Tuần: 25 Tiết: 70, 71 HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích: Đại Việt sử kí toàn thư) - Ngô Sĩ Liên - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Hiểu, cảm phục, tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thới hiểu được những bài học cao quý mà ông để lại cho đời sau. - Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình, thảo luận, đối thoại, III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, thiết kế bài học IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Không 2. Bài mới: Nhắc tới triều đại nhà Trần chúng ta nói tới hào khí Đông A, tới khí thế hiên ngang của những tướng sĩ: Trương Hán Siêu, Trần Bình Trọng…Trong đó có một vị tướng tài ba đã có công rất lớn đối với dân tộc: ba lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Nguyên – Mông, năm 1999 tại Anh ông được bình bầu là danh nhân văn hoá thế giới. để hiểu rõ chân dung con người ông, chúng ta ssẽ cùng đi tìm hiểu bài: “HĐĐVTQT” , trích trong “ Đại Việt sử kí toàn thư” của tác giả Ngô Sĩ Liên. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả. + GV gọi học sinh đọc tiểu dẫn -> nhận xét cách đọc. + GV hỏi: Hiểu biết của em về tác giả Ngô Sĩ Liên? - Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm + GV hỏi: “Đại Việt sử kí toàn thư” có đặc điểm gì? Tác giả viết dựa trên cơ sở nào? Cho biết thể loại? Thế nào là sử biên niên? + GV diễn giảng: Sử biên niên lấy thời gian làm trục chính. Trên cơ sở đó các sự kiện lịch sử được ghi chép theo thời gian: năm, mùa, tháng, ngày một cách chính xác + GV hỏi: Nêu ND và giá trị của tác phẩm? + HS trả lời, GV diễn giảng thêm: ĐV SK TT là sách sử biên niên nhưng đậm chất văn học theo tinh thần “văn sử bất phân” thời trung đại. Giá trị sử học: phản ánh chân thực những sự kiện, những nhân vật, những tình tiết trong đời sống dân tộc VN từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Thái Tổ lên ngôi Giá trị văn học: tác giả đã thể hiện hình tượng nhân vật lịch sử qua nhiều mẩu chuyện lịch sử với nghệ thuật kể chuyện và những sự kiện, tình tiết hết sức hấp dẫn, I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Ngô Sĩ Liên (? - ? ), quê ở Hà Tây. - 1442 đỗ tiến sĩ, giữ nhiều chức vụ quan trọng - Nhà biên soạn lịch sử thời trung đại. 2. Tác phẩm: - Là bộ chính sử lớn của VN thời trung đại, gồm 2 phần, 15 quyển, hoàn tất 1479 - Thể loại: tác phẩm lịch sử (sử biên niên) - Nội dung: Ghi chép lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Thái Tổ lên ngôi - Giá trị: sử học và văn học -> Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt với nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật sắc nét, sống động -> sách sử biên niên không khô khan - Thao tác 3: Tìm hiểu đoạn trích + GV yêu cầu tìm vị trí đoạn trích, bản kỉ, biên niên? + Gọi học sinh đọc đoạn trích, nhận xét giọngđọc + GV hỏi: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Đặt tiêu đề cho từng phần? * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. - Thao tác 1: Tìm hiểu Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn + GV dẫn dắt và hỏi: Đặc điểm của sử là tôn trọng sự thật khách quan, không hư cấu. Tài năng của nhà viết sử thể hiện ở việc lựa chọn, sắp xếp các sự kiện, chi tiết để làm nổi bật chân dung nhân vật lịch sử vừa chân thực vừa sinh động. Trong đoạn trích này để xây dựng nhân vật TQT, tác giả đã chọn những sự kiện, chi tiết và sắp xếp chúng ntn? + HS tóm tắt những sự kiện chính + GV cho HS đọc đoạn và hỏi “Tháng 6 thượng sách giữ nước vậy”. Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì? Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó? Từ đó, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của sách sử biên niên trung đại + HS trả lời: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên -> điềm xấu và cách ghi chép theo trình tự thời gian. + GV hỏi: Đoạn văn đã làm toát lên phẩm chất gì của TQT? + GV hỏi: Em rút ra được điều gì qua lới trình bày của TQT với vua về kế sách giữ nước? Nêu những ý TQT đề cập đến trong kế sách giữ nước? Nhận xét về kế sách giữ nước và qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về phẩm chất con người TQT? + HS trả lời: Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan giữa ta và địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân có thể thấy rõ tầm nhìn sâu sắc, xa rộng của một vị tướng tài ba + GV hỏi: Tài năng đó còn được thể hiện ở những chi tiết nào ở đoạn văn cuối 3. Đoạn trích: - Tập 2, quyển 6, sách ĐVSKTT, phần bản kỉ nhà Trần - Bố cục: 3 phần + “Từ đầu … giữ nước vậy”: Kế sách giữ nước. + “Quốc Tuấn là…vào viếng”: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn + Còn lại: Công lao, uy tín của Trần Quốc Tuấn. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: a. Một vị tướng anh hùng đầy tài năng mưu lược: - Kế sách giữ nước: + Tùy thời mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần linh hoạt + Toàn dân đoàn kết một lòng. + “Khoan thư sức dân” -> Tư tưởng “Lấy dân làm gốc”, thượng sách giữ nước. => Tài tình, tầm nhìn sáng suốt, xa rộng - Lập nhiều công lớn thời Trùng hưng, tiếng vang đến giặc Bắc - Viết những tác phẩm quân sự có giá trị: Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư - Biết chiêu hiền đãi sĩ, tiến cử người hiền tài Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt + HS chỉ ra chi tiết và kết luận: Tài năng mưu lược đó khiến cho mọi người kể cả kẻ thù cũng phải khiếp sợ, khâm phục. + GV hỏi: Qua những điều đã tìm hiểu, em có nhận xét khái quát gì về phẩm chất của HĐĐV? + HS rút ra nhận xét + GV chuyển ý: Không chỉ là một vị Một vị tướng anh hùng đầy tài năng mưu lược, đoạn trích còn làm nổi bật tấm lòng trung quân ái quốc sâu sắc cảm động của TQT + GV hỏi: Sắp qua đời Hưng Đạo Vương căn dặn vua Trần điều gì? Thể hiện tấm lòng gì của TQT + GV cho HS đọc đoạn văn tiêu biểu “QT là con ASV QT vào viếng” + GV hỏi: TQT được đặt trong hoàn cảnh ntn? Ông đã xử trí của ông có đáng trân trọng và khâm phục không? Cho biết thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha? + HS phát hiện, trả lời + GV diễn giảng: TQT được đặt trong hoàn cảnh thử thách: mâu thuẫn giữa hiếu và trung. Cách giải quyết mâu thuẫn này ở ông là “Ghi để là phải” chứng tỏ TQT đã đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên thù nhà. Nói cách khác, lòng trung và hiếu ở ông đều gắn bởi nghĩa lớn đối với đất nước, hiếu với nước, với dân mới là đại hiếu. Sự lựa chọn đó càng tôn thêm tấm lòng trung nghĩa sáng ngời của TQT + GV dẫn dắt và hỏi: Nhưng TQT chẳng những chỉ tự giải quyết cho mình mâu thuẫn đó mà ông còn muốn giải quyết tư tưởng cho cả những người thân tín của mình, xóa bỏ hiềm khích để hòa thuận trong vương tộc cũng là giữ khối đoàn kết cho đất nước. Ông đã biến câu chuyện trong gia đình thành “phép thử” gia nô thân tín, thử con để nghiêm khắc giáo dục con. Sự thực hiện phép thử đó đầy gay cấn, căng thẳng. Chi tiết TQT đem lời cha dặn hỏi ý kiến hai gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa ntn? Thái độ và hành động của TQT như thế nào trước câu trả lời của hai gia nô và hai người con? + GV hỏi tiếp: Phẩm chất của Trần Quốc - Phòng xa việc hậu sự => không chỉ có tầm nhìn xa trông rộng, tài năng mưu lược thâm sâu, mà còn có tấm lòng thương dân, trọng dân của một vị tướng nhân đức cao cả b. Tấm lòng trung quân ái quốc: - Hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân - Khi buộc phải lựa chọn, TQT đã đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên thù nhà: Lời cha dặn trước lúc lâm chung “Con mà không vì cha không nhắm mắt được” -> “QT ghi không cho là phải” - Thái độ, hành động đối với những người thân: + “Cảm phục đến khóc”, “khen ngợi” Yết Kiêu, Dã Tượng + “Ngầm cho là phải” với lới của Hưng Vũ Vương + “Rút gươm kể tội”, “định giết” Quốc Tảng, không cho nhìn mặt sau khi mất (Đây là sự trừng phạt rất nghiêm khắc, cũng là một cách để triệt mầm phản loạn ngay trong gia tộc, thể hiện long trung tuyệt đối đối với nhà vua) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tuấn được bộc lộ qua những chi tiết trên? + GV chuyển ý: Đi đôi với lòng trung nghĩa, tài thao lược, QT còn có đức độ lớn lao của một nhân cách lớn + GV hỏi: Vì sao khi mất, TQT được phong tặng rất trọng hậu? Hãy tìm những chi tiết nói về công lao, đức độ của TQT? + GV hỏi: Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của HĐ, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì? + HS trả lời: Đó là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân, yêu nước và khí phách anh hùng của TQT, những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người. Đồng thời cũng cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với HĐ sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trỏ thành thần linh để giúp dân giữ nước. - Thao tác 2: Tìm hiểu nghệ thuật + GV yêu cầu HS chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả + GV hỏi: Nhận xét những chi tiết miêu tả phản ứng của TQT và tác dụng của nó? Nhân vật được đặt trong những mối quan hệ nào? Tác dụng? + Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện? Chia ba đoạn trong đoạn trích, hãy cho biết cách kể chuyện có theo thời gian không? Nhận xét mạch kể? Bên cạnh lời kể, nhà viết sử có đưa vào lời nhận xét riêng không? *Hoạt động 3: Tổng kết, củng cố bài học Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK/45. => Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn, chân thành và nghiêm khắc trong giáo dục con cái. c. Đức độ lớn lao của một nhân cách lớn: - Thương dân, trọng dân, chăm lo cho dân - Vô tư, khiêm tốn: được vua trọng đãi cho quyền phong tước nhưng “chưa bao giờ phong tước cho một người nào” -> vẫn “kính cẩn giữ tiết làm tôi” - Soạn sách dạy bảo tướng sĩ đạo trung - Trần quốc Tuấn được thần thánh hóa thành bất tử. => Trần Quốc Tuấn là một mẫu mực của vị tướng toàn tài, toàn đức, được nhân dân ngưỡng mộ và cả quân giặc cũng phải kính 2. Nghệ thuật: a. Nghệ thuật khắc họa nhân vật: - Đặt nhân vật trong tình huống thử thách và nhiều mối quan hệ để làm nổi bật phẩm chất => Khắc họa nhân vật lịch sử đậm nét, sống động. b. Nghệ thuật kể chuyện: - Mạch lạc, khúc chiết, mạch chuyện tiếp nối logic - Sinh động hấp dẫn - Đan xen lời kể với lời nhận xét khéo léo -> nghệ thuật kể chuyên điêu luyện, đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú cho người đọc. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/45 D. Củng cố, dặn dò: I. Củng cố: - Phẩm chất cao đẹp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật. II. Dặn dò: Soạn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) . 71 HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích: Đại Việt sử kí toàn thư) - Ngô Sĩ Liên - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Hiểu, cảm phục, tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc. nhà Trần - Bố cục: 3 phần + “Từ đầu … giữ nước vậy”: Kế sách giữ nước. + Quốc Tuấn là…vào viếng”: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn + Còn lại: Công lao, uy tín của Trần Quốc Tuấn. II từng phần? * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. - Thao tác 1: Tìm hiểu Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn + GV dẫn dắt và hỏi: Đặc điểm của sử là tôn trọng sự thật khách quan, không