1 I 2 I A B Trang 1 Sở GD & ĐT Bình Thuận - Trường THPT Hòa Đa ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II - VẬT LÝ 11 NÂNG CAO-NĂM HỌC : 2012-2013 A) LÝ THUYẾT: Câu 1: Lực từ tác dụng lên dòng điện : nêu phương, chiều (quy tắc bàn tay trái), biểu thức tính độ lớn lực từ Câu 2: Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản: công thức tính cảm ứng từ. Quy tắc nắm tay phải Câu 3: Lực lorenxơ : định nghĩa; cách xác định phương, chiều và độ lớn của lực lorenxơ. Câu 4: - Định nghĩa, biểu thức và ý nghĩa của từ thông. - Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: nội dung; cách xác định. - Định luật farađây về cảm ứng điện từ: nội dung, biểu thức. Câu 5: Suất diện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động: biểu thức, quy tắc bàn tay phải. Câu 6: Dòng điện fucô : nêu định nghĩa, tác dụng của dòng điện fucô . Câu 7: Hiện tượng tự cảm: định nghĩa; biểu thức hệ số tự cảm, suất điện động tự cảm. Câu 8: Khúc xạ ánh sáng: định nghĩa; nội dung định luật khúc xạ ánh sáng Câu 9: Hiện tượng phản xạ toàn phần: định nghĩa, điều kiện phản xạ toàn phần. ứng dụng hiện tượng này. Câu 10: Lăng kính: cấu tạo, đường đi của tia sáng qua lăng kính, các công thức lăng kính, biến thiên góc lệch theo góc tới. Câu 11: Thấu kính mỏng: cách vẽ đường đi của tia sáng qua thấu kính; cách dựng ảnh;các công thức. Câu 12: Nêu định nghĩa: sự điều tiết, điểm cực cận, cực viễn. Năng suất phân li. Sự lưu ảnh ở mắt. Câu 13: Các tật của mắt và cách khắc phục. B) BÀI TẬP 1/Bài tập lực từ, từ trường một số dòng điện đơn giản, nguyên lí chồng chất từ trường. Lực lorenxơ 2/ Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng. Suất điện động cảm ứng trong đoạn dây chuyển động. 3/ Hiện tượng tự cảm 4/ Năng lượng từ trường 5/ Khúc xạ ánh sáng – phản xạ toàn phần-lăng kính 6/ Thấu kính mỏng và mắt C) BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1/ Một dây dẫn được gập thành một hình chữ nhật MNPQ . Cho MN =10cm; NP = 15cm. Đặt khung dây vào từ trường đều B =10 -2 T . Cho dòng điện I = 10A chạy vào khung có chiều M N P Q M→ → → → . Lực từ tác dụng vào các cạnh của khung dây là bao nhiêu? Biết MNPQ nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, đường sức từ của từ trường đều vuông góc với mặt phẳng này và có chiều từ trong ra ngoài. Bài 2/ Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 25cm , bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang, biết khối lượng của thanh MN là 200g . Cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và các dây treo, có chiều từ ngoài vào trong, độ lớn B = 0,04T. a/ Định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0. b/ Cho I = 16A có chiều từ M đến N. Tính lực căng mỗi dây ? Bài 3/ Cho hai dòng điện 1 3 I 6A;I 12A= = chạy trong hai dây dẫn thẳng rất dài , song song nhau, cách nhau một đoạn 10cm trong chân không. Trang 2 Hai dây dẫn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ lần lượt tại A , B . Cho điểm M biết MA = 6cm; MB = 4cm. a) Tính độ lớn cảm ứng từ tổng hợp tại M do I 1 và I 2 gây ra b) Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại M. c) Tìm vị trí điểm N nằm trong mặt phẳng hai dây dẫn sao cho cảm ứng từ tại N triệt tiêu. Bài 4/ Cho ba dòng điện 1 2 3 I I 2I 10A= = = chạy trong ba dây dẫn thẳng dài vô hạn, đồng phẳng, song song nhau, cách nhau 30cm và 40 cm ; I 1 ,I 2 và I 3 cùng chiều . Ba dây dẫn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ lần lượt tại A , B , C. Tìm vị trí điểm M thuộc đoạn BC sao cho cảm ứng từ tổng hợp tại M do ba dòng điện gây ra bằng 0? Bài 5/ Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10 -4 (T) với vận tốc ban đầu v 0 = 3,2.10 6 (m/s) vuông góc với B ur , khối lượng của electron là 9,1.10 -31 (kg). Tính bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường. Bài 6/Một proton bay vào trong từ trường đều có B = 0,5T với vận tốc ban đầu là v = 10 6 m/s và v B⊥ r r . Cho q = 1,6.10 -19 C ; cho m p =1,67.10 -27 kg a) Tính lực lorenxo tác dụng lên proton b) Xác định quỹ đạo của proton trong từ trường? tính bán kính quỹ đạo ? c) Lực Lorenxo có thực hiện công hay không? d) Khi ra khỏi vùng từ trường, proton đạt vận tốc là bao nhiêu Bài 7/ Khung dây MNPQ cứng ,phẳng, diện tích 50cm 2 gồm 20 vòng. Khung đặt trong từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây, chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị. Tính độ biến thiên từ thông qua khung trong khoảng thời gian từ t=0t=0,4s. Xác định suất điện động cảm ứng và chiều của dòng điện cảm ứng cũng trong thời gian trên Bài 8/Thanh AB dài l = 20cm , khối lượng m = 10g, B = 0,1T, ξ = 1,2V, r =0,5 Ω . Do lực từ và lực ma sát AB trượt đều với tốc độ v =10m/s. Bỏ qua điện trở dây và nơi tiếp xúc. a. Tìm dòng điện trong mạch và hệ số ma sát trượt b. Muốn cho dòng điện trong thanh AB chạy từ B đến A, cường độ 1,8A thì phải kéo thanh AB trượt đều theo chiều nào, vận tốc và lực kéo bao nhiêu? Bài 9/ Hình vẽ như bài 8, mắc ampe kế đo cường độ dòng điện mạch. Cho ξ = 1,5V, 0,1 = Ω r ; 1 = = AB l m ; 2,9= Ω AB R ; 0,1=B T . Điện trở của ampe kế và của hai thanh ray không đáng kể. Thanh AB có thể trượt trên đường ray. a) Tìm số chỉ ampe kế và lực điện từ đặt lên thanh AB khi AB được giữ đứng yên. b) Tìm số chỉ của ampe kế và lực điện từ đặt lên AB khi AB chuyển động đều sang phải với vận tốc v=3m/s c) Muốn ampe kế chỉ 0 thì thanh AB phải chuyển động về hướng nào với vận tốc bao nhiêu? Bài 10/ Một ống dây dài 40cm gồm 800 vòng có đường kính mỗi vòng là 10cm và có dòng điện 2A chạy qua a) Tính từ thông xuyên qua mỗi vòng dây? b) Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi ta ngắt dòng điện. Biết thời gian ngắt là 0,1s c) Tính hệ số tự cảm của ống dây. lấy 2 10π = Bài 11/ Mỗi pin có suất điện động không đổi ξ mắc nối tiếp với một ống dây có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thông qua một khoá K. Ban đầu khoá K mở, tụ không tích điện. Xác định giá trị cực đại của dòng điện trong mạch sau khi đóng khoá K. Bỏ qua điện trở thuần trong mạch. Bài 12/ Một chậu hình lập phương chứa đầy chất lỏng .Mắt quan sát viên nhìn theo 1 I 3 I 2 I A B C 30cm 40cm B(T) t(s) 0 3 4.10 − 0,4 B r e M N P Q B r r A B ξ A B C D M M' (n) i r C A S I n Trang 3 phương BD thì thấy được viên sỏi tại trung điểm M của đáy chậu BC như hình vẽ. Tínhchiết suất của chất lỏng? Bài 13/ Một ngọn đèn nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước nhỏ, sâu 30cm. Hỏi phải thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng có vị trí, hình dạng, kích thước nhỏ nhất là bao nhiêu để vừa vặn không có tia sáng nào của ngọn đèn lọt qua mặt thoáng của nước? Biết chiết suất nước là 4/3 Bài 14/ Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của một khối trong suốt có tiết diện là tam giác vuông cân như hình vẽ.Hỏi khối trong suốt này phải có chiết suất là bao nhiêu để tia sáng đến tại mặt AC không bị ló ra không khí. Bài 15/ Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng,ngang.Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm.Chếch ở trên có một ngọn đèn chiếu vào thước làm cho bóng của thước in trên mặt nước là 4cm và in dưới đáy nước là 8cm.Tìm chiều sâu của nước trong bình.Biết chiết suất của nước là 4/3 Bài 16/ Một cái chậu có đáy nằm ngang chứa chất lỏng trong suốt chiết suất n,ở đáy chậu có một viên bi nhỏ A.Một người nhìn theo phương gần vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng thấy ảnh A ’ của A cách mặt thoáng một khoảng h.Chiều cao của chất lỏng trong chậu là H. a. Tính h H theo n b.Cho biết H=16cm,n=4/3.Tính AA ’ Bài 17/a/ Một lăng kính có chiết suất n= 2 . Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của lăng kính góc tới i = 45 0 . tia ló ra khói lăng kính vuông góc với mặt bên thứ hai.Tìm góc chiết quang A ? b/ Chiếu một tia sáng đơn sắc đến mặt bên của một lăng kính tiết diện là một tam giác đều ABC, theo phương song song với đáy BC . Tia ló ra khỏi AC đi là là mặt AC. Tính chiết suất của chất làm lăng kính Bài 18/ Một bản mặt song song có bề dày 10cm; chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 45 0 a/ Chứng tỏ tia sáng ló ra khỏi bản có phương song song với tia tới. Vẽ đường đi của tia sáng qua bản. b/ Tính khoảng cách giữa giá của tia ló và giá của tia tới c/ Vật là một điểm sáng S cách bản 20cm. Xác định vị trí của ảnh d/ Vật AB = 2cm đặt song song với bản. Xác định vị trí và độ lớn của ảnh Bài 19/ Trong các hình xy là trục chính O là quang tâm, A là vật, A ’ là ảnh; AB là vật ; A’B’ là ảnh. Xác định: tính chất ảnh, loại thấu kính, vị trí các tiêu điểm chính? (Có giải thích, trình bày cách vẽ ) Bài 20/ Xác định loại thấu kính, O và các tiêu điểm chính? Bài 21/ Một thấu kính hai mặt lồi. Khi đặt trong không khí có độ tụ D 1 ,khi đặt trong chất lỏng có chiết suất n ’ = 1,68 thấu kính lại có độ tụ D 2 = -(D 1 /5). a) Tính chiết suất n của thấu kính? b) Cho D 1 =2,5 dp và biết rằng một mặt có bán kính cong gấp 4 lần bán kính cong của mặt kia. Tính bán kính cong của hai mặt này? Bài 22/Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30cm. a/ Hãy xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh. Vẽ hình đúng tỷ lệ. y O x A ' A yx A ' A y x A ' A y x y x x y 'A 'B A B 'B 'A x y A B Trang 4 b/ Hãy tính khoảng cách giữa vật và ảnh. c/ Vật dịch chuyển ra xa thấu kính . Hỏi ảnh dịch chuyển theo chiều nào. Bài 23/ Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cao bằng nửa vật. Xác định vị trí vật và ảnh. Bài 24/ Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính. Trên màn vuông góc với trục chính, ở phía sau thấu kính, thu được một ảnh rõ nét lớn hơn vật, cao 4cm. Giữ vật cố định, dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính 5cm về phía màn hình thì phải dịch chuyển dọc theo trục chính 35cm mới lại thu được ảnh rõ nét, cao 2cm. a) Tính tiêu cự của thấu kính và độ cao vật AB. b) Vật AB, thấu kính và màn đang ở vị trí có ảnh cao 2cm. Giữ vật và màn cố định. Hỏi phải dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính về phía màn một đoạn thẳng bao nhiêu để lại có ảnh rõ nét trên màn? Trong khi dịch chuyển thấu kính thì ảnh của vật AB dịch chuyển như thế nào so với vật? Bài 25/ Vật AB đặt song song và cách màn E một đoạn L. Đặt xen giữa vật và màn một thấu kính hội tụ, sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với vật và màn, ta thu được ảnh của vật AB rõ nét trên màn và lớn gấp 2 lần vật. Giữ vật cố định, tịnh tiến thấu kính dọc theo trục chính đến một vị trí khác thì phải dịch chuyển màn ảnh ra xa vật thêm 25cm mới thu được ảnh rõ nét trên màn, ảnh này lớn gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính? Bài 26/ Cho hệ hai thấu kính O 1 ; O 2 đồng trục có tiêu cự lần lượt là 1 2 20 ; 10= = −f cm f cm . Vật sáng AB đặt trước O 1 , vuông góc với trục chính và cách O 1 một đoạn d 1 =30cm. Tìm khoảng cách giữa 2 thấu kính để : a) Hệ cho ảnh thật b) Hệ cho ảnh có độ cao không đổi khi tịnh tiến AB theo phương song song với trục chính. Bài 27/ Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và trước thấu kính hội tụ L 1 cho ảnh thật lớn gấp 2 lần vật, cách vật 90cm. a) Xác định tiêu cự f 1 của thấu kính L 1 b) Cố định vật AB và L 1 . Sau L 1 đặt thấu kính phân kỳ L 2 có tiêu cự f 2 = - 20cm cùng trục với L 1 . Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính để ảnh qua hệ này là ảnh thật. Bài 28/ Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước thấu kính hội tụ O 1 , vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d 1 . Thấu kính có tiêu cự f 1 =10cm. Sau thấu kính O 1 , đặt một thấu kính hội tụ O 2 có tiêu cự lần lượt là f 2 = 5cm có trục chính trùng với trục chính của thấu kính O 1 và cách O 1 một khoảng a =30cm. a) Cho d 1 = 20cm. Xác định vị trí ảnh cuối cùng của vật AB cho bởi hệ hai thấu kính. Vẽ hình. b) Thay đổi khoảng cách a. Tìm giá trị của a sao cho ảnh cuối cùng của vật AB không phụ thuộc vào d 1 Bài 29/ Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính L 1 cho ảnh 1 1 A B cùng chiều và cao gấp 2 lần vật, ảnh cách thấu kính 20cm. a) L 1 là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Hãy tính tiêu cự f 1 của thấu kính này. b) Giữ vật AB và thấu kính L 1 cố định. Phía sau thấu kính L 1 đặt thêm thấu kính L 2 có tiêu cự f 2 = -30cm đồng trục với L 1 , thì thấy ảnh sau cùng A 2 B 2 của AB qua hệ có cùng độ cao với vật AB. Tính khoảng cách a giữa hai thấu kính Bài 30/a/ Mắt có quang tâm cách võng mạc 14,8mm. Người này nhìn rõ các vật cách mắt từ 12cm đến 40cm. Tìm độ biến đổi tiêu cự của mắt và độ biến đổi độ tụ của mắt. b/ Một mắt bình thường có quang tâm cách võng mạc 15mm. Mắt có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 20cm đến vô cực. Tính tiêu cự của mắt khi: a/ Nhìn vật ở vô cực b/ Nhìn cực cận c/ Nhìn vật cách mắt 1m Bài 31/ Một người có giới hạn nhìn rõ từ điểm cách mắt 15cm đến 100cm. a) Tìm khoảng nhìn rõ của mắt b/ Tính độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể khi người nay quan sát các vật trong khoảng nhìn rõ của mắt c) Mắt người đó mắc tật gì? Sửa tật đó ntn? Sau khi sửa tật xong, khoảng cực cận và cực viễn mới của người này là bao nhiêu? d) Người này không đeo kính mà muốn quan sát rõ một nhỏ qua một kính lúp có độ tụ 20dp. Mắt đặt cách kính 5cm. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Bài 32/ Một mắt bình thường khi về già khả năng điều tiết kém, nên khi điều tiết tối đa độ tụ chỉ tăng thêm 1dp. Lúc chưa điều tiết, độ tụ D 0 = 67dp. a) Xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt. b) Để đọc được quyển sách đặt cách mắt 25cm, không cần điều tiết, người già phải mang kính lão xa mắt 2cm. Tính độ tụ của kính này. Bài 33/ Một mắt cận về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m và điểm cực viễn cách mắt 1m. a) Phải đeo thấu kính L 1 loại gì, có độ tụ bao nhiêu để có thể thấy rõ vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết? Kính đeo cách mắt 1cm b) Để có thể đọc sách đặt cách mắt 20cm khi điều tiết tối đa, người ta phải gắn thêm vào phần dưới của L 1 một thấu kính hội tụ L 2 sao cho mắt nhìn qua cả L 1 và L 2 . Tính độ tụ của kính L 2 ? Trang 5 c) Thấu kính L 2 có hai mặt cong cùng bán kính R , có chiết suất n =1,5. Tính R. HẾT . 1 I 2 I A B Trang 1 Sở GD & ĐT Bình Thuận - Trường THPT Hòa Đa ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II - VẬT LÝ 11 NÂNG CAO-NĂM HỌC : 201 2-2 013 A) LÝ THUYẾT: Câu 1: Lực từ tác dụng lên dòng. và độ lớn của lực lorenxơ. Câu 4: - Định nghĩa, biểu thức và ý nghĩa của từ thông. - Định luật lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng: nội dung; cách xác định. - Định luật farađây về cảm ứng điện. toàn phần-lăng kính 6/ Thấu kính mỏng và mắt C) BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1/ Một dây dẫn được gập thành một hình chữ nhật MNPQ . Cho MN =10cm; NP = 15cm. Đặt khung dây vào từ trường đều B =10 -2 T