1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương môn học : Trọng tài kinh tế quốc tế

31 849 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

Trọng tài thương mại quốc tế là môn học pháp lí chuyên ngành, cung cấp cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về trọng tài thương mại quốc tế với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp tư. Các vấn đề được nghiên cứu cụ thể bao gồm: Thẩm quyền, các loại trọng tài thương mại quốc tế, trọng tài thương mại quốc tế trong mối tương quan với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác, tố tụng trong trọng tài thương mại quốc tế v.v.. Bên cạnh đó, môn học còn đề cập vấn đề luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế, vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ BỘ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2015 BẢNG TỪ VIẾT TẮT BT Bài tập GV Giảng viên KTĐG Kiểm tra đánh giá LVN Làm việc nhóm NC Nghiên cứu MT Mục tiêu VĐ Vấn đề 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ BỘ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ Hệ đào tạo: Cử nhân ngành luật học (chính quy) Môn học: Trọng tài thương mại quốc tế Số tín chỉ: 03 Loại môn học: Tự chọn 1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN 1. TS. Trần Minh Ngọc - GV, Trưởng Bộ môn tư pháp quốc tế Điện thoại: 0982774688 E-mail: ngoctm73@yahoo.com.vn 2. ThS. Hà Việt Hưng - GV Điện thoại: 0937128668 E-mail: hvhung203@yahoo.com 3. ThS. Nguyễn Thu Thuỷ - GV Điện thoại: 0913230877 E-mail: ntthuy88@yahoo.com 4. ThS. Bùi Thị Thu - GV Điện thoại: 0987858199 E-mail: thubui73@yahoo.com.vn Văn phòng Bộ môn Tầng 2, phòng 201, nhà K5 - Trường Đại học Luật Hà Nội Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04-37731462 Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ). 2. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT - Luật thương mại Việt Nam 1 (CNBB-12) - Luật thương mại Việt Nam 2 (CNBB-13) 3 3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC Trọng tài thương mại quốc tế là môn học pháp lí chuyên ngành, cung cấp cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về trọng tài thương mại quốc tế với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp tư. Các vấn đề được nghiên cứu cụ thể bao gồm: Thẩm quyền, các loại trọng tài thương mại quốc tế, trọng tài thương mại quốc tế trong mối tương quan với các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác, tố tụng trong trọng tài thương mại quốc tế v.v Bên cạnh đó, môn học còn đề cập vấn đề luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế, vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Môn học gồm 3 vấn đề chính: Vấn đề 1. Tổng quan về trọng tài thương mại quốc tế Vấn đề 2. Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế Vấn đề 3. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC Vấn đề 1. Tổng quan về trọng tài quốc tế 1.1. Lược sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại quốc tế 1.2. Khái niệm và đặc điểm của trọng tài thương mại quốc tế 1.3. Các loại trọng tài quốc tế 1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế 1.4.1. Nguyên tắc thoả thuận 1.4.2. Nguyên tắc bình đẳng 1.4.3. Nguyên tắc độc lập và vô tư 1.4.4. Nguyên tắc xét xử kín 1.4.5. Nguyên tắc chung thẩm 1.5. Ưu thế của trọng tài thương mại quốc tế so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác 1.6. Thành lập hội đồng trọng tài 1.7. Thỏa thuận và thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế 1.8. Trọng tài viên trong trọng tài thương mại quốc tế 1.9. Tố tụng trọng tài thương mại quốc tế 4 1.9.1. Nguyên tắc chung (tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên) 1.9.2. Địa điểm 1.9.3. Ngôn ngữ 1.9.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp và chứng cứ 1.10. Quyết định trọng tài 1.10.1. Quyết định từng phần, tạm thời 1.10.2. Quyết định theo sự thoả thuận của các bên tranh chấp 1.10.3. Quyết định cuối cùng 1.11. Chi phí trọng tài 1.11.1. Các loại chi phí 1.11.2. Bên phải trả phí trọng tài 1.12. Các loại tranh chấp quốc tế chủ yếu được giải quyết bằng trọng tài Vấn đề 2. Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 2.1. Khái niệm về luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 2.2. Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 2.2.1. Vai trò của luật áp dụng cho tố tụng trọng tài 2.2.2. Vai trò của luật áp dụng cho nội dung tranh chấp 2.2.3. Vai trò của luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài 2.3. Nội dung vấn đề luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 2.3.1. Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài 2.3.2. Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp 2.3.3. Luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài 2.4. Pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế Vấn đề 3. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.1. Khái niệm và đặc điểm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.1.1. Phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.1.2. Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.1.3. Đặc điểm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài 5 nước ngoài 3.2. Sự cần thiết của việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.3. Điều kiện công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.4. Trình tự và thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.5. Pháp luật quốc gia và quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.6. Pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.6.1. Cơ sở pháp lí điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài 3.6.1.1. Các điều ước quốc tế song phương và đa phương 3.6.1.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành 3.6.2. Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài 5. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC 5.1. Về kiến thức - Hiểu được khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại quốc tế; - Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại quốc tế; - Xác định được các loại trọng tài thương mại quốc tế và ưu nhược điểm của từng loại trọng tài thương mại quốc tế; - Nắm được những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế; - Hiểu được những nội dung pháp lí cơ bản về thoả thuận và thẩm quyền trọng tài thương mại quốc tế; thành lập hội đồng trọng tài; quyết định trọng tài; chi phí trọng tài; - Nắm được toàn bộ tố tụng trọng tài thương mại quốc tế; - Trình bày được khái niệm và vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế; 6 - Hiểu được nội dung của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế; - Trình bày được khái niệm và đặc điểm của vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài; - Nắm được khái niệm phán quyết của trọng tài nước ngoài; - Hiểu được điều kiện, trình tự và thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. 5.2. Về kĩ năng - Hình thành và phát triển kĩ năng thu thập thông tin về các vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại quốc tế; - Xây dựng được hệ thống các căn cứ pháp lí, các lập luận, tìm và lựa chọn luận cứ giải quyết các vấn đề pháp lí cụ thể của trọng tài thương mại quốc tế; - Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng; kĩ năng tư vấn và tranh tụng trong trọng tài thương mại quốc tế. 5.3. Về thái độ - Tích cực, chủ động trau dồi kiến thức và nâng cao hiểu biết về trọng tài thương mại quốc tế; - Vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để bước đầu giải quyết các tranh chấp quốc tế cụ thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài. 6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CỤ THỂ MT VĐ Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1. Tổng quan về trọng tài thương mại 1A1. Nêu được khái niệm và đặc điểm trọng tài quốc tế và trọng tài thương mại quốc tế. 1A2. Trình bày được 2 loại trọng tài 1B1. Vận dụng được các tiêu chí pháp lí cụ thể để xác định một trọng tài thương mại quốc tế trên thực tế. 1B2. Lấy được hai 1C1. Bình luận được quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trọng tài thương mại quốc tế (khái niệm trọng tài thương mại quốc tế). 7 quốc tế quốc tế cơ bản. 1A3. Nắm được 5 nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế. 1A4. Trình bày được nội dung pháp lí cơ bản của thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế. 1A5. Trình bày được nội dung pháp lí cơ bản của vấn đề thẩm quyền trọng tài thương mại quốc tế. 1A6. Nắm được tiêu chuẩn pháp lí của trọng tài viên trong trọng tài thương mại quốc tế. 1A7. Hiểu được trình tự tố tụng trọng tài thương mại quốc tế. 1A8. Trình bày được cách thức thành lập một hội đồng trọng tài thương mại quốc tế. ví dụ về từng loại trọng tài thương mại quốc tế. 1B3. Lấy được 5 ví dụ vi phạm 5 nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế. 1B4. Xây dựng được hai thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế (dạng ngắn và dài). 1B5. Xác định được thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế trong 3 ví dụ cụ thể được giảng viên đưa ra. 1B6. So sánh được trọng tài viên và thẩm phán. 1B7. Xác định được từng giai đoạn tố tụng trong một vụ việc cụ thể được giảng viên đưa ra. 1B8. Lấy được hai ví dụ cụ thể về 1C2. Phân tích được ưu và nhược điểm của từng loại trọng tài thương mại quốc tế. 1C3. So sánh được các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài và bằng toà án. 1C4. Đánh giá được quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế. 1C5. Đánh giá được quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế. 1C6. Bình luận được quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài viên trong trọng tài quốc tế trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài. 1C7. Đưa ra được 8 1A9. Trình bày được nội dung, phạm vi và hiệu lực của các loại quyết định trọng tài. 1A10. Nêu được các loại chi phí trong trọng tài thương mại quốc tế. thành lập hội đồng trọng tài trong hai vụ việc cụ thể. 1B9. Xác định được sự khác nhau giữa các loại quyết định trọng tài. 1B10. So sánh được về chi phí trong trọng tài thương mại quốc tế và trọng tài nội địa. quan điểm cá nhân về tố tụng trọng tài thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 1C8. Nhận xét được quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập hội đồng trọng tài thương mại quốc tế. 1C9. Đánh giá được quy định của pháp luật Việt Nam về quyết định trọng tài thương mại quốc tế. 1C10. Đánh giá được quy định của pháp luật Việt Nam về chi phí trong trọng tài thương mại quốc tế. 2. Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế 2A1. Nêu được khái niệm và vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế. 2A2. Trình bày được nội dung pháp lí cơ bản của luật áp dụng đối với tố 2B1. Phân biệt được luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế với luật áp dụng trong toà án khi giải quyết tranh chấp quốc tế. 2B2. Vận dụng 2C1. Bình luận được quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế trong tương quan so sánh 9 tụng trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. 2A3. Trình bày được nội dung pháp lí cơ bản của luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp trong trọng tài thương mại quốc tế theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. 2A4. Trình bày được nội dung pháp lí cơ bản của luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. được các tiêu chí pháp lí cụ thể để xác định luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài trong một vụ việc cụ thể được giảng viên đưa ra. 2B3. Vận dụng được các tiêu chí pháp lí cụ thể để xác định luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp trong một vụ việc cụ thể được giảng viên đưa ra. 2B4. Vận dụng được các tiêu chí pháp lí cụ thể để xác định luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong một vụ việc cụ thể được giảng viên đưa ra. với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. 2C2. Đánh giá được quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp trong trọng tài thương mại quốc tế trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. 2C3. Bình luận được quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. 3. Công nhận và cho thi 3A1. Nêu được khái niệm và đặc điểm của vấn đề công nhận và cho 3B1. Phân biệt được vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết 3C1. Bình luận được vai trò của vấn đề công nhận và cho thi hành 10 [...]... bằng trọng tài thương mại quốc tế (nêu 2 nguyên tắc đầu trong số 5 nguyên tắc) Lí thuyết 2 chuẩn bị * Đọc: - Nghiên cứu Đề cương môn học trọng tài quốc tế - Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trần Minh Ngọc, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr 7 - 38 - Về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế, Trần... 20 Luật trọng tài Brazil năm 1996 21 Luật trọng tài Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa năm 1994 22 Luật trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 23 Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 24 Quy tắc tố tụng trọng tài và thủ tục hoà giải của ICSID 1965 25 Quy tắc trọng tài của ICC1998 26 Quy tắc trọng tài của Toà án trọng tài quốc tế London năm 1985 27 Quy tắc trọng tài của... Đọc: giờ đặc điểm của - Đọc tài liệu như đã hướng dẫn TC trọng tài thương ở phần lí thuyết mại quốc tế - Các loại trọng tài thương mại quốc tế Seminar 2 1 - Các nguyên * Đọc: giờ tắc cơ bản của - Đọc tài liệu như đã hướng dẫn TC trọng tài thương ở phần lí thuyết mại quốc tế - Thành lập hội đồng trọng tài Seminar 3 1 - Làm rõ hơn vấn * Đọc: giờ đề thoả thuận - Đọc tài liệu như đã hướng dẫn TC trọng tài. .. quốc tế London năm 1985 27 Quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông năm 1985 28 Quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore năm 1997 29 Quy tắc trọng tài của UNCITRAL năm 1976 và 2010 30 Quy tắc trọng tài của WIPO năm 1994 31 Quy tắc trọng tài quốc tế của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ năm 1991 32 Quy tắc trọng tài và hoà giải của ICC (bản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/1/1998)... thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 3 Trần Minh Ngọc, “Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp từ hợp đồng trong trọng tài thương mại quốc tế , Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 1(249)/2009 4 Trần Minh Ngọc, “Luật áp dụng đối với thoả thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế , Tạp... UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 - Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL năm 1976, 2010 Tự NC LVN 1 Nêu quan điểm cá * Đọc: Tài liệu như yêu cầu giờ nhân về vấn đề luật ở phần lí thuyết TC áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế được quy định trong pháp luật trọng tài Việt Nam 1 giờ Thảo luận vấn đề theo nhóm TC Seminar 1 giờ Luật áp dụng đối 1 TC với tố tụng trọng tài * Đọc: Tài liệu... Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trần Minh Ngọc, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr 97 - 101 - Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn: Giải quyết các tranh chấp thương mại như thế nào, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Trung tâm thương mại quốc tế, Công ti in Công đoàn Việt... thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế, Trần Minh Ngọc, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1(138)/2009 23 Lí thuyết 2 - Luật áp dụng cho 2 giờ nội dung tranh chấp TC (phần 2) - Luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài 24 * Đọc: - Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trần Minh Ngọc, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật... quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007 13 Simpson Thacher $ Bartlett LLP, Comparison of asian international arbitration rules, Juris Publishing, 2003 14 Trần Hữu Huỳnh, “Một số vấn đề cơ bản về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế , Tạp chí luật học, số 1/2000 15 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Chính trị quốc gia,... thuyết mại quốc tế - Ưu thế của trọng tài so với các phương thức phi tài phán và tòa án quốc gia Tư vấn - Nội dung: Giải đáp thắc mắc và định hướng về nội dung và phương pháp học tập, cách thức tiếp cận và khai thác các nguồn tài liệu - Thời gian: Từ 8h00’ đến 11h00’ thứ ba - Địa điểm: Văn phòng Bộ môn tư pháp quốc tế KTĐG Nhận BT nhóm và BT học kì Tuần 2: Vấn đề 1 Hình thức Số tổ chức giờ dạy -học TC

Ngày đăng: 28/01/2015, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w