1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI ĐA HSG TỈNH VĂN 9 TỈNH VĨNH LONG 2012-2013

4 866 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 17/ 3/ 2013 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8.0 điểm) Trong bài thơ “Nói với con” – Y Phương, người cha mong muốn con mình: “Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” Em hãy trình bày ý kiến của mình về tư tưởng mà người cha muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên bằng bài văn khoảng 01 trang giấy thi. Câu 2: (12.0 điểm) Chất hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. ……. Hết ……. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH - THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VĨNH LONG NĂM HỌC 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN – THCS (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) Câu 1: (8.0 điểm) A. Yêu cầu chung: Thí sinh đọc kĩ đoạn trích văn bản, tìm hiểu ý nghĩa để nắm bắt được vấn đề xã hội được đặt ra. Từ đó, thí sinh trình bày ý kiến của bản thân về tư tưởng mà người cha gửi gắm đến con mình qua đoạn thơ. B. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến của mình bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt một số ý sau: 1. Tư tưởng mà người cha muốn gửi đến con: 1.1. Ý nghĩa cụ thể → Dòng sông, dòng suối phải thích nghi với những địa hình khác nhau, vượt qua những trở ngại của thác, ghềnh. 1.2. Ý nghĩa khái quát → Con người phải dám đương đầu với thử thách, gian khó trong cuộc sống. 2. Bàn luận về vấn đề xã hội đặt ra trong đoạn thơ: Ý chí vượt khó, đối mặt với thử thách, khó khăn. - Thí sinh dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề: lí do cần phải có tinh thần, nghị lực vượt khó; ý nghĩa của việc dám đương đầu với thử thách, khó khăn… - Nêu phản đề… 3. Bài học rút ra cho bản thân C. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 7-8: Bài làm đạt những yêu cầu trên. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc, lập luận sắc bén. Cách viết linh hoạt, sinh động, có sáng tạo. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 5-6: Bài làm cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Văn trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, cách viết chuẩn mực. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 3-4: Bài làm trình bày được vấn đề nhưng chưa sâu, ý chung chung. Lập luận đôi chỗ còn lúng túng, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp; hoặc bài làm chỉ trình bày ý thành một đoạn văn. Điểm 1-2: Bài làm chưa bám sát vào đề. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp; hoặc bài làm nhầm vào việc phân tích đoạn thơ. Câu 2: (12.0 điểm) ĐỀ CHÍNH THỨC A. Yêu cầu chung : Từ những hiểu biết về tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, thí sinh cần làm rõ yêu cầu của đề. Bố cục chặt chẽ, lập luận vững vàng. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc, sáng tạo. B. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng bài làm cần đạt một số ý sau: 1. Chất hiện thực của bài thơ thể hiện qua việc phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh - Những chiếc xe không có kính, không đèn, không mui là kết quả của sự tàn phá của bom đạn quân thù. - Người lính thường xuyên phải đối mặt với gian khổ trên đường đi: gió xoa mắt đắng, bụi phun tóc trắng, mưa tuôn ướt áo. 2. Chất lãng mạn thể hiện qua vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn (Thí sinh biết chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề) - Cách lí giải đầy nghịch ngợm về điểm đặc biệt của những chiếc xe. - Thái độ ung dung, bất chất hiểm nguy và tinh thần lạc quan, đầy thăng hoa (quên thực tại khốc liệt, thoả sức với những cảm nhận riêng về những gì diễn ra trên dọc đường đi). - Ý chí chiến đấu vì miền Nam. 3. Bài thơ khắc họa tinh tế vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ; sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn mang đến sức hấp dẫn độc đáo cho bài thơ… C. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 11-12: Bài làm đạt những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, phân tích sâu sắc. Bài làm có nét riêng hoặc có sáng tạo. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 9-10: Bài làm cơ bản đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Luận điểm rõ ràng. Dẫn chứng tiêu biểu, phân tích khá tốt. Văn trôi chảy, giàu cảm xúc. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 7-8: Bài làm cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Luận điểm rõ. Dẫn chứng khá tiêu biểu, phân tích khá tốt. Văn tương đối, có cảm xúc. Có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 5-6: Bài làm tỏ ra nắm yêu cầu của đề. Biết chọn lọc dẫn chứng nhưng phân tích chưa sâu, hoặc chỉ làm tốt ½ yêu cầu đề. Lập luận nhiều chỗ còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 3-4: Bài làm chưa rõ yêu cầu đề. Dẫn chứng sơ sài. Phân tích chung chung. Bài làm nặng về phân tích tác phẩm. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1-2: Bài làm chưa bám sát vào đề. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. HDC thi HSG cấp tỉnh – Môn Ngữ văn THCS – Trang 01 Lưu ý chung: - Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm. - Đặc biệt, giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có nét riêng trong cảm thụ, trong suy nghĩ, trong nhận thức nhưng vẫn hợp lí và có sự sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt… - Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng về ý. HDC thi HSG cấp tỉnh – Môn Ngữ văn THCS – Trang 02 HDC thi HSG cấp tỉnh THPT – Môn Ngữ văn – Trang 03 . đạt… - Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng về ý. HDC thi HSG cấp tỉnh – Môn Ngữ văn THCS – Trang 02 HDC thi HSG cấp tỉnh THPT – Môn Ngữ văn – Trang 03 . GIỎI CẤP TỈNH VĨNH LONG NĂM HỌC 2012 – 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN – THCS (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) Câu 1: (8.0 điểm) A. Yêu cầu chung: Thí sinh đọc kĩ đoạn trích văn bản,. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH - THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC

Ngày đăng: 28/01/2015, 09:00

Xem thêm: ĐỀ THI ĐA HSG TỈNH VĂN 9 TỈNH VĨNH LONG 2012-2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w