1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 23. Phong trào nông dân tây sơn va sự thông nhât đât nước cuối thế kỉ XVIII

6 3,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 22,82 KB

Nội dung

Trường: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Họ và tên: Phạm Thị Anh Quyền Lớp : Sp sử 3B MSSV: K36602074 Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được. 1. Kiến thức - Thế kỷ XVI – XVIII đất nước bị chia làm 2 miền có chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đồn phong kiến thống trị không còn khả năng thống nhất lại. - Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả 2 miền, nguy cơ chia cắt càng gia tăng, phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đồn phong kiến đang thống trị, đã xố bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu lại đất nước. - Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hồn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hồng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc. 2. Tư tưởng - Giáo dục lòng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ tồn vẹn đất nước. - Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam. - Giáo dục tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. 3. Kỹ năng - Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử. - Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Bản đồ Việt Nam có những địa danh cần thiết. - Lược đồ các trận đánh mang tính quyết chiến. - Một số câu nói của vua Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói về Quang Trung. - Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh liên quan đến bài học. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi  : Thế kỷ XVI – XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh như thế nào? Câu hỏi  : Tại sao thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hướng sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa? 2. Dẫn dắt vào bài mới Qua bài 22 chúng ta đã thấy vào cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến 2 Đàng Trong, Ngoài đều bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi lên nhằm lật đổ chế độ phong kiến ở cả hai Đàng.Trong đó có phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định) và trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình đã làm nên 2 sự nghiệp lớn: thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.Để biết được phong trào diễn ra như thế nào, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 23. 3. Tổ chức dạy học bài mới Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp – Cá nhân - GV: Giới thiệu sơ lược về tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở đàng Ngồi; giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngồi làm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng: Ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, thuế khố nặng nề, quan lại tham nhũng, đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, phong trào đấu tranh của nông I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII) Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững dân bùng lên rầm rộ, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hồng Công Chất, Lê duy Nhật (HS được học ở cấp 2). - GV tiếp tục giới thiệu về tình trạng của chế độ phong kiến Đàng Trong: Trong khi chế độ phong kiến đàng Ngồi khủng hoảng thì ở Đàng Trong, năm 1744 Chúa Nguyễn Phúc Khốt đã làm gì? Sự kiện này nói lên điều gì? - HS nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời. - GV giảng tiếp : 1744 chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta đứng trước nguy cơ bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong từ đó cũng lâm vào khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Theo một giáo sĩ phương Tây lúc bấy giờ "gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, các xác chết chồng chất lên nhau". Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong. - GV kết luận: + HS nghe, ghi chép. + GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được diễn biến chính của phong trào nông dân Tây Sơn và vai trò của khởi nghĩa Tây Sơn. + HS theo dõi SGK phát biểu. + GV bổ sung, kết luận về những nét chính của phong trào Tây Sơn. - GV có thể đàm thoại với HS về 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ: gốc họ Hồ, lớn lên gặp lúc Quốc phó Trương Thúc Loan chuyên quyền; nhân dân lầm than cực khổ. Ba anh em đã lên vùng Tây Sơn xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Năm 1771 cả 3 anh em đổi sang họ Nguyễn, dựng cờ chống Trương Thúc Loan, tại Tây Sơn – Bình Định. Khởi nghĩa phát triển dần thành phong trào nông dân rộng lớn, đảm nhận sứ mệnh tiêu diệt các tập đồn phong kiến thống nhất đất nước. - HS nghe, ghi chép. - GV dẫn dắt: Ngồi sự nghiệp thống nhất đất nước phong trào Tây Sơn còn đảm đương - Giữa thế kỉ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Trong, Đàng Ngồi khủng hoảng sâu sắc → phong trào nông dân bùng nổ. - 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định). + Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - 1786 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật độ tập đồn Lê – Trịnh, thống nhất đất Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững nhiệm vụ kháng chiến chống ngoại bang bảo vệ Tổ quốc. nước. Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1785. - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV bổ sung, kết hợp với sử dụng lược đồ chiến thắng Rạch Gầm, Xồi Mút để trình bày về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, sau đó GV chốt ý: + Nghĩa quân Tây Sơn đã bắt giết 2 chúa là Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Còn lại một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Aùnh chạy thốt. Trong hai năm 1782 – năm 1783 Nguyễn Huệ đã hai lần đem quân đánh Nguyễn Aùnh ở Gia Định. Cùng đường Nguyễn Aùnh đã bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ bộ tiến sang nước ta cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nma Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn. + Trước giặc ngoại xâm, vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc. - GV có thể yêu cầu HS tường thuật về chiến thắng Rạch Gầm – Xồi Mút hoặc nói lên những hiểu biết của mình về chiến thắng này. - HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung: Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến “người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngồi miệng thì nói khốc nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Chiến thắng đã đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn. II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII 1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 - Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm → 5 vạn quân Xiêm kéo vào nước ta. - Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xồi Mút (trên sông Tiền – tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân - Gv giảng bài: sau khí đánh ,thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phù vua Lê  Kháng chiến chống quân Thanh (1789) Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững kết duyên với công chúa lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân). - Ở ngồi Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiếu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK: nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chông quân Thanh. Qua đó thấy được vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung và tinh thần dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn. - HS theo dõi SGK tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Thanh, phát biểu. - GV bổ sung, kết luận, giảng giải thêm: Việc làm của Lê Chiêu Thống chứng tỏ triều đình phong kiến nhà Lê không thể duy trì được nữa. Mặc dù Nguyễn Huệ đã rất cố gắng phù Lê. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hồng đế ngày 25-11-1788. - GV đọc bài hiểu dụ của vua Quang Trung trong SGK trang 107 để giúp HS thấy được mục tiêu của cuộc tiến quân ra Bắc lần này và ý nghĩa bài hiểu dụ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập). Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn sau 5 ngày hành quân thần tốc, ngày 5 Tết nghĩa quân thắng lợi ở Ngọc Hồi – Đống Đa. - Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta. - Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hòang Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. - Mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. - Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 4: Cá nhân - GV phát vấn: cho biết công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ - HS dựa vào phần kiến thức vừa học ,trả lời. - GV kết luận. Gv đàm thoại với Hs về vai trò của Nguyễn Huệ trong việc tiêu diệt các tập đồn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh. Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân - GV trình bày về sự thành lập Vương triều Tây Sơn 1778 nhưng không giải quyết được III. Vương triều Tây Sơn Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hồng đế (hiệu Thái Đức) → Vương triều Tây Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững các yêu cầu Lịch sử, phong trào khởi nghĩa vẫn tiếp tục. - GV trình bày tiếp sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi 1788. - HS nghe, ghi chép. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK các chính sách của vua Quang Trung. - HS theo dõi, bổ sung, kết luận về những chính sách của vua Quang Trung. - HS nghe, ghi chép. GV minh hoạ về chính sách đối ngoại của Quang Trung. Sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh, Quang Trung cử Ngô Văn Sở và Phan Huy Ích sang trung quốc cầu phong, lập lại hồ bình để xây dựng đất nước. Nhà Thanh đã giảng hồ, phong vương và gửi quà tặng cho Quang Trung. Sơn thành lập. - Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hồng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hố trở ra Bắc. - Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. - Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học). - Đối ngoại hồ hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp. Hoạt động 6: Cá nhân - GV phát vấn: Em có nhận xét gì về những việc làm của Quang Trung? - HS suy nghĩ trả lời. - GV kết luận: Những chính sách của Quang trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện những chính sách tiến bộ của ông chưa có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước. Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thốt khỏi khủng hoảng chưa thành. - Năm 1792 Quang Trung qua đời. - Năm 1802 Nguyễn Aùnh tấn công các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. 4. Củng cố Vai trò của Nguyễn Huệ và phong trào nông dân Tây Sơn. 5. Dặn dò - HS học bài, làm bài tập SGK (109). - Sưu tầm tranh ảnh về những công trình nghệ thuật thế kỷ XVI – XVIII. . K36602074 Bài 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được. 1. Kiến thức - Thế kỷ XVI – XVIII đất nước. quan lại tham nhũng, đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, phong trào đấu tranh của nông I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII) Các hoạt động của thầy và. lược. - Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 4: Cá nhân - GV phát vấn: cho biết công lao của phong trào nông dân Tây Sơn

Ngày đăng: 29/01/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w