Tạo hình: TRANG TRÍ MŨ HÌNH BƯỚM 1.Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết dùng các nét vẽ để tạo thành các họa tiết cánh bướm: Nét cong tròn khép kín, hình dạng chiếc lá, tô đường viền… - Rèn kỹ năng cầm bút, phối hợp các đường vẽ tạo nên hình vẽ cho cánh bướm - Phát triển khả năng quan sát, sáng tạo thêm các chi tiết cho mũ bướm - Giáo dục trẻ yêu quý, không bắt bướm. 2.Chuẩn bị: - Bài hát “Ba con bướm” nhạc sĩ Sông Trà - Một số hình ảnh bướm - Ba tranh vẽ trang trí mũ bướm - Phòng học thoáng mát, an toàn cho trẻ - Ghế ngồi, mũ bướm chưa có họa tiết, màu tô, bút chì, gôm đủ cho số lượng trẻ. 3.Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Hát và vận động “Ba con bướm” nhạc sĩ Sông Trà - Cô giới thiệu tên bài hát - Cùng trẻ hát, vận động theo bài hát - Bài hát có con vật gì? (con Bướm) - Màu sắc chúng như thế nào? - Bướm có lợi hay có hại? - Cô khái quát lại: Bướm là loại động vật nhỏ bé, vừa có lợi vừa có hại, giúp cây trồng ra hoa kết quả, nhưng có một số loại bướm phá hoại mùa màn * Giáo dục trẻ cần diệt trừ những loài bướm có hại và bảo vệ những loại bướm có lợi như không bắt bướm ngoài ra bướm còn làm đẹp cho cuộc sống vì vẻ đẹp rực rỡ của nó. - Xem một hình ảnh về Con bướm + Đàm thoại về những hình ảnh vừa xem. * Hoạt động 2: Xem tranh gợi ý - Giới thiệu mũ bướm được trang trí nhiều họa tiết. - Trẻ xem tranh thứ nhất + Hỏi trẻ về họa tiết trang trí hình cánh bướm? + Cách phối màu, những họa tiết đối xứng… - Đàm thoại về 2 mũ bướm còn lại + Cách trang trí ? + Chọn màu sắc, và cách di màu? - Cô khái quát câu trả lời của trẻ: Chọn những màu sắc tươi sang, di màu đậm, vẽ tương xứng ứng với cánh bướm đối xứng … + Còn có những họa tiết gì và được vẽ bằng nét gì? + Cô phối màu ra sao? - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ. - Hỏi ý tưởng của trẻ con muốn trang trí mũ bướm như thế nào? - Một vài trẻ trả lời - Cho trẻ về chổ của mình, cho 3 trẻ phát mũ bướm chưa được trang trí cho các bạn. * Hoạt đông 3: Trẻ trang trí - Trẻ trang trí cô quan sát, gợi ý trẻ, nhắc trẻ ngồi đúng tư thế - Nhắc trẻ ghi tên ký hiệu vào mặt sau sản phẩm của mình. - Nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm. - Trẻ làm xong đội mũ bướmvừa làm để biểu diễn sản phẩm. - Từng tổ lên biểu diễn cho các bạn nhận xét * Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn theo từng tổ + Con thích mũ bạn nào nhất? Tại sao? + Nhận xét các sản phẩm của trẻ - Tuyên dương mũ trang trí đẹp, động viên trẻ * Kết thúc hoạt động:Trẻ vệ sinh cá nhân. ***************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT VỀ CON BƯỚM VÀ VÒNG ĐỜI CỦA CHÚNG I. Yêu cầu: - Trẻ biết kể tên đặc điểm của bướm, và các giai đoạn về vòng đời của bướm. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi, chơi trò chơi. - Phát triển khả năng quan sát, phát triển vốn từ, khả năng ghi nhớ … - Giáo dục yêu quý chăm sóc các con vật đáng yêu. II. Chuẩn bị - Sân trường thoáng mát, sạch sẽ an toàn cho trẻ, - Bài hát “Ong và bướm” - Con bướm thật - Một số vòng chơi trò chơi - Xắc xô - Mũ bướm - Đồ chơi xung quanh trường III/ Tiến hành * Hoạt động 1: Ổn định - Trẻ nhắc lại yêu cầu khi ra sân - Cô đọc câu đố: “Đôi cánh màu sặc sỡ Hay bay lượn la cà Vui đùa với hoa nở Làm đẹp cả vườn hoa. Là con gì? (Con bướm) - Xuất hiện con bướm - Hỏi trẻ đặc điểm của bướm? - Dẫn dắt cho trẻ xem vòng đời của bướm + Cho trẻ xem hình ảnh - Trò chuyện các giai đoạn của bướm (Trứng, sâu non, nhộng, bướm trưởng thành) + Một số đặc điểm của chúng - Dẫn dắt chơi trò chơi * Hoạt động 2 : + Chơi : Minh họa làm Ong và Bướm - Trẻ vừa hát và minh họa theo bài hát ong và bướm - Trẻ chơi vài lần + Chơi trò chơi: “Tìm bạn” - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi + Cách chơi: Trẻ đứng thành 2 hàng đối diện nhau khoảng cách theo vạch mức, khi nào nghe hiêu lệnh của cô chạy nhanh trao cho bạn bông hoa sau đó cặp đôi chạy về vòng tròn, cô đặt sẵn, cặp đôi nào không có vòng sẽ bị loại khỏi vòng chơi. - Luật chơi: Mỗi cặp chỉ đứng trong một vòng tròn. - Cho trẻ chơi một vài lần - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Hoạt động 3: - Chơi tự do đồ chơi trên sân trường * Kết thúc : Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay . con muốn trang trí mũ bướm như thế nào? - Một vài trẻ trả lời - Cho trẻ về chổ của mình, cho 3 trẻ phát mũ bướm chưa được trang trí cho các bạn. * Hoạt đông 3: Trẻ trang trí - Trẻ trang trí cô. đường vẽ tạo nên hình vẽ cho cánh bướm - Phát triển khả năng quan sát, sáng tạo thêm các chi tiết cho mũ bướm - Giáo dục trẻ yêu quý, không bắt bướm. 2.Chuẩn bị: - Bài hát “Ba con bướm nhạc. Giới thiệu mũ bướm được trang trí nhiều họa tiết. - Trẻ xem tranh thứ nhất + Hỏi trẻ về họa tiết trang trí hình cánh bướm? + Cách phối màu, những họa tiết đối xứng… - Đàm thoại về 2 mũ bướm còn