1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De Dap an HSG tinh Bac Giang.

5 631 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH BẮC GIANG NĂM 2012-2013 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (Đề thi gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 THCS Ngày thi: 01/4/2012 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Một người có bộ nhiễm sắc thể gồm 45 nhiễm sắc thể thường và 2 nhiễm sắc thể giới tính. a) Người này bị các bệnh nào trong các bệnh sau đây: Đao, Claiphentơ (XXY), Tớcnơ (OX), Bạch tạng. b) Xác định nguyên nhân, cơ chế hình thành và đặc điểm nhận biết người bị bệnh trên. Câu 2: (2,5 điểm) a) Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các loại biến dị b) Phân biệt đột biến và thường biến Câu 3: (2,5 điểm) Ở người, thiếu răng hàm là tính trạng trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay - Sach (không tổng hợp được enzim hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về 2 gen qui định bệnh bạch tạng và Tay - Sach lấy một phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen nói trên, hãy cho biết: a) Tỉ lệ con có kiểu gen giống mẹ. b) Xác suất con đầu lòng sinh ra có răng hàm, bị bạch tạng và Tay - Sach? Câu 4: (2,5 điểm) Một gen dài 0,51µm, có 3600 liên kết hiđrô, gen này bị đột biến đụng chạm tới một cặp nuclêôtit nhưng chiều dài không thay đổi. a) Đột biến trên thuộc loại đột biến gì? Nếu đột biến trên tạo ra các gen lặn thì chúng được biểu hiện thành kiểu hình trong trường hợp nào? b) Nếu đột biến làm cho số liên kết hiđrô thay đổi thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen đột biến bằng bao nhiêu? Câu 5: (2,5 điểm) a) Nhiễm sắc thể là gì ? Những đặc trưng cơ bản của bộ nhiễm sắc thể. b) Bằng những cơ chế nào một tế bào sinh vật không phải là đơn bội có số lượng nhiễm sắc thể là một số lẻ. Câu 6: (2,5 điểm) a) Trong chọn giống vật nuôi và cây trồng, muốn tạo ra ưu thế lai người ta làm như thế nào? Để duy trì ưu thế lai người ta sử dụng biện pháp gì? b) Một thành tựu nổi bật của thập niên 80 ở thế kỷ XX là chuyển gen sản xuất hooc mon Insulin từ người vào vị khuẩn E. coli làm giá thành của Insulin (chữa bệnh tiểu đường) rẻ hàng vạn lần. Hãy cho biết các khâu của kỹ thuật cấy gen mã hóa Insulin từ người vào vi khuẩn. Đề chính thức Câu 7: (2,5 điểm) a) Căn cứ vào đặc điểm thích nghi của sinh vật với cường độ ánh sáng khác nhau, người ta chia thực vật thành những nhóm nào? Đặc điểm thích nghi của mỗi nhóm và nơi phân bố. b) Hình bên mô tả số lượng loài ở vùng cực và vùng xích đạo. Số lượng loài Vùng cực Vùng xích đạo Vùng cực Nhận xét về sự thay đổi số lượng loài ở các vùng và giải thích về sự thay đổi đó. Câu 8: (2,5 điểm) Có các loại sinh vật sau: cỏ, thỏ, ếch, châu chấu, rắn ăn thịt, đại bàng, sán ký sinh ở động vật, giun đất và vi sinh vật phân giải. a) Nêu những điều kiện cần thiết để các loài trên tạo thành một quần xã. b) Nếu loại bỏ hết các cây cỏ thì diễn biến quần xã đó sẽ như thế nào? Điều này có ý nghĩa gì trong bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký) Giám thị 2 (Họ tên và ký) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 -2012 MÔN THI: SNH HỌC LỚP 9 Ngày thi: 01/04/2012 NỘI DUNG ĐIỂM Đề chính thức Câu 1: a) Người này bị bệnh Đao (3 NST 21) b) Nguyên nhân: Ngoài những tác động của các nhân tố môi trường như tác nhân vật lý, tác nhân hóa học thì ở những người mẹ cao tuổi do rối loạn quá trình sinh lý tế bào thường gây ảnh hưởng tới quá trình phân chia NST……. - Cơ chế hình thành: Cặp NST 21 phân ly không bình thường (của bố hoặc mẹ) hình thành giao tử 2 NST 21, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử có 3 NST 21 phát triển thành người bị bệnh Đao….(có thể bằng sơ đồ) - Đặc điểm nhận biết: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, lưỡi hơi thè, si đần, vô sinh…… 2,5 điểm 1,0 0,5 0,5 0,5 Câu 2: a) (Học sinh có thể viết nhiều hơn) b) Phân biệt đột biến và thường biến Đặc điểm phân biệt Đột biến Thường biến - Khái niệm - Đặc điểm - Vai trò …. - Làm biến đổi vật chất di truyền nên di truyền qua các thế hệ… - Đột ngột, đơn lẻ, vô hướng …. - Thường có hại cho cơ thể sinh vật…, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa… …. - Không làm biến đổi vật chất di truyền nên không di truyền… - Đồng loạt, theo hướng xác định …. - Có lợi cho cơ thể sinh vật…, đảm bảo cho sinh vật tồn tại để biến đổi…. 2,5 điểm 1,0 0,5 0,5 0,5 Câu 3 a) Tỉ lệ con có kiểu gen giống mẹ. - Qui ước gen: A - thiếu răng; b - bạch tạng; d - bệnh Tay - Sách (học sinh có thể qui ước khác) → KG của bố mẹ: ♂ aaBbDd x ♀AaBbDd - Tỉ lệ con có kiểu gen giống mẹ: (1/2Aa) x (2/4Bb) x (2/4Dd) = 1/8 AaBbDd b) Xác suất con đầu lòng sinh ra có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-Sach: - Ở thế hệ con: 1/2 khả năng có răng hàm, 1/4 khả năng bị bạch tạng, 1/4 khả năng bị bệnh Tay – Sach → Xác xuất là (1/2) x (1/4) x (1/4) = 1/32 2,5 điểm 0,5 1,0 1,0 2,5 điểm Biến dị BD di truyền BD tổ hợp Thường biến BD đột biến ĐB NSTĐột biến gen ĐB số lượngNSTĐB cấu trrúc NST Câu 4: a) - Đột biến trên thuộc loại đột biến thay thế cặp nuclêôtit… - Nếu đột biến trên tạo ra các gen lặn thì chúng được biểu hiện thành kiểu hình ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp b) Nếu đột biến làm cho số liên kết hiđrô thay đổi - Tỉ lệ nuclêôtit của gen bình thường: A = T = 900; G = X = 600 - Nếu thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thì tỉ lệ từng loại là A = T = 900 – 1 = 899; G =X = 600 + 1 = 601 - Nếu thay cặp G-X bằng cặp A-T thì tỉ lệ từng loại là A = T = 900 + 1 = 901; G =X = 600 - 1 = 599 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 a) Nhiễm sắc thể (NST): - Ở sinh vật nhân chuẩn, NST là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính . - Những đặc trưng cơ bản của bộ nhiễm sắc thể: + Trong tế bào sinh dưỡng, NST thường tồn tại thành từng cặp gồm 2 NST có hình dạng và kích thước giống nhau (cặp NST tương đồng) trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ, toàn bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n). Trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n) + Hình thái NST thay đổi qua các kì của quá trình phân bào: ở kì giữa khi đóng xoắn cực đại NST có hình dạng đặc trưng, thường là hình hạt, hình que hoặc hình chữ V… 2. Bằng những cơ chế: - Cơ chế xác định giới tính ở một số loài: VD châu chấu đực 2n = 23 cặp NST giới tính XO (viết SĐL) - Cơ chế đột biến thể dị bội: hình thành thể 2n + 1 ; 2n - 1 (viết SĐL) 2,5 điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6 a) - PP tạo ưu thế lai: + Ở cây trồng dùng PP lai khác dòng, lai khác thứ……. + Ở vật nuôi là lai kinh tế…… - Để duy trì ưu thế lai: + Ở cây trồng: sử dụng phương pháp nhân giống vô tính + Ở vật nuôi: lai luân phiên b) Các khâu của kỹ thuật cấy gen - Tách AND NST của tế bào người….và tách AND dùng làm thể truyền … - Tạo AND tái tổ hợp… - Chuyển AND tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli…. (Nếu học sinh chỉ nêu đúng như SGK, trừ 1/2 số điểm) 2,5 điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7 a) - Các nhóm thực vật: thực vật ưa sáng, ưa bóng, … - Đặc điểm thích nghi và phân bố Đặc điểm Cây ưa sáng Cây ưa bóng Đặc điểm hình thái - Thân - Lá - Cao, thẳng - Nhỏ, xếp nghiêng, phiến - Thân nhỏ, thấp - Rộng, xếp ngang, phiến lá 2,5 diểm 0,5 0,5 lá dày, màu xanh nhạt… mỏng, màu xanh đậm… Đặc điểm sinh lý - Quang hợp - Thoát hơi nước - Cường độ quang hợp tăng khi cường độ ánh sáng tăng, nhưng cường độ QH cực đại không trùng cường độ QH ánh sáng cực đại… - Thoát hơi nước mạnh… - Cường độ quang hợp cao khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ QH đạt giá trị cực đại khi cường độ ánh sáng trung bình - Thoát hơi nước yếu… b) - Nhận xét: + Từ vùng cực đến vùng xích đạo, số lượng loài tăng dần + Từ vùng xích đạo đến vùng cực, số lượng loài giảm dần… - Giải thích: Vùng cực điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng…) khắc nghiệt, số lượng loài ít (độ đa dạng thấp)….Ở vùng xích đạo điều kiện tự nhiên thuận lợi, số lượng loài nhiều (độ đa dạng cao)… 0,5 0,5 0,5 Câu 8 a) Các điều kiện: - Số lượng cá thể mỗi loài đủ lớn để hình thành quần thể… - Các quần thể khác loài cùng chung sống trong một sinh cảnh…. - Giữa các loài có quan hệ chặt chẽ, khống chế lẫn nhau và trải qua quá trình lịch sử… - Có mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài, được hình thành qua CLTN… b) Khi loại bỏ cỏ → châu chấu, thỏ, ếch mất nguồn thức ăn, phát tán đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt…→ rắn, đại bàng mất nguồn thức ăn, phát tán đi nơi khác hoặc chết dần…. kết quả là quần xã bị suy thoái - Ý nghĩa:…. có thể hạn chế, nhưng không được tiêu diệt hoàn toàn một loại sinh vật nào đó → cân bằng sinh học…… 2, 5 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,5 (Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng vẫn đúng bản chất và kết quả cũng cho tối đa điểm) . ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH BẮC GIANG NĂM 2012-2013 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG (Đề thi gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ. Thân nhỏ, thấp - Rộng, xếp ngang, phiến lá 2,5 diểm 0,5 0,5 lá dày, màu xanh nhạt… mỏng, màu xanh đậm… Đặc điểm sinh lý - Quang hợp - Thoát hơi nước - Cường độ quang hợp tăng khi cường độ ánh. luân phiên b) Các khâu của kỹ thuật cấy gen - Tách AND NST của tế bào người….và tách AND dùng làm thể truyền … - Tạo AND tái tổ hợp… - Chuyển AND tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli…. (Nếu học sinh

Ngày đăng: 29/01/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w