mua sắm tài sản có giá trị trên 100 triệu đồng: phải tổ chức đấu thầu. III. CHI KHÁC 7 Điều 14: Chi tiếp khách và các khoản chi khác. Thực hiện theo quy định hiện hành (theo Quyết định số 47/2009/QĐ- UBND ngày 31/12/2009). Điều 15: Quy định về mức chi thuộc Quỹ phúc lợi. 1. Chi thăm hỏi CBVC hưu trí, CB lãnh đạo trong và ngoài ngành: 200.000 đ/lần; 2. Chi thăm hỏi CBVC bệnh ốm nặng, nằm viện dài ngày, đại phẩu: 300.000đồng/lần/người; 3. Chi tiền viếng tang CBVC trong đơn vị khi qua đời: 400.000đồng/lần; 4. Chi tiền viếng tang CBVC đã nghỉ hưu, thân nhân CBVC trong đơn vị đang công tác, thân nhân đơn vị bạn (cha, mẹ, vợ, chồng, con): 300.000đồng/lần; 5. Chi mua quà cho CB,VC, NV khi nghỉ hưu trí 1.500.000 đồng/người. 6. Chi hỗ trợ hoạt động của 2 đoàn thể: . Chi tổ chức cắm trại 3.200.000 đ; hội chợ ẩm thực 750.000 đ, các trò chơi sau khai giảng: 500.000 đồng/lần, gồm: chi phí tổ chức, giám khảo, trọng tài, nước uống. Phần thưởng của HS được chi tại Điều 16 quy chế này. . Chi tổ chức giải Việt dã, bóng đá, bóng chuyền giao lưu với địa phương, các trường bạn: 2.500.000 đồng/ lần, gồm: chi phí tổ chức, giám khảo, trọng tài, nước uống. 7. Chi hỗ trợ cho Ban kiểm tra tài chính ( theo quý), mức chi là 30.000đồng/ ngày/người. 8. Chi bồi dưỡng cán bộ tổ chức, giáo viên coi kiểm tra tập trung do trường tổ chức từ buổi thứ 4 trở đi/ học kỳ ( không kể coi kiểm tra học kỳ và kiểm tra giữa học kỳ theo lịch của Sở GDĐT): * Môn có thời lượng 60 phút: 45.000 đồng/người/buổi; * Môn có thời lượng 90 phút: 70.000đồng/người/buổi; * Bộ phận làm đầu phách: 45.000 đ x 2 người/lần. 9. Chi bồi dưỡng Hội đồng sao, in, trộn đề kiểm tra học kỳ và giữa học kỳ theo định mức: * người trực tiếp in- photo: 60.000đồng/người/ngày; * người tham gia trộn đề, sắp xếp đề, gói- niêm phong: 50.000đồng/người/ ngày. 10.Chi bồi dưỡng BGH trộn đề, in đề kiểm tra chung: 45.000 đồng/lần. 11. Chi hỗ trợ các Hội đồng, các tiểu ban chấm thi, bao gồm: a. Hội đồng chấm thi TBDH cấp trường: - Ban tổ chức: 50.000 đồng/người; - Giám khảo: 50.000 đồng/người x số TBDH đã chấm; - Trưởng tiểu ban: 10.000 đồng/người x số TBDH đã chấm. b. Hội đồng giám khảo chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: - Ban tổ chức, giám khảo, giáo viên dự thi: 50.000 đ/người/ngày. - Giám khảo mời từ trường khác đến: 120.000 đồng/ngày. c. Tiểu ban chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường: - Ban tổ chức: 30.000 đồng/người; - Giám khảo: 30.000 đồng/người x số SKKN đã chấm; - Trưởng tiểu ban: 10.000 đồng/người x số SKKN đã chấm. 12.Chi hỗ trợ Hội đồng coi thi TN THPT 4.000.000 đ/lần/năm. 13. Chi tiền trà nước, tiến nước đóng bình: chi theo thực tế. 8 Điều 16: Quy định mức chi khen thưởng: 1/ Thưởng học sinh theo dãy điểm ĐTBcn giảm dần cho danh hiệu HSG cuối năm: Mức 1 thưởng: 90.000đ/phần Mức 2 thưởng 70.000đ/phần Mức 3 thưởng 50.000đ/phần HSG cấp tỉnh, cấp Quốc gia; HS đạt thành tích phong trào TDTT, văn nghệ, . . . ngoài phần thưởng của tỉnh còn có phần thưởng từ Kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. 2/ Thưởng lớp có thành tích cao trong thi đua năm học: - Lớp chọn của Ban cơ bản hạng 1: 600.000đ/lớp; hạng 2: 500.000đ/lớp; - Lớp không chọn: hạng 1: 600.000đ/lớp, hạng 2: 500.000đ/lớp; hạng 3: 400.000đ/lớp; hạng 4: 300.000đ/lớp, hạng 5: 200.000đ/lớp; hạng 6: 100.000đ/lớp 3/ Thưởng GVCN lớp có thành tích cao: - Lớp hạng 1 : 150.000đ/lớp; hạng 2: 140.000đ/lớp; hạng 3: 130.000đ/lớp; hạng 4: 120.000đ/lớp; hạng 5: 110.000đ/lớp; hạng 6: 100.000đ/lớp; 5/ Thưởng tổ chuyên môn có tỷ lệ TN THPT cao cấp Tỉnh: - Hạng 1-3: 600.000đ/tổ; - Hạng 4-5: 400.000đ/tổ; - Hạng 6-7: 300.000đ/tổ; - Hạng 8-9: 200.000đ/tổ; 6/ Thưởng tổ chuyên môn có học sinh giỏi cấp Tỉnh hoặc tổ, ban có học sinh đạt giải phong trào TDTT, VN , thi MTBT,… : - Học sinh đạt giải I cá nhân hoặc giải I đồng đội: 400.000đ/tổ; - Học sinh đạt giải II cá nhân hoặc giải II đồng đội: 300.000đ/tổ; - Học sinh đạt giải III, giải khuyến khích: 200.000đ/tổ; 7/ Thưởng tổ CM có HSG đạt giải cấp Quốc gia: Giải 1- 800.000đ; 2- 700.000 đ; 3- 600.000đ; KK- 500.000đ. 8/ Thưởng giáo viên được công nhận có TBDH, SKKN xếp loại A cấp trường, GV đạt GVDG cấp trường là 300.000đ/GV. 9/ Cấp giấy khen và thưởng GV dạy lớp 12 có tỉ lệ tốt nghiệp cao: + Đạt 100%: mức thưởng 400.000 đ/GV; + Từ 97% đến dưới 100%: mức thưởng 300.000 đ/GV; + GV dạy Toán, Lý, Hóa, Sinh các lớp chọn, nếu đạt tỉ lệ TN được cấp giấy khen, không thưởng. 10/ Thưởng kết quả thi nghề phổ thông hằng năm: mức thưởng 400.000 đồng nếu học sinh (HS) đạt tỉ lệ đỗ 100% ( HS do giáo viên của nhà trường giảng dạy) và có 100% HS lớp 11 của trường dự thi; 11/ Thưởng HS, đội HS tham gia các phong trào của Sở GD ĐT tổ chức đạt giải cấp tỉnh: + Giải nhất cá nhân, đồng đội: 200.000 đồng; chỉ hưởng giải cao nhất. + Giải nhì cá nhân, đồng đội: 160.000 đồng; nt. + Giải ba cá nhân, đồng đội: 120.000 đồng; nt. 12/ Thưởng đội HS tham gia các phong trào của trường tổ chức đạt giải: + Giải nhất đồng đội: 300.000 đồng. 9 + Giải nhì đồng đội: 250.000 đồng. + Giải ba đồng đội: 150.000 đồng. 13/ Thưởng cá nhân HS tham gia các phong trào của trường tổ chức đạt giải: + Giải nhất: 140.000 đồng. + Giải nhì: 120.000 đồng. + Giải ba: 100.000 đồng. IV/ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI QUỸ Điều 17: Quy định mức trích lập các quỹ. Hàng năm sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động từ các nguồn thu của đơn vị và nguồn ngân sách cấp, số còn lại được trích lập như sau: - Quỹ tiền lương thu nhập tăng thêm: với tỉ lệ 60%; - Trích lập các quỹ với tỉ lệ 40%, bao gồm các loại quỹ sau: + Quỹ dự phòng ổn định thu nhập : 5% + Quỹ khen thưởng : 5% + Quỹ phúc lợi : 26% + Quỹ phát triển sự nghiệp : 4% Điều 18: Sử dụng các quỹ. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: dùng để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp quỹ tiền lương thực hiện cao hơn quỹ tiền lương kế hoạch, do thủ trưởng đơn vị quyết định sau khi thỏa thuận với CĐCS. Dùng để chi bổ sung tiền lương cho CBVC trong trường hợp nhà nước có chính sách cải cách tiền lương. Quỹ khen thưởng: dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, CBVC có thành tích trong công tác, mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định. Quỹ phúc lợi: dùng để chi tiền ăn cho CBVC, đại biểu khách mời nhân lễ khai giảng, tổng kết, đại hội công đoàn, đại hội công nhân viên chức là 30.000đ/người/lần. Chi trợ cấp đột xuất cho cho CBVC , chi hỗ trợ hoạt động đoàn thể, và các hoạt động khác do thủ trưởng đơn vị quyết định. Điều 19: Thanh toán tiền lương và các khoản chi hành chính khác. Về tiền lương: CBVC nhận bằng tiền mặt hàng tháng. Riêng đối với khoản tiền lương tăng thêm CBVC nhận cùng kỳ lĩnh lương của tháng 12 hoặc chuyển sang tháng 01 năm sau. Về kinh phí chi tiền điện, điện thoại, sách báo tạp chí thư viện thanh toán theo giấy báo của Điện lực, Bưu điện huyện ở mỗi tháng. Về kinh phí khen thưởng sẽ được thanh toán khi có danh sách và quyết định của hội đồng thi đua khen thưởng. Điều 20: Chứng từ thanh toán. Đối với tiền lương, tiền thu nhập tăng thêm, tiền khoán công tác phí, khoán ĐTDĐ chi trợ cấp, chi khen thưởng …. thì chứng từ thanh toán là bảng kê danh sách nhận tiền có chữ ký của kế toán, có ký duyệt của thủ trưởng đơn vị và ký nhận của từng CBVC. Các khoản chi khác sẽ quyết toán bằng chứng từ hóa đơn theo quy định của tài chính. 10 [...]... các khoản và định mức đã nêu ở trên, khi có phát sinh chi thì Hiệu trưởng sẽ hội ý với Chủ tịch công đoàn cơ sở quyết định mức chi theo thực tế phát sinh Điều 22: Quy chế này được thực hiện trong thời gian thực hiện nghị định 43/2006/ND-CP, và sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương hoặc các chính sách khác làm tăng chi Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký và đưọc bổ sung sửa đổi . chi tiêu đơn vị. - Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi. Điều 2: Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ - Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế. phạm ngày 02.01 .2013. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Nay sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012 thành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013 của trường THPT Tân Hiệp. Điều 2. Quy chế này được áp. mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị. Mọi chi tiêu phải đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ. - Quy chế chi tiêu nội bộ được

Ngày đăng: 29/01/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan