1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI VL8 HK II 2012 - 2013

7 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2012 - 2013 MÔN : VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút 1. MA TRẬN RA ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Chuyển động cơ 3 tiết 1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. 3. Viết được công thức tính tốc độ. 4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 5. Nêu được 02 ví dụ về chuyển động cơ. 6. Nêu được tính tương đối của chuyển độngvà đứng yên. 7. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 8. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. 9. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. 10. Vận dụng được công thức tính tốc độ t s v = . 11. Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều. Số câu hỏi C2.1 C9.7 C10.12a 2,5 Số điểm 0,5 0,5 1 2,2 Lực cơ 5 tiết 12. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng. 13. Nêu được lực là một đại lượng vectơ. 14. Nêu được hai lực cân bằng là gì? 15. Nêu được quán tính của một vật là gì? 16. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 17. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. 18. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. 19. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. 21. Biểu diễn được lực bằng véc tơ. 22. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 23. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 20. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. Số câu hỏi C13.2 C19.9 C16.8 C21.11b 3,5 Số điểm 0,5 1 1 2,5 Áp suất 7 tiết 24. Nêu được áp lực là gì. 25.Nêu được áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 26.Biết được công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h; trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng; d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là chiều cao của cột chất lỏng. 27. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. 28. Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau 29. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. 30.Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy. 31.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 32. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si- mét. 33. Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức. 34. Nêu được điều kiện nổi của vật. 35. Vận dụng công thức tính F p . S = 36. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. 37. Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d. Số câu hỏi C24.3 C25.4 C26.5 C30.11a C35.12b C37.13 5 Số điểm 1,5 1 1 1 4,5 Cơ năng 3 tiết 38. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. 39. Nêu được 02 ví dụ minh họa cho định luật về công - Sử dụng ròng rọc. - Sử dụng mặt phẳng nghiêng. - Sử dụng đòn bẩy. 40. Nêu được VD trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. 41. Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển điểm đặt lực. 42. Nêu được đơn vị đo công. 43. Vận dụng công thức A = Fs. Số câu hỏi C38.6 C42.10 2 Số điểm 0,5 0,5 1 TS câu hỏi 6 4,5 2,5 13 TS điểm 3 3 4 10 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II Môn: Vật Lý 8 Thời gian làm bài 45 phút A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất. (3đ) Câu 1: Thế năng đàn hồi của một vật phụ thuộc vào : A. độ cao và khối lượng của vật. B. vận tốc và khối lượng của vật. C. độ biến dạng của vật. D. độ cao và vận tốc của vật. C©u 2 : Đối lưu là hình thức truyền nhiệt : A. Chỉ xảy ra ở chất rắn. B. Chỉ xảy ra ở chất lỏng. C. Xảy ra ở cả chất lỏng và chất khí. D. Chỉ xảy ra ở môi trường chân không. Câu 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì các đại lượng nào sau đây tăng ? A.Thể tích của vật. B. Khối lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Chiều dài của vật. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về nhiệt năng là đúng : A.Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B.Nhiệt năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C.Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và cơ năng của vật. D.Nhiệt năng của vật bằng cơ năng của vật. Câu 5: Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 90N từ giếng sâu 5m lên. Thời gian kéo hết 10 giây. Công suất của lực kéo là bao nhiêu ? A. 4500W B. 45W C. 450W D. 180W Câu 6: Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công suất: A. J B. J/kg.K C. W D. m/s II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống : (2đ) 1. Khi vật có khả năng………………………………………… , ta nói vật có cơ năng. 2. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động…… ………………………………. 3. Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng các ………………………………………. 4. Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật ……………………………………… B. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1: Khi nói nhiệt dung riêng của nước đá là 1 800J/kg.K, điều đó có ý nghĩa gì ? (1đ) Câu 2: Nung nóng một miếng đồng rồi thả và một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt ? (1đ) Câu 3: Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 30 0 C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu ? (Biết 1lít nước có khối lượng 1kg) (Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất. (3đ) (Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng C C C A B C II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống : (2đ) - thực hiện công - chuyển động càng nhanh - tia nhiệt đi thẳng - nhiệt độ hai vật cân bằng B. Phần tự luận: (5 điểm) Câu1: giải thích đúng (1 điểm) - Khi nói nhiệt dung riêng của nước đá là 1 800J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước đá nóng thêm lên 1 0 C thì cần truyền cho nước đá một nhiệt lượng là 1 800J. Câu 2 : - Miếng đồng có nhiệt độ cao hơn, truyền nhiệt năng cho nước, nên nhiệt năng của miếng đồng giảm và nhiệt năng của nước tăng. (0,5 điểm) - Đây là sự truyền nhiệt. (0,5 điểm) Câu 3: trình bày đúng (3điểm) Tóm tắc: m 1 = 0,5kg m 2 = 2kg t 1 = 30 0 C t 2 = 100 0 C C 1 = 880(J/kg.K) C 2 = 4200(J/kg.K) Q = ? Giải + Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm (nhôm) tăng từ 30 0 C  100 0 C là: ADCT: Q 1 = m 1 .c 1 .(t 2 - t 1 ) = 1.880.70 = 61 600(J) (1đ) + Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2l nước tăng từ 30 0 C  100 0 C là: ADCT: Q 2 = m 2 .c 2 .(t 2 - t 1 ) = 2.4200.70 = 588 000(J) (1đ) + Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q= Q 1 + Q 2 = 61 600 + 588 000 = 649 600(J) = 649,6 (KJ) (1đ) ĐS: 649,6KJ ĐỀ DỰ BỊ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II Môn: Vật Lý8 Thời gian làm bài 45 phút A. TRẮC NGHIỆM . (3 điểm) I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất. (3đ) Câu 1. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuyếch tán của đồng sunfat vào nước B. Sự tạo thành gió C. Quả bóng bay dù buộc chắt vẫn xẹp theo thời gian D. Đường tan vào nước Câu 2. Khi vận tốc của chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật giảm thì: A. Nhiệt độ của vật giảm. B. Nhiệt độ và khối lượng của vật giảm C. Khối lượng của vật giảm D. Nhiệt độ và khối lượng của vật không thay đổi Câu 3. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất Câu 4. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào ? A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn C. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn D. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. Câu 5. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng B. Chỉ ở chất khí và chân không C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 6. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của nhiệt lượng? A. J/s. B. J. C. W D. Kw II. Hãy điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống : (2đ) 1. Các chất được cấu tạo từ các Chúng chuyển động Nhiệt độ của vật càng thì chuyển động này càng nhanh 2. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1 (1đ ). Phát biểu nội dung nguyên lý truyền nhiệt ? Câu 2(1đ ). Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao ? Câu 3(3đ ). Dùng bếp dầu đun sôi 1 lít nước ở 20 o C đựng trong một ấm đồng có khối lượng là 0,5kg. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K; của đồng là 380J/kg.K. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM B. TRẮC NGHIỆM: (5đ) I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất. (3đ) (Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng B A B C B B II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống : (2đ) - nguyên tử, phân tử. - hỗn độn không ngừng. - cao. - dẫn nhiệt. B. Phần tự luận: (5 điểm) Câu1: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì : + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. (0,5 điểm) + Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. (0,5 điểm) Câu 2 : Vì các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong lớp. Câu 3: trình bày đúng (3điểm) Tóm tắc: m 1 = 1kg m 2 = 0,5kg t 1 = 20 0 C t 2 = 100 0 C C 1 = 4200(J/kg.k) C 2 = 380(J/kg.k) Q = ? Giải + Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 20 0 C  100 0 C là: ADCT: Q 1 = m 1 .c 2 .(t 2 - t 1 ) = 1.4200.80 = 336 000(J) (1đ) + Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm đồng tăng từ 20 0 C  100 0 C là: ADCT: Q 2 = m 2 .c 2 .(t 2 - t 1 ) = 0,5.380.80 = 15 200(J) (1đ) + Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q = Q 1 + Q 2 = 336 000 + 15200 = 351 200(J) = 351,2 (KJ) (1đ) ĐS: 351,2KJ . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2012 - 2013 MÔN : VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút 1. MA TRẬN RA ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ. điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng C C C A B C II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống : (2đ) - thực hiện công - chuyển động càng nhanh - tia nhiệt đi thẳng - nhiệt độ hai vật cân bằng B. Phần tự luận:. điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng B A B C B B II. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống : (2đ) - nguyên tử, phân tử. - hỗn độn không ngừng. - cao. - dẫn nhiệt. B. Phần tự luận: (5 điểm) Câu1: Khi

Ngày đăng: 28/01/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w